BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số: 18/2008/QĐ-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DỰ BÁO LŨ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ
trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
QCVN 18: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Dự báo lũ.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Đức
|
QCVN 18: 2008/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DỰ BÁO LŨ
National technical
regulation on flood forecast
Lời nói đầu
QCVN 18: 2008/BTNMT
do Ban Soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dự báo lũ biên soạn, Cục Khí
tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2008.
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
DỰ BÁO LŨ
National technical
regulation on flood forecast
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các điều cần thiết cơ
bản cho dự báo lũ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý
nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; tổ chức, cá nhân dự báo lũ,
đánh giá chất lượng dự báo lũ trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới dây
được hiểu như sau:
1.3.1. Cảnh báo lũ
Cảnh báo lũ là thông tin về tình hình lũ nguy
hiểm có khả năng xảy ra.
1.3.2. Dự báo lũ
Dự báo lũ là sự tính toán và phân tích trước
các trạng thái tương lai về tình hình lũ tại một địa điểm (hay khu vực) sau một
khoảng thời gian xác định với độ chính xác nhất định.
1.3.3. Thời gian dự kiến
Thời gian dự kiến là khoảng thời gian tính từ
thời điểm quan trắc cuối cùng yếu tố dùng để dự báo đến thời điểm xuất hiện yếu
tố dự báo.
1.3.4. Dự báo hạn ngắn
Dự báo hạn ngắn là dự báo có thời gian dự
kiến tối đa bằng thời gian tập trung nước trên lưu vực.
1.3.5. Dự báo hạn vừa
Dự báo hạn vừa là dự báo có thời gian dự kiến
dài hơn dự báo hạn ngắn nhưng tối đa không quá mười ngày.
1.3.6. Dự báo hạn dài
Dự báo hạn dài là dự báo có thời gian dự kiến
lớn hơn 10 ngày đến 1 năm.
1.3.7. Độ chính xác của dự báo:
- Dự báo được coi là đúng khi sai số dự báo
(sai số giữa dự báo và thực tế) bằng hoặc nhỏ hơn sai số cho phép (±Scf)
- Dự báo gần mức: Trị số dự báo được coi là
xấp xỉ hoặc gần mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: -50% Scf ÷ 0.
- Dự báo xấp xỉ ở mức hoặc tương đương: Trị
số dự báo được coi là xấp xỉ ở mức hoặc tương đương khi sai số dự báo nằm trong
phạm vi: ±50% Scf.
- Dự báo trên mức: Trị số dự báo được coi là
trên mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: 0 ÷ +Scf.
- Dự báo dưới mức: Trị số dự báo được coi là
dưới mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: -Scf ÷ 0.
1.3.8. Đỉnh lũ là mực nước cao nhất
quan trắc được trong một trận lũ tại một tuyến đo.
1.3.9. Biên độ lũ là trị số chênh lệch
mực nước giữa mực nước đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên.
1.3.10. Cường suất lũ là trị số biến
đổi mực nước lũ trong một đơn vị thời gian.
1.3.11. Lũ lên (hoặc xuống) nhanh
Lũ được coi là lên (hoặc xuống) nhanh khi
cường suất lũ lên (hoặc xuống) vượt quá cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình
nhiều năm tại trạm đang xét.
1.3.12. Lũ lên (hoặc xuống) chậm
Lũ được coi là lên (hoặc xuống) chậm là lũ có
cường suất lên (hoặc xuống) nhỏ hơn cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình
nhiều năm tại trạm đang xét.
1.3.13. Dao động nhỏ
Dao động nhỏ là mực nước trong thời gian dự
kiến có lên và xuống với biên độ không đáng kể (biên độ nhỏ hơn độ lệch chuẩn
của mực nước tại vị trí đang xét).
1.3.14. Ít biến đổi (hoặc biến đổi chậm)
Ít biến đổi là mực nước lên (hoặc xuống)
trong thời gian dự kiến với biên độ nhỏ hơn sai số cho phép (Scf).
