Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2024/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Trần Văn Chiến
Ngày ban hành: 10/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2024/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 10 tháng 6 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, Y TẾ VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỀ BỆNH TẬT, SỨC KHỎE CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3339/TTr-STNMT ngày 05 tháng 6 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2024 và thay thế Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; người đứng đầu các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - BTP;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo Tin học tỉnh;
- Báo TN, Đài PTTH tỉnh;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP. UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, Y TẾ VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỀ BỆNH TẬT, SỨC KHỎE CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về hoạt động phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Quy định này không áp dụng quản lý đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải xây dựng; chất thải nguy hại; chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế, việc quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 của Quy định này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải sinh hoạt nguy hại là bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini từ hoạt động sinh hoạt; sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh; các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thủy ngân thải; các loại pin, ăcquy thải từ hoạt động sinh hoạt.

2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là quá trình lựa chọn, phân tách các loại chất thải rắn sinh hoạt thành những loại riêng biệt như: chất thải thực phẩm, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải rắn sinh hoạt khác tại nguồn phát sinh trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển vào quy trình xử lý đúng quy định.

3. Điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh là điểm tiếp nhận chất thải rắn cồng kềnh đã hoặc chưa xử lý sơ bộ (tháo rã, giảm kích thước) được UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) quy định và công bố.

4. Phân loại chất thải rắn cồng kềnh là quá trình lựa chọn, phân tách chất thải rắn cồng kềnh sau khi tháo rã thành các sản phẩm riêng biệt, bao gồm: sản phẩm có khả năng tái chế, tái sử dụng và thải bỏ.

5. Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung là nơi được tỉnh quy hoạch, định hướng để tiếp nhận và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của khu vực.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt

1. Quyền

a) Được bảo đảm việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi đã thanh toán đầy đủ chi phí dịch vụ theo quy định;

b) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận gia đình văn hóa khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc góp ý nhằm góp phần bảo vệ môi trường;

c) Đề xuất với UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý.

2. Nghĩa vụ

a) Thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo đúng thời gian quy định;

b) Chi trả phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật;

c) Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt đúng nơi quy định; không được vứt, thải, đô, bỏ chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường không đúng nơi quy định; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể phát động;

d) Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu đất thuộc quyền sử dụng của mình, vỉa hè trước và xung quanh khu vực;

đ) Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt;

e) Giám sát và phản ánh các vấn đề liên quan đến chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; các vi phạm đối với Quy định này đến UBND cấp huyện; UBND cấp xã;

g) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý như chia, cắt nhỏ, tháo rời, buộc gọn chất thải rắn cồng kềnh của mình đến mức thuận lợi cho việc chứa đựng trong dụng cụ thu gom, vận chuyển của đơn vị dịch vụ trước khi đưa ra điểm tập kết hoặc chuyển giao cho đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển. Đối với chất thải rắn cồng kềnh là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như: tủ, giường, nệm, bàn, ghế salon, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to... tổ chức, cá nhân phải tự thỏa thuận với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến nơi tiếp nhận, xử lý. Trong thời gian cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chưa đến vận chuyển đi xử lý, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, không được tập kết ra vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải y tế

1. Quyền

a) Được bảo đảm việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế khi đã thanh toán đầy đủ chi phí dịch vụ theo quy định;

b) Được khen thưởng, tuyên dương và công nhận gia đình văn hóa khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc góp ý nhằm góp phần bảo vệ môi trường;

c) Đề xuất với UBND cấp huyện, UBND cấp xã các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý.

2. Nghĩa vụ

a) Tiếp nhận, quản lý và vận hành các hệ thống xử lý chất thải y tế đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

b) Theo chức năng cho phép (cụm xử lý hoặc cụm thu gom) các đơn vị có trách nhiệm đầu tư hoặc đề xuất đầu tư các trang thiết bị đáp ứng các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải y tế và thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế để theo dõi, giám sát;

c) Chịu trách nhiệm về thực hiện công tác quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (Thông tư số 20/2021/TT-BYT) và các quy định pháp luật liên quan;

d) Định kỳ tổng hợp lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ chính hoạt động của cơ sở và từ các chủ nguồn thải khác thu gom, tập trung về cụm mình quản lý, báo cáo về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, y tế

