BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:
17/2005/QĐ-BTNMT
|
Hà Nội
, ngày 21 tháng 12 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:2000 VÀ 1:5000 BẰNG CÔNG
NGHỆ ẢNH SỐ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ
Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động
đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và
1:5000 bằng công nghệ ảnh số.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hùng Võ
|
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐLA HÌNH TỶ LỆ
L:2000 VÀ L:5000 BẰNG CÔNG NGHỆ ẢNH SỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 17/2005/QĐ-BTNMT ngày 21/12/2005 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định này quy định những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản
để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 (sau đây gọi chung là bản
đồ địa hình) bằng công nghệ ảnh số. Khi thành lập bản đồ địa hình, phải thực
hiện theo quy định tại Quy định kỹ thuật này, những chỉ tiêu kỹthuật khác thực
hiện theo quy phạm và ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
1.2. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 thuộc hệ thống bản đồ
địa hình quốc gia, được thành lập cho phần đất liền và phần hải đảo của Việt Nam
trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia Việt Nam.
1.3. Khi thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ ảnh số, căn cứ
vào yêu cầu đo vẽ địa hình để lựa chọn phương pháp đo vẽ lập thể hoặc phương
pháp đo vẽ phối hợp.
Trong phương pháp đo vẽ lập thể, các yếu tố nội dung địa hình được
đo vẽ lập thể trên trạm ảnh số, các yếu tố nội dung địa vật được đo vẽ lập thể
hoặc véc tơ hóa trên bình đồ ảnh số. Trong phương pháp đo vẽ phối hợp các yếu
tố nội dung địa hình được đo vẽ hoàn toàn ở thực địa, nội dung địa vật được đo
vẽ như đối với phương pháp đo vẽ lập thể.
1.4. Bản đồ địa hình gốc dạng số được lưu trữ bằng các tệp tin có
khuôn dạng *.dgn. Dữ liệu số phải bảo đảm độ chính xác hình học, tính đầy đủ,
chi tiết của các yếu tố nội dung. Việc chuẩn hóa dữ liệu, phân lớp nội dung,
quy tắc đặt tên các tệp tin, mã đối tượng và các tệp tin nguồn chứa các chuẩn
cơ sở phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu bản đồ địa hình
gốc dạng số do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1.5. Tài liệu phim ảnh và các tài liệu trắc địa, bản đồ khác sử
dụng để thành lập bản đồ địa hình phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.6.
Sổ đo, biểu mẫu tính toán sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ thực hiện
theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Việc ghi chép sổ đo, biểu mẫu
tính toán phải đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa.
1.7. Mỗi mảnh bản đồ gốc phải có lý lịch bản đồ kèm theo. Lý lịch
bản đồ được lập trên giấy và được lưu trữ ở dạng tệp tin theo mẫu quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
2.1 Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 được thành lập ở múi
chiếu 3o trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao
quốc gia Việt Nam.
2.2. Việc chia mảnh, đặt phiên hiệu và tên của mảnh bản đồ địa
hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC
ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
2.3. Cơ sở khống chế trắc địa để đo vẽ bản đồ
2.3.1 Các điểm đo đạc cơ sở quốc gia: các điểm tọa độ quốc gia cấp
O, hạng I, II, III, điểm địa chính cơ sở; các điểm độc cao quốc gia hạng 1, 2,
3, 4.
2.3.2. Các điểm khống chế cơ sở: điểm thường chuyền cấp 1, 2 và
tương đương; điểm độ cao kỹ thuật.
2.4. Độ chính xác bản đồ địa hình quy định như sau:
2.4. 1. Sai số trung phương vị trí địa vật biểu thị trên bản đồ
gốc so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất tính theo tỷ lệ bản đồ
thành lập không được vượt quá các giá trị sau đây:
a) 0,5 mm khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng và vùng đồi;
b) 0,7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi.