1.3.15. Mùa lũ là thời gian thường
xuất hiện lũ, được quy định tại Điều 2 Quy chế Báo áp thấp nhiệt đới bão, lũ.
2. Quy định kỹ thuật
2.1. Tính toán phân cấp lũ
Cơ sở phương pháp tính toán phân cấp lũ là
dựa vào thống kê số liệu đỉnh lũ cao nhất trong năm, xây dựng đường tần suất
đỉnh lũ nhiều năm, phải có ít nhất mười năm tài liệu mực nước với 30 trận lũ,
trong đó bao gồm những năm có lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ.
2.1.1. Phân cấp khái quát
- Lũ được phân thành 3 cấp: Lũ nhỏ, lũ trung
bình và lũ lớn.
- Chỉ tiêu phân cấp lũ như sau:
+ Khi Hmaxi < HmaxP70%: Lũ nhỏ;
+ Khi Hmax P70% ≤ Hmaxi ≤ Hmax P30%: Lũ trung
bình;
+ Khi Hmaxi > HmaxP30%: Lũ lớn;
trong đó:
Hmaxi: Mực nước đỉnh lũ cao nhất năm thứ i
hoặc trận lũ thứ i.
Hbqmax: Mực nước đỉnh lũ trung bình nhiều năm
của chuỗi tính toán.
HmaxP%: Mực nước ứng với tần suất P% trên
đường tần suất Hmax đỉnh lũ nhiều năm.
2.1.2. Phân cấp chi tiết
- Lũ được phân thành 5 cấp:
+ Khi Hmaxi < HmaxP90%: Lũ rất nhỏ;
+ Khi HmaxP90% ≤ Hmaxi < HmaxP70%: Lũ nhỏ;
+ Khi HmaxP70% ≤ Hmaxi < HmaxP30%: Lũ
trung bình;
+ Khi HmaxP30% ≤ Hmaxi < HmaxP10%: Lũ lớn;
+ Khi Hmaxi ≥ HmaxP10%: Lũ rất lớn;
- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh cao hiếm thấy
trong thời kỳ quan trắc.
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong
thời kỳ quan trắc (hoặc do điều tra, khảo sát được).
2.2. Độ chính xác của số liệu
2.2.1. Trong bản tin, độ chính xác của số
liệu được quy định như sau:
- Lượng mưa làm tròn đến mm;
- Mực nước lấy đến centimét.
- Lưu lượng lấy ba số có nghĩa, nhưng không
quá 3 số thập phân, đơn vị là: m3/s.
2.2.2. Các đơn vị và ký hiệu phải theo đúng
bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.3. Số liệu sử dụng trong dự báo lũ phải do
cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
2.4. Nội dung bản tin
2.4.1. Trong bản tin phải ghi tên dự báo viên
và cán bộ phụ trách cơ quan dự báo lũ.
2.4.2. Các loại bản tin:
- Bản tin hạn ngắn gồm: bảng số liệu thực đo,
dự báo và phần nhận xét tình hình lũ trong 1 – 2 ngày tới.
- Bản tin hạn vừa và hạn dài gồm: bảng số
liệu thực đo, nhận xét tình hình lũ đã qua, mực nước (lưu lượng) hiện tại và
khả năng diễn biến của nó trong thời gian tới, bao gồm khả năng cao nhất và
thấp nhất và trung bình.
2.4.3. Các yếu tố dự báo đưa trong bản tin:
- Đỉnh lũ;
- Biên độ lũ;
- Cường suất lũ;
- Lũ lên (hoặc xuống) nhanh;
- Lũ lên (hoặc xuống) chậm;
- Dao động nhỏ;
- Ít biến đổi (hoặc biến đổi chậm).
2.5. Chế độ phát tin:
2.5.1. Bản tin dự báo lũ hạn ngắn:
- Phát hàng ngày khi có lũ;
- Các thông báo lũ phát theo Quy chế Báo áp
thấp nhiệt đới, bão, lũ.