1. Quyền

a) Được thu phí thu gom, vận chuyển theo phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề xuất các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế nhằm làm giảm chi phí cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường đảm bảo các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế này không trái với các quy định hiện hành;

c) Có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Đối với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Lập phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật;

Quản lý, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn được giao; theo dõi, kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;

Phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của UBND tỉnh;

Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

Phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn và công bố rộng rãi;

Vệ sinh khu vực điểm hẹn sau các đợt thu gom hoặc định kỳ, đảm bảo chất lượng vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực;

Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cồng kềnh đúng theo hợp đồng đã ký kết; đảm bảo chất thải được thu gom, vận chuyển theo đúng quy định; không được làm rơi vãi trong quá trình thu gom vận chuyển hoặc thải ra môi trường không đúng nơi quy định;

Công bố công khai cho người dân biết số điện thoại và quy trình thu gom, xử lý sơ bộ, vận chuyển, xử lý từng nhóm chất thải cồng kềnh trên trang thông tin điện tử của đơn vị để tổ chức, cá nhân biết liên hệ khi có nhu cầu chuyển giao chất thải cồng kềnh. Đảm bảo đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị xử lý sơ bộ, thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn cồng kềnh khi có yêu cầu;

Đảm bảo các quy định liên quan khác tại Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);

Báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm sau về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

b) Đối với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải y tế

Đơn vị nhận chuyển giao chất thải y tế phải thực hiện vận chuyển theo quy định, không làm thất thoát chất thải y tế ra bên ngoài. Việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 1 Điều 42 Chương IV của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Điều 12 Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế

1. Quyền

a) Đề xuất với UBND cấp huyện về khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận để đảm bảo phù hợp với mục tiêu xử lý, môi trường và hiệu quả xử lý;

b) Được quyền kiểm tra các chất thải chuyển giao đến cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và từ chối tiếp nhận các loại chất thải không phải là chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn sinh hoạt không phân loại;

c) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký kết;

d) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ

a) Đối với đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Lập phương án giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật;

Thực hiện xử lý chất thải theo đúng quy định này, đảm bảo tận dụng tái sử dụng tối đa chất thải, giảm thiểu tối đa chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, không được để lẫn các loại chất thải đã phân loại để xử lý;

Trong quá trình thực hiện phân rã, phân loại chất thải cồng kềnh, nếu phát hiện có lẫn chất thải nguy hại phải hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại vận chuyển xử lý;

Quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy trình công nghệ và các quy định về bảo vệ môi trường;

Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gìn an ninh trật tự, an toàn khu vực xử lý và xung quanh cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được giao quản lý, vận hành;

Đảm bảo các quy định liên quan khác tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;

Báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm sau về tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

b) Đối với đơn vị xử lý chất thải y tế

Thực hiện việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định của quy định này;

Thực hiện quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế: vận hành thường xuyên công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về giám sát, quan trắc môi trường. Công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào sổ nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 quy định tại Điều 11 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ;

Thực hiện việc giao nhận chất thải y tế nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 quy định tại Điều 12 Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

Điều 8. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện quy định này được bố trí từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) theo phân cấp hiện hành hoặc huy động từ các nguồn xã hội hóa, nguồn vốn ODA, các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Điều 9. Phân loại, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý theo 03 nhóm được quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể:

a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

b) Chất thải thực phẩm;

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

2. Chất thải rắn sinh hoạt khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể như sau:

a) Chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái sử dụng, tái chế bao gồm: giấy vệ sinh, khẩu trang, tã, vải sợi, đầu lọc thuốc lá, đồ gốm, thủy tinh vỡ;

b) Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại bao gồm: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiệt kế vỡ, hỏng;

c) Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh bao gồm: các loại chất thải rắn có kích thước lớn như: tủ, giường, nệm, bàn, ghế salon, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to.

3. Tiêu chí phân loại “đạt”: Hỗn hợp nhóm chất thải rắn sinh hoạt nhóm này còn lẫn không quá 10% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nhóm khác.

4. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại để chuyển giao được lưu chứa trong bao bì riêng biệt, đảm bảo theo yêu cầu sau:

a) Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân chủ động thu gom và chuyển giao cho các cơ sở tái chế, trường hợp nếu muốn chuyển giao cho đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt thì chứa trong các bao bì có khả năng nhìn thấy bên trong;

b) Chất thải thực phẩm chứa trong bao bì có màu xanh lá;

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác gồm: chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng, tái chế chứa trong bao bì có màu vàng, chất thải nguy hại chứa trong bao bì màu bất kì tuy nhiên cần bảo đảm không rơi vãi và được người dân trực tiếp bỏ vào thùng rác màu đen có nắp đậy, in dòng chữ “Chất thải nguy hại” tại các điểm tập kết;

d) Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra, thu gom;

đ) Bao bì đảm bảo lưu chứa an toàn chất thải rắn sinh hoạt, không thẩm thấu nước mưa, không rò rỉ nước;

e) Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học.

5. Chủ nguồn thải sau khi thực hiện phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tiến hành chuyển giao cho cơ sở thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

Điều 10. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Nguyên tắc chung

Điều kiện tham gia hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: bảo đảm yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật trong lựa chọn nhà thầu thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Không bao gồm chất thải nguy hại tập kết tại điểm tập kết. Kiểm soát và ghi nhận thông tin của toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận tại điểm tập kết (thời gian, nguồn gốc, khối lượng, loại chất thải tiếp nhận) vào sổ nhật ký công tác.

2. Thời gian và tần suất thu gom, vận chuyển

a) Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cá nhân chủ động thu gom và chuyển giao cho các cơ sở tái chế hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý tùy theo khối lượng phát sinh;

b) Chất thải thực phẩm: đối với khu vực đông dân cư và trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp, tần suất thu gom tối thiểu là 01 ngày/01 lần; đối với khu vực thưa dân cư, tần suất thu gom tối thiểu 02 ngày/01 lần về các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung theo định hướng, quy hoạch của tỉnh;

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái sử dụng, tái chế: tần suất thu gom, vận chuyển về điểm tập kết lưu chứa trong thời gian chờ đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa di xử lý được thống nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn giữa các bên;

Đối với chất thải rắn sinh hoạt nguy hại: bố trí thùng rác màu đen có nắp đậy, in dòng chữ “Chất thải nguy hại” tại các điểm tập kết để người dân phân loại, bỏ vào. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt nguy hại do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo quy định, tần suất thu gom, vận chuyển về điểm tập kết lưu chứa trong thời gian chờ đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý được thống nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn giữa các bên;

Đối với chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh: Phải được phân rã trước khi đưa về điểm tập kết, việc phân rã, thu gom, vận chuyển được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ nguồn thải và đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chủ nguồn thải phải trả phí thu gom, vận chuyển theo thỏa thuận đảm bảo chất thải được vận chuyển về nơi tập kết để đơn vị có chức năng đưa đi xử lý theo quy định, không được vứt bừa bãi ra môi trường. Tần suất thu gom, vận chuyển về điểm hẹn lưu chứa trong thời gian chờ đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý được thống nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn giữa các bên.

3. Quy định kỹ thuật về công tác vận chuyển

a) Phải đảm bảo tuân thủ các quy định quản lý nhà nước về giao thông;

b) Phải đảm bảo vận chuyển đầy đủ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt về các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung theo quy hoạch của tỉnh;

c) Phải đảm bảo tuân thủ lộ trình thu gom, vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với các dịch vụ do nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu;

d) Phải đảm bảo tuân thủ công tác vận chuyển riêng biệt các loại chất thải đã được hộ gia đình, chủ nguồn thải phân loại tại nguồn khi cơ quan có thẩm quyền ban hành chủ trương thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;

