Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1746/QĐ-TTg 2019 Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương

Số hiệu: 1746/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 04/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1746/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

- Góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 và bảo đảm xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.

- Phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam.

- Nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

- Thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.

b) Đến năm 2030

- Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

- Mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương

a) Nội dung nhiệm vụ, giải pháp

- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về tác hại của các sản phẩm sử dụng một lần có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; cách thức, ý nghĩa của việc phân loại chất thải tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt, các sáng kiến có giá trị, đồng thời triển khai nhân rộng mô hình tốt trong phong trào thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển, trên biển. Thông tin cụ thể, chính xác về những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là các trường hợp vứt, đổ chất thải, rác thải nhựa không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường.

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và hành vi xả rác thải, rác thải nhựa ra môi trường đối với cộng đồng cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch và các tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý chất thải, rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ở các địa phương có biển.

- Tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.

b) Trách nhiệm thực hiện

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng nội dung các chương trình truyền thông về tác hại của rác thải nhựa đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; phát động các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về rác thải nhựa đại dương gắn với việc tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, tài liệu phù hợp với từng năm và từng giai đoạn; đưa tin, bài trên phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; tuyên truyền kịp thời các điển hình tiên tiến trong phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan chủ quản báo chí Trung ương, địa phương căn cứ tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí trực thuộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để thông tin, tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương; trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rác thải nhựa đại dương.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức tuyên truyền, thông tin về tác hại của rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa đại dương phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

2. Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển.

a) Nội dung nhiệm vụ, giải pháp

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi biển quy mô quốc gia, địa phương và cộng đồng dân cư ven biển tối thiểu một năm hai lần; bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường.

- Huy động sự tham gia của người dân trong thu gom, thống kê, phân loại rác thải nhựa đại dương và phối hợp xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu về rác thải nhựa đại dương thống nhất, phù hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải.

- Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các lưu vực sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, rừng ngập mặn, các bãi tắm, vùng nước ven biển.

b) Trách nhiệm thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

3. Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn a) Nội dung nhiệm vụ, giải pháp

- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo; thực hiện tốt mô hình phân loại chất thải, rác thải nhựa tại nguồn; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa tại các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, khu dân cư tập trung ven biển, ven sông, cảng biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Lồng ghép thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo với các giải pháp, biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông, các đô thị ven biển, cửa sông; tăng cường kiểm soát, quản lý việc xả thải vào nguồn nước và có biện pháp xử lý vi nhựa từ nước thải khu đô thị và khu công nghiệp, nhất là tại vùng ven biển, cửa sông, vùng biển ven bờ.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động kinh tế thuần biển, bao gồm: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, năng lượng biển, đặc biệt tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ biển và đa dạng sinh học cao thuộc 12 huyện đảo và các cấu trúc trên biển có người sinh sống.

- Ngăn ngừa, giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản đi đôi với thực hiện nghiêm các chế tài, công cụ xử phạt vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý thường xuyên và đột xuất các trường hợp vi phạm về xả thải trên biển.

b) Trách nhiệm và thời gian thực hiện

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi, trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý, kiểm soát rác thải nhựa từ các hoạt động kinh tế thuần biển.

Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng và lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra biển và đại dương trong các chương trình giáo dục, đào tạo ở các cấp học với các hình thức và nội dung phù hợp.

Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan kiểm soát chặt chẽ rác thải nhựa phát sinh tại các khu bảo tồn biển và cộng đồng ngư dân ven biển.

Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý, giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại một số khu du lịch quốc gia ven biển.

Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2030.

4. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương

a) Nội dung nhiệm vụ, giải pháp

- Tham gia có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề chất thải nhựa đại dương, đặc biệt với các quốc gia ASEAN và các nước khu vực biển Đông Á; đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, trên thế giới về rác thải nhựa đại dương.

- Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về biển; chủ động ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế; phối hợp trong việc kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương.