2.4.2. Sai số trung phương độ cao của đường bình độ, điểm đặc
trưng địa hình, điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ cao điểm
khống chế ngoại nghiệp gần nhất tính theo khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
không vượt quá các giá trị trong bảng sau:
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
|
Sai số trung phương về độ cao
(tính theo khoảng cao đều cơ bản)
|
1:2000
|
1:5000
|
0,5 m và 1,0 m
|
1/4
|
1/4
|
2,5 m
|
1/3
|
1/3
|
5,0 m
|
1/3
|
1/3
|
Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số trên được
phép tăng lên l,5 lần.
2.4.3. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế ảnh
ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ ngoại nghiệp so với vị trí điểm tọa độ quốc
gia gần nhất sau bình sai tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập không vượt quá 0,1
mm ở vùng quang đãng và 0,15 mm ở vùng ẩn khuất.
2.4.4. Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp, điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với độ cao của điểm độ cao quốc
gia gần nhất không vượt quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng
quang đãng và 1/5 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng ẩn khuất.
2.5. Sai số giới hạn của vị trí địa vật, của độ cao đường bình độ,
độ cao điểm đặc trưng địa hình, độ cao điểm ghi chú độ cao; của vị trí mặt
phẳng và độ cao điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ không
được vượt quá 2 lần các sai số quy định tại Mục 2.4 của Quy định kỹ thuật này.
Khi kiểm tra, sai số lớn nhất không được vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các
trường hợp có sai số vượt hạn sai nhưng nhỏ hơn sai số giới hạn phải bảo đảm về
mặt phẳng không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra, về độ cao không
vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng quang đãng và 10% tổng số
các trường hợp kiểm tra ở vùng khó khăn, ẩn khuất. Trong mọi trường hợp các sai
số đều không được mang tính hệ thống.
3. NỘI DUNG BẢN ĐỒ
3.1. Nguyên tắc chung thể hiện nội dung bản đồ địa hình gốc dạng
số
3.1.1. Các yếu tố nội dung phải thể hiện trên bản đồ địa hình bao
gồm:
a) Các yếu tố cơ sở toán học;
b) Thủy hệ và các đối tượng liên quan;
c) Địa hình;
d) Đường giao thông và các đối tượng liên quan;
đ) Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội; ranh giới,
tường, rào;
e) Thực vật;
g) Biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
h) Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.
3.1.2. Thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình biểu thị theo
quy định của ký hiệu bản đồ đia hình tỷ lệ tương ứng.
3.1.3. Độ chính xác biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ
phải bảo đảm các quy định tại mục 2.4.1 và 2.4.2 của Quy định kỹ thuật này.
3.14. Các yếu tố dạng vùng có diện tích từ 15mm2 trở lên trên bản
đồ đều phải xác định để biểu thị trừ một số yếu tố nội dung có quy định riêng.
Các yếu tố dạng đường có độ rộng từ 0.5mm trở lên trên bản đồ vẽ theo tỷ lệ, độ
rộng dưới 0.5 mm vẽ theo đường quy định của ký hiệu.
3.2. Các yếu tố cơ sở toán học
3.2. 1. Các yếu tố cơ sở toán học phải thể hiện trên bản đồ gốc
dạng số bao gồm: khung mảnh bản đồ và các yếu tố trình bày ngoài khung (trừ phần
giải thích ký hiệu); lưới ki lô mét (gồm cả lưới ki lô mét của múi kề cận nếu
mảnh bản đồ nằm trong độ gối phủ giữa hai múi); lưới kinh, vĩ độ; các điểm tọa
độ và độ cao quốc gia còn tồn tại mốc trên thực địa; các điểm tọa độ và độ cao
chuyên dụng được sử dụng khi thành lập bản đồ.
3.2.2. Trên bản đồ gốc dạng số, vị trí điểm góc khung, độ dài cạnh
khung, đường chéo khung bản đồ không có sai số so với giá trị lý thuyết. Điểm tọa
độ quốc gia không có sai số so về giá trị tọa độ so với giá trị gốc.
3.2.3. Khi biểu thị độ cao của các điểm khống chế trắc địa trừ
trường hợp điểm nằm trên vật kiến trúc, nếu chênh cao thực tế giữa mặt đất và
mặt mốc vượt quá 0,2m phải biểu thị cả độ cao mặt đất, độ cao mặt mốc và
ghi chú chính xác đến 0, 1m.