đ) Phải đảm bảo tuân thủ thời gian tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm hẹn;

e) Tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

g) Không được phép vận chuyển chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có chức năng cấp phép; trường hợp phương tiện vận chuyển tiếp nhận chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn sinh hoạt có lẫn chất thải nguy hại thì chủ thu gom, vận chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại và chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, xử lý toàn bộ khối lượng chất thải này đến các đơn vị đã được cấp phép bởi các cơ quan chức năng;

h) Không được phép vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường khi chưa được cơ quan có chức năng cấp phép hoặc chất thải rắn sinh hoạt lẫn chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trường hợp phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có lẫn chất thải rắn công nghiệp thông thường thì chủ thu gom, vận chuyển sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành và bị cắt trừ khối lượng vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường này đến nơi xử lý; chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến phân tích mẫu chất thải rắn, chi phí vận chuyển đến nơi xử lý và chi phí xử lý khối lượng chất thải công nghiệp thông thường theo giá dịch vụ do UBND tỉnh quy định tại các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc theo giá xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của các đơn vị được cấp phép bởi các cơ quan chức năng;

i) Trong quá trình trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết, chủ thu gom, vận chuyển phải tuân thủ luật giao thông, đặt các biên cảnh báo giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và hoạt động theo đúng thời gian, quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển. Sau quá trình trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết phải vệ sinh rửa điểm tập kết, đảm bảo không còn chất thải rắn sinh hoạt rơi vãi, nước rỉ rác tồn đọng;

k) Ngoài ra cần đảm bảo yêu cầu theo các quy định hiện hành khác có liên quan về kỹ thuật về công tác vận chuyển.

Điều 11. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cá nhân giảm thiểu, thu gom phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

2. Chất thải rắn sinh hoạt thực phẩm: Tùy điều kiện từng gia đình, đối với gia đình có đất vườn rộng được tự xử lý tại hộ gia đình như: ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đối với những nơi không có điều kiện tự xử lý, hộ gia đình thu gom riêng và chuyển giao cho đơn vị vận chuyển để về nơi xử lý theo quy hoạch của tỉnh.

3. Chất thải rắn sinh hoạt khác:

a) Chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái chế, chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh: các hộ gia đình, cá nhân hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý;

b) Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại: các hộ gia đình, cá nhân hợp đồng đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho xe cơ giới vận chuyển, có thể giao đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt thông thường trên địa bàn vận chuyển từ điểm tập kết đến điểm bàn giao theo ngày, giờ quy định trước để đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn nguy hại đến vận chuyển, xử lý (việc lưu giữ tại điểm tập kết tạm phải thực hiện ngay trong ngày và không để lẫn chất thải rắn sinh hoạt nhóm khác).

Điều 12. Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Nguyên tắc ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn:

a) UBND cấp huyện đảm bảo thực hiện lựa chọn đơn vị đủ năng lực đúng theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật trong lựa chọn nhà thầu thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; các đối tượng chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;

b) Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải trả giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định do UBND tỉnh ban hành.

2. Các mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 13. Danh mục chất thải rắn cồng kềnh

Stt

Tên chất thải

Phương pháp xử lý

1

Tủ, bàn, cửa

Tái chế, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh

2

Giường, nệm, gối/thú bông có chiều dài hơn 30 hoặc/và đường kính hơn 20 cm

3

Ghế gỗ, Ghế salon

4

Bảng, tranh lớn, vật trang trí có chiều dài hơn 30 hoặc/và đường kính hơn 20 cm

5

Gốc cây, thân cây và nhánh cây có chiều dài hơn 30 hoặc/và đường kính hơn 20 cm

6

Chậu cây bằng sành sứ

7

Bồn tắm, bồn rửa mặt, chậu vệ sinh

8

Lu, thùng, bồn nước

9

Bao bì, thùng

Điều 14. Phân loại chất thải rắn cồng kềnh

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có phát sinh chất thải rắn cồng kềnh có trách nhiệm tháo rã và giảm kích thước chất thải bỏ đến mức có thể lưu chứa được trong xe thu gom rác đẩy tay trước khi vận chuyển đến điểm tập kết. Trường hợp, không tự tháo rã, giảm kích thước tại nơi phát sinh chất thải thì phải tháo rã và phân loại chất thải rắn cồng kềnh tại điểm tập kết hoặc cơ sở xử lý.

2. Chất thải rắn cồng kềnh sau khi tháo rã phải phân loại thành các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng và chỉ thải bỏ các thành phần không thể tái chế, tái sử dụng để giảm thiểu tối đa việc phát thải ra môi trường và tận dụng triệt để giá trị nguồn tài nguyên từ chất thải.

