Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1886/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 21/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1886/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 474/TTr-SNN ngày 24 tháng 3 năm 2021 về phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện có rừng triển khai thực hiện Chương trình Quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/Linh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. TỔNG QUAN CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích rừng 35.740 ha, chiếm 17,03% diện tích tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng 15,97%. Trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng chiếm 16,77%, là rừng phòng hộ và đặc dụng nên nguồn lực chính để sử dụng và phát huy là về môi trường, cảnh quan và nghiên cứu khoa học; rừng sản xuất chỉ chiếm 0,26% nhưng góp phần vào mảng xanh chung.

Diện tích rừng tuy không lớn trong vùng Đông Nam Bộ nhưng có ý nghĩa và tác dụng vô cùng quan trọng đối với đời sống của người dân Thành phố, trong vùng và các vùng phụ cận vì rừng phát huy vai trò trong điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường thông qua việc hấp thụ các khí thải độc hại và trả lại khí oxy cho môi trường.

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng của Thành phố đã nhận được nhiều sự đầu tư, qua đó đã tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện, diện tích rừng được giữ vững và tăng thêm, nhận thức chung về giá trị của rừng và cây xanh của toàn xã hội được nâng lên.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết

Tình trạng chặt phá, khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái pháp luật đã được kéo giảm đáng kể nhưng vẫn còn xảy ra. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ven rừng và dưới tán rừng vẫn còn tác động xấu đến rừng. Nguyên nhân do hoạt động này đem lại nguồn thu cho người dân.

Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán, đã được Ủy ban nhân dân các địa phương và các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, diện tích trong quy hoạch 03 loại rừng được giữ vững. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ cháy cây lâm nghiệp trồng phân tán, do một số chủ đất, ban quản lý dự án được giao đất chưa làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

2. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng;

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

Quản lý, bảo vệ bền vững diện tích rừng và đất đã được quy hoạch cho lâm nghiệp; duy trì ổn định diện tích rừng hiện có nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì tốt độ che phủ rừng và cây phân tán góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.

Chủ động thực hiện công tác phòng chống cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời. Không để xảy ra cháy rừng, giảm thiểu các vụ cháy cây phân tán và thiệt hại do cháy gây ra.

Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán trên địa bàn.

2. Nhiệm vụ

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị xã hội, môi trường, giáo dục của rừng; nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng; kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời nếu có cháy xảy ra; ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp chung

- Xác định các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào quy hoạch chung nông nghiệp của Thành phố, ổn định cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp theo các mục tiêu đặc dụng, phòng hộ và sản xuất đã được phê duyệt.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ động vật, thực vật rừng gắn với bảo tồn nguồn gen của các hệ sinh thái rừng trên địa bàn.

- Tăng cường tổ chức có hiệu quả các đợt tuần tra, kiểm tra, truy quét nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng cũng như mức độ thiệt hại tài nguyên rừng.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Bảo đảm điều kiện phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Phát huy sức mạnh toàn xã hội nhằm nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy chữa cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra, phấn đấu hạn chế thấp nhất diện tích cháy. Kiên quyết không để xảy ra cháy rừng trong quy hoạch 03 loại rừng.

2. Giải pháp cụ thể

2.1. Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh xã, thị trấn, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

- Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của rừng và cây xanh đối với đời sống xã hội, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng và cây xanh. Thực hiện trên hệ thống phát thanh công cộng tại các các xã, thị trấn có rừng, cây lâm nghiệp.

- Nội dung:

+ Xây dựng, thiết kế tài liệu, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh nội dung về bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng và cây lâm nghiệp phân tán thuộc địa bàn 20 xã, thị trấn có rừng và cây lâm nghiệp phân tán.

+ Phối hợp báo, đài đưa tin về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa cao điểm.

- Thời gian và phân công thực hiện:

+ Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

+ Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

+ Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.

2.2. Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

a. Tập huấn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng

- Mục tiêu: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng Kiểm lâm nâng cao năng lực chuyên môn tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, xâm hại đất rừng.

- Nội dung: Cung cấp những kiến thức mới, nội dung cơ bản của pháp luật về lâm nghiệp, những nội dung trọng tâm liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng phát triển rừng, nâng cao về nhận thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ.

- Thời gian và phân công thực hiện:

+ Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

+ Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

+ Đơn vị phối hợp: Các Viện, trường có chức năng đào tạo huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ rừng.

b. Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng xung kích tại địa phương cấp cơ sở và lực lượng tại chỗ, lực lượng của chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm.

- Mục tiêu: Tiếp tục nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cho các lực lượng tại cơ sở trực tiếp thực hiện công tác, để có đủ khả năng phòng ngừa cháy rừng và nâng cao hiệu quả của công tác chữa cháy nếu có cháy rừng, cháy cây phân tán xảy ra, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng, cháy cây phân tán gây ra.

- Nội dung: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn; phương án huy động và sự kết hợp đồng bộ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị; kỹ thuật tiếp cận đám cháy, chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp chữa cháy rừng trực tiếp và gián tiếp; kỹ thuật sử dụng phương tiện, thiết bị, máy, dụng cụ trong phòng cháy chữa cháy rừng.

- Thời gian và phân công thực hiện:

+ Thực hiện hàng năm trong cả giai đoạn.

+ Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

+ Đơn vị phối hợp: Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn - Công an Thành phố. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có rừng và cây lâm nghiệp phân tán.