2.5.2. Bản tin dự báo lũ hạn vừa: Phát định
kỳ 5 ngày/1 lần vào ngày đầu kỳ.
2.5.3. Bản tin dự báo lũ hạn dài:
- Bản tin tháng phát vào ngày 01;
- Bản tin mùa phát vào ngày 01 tháng đầu mùa.
3. Đánh giá chất
lượng dự báo lũ
3.1. Tính sai số cho phép dự báo lũ
Sai số cho phép được tính như sau:
Scf = 0,674σ1
(3.1)
Scf = 0,674σ2
(3.2)
trong đó:
Scf: Sai số cho phép;
σ1: Độ lệch chuẩn của biên độ mực
nước (lưu lượng nước) trong thời gian dự kiến được tính theo công thức sau:
= (3.3)
trong đó:
ΔYi: biên độ mực nước (lưu lượng nước) trong
thời gian dự kiến, là hiệu số giữa mực nước (lưu lượng nước) sau thời gian dự
kiến (t + Δt) với mực nước (lưu lượng nước) khi làm dự báo (t);
: chuẩn của biên độ
mực nước (lưu lượng nước);
n: số số hạng trong dãy số tính toán (được
lựa chọn từ chuỗi số liệu tối thiểu là 5 năm, bao gồm những trận lũ lớn, lũ
trung bình và lũ nhỏ).
= (3.4)
trong đó:
: Độ lệch chuẩn của
yếu tố dự báo được tính theo công thức sau:
Yi: trị số mực nước (lưu lượng nước) trong
dãy số tính toán;
: chuẩn của dãy số
tính toán;
n: số số hạng trong dãy số tính toán (được
lựa chọn từ chuỗi số liệu tối thiểu là 5 năm, bao gồm những trận lũ lớn, lũ
trung bình và lũ nhỏ).
Sai số cho phép tính theo công thức (3.1)
được dùng với những dự báo có thời gian dự kiến xác định (12h, 24h, 36h, 48h…),
biên độ lũ ở một địa điểm.
Sai số cho phép tính theo công thức (3.2) được
dùng cho trường hợp dự báo trước một thời gian không xác định, dự báo đỉnh lũ ở
một địa điểm.
Sai số cho phép của dự báo thời gian xuất
hiện đỉnh lũ tính bằng 25% thời gian dự kiến.
3.2. Đánh giá chất lượng dự báo
3.2.1. Độ tin cậy của dự báo được đánh giá
theo sai số cho phép đã được quy định ở phần 3.1.
3.2.1.1. Để đánh giá được chất lượng của từng
lần dự báo, căn cứ vào sai số dự báo (Sdb) để phân loại như sau:
Sai số dự báo (Sdb)
|
Xếp loại
|
≤ 25% sai số cho
phép
|
Tốt
|
26 ÷ 50% sai số cho
phép
|
Khá
|
51 ÷ 100% sai số
cho phép
|
Đạt
|
101 ÷ 150% sai số
cho phép
|
Kém
|
> 150% sai số cho phép
|
Quá kém
|
3.2.1.2. Đánh giá chung kết quả dự báo theo
phần trăm giữa số lần dự báo đúng với tổng số lần dự báo theo công thức:
P = 100% (3.5)
trong đó:
P: mức bảo đảm dự báo (%);
n: số lần dự báo đúng;
m: tổng số lần dự báo.
- Đánh giá riêng cho từng vị trí dự báo và
cho từng loại dự báo (hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài) và các thời gian dự kiến khác
nhau (12h, 24h, 36h, 48h, v.v.).
- Đánh giá riêng cho các lần dự báo nước lên
và các lần dự báo nước xuống.
- Đánh giá riêng cho các lần dự báo lũ lớn và
lũ đặc biệt lớn.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Tổ chức, cá nhân dự báo lũ, đánh giá
chất lượng dự báo lũ phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khí
tượng thủy văn và biến đổi khí hậu có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Quy chuẩn này./.