Điều 15. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cồng kềnh

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình phát sinh chất thải rắn cồng kềnh tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị thu gom chất thải rắn cồng kềnh đến thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến địa điểm tập kết hoặc đến cơ sở xử lý.

2. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn cồng kềnh do chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp với UBND cấp huyện xác định và công bố. Điểm tập kết, trạm trung chuyển đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

3. Chất thải rắn cồng kềnh sau khi tháo rã, giảm kích thước được vận chuyển và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt.

4. Chất thải rắn cồng kềnh được thu gom, vận chuyển từ nguồn thải đến điểm tập kết phải được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng hoặc bằng các phương tiện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Phương tiện vận chuyển chất thải cồng kềnh phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; đảm bảo không rơi vãi chất thải, rò rỉ nước thải, phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

6. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh từ điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh hoặc điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến cơ sở xử lý chất thải do chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp với UBND cấp huyện xác định, được thực hiện định kỳ ít nhất 01 lần/tuần và được UBND cấp huyện đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý.

Mục 2. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỀ BỆNH TẬT, SỨC KHỎA CON NGƯỜI TRONG KHUÔN VIÊN CƠ SỞ Y TẾ VÀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ BÊN NGOÀI KHUÔN VIÊN CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Điều 16. Quản lý chất thái y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trong khuôn viên cơ sở y tế

Việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế, bàn giao chất thải y tế, chế độ báo cáo và hồ sơ quản lý chất thải y tế thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

Điều 17. Quản lý chất thải y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế

1. Thu gom, vận chuyển, xử lý, chuyển giao chất thải rắn y tế thông thường

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 1 Điều 42 và Mục 3 Chương IV của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT va Điều 12 Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

2. Thu gom, vận chuyển, chất thải rắn y tế nguy hại (từ nơi phát sinh đến nơi xử lý)

a) Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 20/2021/TT-BYT , bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;

b) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại và trang thiết bị trên phương tiện đảm bảo đúng theo quy định khoản 3 Điều 69 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;

c) Đối với Trạm y tế, Phòng khám y tế tư nhân trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được quyết định tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại đến các cụm xử lý tập trung (trong phạm vi cấp huyện) hoặc cụm thu gom, lưu giữ, bảo quản tạm thời chất thải (cụm thu gom) để xử lý theo hợp đồng hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom xử lý theo đúng quy định. Việc tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở này phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện về vận chuyển chất thải y tế nguy hại (chất thải rắn y tế nguy hại phải được đóng gói theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 20/2021/TT-BYT và tránh làm rơi vãi hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển) và phải chịu trách nhiệm nếu có các sự cố xảy ra;

d) Đối với Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về việc tuyến đường vận chuyển chất thải y tế nguy hại bên trong cơ sở đến nơi lưu chứa tạm thời theo cụm thu gom, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;

đ) Trong thời gian chờ đơn vị xử lý đến thu gom chất thải, cụm thu gom có trách nhiệm trang bị hoặc yêu cầu đơn vị xử lý cung cấp các dụng cụ để lưu trữ, bảo quản tạm thời chất thải rắn y tế nguy hại theo đúng quy định, không để mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường;

e) Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

3. Đối với phương thức xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

a) Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:

Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế.

Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm) để xử lý chất thải y tế lây nhiễm phát sinh của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn trong cụm.

Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.

Các cơ sở y tế có trang bị lò đốt chuyên dụng hoặc các hệ thống, thiết bị xử lý khác đáp ứng đạt chất lượng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải thì được tiếp tục xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm phát sinh trong khuôn viên cơ sở y tế của mình;

b) Cơ sở xử lý theo mô hình cụm được phép hợp đồng với đơn vị có chức năng theo quy định để xử lý những thành phần chất thải y tế khác mà cơ sở không có khả năng xử lý theo quy định;

c) Trong trường hợp đặc biệt (dịch bệnh), để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, UBND tỉnh quyết định, chỉ định các cơ sở y tế có trang bị lò đốt chuyên dụng hoặc các hệ thống, thiết bị xử lý khác đáp ứng đạt chất lượng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải được phép xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành tỉnh

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này;

b) Chủ trì rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, công bố định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá về thu gom, vận chuyển, xử lý và lập phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và các quy định hiện hành;

c) Phối hợp với Sở Tài chính: Hàng năm rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ, hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ của UBND cấp huyện;

đ) Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế đối với cơ sở thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế.