2.3. Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị và công cụ chuyên dùng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

- Mục tiêu: Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hiện đại, an toàn và hiệu quả.

- Nội dung: Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động quản lý rừng, xe chuyên dụng phục vụ công tác tuần tra, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Thời gian và phân công thực hiện:

+ Thực hiện trong cả giai đoạn theo phân kỳ kinh phí.

+ Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng hợp kinh phí thực hiện các hoạt động: 2.608.500.000 đồng (Hai tỷ sáu trăm lẻ tám triệu năm trăm ngàn đồng).

2. Phân kỳ thực hiện hàng năm: (Phụ lục đính kèm).

3. Nguồn kinh phí: Ngân sách Thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm.

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách về lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, nội dung phù hợp và phát huy hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu kiến nghị các cơ quan Trung ương và Thành phố sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, những cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền các cấp, của chủ rừng và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm và công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Hướng dẫn, kiểm tra các chủ rừng, trong công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, sử dụng và phát triển rừng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Điều tra, thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật và động vật rừng tạo thuận lợi trong công tác quản lý. Đồng thời tạo điều kiện để quảng bá các khu rừng, sản phẩm của các chủ rừng trên địa bàn.

2. Bộ Tư lệnh Thành phố chỉ đạo các đơn vị Quân đội trực thuộc, lực lượng Dân quân tự vệ tại các địa phương có rừng tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm, Công an và các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.

3. Công an Thành phố chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm) và các lực lượng khác trong tổ chức lực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng tại các xã, thị trấn có rừng hoặc diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao. Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

4. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Quyết định này theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các huyện có rừng và cây lâm nghiệp phân tán phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác quản lý nhà nước theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép, cháy rừng, chủ động tăng cường thực hiện kéo giảm số vụ cháy cây lâm nghiệp phân tán.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan chức năng, chính quyền các huyện có liên quan báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC 1

KHÁI TOÁN, PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN "CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025"
(Kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nội dung

Cộng

Nhu cầu kinh phí thực hiện theo năm (1.000 đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

TỔNG CỘNG

2,608,500

91,700

641,700

91,700

891,700

891,700

I

Hoạt động 1: Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh trên địa bàn 20 xã, thị trấn.

297,000

59,400

59,400

59,400

59,400

59,400

II

Hoạt động 2: Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

161,500

32,300

32,300

32,300

32,300

32,300

III

Hoạt động 3: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và công cụ chuyên dùng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng trong Kiểm lâm.

2,150,000

0

550,000

0

800,000

800,000

PHỤ LỤC 2

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH "QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025"
(kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Mục tiêu và nội dung chính

Sản phẩm

Chi phí thực hiện

Thời gian thực hiện (năm)

Tổng chi phí

Phân kỳ kinh phí thực hiện

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

2021

2022

2023

2024

2025

TỔNG CỘNG

2,608,500

2,608,500

91,700

641,700

91,700

891,700

891,700

I

Hoạt động 1: Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh trên địa bàn 20 xã, thị trấn.

297,000

5

297,000

59,400

59,400

59,400

59,400

59,400

1

Chuẩn bị nội dung tuyên truyền

Bộ

97,000

5

97,000

19,400

19,400

19,400

19,400

19,400

-

Chi viết nội dung tuyên truyền Bảo vệ rừng và PCCC rừng

Bài viết

10

200

2,000

-

Thuê trọn gói MC đọc lời, thu âm, lồng nhạc nền

Bài viết

10

6,000

60,000

-

Thu âm, lồng nhạc nền

Bài viết

10

3,000

30,000

-

Nhân bản 20 đĩa CD thu âm nội dung tuyên truyền.

công

100

50

5,000

2

Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh xã, thị trấn

200,000

5

200,000

40,000

40,000

40,000

40,000

40,000

-

Ký hợp đồng phối hợp với đài phát thanh 4 huyện để tuyên truyền trên địa bàn 20 xã có rừng và cây trồng phân tán (chi hỗ trợ).

100

2,000

200,000

II

Hoạt động 2: Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

161,500

5

161,500

32,300

32,300

32,300

32,300

32,300

1

Tập huấn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng

50ng/lớp/ năm

5

44,500

44,500

8,900

8,900

8,900

8,900

8,900

-

Thuê hội trường, trang thiết bị

ngày

1

10,000

10,000

-

Thù lao báo cáo viên

buổi

10

1,200

12,000

PHỤ LỤC 3

CÁC XÃ, THỊ TRẤN THUỘC PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Quận, huyện / Phường, xã

I.

Huyện Cần Giờ

1

An Thới Đông

2

Tam Thôn Hiệp

3

Thạnh An

4

Long Hòa

5

Lý Nhơn

6

Thị trấn Cần Thạnh

II.

Huyện Bình Chánh

7

Lê Minh Xuân

8

Phạm Văn Hai

9

Vĩnh Lộc A

10

Vĩnh Lộc B

III.

Huyện Củ Chi

11

Phú Mỹ Hưng

12

Tân An Hội

13

Phạm Văn Cội

14

Nhuận Đức

15

Thái Mỹ

16

Phước Hiệp

17

Tân Thông Hội

IV.

Huyện Hóc Môn

18

Xuân Thới Thượng

19

Tân Thới Nhì

20

Xuân Thới Sơn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1886/QĐ-UBND ngày 21/05/2021 phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


87

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.137.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!