- Huy động nguồn lực quốc tế trong hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư kiểm soát rác thải nhựa đại dương; tiếp nhận các mô hình quản lý, công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế, tái chế chất thải nhựa và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.

- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa đại dương trên cơ sở có điều chỉnh, thích ứng với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Tổ chức vận hành Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương sau khi được thành lập; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về rác thải nhựa đại dương.

- Xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn về rác thải nhựa đại dương; đánh giá các nguy cơ, rủi ro ô nhiễm và các tác động của rác thải nhựa, đặc biệt là vi nhựa đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người.

- Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát rác thải nhựa đại dương dựa trên công nghệ viễn thám, giải đoán hình ảnh và hệ thống thông tin địa lý kết hợp với trí tuệ nhân tạo và tri thức bản địa.

b) Trách nhiệm và thời gian thực hiện

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có biển tổ chức xây dựng và vận hành mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch; chủ trì thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, triển khai các sáng kiến của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2025.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thúc đẩy ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2025.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức Diễn đàn ASEAN về môi trường biển, trọng tâm là rác thải nhựa đại dương khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020.

Thời gian thực hiện: Năm 2020.

5. Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

- Trách nhiệm thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; định kỳ hằng năm và 5 năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương; định kỳ hằng năm và 5 năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

Cơ quan được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được phê duyệt và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

4. Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường vận động, huy động, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế để thực hiện Kế hoạch; chủ động ký kết, tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về rác thải nhựa đại dương.

5. Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa đại dương.

6. Đề nghị các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chủ động xây dựng chương trình, nhiệm vụ, dự án thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm gửi kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp tục phát huy vai trò xung kích, chủ động sáng tạo, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động sâu rộng, tiến đến nói không với chất thải nhựa, cùng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thực hiện hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giúp huy động nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp, vận động, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phong trào giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2) LTKH.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 1746/QD-TTg

Hanoi, December 04, 2019

 

DECISION

INTRODUCING NATIONAL ACTION PLAN FOR MANAGEMENT OF MARINE PLASTIC LITTER BY 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Decision No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 by the 8th Conference of the 12th Central Steering Committee of the Communist Party on strategy for sustainable development of Vietnam’s ocean economy by 2030 with vision towards 2045;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2019 on main tasks and solutions for socio-economic development plan and state budget estimate of 2019; 

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. General objectives

- Effectively implement innovations and fulfill Vietnam’s commitments to other countries regarding resolution for plastic litter, with a focus on marine plastic litter, to eliminate plastic litter from land-based and ocean-based sources, and strive to become a pioneering country in mitigation of marine plastic litter in the region.

- Contribute to implementation of the national strategy for general management of solid waste by 2025 with vision towards 2050 approved by the Prime Minister via the Decision No. 491/QD-TTg dated May 07, 2018 and ensure development and deployment of the scheme for improvement of solid waste management in Vietnam.

- Take an approach suitable to the circular economy model, and facilitate plastic waste collection, recycling and reuse in Vietnam.

- Improve the community and society’s awareness towards behaviors and habits concerning single-use plastics and non-biodegradable plastic bags.

2. Specific objectives

a) By 2025

- Reduce marine plastic litter by 50%; collect 50% of abandoned, lost or discarded fishing gear; 80% of coastal tourism areas, tourist attractions, tourist accommodations and other coastal tourism services stop using single-use plastics and non-biodegradable plastic bags; ensure nationwide beach cleanup campaigns are launched at least twice a year; and 80% of marine protected areas are without plastic.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) By 2030

- Reduce marine plastic litter by 75%; collect 100% of abandoned, lost or discarded fishing gear, and put an end to disposal of fishing gear to the sea; 100% of coastal tourism areas, tourist attractions, tourist accommodations and other seaside tourism services stop using single-use plastics and non-biodegradable plastic bags; and strive for 100% of marine protected areas free of plastic litter.