2. Sở Y tế

a) Chủ trì, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phân loại chất thải tại nguồn, thu gom chất thải, vệ sinh môi trường tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện quản lý chất thải y tế theo Quy định này và quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ;

c) Chủ trì, phối với các đơn vị liên quan đề xuất phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm theo tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh;

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại;

đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Thông tư số 20/2021/TT-BYT ;

e) Kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung Quyết định phù hợp theo quy định;

g) Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế theo quy định;

h) Tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Mục B Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT .

3. Sở Xây dựng

a) Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung theo quy hoạch được duyệt;

b) Tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung theo thẩm quyền được phân cấp;

c) Phối hợp với sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, công bố định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá về thu gom, vận chuyển và phê duyệt phương án giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Hướng dẫn trình tự, thủ tục đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định;

b) Chủ trì, phối hợp các sở ngành và các đơn vị có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký đầu tư, theo dõi hoạt động đầu tư dự án về xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

c) Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho công tác liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tổ chức thẩm định phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phân cấp ngân sách hiện hành.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ của UBND cấp huyện.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định sự phù hợp của công nghệ đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ mới trong việc thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.

7. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh quy định (hoặc điều chỉnh) quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

b) Tổ chức cắm các báo hiệu đường bộ quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên đường tỉnh quản lý theo quy định.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Vận dụng kiến thức thực tế lồng ghép vào chương trình dạy học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền nhằm góp phần giáo dục học sinh ý thức thu gom, phân loại rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường tại nhà trường, nơi ở và nơi công cộng.

9. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và Công an huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về môi trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

10. Các Sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện, các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng nội dung theo yêu cầu Quy định này.

11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phóng sự, ghi hình, đưa tin về các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa tin các địa phương, tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định này, đồng thời đưa tin các trường hợp bị xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt để làm gương cho đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh

Tăng cường công tác truyền thông, vận động các tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức và thực hiện phân loại, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt ngay từ chính trong mỗi hộ gia đình, cơ quan, đơn vị. Phối hợp với các ngành chức năng liên quan hướng dẫn cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất để dần thay đổi, hình thành thói quen thực hiện phân loại, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Điều 19. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn và tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm Quy định này và các quy định hiện hành của pháp luật. Hàng năm xây dựng và triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

2. Quy hoạch chi tiết, công bố danh mục vị trí các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Bố trí các thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân để thu gom, phân loại đảm bảo theo Quy định này.

3. Chỉ đạo xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực; chỉ đạo sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết và các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.

4. Tổ chức đấu thầu, giao nhiệm vụ, đặt hàng lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế tại địa phương trong trường hợp UBND cấp huyện ký hợp đồng (khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020):

5. Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng vệ sinh, nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện của các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện quản lý.

6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra, ghi nhận hiện trạng và đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về y tế, an loàn lao động tại các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.

7. Công tác quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn bao gồm các nội dung công việc sau: quản lý việc tuân thủ hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và các quy định hiện hành liên quan công tác chuyển giao, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, nơi công cộng đến cơ sử xử lý; tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị liên quan đến cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo thẩm quyền; quản lý việc tổ chức thực hiện giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định; thực hiện nghiệm thu chất lượng cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các hợp đồng, do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ký hợp đồng.

8. Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không phân loại, không sử dụng bao bì lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định; không ký hợp đồng cung ứng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để chấn chỉnh hoạt động của các chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

9. Khu vực có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm cả chất thải rắn cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt có trộn lẫn chất thải rắn xây dựng) không đúng nơi quy định, tồn lưu nhiều ngày gây ô nhiễm môi trường hoặc mất mỹ quan đô thị được quản lý như sau: đối với khu vực đất thuộc quyền sử dụng, quản lý của cá nhân, tổ chức: cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định hiện hành, trong trường hợp để tồn đọng và phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên các khu đất này thì phải chịu trách nhiệm thu gom và phun xịt khử mùi (nếu cần) trong thời gian 24 giờ từ khi có phản ánh hoặc yêu cầu của chính quyền địa phương. Quá thời hạn nêu trên cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; đối với khu vực công cộng và đất do nhà nước quản lý: UBND cấp xã chủ động phối hợp với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trúng thầu cung ứng dịch vụ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thu gom và phun xịt khử mùi (nếu có). Nội dung công việc này là một phần trong nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

10. Quy định kỹ thuật về điểm tập kết: tùy đặc điểm tình hình địa phương, UBND cấp huyện quy định vị trí, thời gian tập kết chất thải rắn sinh hoạt, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm hẹn phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông, chất lượng vệ sinh môi trường, kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý, hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm và để xe đẩy tay không phải di chuyển khoảng cách quá xa hơn 01 km.

11. Tổ chức cắm các báo hiệu đường bộ quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường do huyện quản lý theo quy định.

12. Chủ động cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả. Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, thanh toán các công tác liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo Quy định này.

13. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 của năm sau) tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) kết quả hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn huyện, thị xã, thành phố.

14. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.

Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ dân phố, điểm dân cư, khu dân cư và các tổ chức tự quản trên địa bàn; định kỳ xây dựng và triển khai kế hoạch tổng vệ sinh môi trường tại địa phương.

2. Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, tuyên truyền, vận động hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thực hiện việc phân loại, thu gom chất thải rắn sinh theo quy định; thực hiện niêm yết công khai hợp đồng cung ứng dịch vụ đã ký kết của UBND cấp huyện (hoặc UBND cấp xã) với cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phổ biến rộng rãi về thời gian và phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

3. Tổ chức đấu thầu, giao nhiệm vụ, đặt hàng lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân theo quy định và phù hợp với thực tế tại địa phương; nghiệm thu, xác nhận khối lượng công việc thực hiện của các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý trong trường hợp được UBND cấp huyện giao nhiệm vụ ký hợp đồng (khoản 2, Điều 78, Luật Bảo vệ môi trường 2020).

4. Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

5. Hướng dẫn chủ nguồn thải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

6. Chỉ đạo các tổ dân phố, khu dân cư, điểm dân cư, tham gia giữ gìn vệ sinh đường giao thông, nơi công cộng, thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và đăng ký thực hiện quy ước, cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường.

7. Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: tuyên truyền, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân giảm thiểu, thu gom phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

8. Chất thải rắn sinh hoạt thực phẩm: tùy điều kiện từng gia đình, đối với gia đình có đất vườn rộng, UBND cấp xã tuyên truyền, khuyến khích các hộ gia đình tự xử lý tại hộ gia đình như: ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đối với những nơi không có điều kiện tự xử lý, hộ gia đình thu gom riêng và chuyển giao cho đơn vị vận chuyển để về nơi xử lý theo quy hoạch của tỉnh.

9. Chất thải rắn sinh hoạt khác: tuyên truyền hộ gia đình, cá nhân phải ký hợp đồng đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái chế, chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh, chất thải rắn sinh hoạt nguy hại. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho xe cơ giới vận chuyển, có thể giao đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt thông thường trên địa bàn vận chuyển từ điểm tập kết đến điểm bàn giao theo ngày, giờ quy định trước để đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn nguy hại đến vận chuyển, xử lý (việc lưu giữ tại điểm tập kết tạm phải thực hiện ngay trong ngày và không để lẫn chất thải rắn sinh hoạt nhóm khác).

10. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vứt, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định theo thẩm quyền; trực tiếp xem xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố để giải quyết.

11. UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp xem xét, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải và chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên quan đến việc cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

12. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 01) tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện kết quả hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

13. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện về việc để xảy ra tình trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các chủ nguồn thải đã thực hiện ký kết hợp đồng với các cơ sở cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế trong đó có nội dung chưa đúng với Quy định này thì phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung hoặc ký kết lại hợp đồng cung ứng dịch vụ theo đúng Quy định này.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/2024/QĐ-UBND ngày 10/06/2024 về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


485

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.59.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!