3.3. Thủy hệ và các đối tượng liên quan
3.3.1. Các yếu tố thủy hệ phải thể hiện trên bản đồ địa hình bao
gồm biển, đảo, hồ, ao, các loại bãi ven bờ; sông, ngòi, suối, mương, máng, kênh
rạch; mạch nước khoáng thiên nhiên, giếng nước và các đối tượng khác có liên
quan.
3.3.2. Các sông, suối có chiều dài trên bản đồ lớn hơn 1cm; kênh,
mương có độ rộng thực tế từ 1m trở lên và chiều dài trên bản đồ lớn hơn 1 cm
đều phải thể hiện. Khi sông, suối, kênh, mương trên bản đồ có độ rộng từ 0,5 mm
trở lên phải biểu thị bằng hai nét, dưới 0,5 mm biểu thị bằng một nét theo
hướng dẫn của ký hiệu tương ứng. Những sông, suối, kênh, mương có chiều dài
ngắn hơn quy định trên nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vẫn phải thể hiện.
3.3.3.
Các ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 2 mm2 trở lên đều phải biểu
thị. Ở những vùng hiếm nước, dân cư thưa thớt, các ao, hồ, giếng nước phải thể
hiện đầy đủ. Đối với những vùng có mật độ ao, hồ dày đặc được lựa chọn để biểu
thị theo nguyên tắc ưu tiên các đối tượng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn
hóa, xã hội đối với vùng dân cư hoặc có ý nghĩa định hướng.
3.3.4. Đối với sông, hồ và bờ biển, khi đường mép nước cách đường
bờ trên bản đồ từ 0,3 mm trở lên phải biểu thị cả đường bờ và đường mép
nước.
3.3.5. Các loại sông suối có nước theo mùa hoặc khô cạn; đoạn sông
suối khó xác định chính xác, đoạn sông, suối chảy ngầm phân biệt để biểu thị
theo quy định của ký hiệu.
3.3.6. Hướng dòng chảy của các đoạn sông, suối, kênh rạch có ảnh
hưởng của thủy triều và đoạn sông, suối, kênh rạch khó nhận biết hướng dòng
chảy trong phạm vi mảnh bản đồ đều phải thể hiện.
3.3.7. Các loại bờ, bãi, đê, đập và các đối tượng liên quan khác
của thủy hệ biểu thị theo hướng dẫn của ký hiệu.
3.4. Địa hình
3.4.1. Địa hình được thể hiện trên bản đồ bằng đường bình độ,
hướng chỉ dốc, điểm ghi chú độ cao và các ký hiệu khác. Khoảng cao đều đường
bình độ cơ bản được quy định theo độ dốc địa hình trong bảng sau:
Độ dốc địa hình
|
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản (m)
|
1:2000
|
1:5000
|
Từ 0o
đến 2o
|
0,5 và 1,0
|
0,5 và 1,0
|
Từ 2o
đến 6o
|
0,5 1,0 và 2,5
|
1,0 và 2,5
|
Lớn
hơn 25o
|
2,5
|
2,5 và 5,0
|
3.4.2.
Trên một mảnh bản đồ chỉ thể hiện địa hình bằng một khoảng cao đều đường bình
độ cơ bản, khi khoảng cao đều đường bình độ cơ bản không mô tả hết được dáng
địa hình thì sử dụng thêm đường bình độ nửa khoảng cao đều đường bình độ cơ
bản. Trường hợp phải biểu thị chi tiết cá biệt của dáng đất phải dùng đường
bình độ phụ có độ cao thích hợp.
3.4.3. Các điểm ghi chú độ cao phải chọn vào các vị trí đặc trưng
của địa hình. Trên một dm2 bản đồ phải có từ 10 điểm đến 15 điểm ghi
chú độ cao, trường hợp địa hình khu đo bằng phẳng, dáng đất không thể hiện được
bằng đường bình độ thì phải có từ 25 đến 30 điểm. Ghi chú độ cao chẵn đến 0,01
mét đối với tỷ lệ và 1:2000 và 0,1 mét đối với bản đồ tỷ lệ 1:5000.