- Monitor marine plastic litter annually and assess marine plastic litter every 5 years at a number of estuaries of the 11 major drainage basins and in the 12 insular districts.

II. TASKS AND SOLUTIONS

1. Education and change to behavior pertaining to plastics and marine plastic litter  

a) Contents

- Formulate and carry out programs to popularize the impacts of single-use plastics and non-biodegradable plastic bags on oceans, marine ecosystems, the environment and human health; promote marine plastic litter collection and processing programs and methods and purposes of waste classification at the source of generation so as to break the habit of using single-use plastics and non-biodegradable plastic bags.

- Provide training, raise awareness and sense of responsibility, break the habit of using single-use plastics and non-biodegradable plastic bags, and prevent waste and plastic waste dumping from coastal residential communities, fishers, seafarers, tourists, organizations and enterprises; enhance plastic waste managerial capacity and experience for managing officials of coastal localities at all levels.

- Encourage organizations and individuals to vigorously recycle and reuse plastic waste, and promote development of a circular economy and green growth.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with other ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and relevant regulatory bodies in formulating contents of programs to popularize the impacts of single-use plastic litter on oceans, marine ecosystems, the environment and human health; launch marine plastic litter collection and processing programs; develop and deploy programs to raise the awareness towards marine plastic litter in connection with Vietnam Sea and Island Week.

c) Implementation period: 2020 - 2030.

a) Contents

- Organize deployment of beach cleanup movements and campaigns throughout the country, in localities and in coastal residential communities at least twice a year; locate plastic waste storage equipment and collection sites in a suitable, safe and convenient manner, ensuring environmental hygiene and aesthetics.

- Encourage citizens to collect, enumerate and classify marine plastic litter, and cooperate in development of a marine plastic litter database consistent with the national waste source database.

- Enable organizations and individuals to collect, classify, store, transfer, recycle and reuse plastic waste in drainage basins, coastal ecosystems, mangrove forests, beaches and coastal waters.

b) Responsibilities

- Presiding authority: People’s Committees of coastal provinces.

- Cooperating authorities: Ministry of Natural Resources and Environment and other relevant ministries and regulatory bodies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Control of plastic litter at source

a) Contents

- Investigate, enumerate, classify and evaluate land-based, ocean-based and island-based plastic waste sources; effectively implement models of classification of plastic waste at source; develop and complete systems for collection, classification, transfer and processing of plastic waste in industrial parks, urban areas, tourism areas, coastal and riverine residential areas and ports according to regulations of laws on environmental protection.

- Incorporate investigation, enumeration, classification and evaluation of land-based, ocean-based and island-based plastic waste sources into management of drainage basins, coastal metropolises and estuaries; tighten control over waste disposal into water bodies and produce solutions to plastic microbeads from wastewater of urban areas and industrial parks, especially for coasts, estuaries and coastal waters.

- Inspect and monitor enforcement of regulations on collection and processing of plastic waste from marine economic activities, including marine tourism and services, maritime economy, oil and gas extraction, exploitation of marine resources, aquaculture, commercial fishing and ocean energy, especially on islands possessing potentials for marine tourism and services and high biodiversity located in the 12 insular districts and on inhabited marine structures.

- Prevent and mitigate disposal and loss of fishing gear in connection with strict imposition of mechanisms for handling of violations; further inspect and monitor, and deal with violations against regulations on marine waste disposal.

b) Responsibilities and implementation period

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Transport, Ministry of Industry and Trade and Ministry of Agriculture and Rural Development shall ex officio take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and other relevant ministries and regulatory bodies in developing and deploying plans for management of plastic litter from marine economic activities.

Implementation period: 2020 - 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implementation period: 2020 - 2030.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and other relevant ministries and regulatory bodies in strict control of plastic litter originating from marine protected areas and coastal fisher communities.

Implementation period: 2020 - 2030.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall take charge and cooperate with People’s Committees of coastal provinces in formulation and pilot implementation of models of management, mitigation and gradual elimination of single-use plastics and non-biodegradable plastic bags in a number of national coastal tourism areas.

Implementation period: 2020 - 2030.

4. International cooperation, scientific research, application, development and transfer of marine plastic litter processing technologies

a) Contents

- Commit to resolving marine plastic waste together with the international community, especially with ASEAN member states and other countries bordering the East Asian seas; promote in-depth exchange, research and sharing of information and data concerning marine plastic litter with other nations and territories in the region and around the world.

- Maintain and strengthen cooperative relations with international marine organizations; proactively adopt conventions; and cooperate in control and management of marine plastic waste.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research, develop, apply and transfer technologies and techniques for marine plastic litter processing and mitigation; and encourage research on and development of systems for marine plastic litter collection and processing with regard to Vietnam's current situation.

- Establish and operate an international marine plastic litter center; develop and manage the national marine plastic litter database.

- Formulate and launch research projects on scientific evidence for marine plastic litter; assess pollution risks and impacts of plastic litter, especially plastic microbeads, on oceans, marine ecosystems, the environment and human health.

- Develop a system for monitoring of marine plastic litter based on remote sensing and image interpretation technologies and a system of geological information combined with artificial intelligence and local knowledge.

b) Responsibilities and implementation period

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with coastal localities and other relevant ministries and regulatory bodies in developing and operating resources and environmental monitoring networks, periodically assessing current condition of marine plastic waste at a number of major estuaries, coastal areas, front-line islands and islands with tourism potential; and presiding over promotion of international cooperation and sharing of Vietnamese innovations in marine plastic litter management with the international community.

Implementation period: 2020 - 2025.

- The Ministry of Foreign Affairs shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, other relevant ministries and regulatory bodies and People’s Committees of coastal provinces in facilitating adoption of conventions on marine plastic litter management.

Implementation period: 2020 - 2025.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implementation period: 2020.

5. Consistent and effective investigation, survey, review, research and formulation of mechanisms for marine plastic litter management.

- Responsibilities: The Ministry of Natural Resources and Environment shall be in charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Transport, other relevant ministries and regulatory bodies and People’s Committees of coastal provinces.

- Implementation period: 2020 - 2030.

III. IMPLEMENTATION

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies and chairpersons of People’s Committees of coastal provinces shall proactively formulate plans and perform assigned tasks according to schedule and quality and efficiency requirements; submit reports on such tasks to the Ministry of Natural Resources and Environment on an annual and quinquennial basis for reporting to the Prime Minister.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assist the Prime Minister with implementing the Plan, directing, supervising and expediting such implementation according to schedule and quality and efficiency requirements; and promoting international cooperation in marine plastic litter management; and submit assessments of the Plan on an annual and quinquennial basis to the Prime Minister.

3. The Ministry of Finance and People’s Committees of coastal provinces shall allocate funding for the Plan according to existing regulations on decentralized management of state budget.

The regulatory bodies assigned the Plan’s tasks shall proactively distribute the allocated funding and mobilize other funding sources according to regulations of laws to implement the Plan. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of National Defense shall direct the Naval Force, Maritime Police and Border Guard to further cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and other relevant ministries, regulatory bodies and localities in controlling and handling violations against laws on management of marine plastic litter.

6. Organizations of the Communist Party, the Vietnamese Fatherland Front and affiliates thereof, social organizations and socio-professional organizations shall proactively formulate programs, duties and projects for implementation of the Plan, and annually submit reports on such tasks to the Ministry of Natural Resources and Environment for compilation.

The Vietnam General Confederation of Labour, Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union and Vietnam Women’s Unions at all levels shall continue to enhance their pioneering spirit, actively launch widespread movements and activities to fight against plastic waste, and cooperate with families, communities and the society in implementing guidelines, mechanisms and policies for mitigation of marine plastic litter.

7. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall mobilize resources from the enterprise community and encourage enterprises to participate in movements for mitigation of marine plastic litter.

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.837

DMCA.com Protection Status
IP: 58.186.12.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!