3.4.4. Các dạng đặc biệt của dáng đất gồm khe rãnh xói mòn, sườn
dốc đứng, sườn đất sụt, đứt gẫy, sườn sụt lở, sườn đất trượt, vách đá, vùng núi
đá, lũy đá, đá độc lập, dòng đá sỏi, bãi đá, miệng núi lửa, cửa hang, động, địa
hình castơ, gò đống, các loại hố, địa hình bậc thang, bãi cát, đầm lầy biểu thị
theo quy định của ký hiệu hiện hành.
3.5. Đường giao thông và các đối tượng liên quan
3.5. l. Các yếu tố giao thông thể hiện trên bản đồ địa hình bao
gồm các loại đường sắt, đường ô tô có rải mặt, đường đất, đường mòn, các loại
đường khác và các công trình, đối tượng liên quan.
3.5.2. Toàn bộ các tuyến đường sắt hiện có hoặc đang làm, đường
sắt trong ga và các công trình, đối tượng liên quan của đường sắt được phân
biệt và biểu thị theo quy định của ký hiệu.
3.5.3. Tất cả các tuyến đường ô tô có rải mặt đều phải thể hiện
đầy đủ kèm theo ghi chú tên đường và tính chất đường theo quy định của ký hiệu.
3.5.4. Đường đất lớn và đất nhỏ phải thể hiện đầy đủ trên bản đồ.
Đường mòn biểu thị có lựa chọn và phải đảm bảo thể hiện đặc trưng của hệ thống
giao thông.
3.5.5. Hệ thống giao thông trong vùng dân cư tùy từng trường hợp
cụ thể để lựa chọn lấy bỏ, nhưng phải bảo đảm thể hiện được đặc trưng chung của
vùng và từng hệ thống giao thông.
3.5.6. Các đối tượng có liên quan của đường giao thông gồm sân
bay, bến cảng, âu thuyền, nhà ga, sân bốc dỡ hàng hóa, bến ôtô, cầu, cống, bến
đò, phà, ngầm, bến lội, đèo, hầm, đường đắp cao, xẻ sâu và các đối tượng khác
thể hiện trên bản đồ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Các công trình liên quan của đường sắt, đường ô tô có rải mặt
trên bản đồ địa hình phải biểu thị đầy đủ theo khả năng dung nạp của bản đồ và
hướng dẫn của ký hiệu;
b) Các loại cầu, phà phải thể hiện đầy đủ. Các cầu có tên phải ghi
chú đầy đủ. Đối với các cầu ô tô qua được phải thể hiện chiều dài, chiều rộng,
trọng tải, vật liệu làm cầu. Các cầu đường sắt không cần ghi chú thông số kỹ
thuật;
c) Các đoạn đường đắp cao hoặc xẻ sâu dài từ 5 mm trở lên
trên bản đồ và có tỷ cao hoặc tỷ sâu từ 1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
trở lên đều phải biểu thị kèm theo ghi chú. Trường hợp đo vẽ địa hình với khoảng
cao đều đường bình độ cơ bản 0,5 m thì biểu thị đoạn đường đắp cao, xẻ sâu từ
0,5 m trở lên.
3.6.
Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội.
3.6.l. Đồ hình vùng dân cư và nhà trong vùng dân cư thể
hiện theo hướng dẫn của ký hiệu.
3.6.2. Đối với vùng dân cư nông thôn phải thể hiện thực phủ nếu độ
che phủ của tán cây lớn hơn 20%. Các mảng thực vật, ô đất trống, ô đất canh tác
trong khu dân cư có diện tích trên bản đồ từ 10 mm2 trở lên
đều phải thể hiện.
3.6.3. Tên gọi của vùng dân cư là tên chính thức thực hiện theo
quy định của pháp luật. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định
thì thực hiện theo các văn bản quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền.
3.6.4. Phải xác định và biểu thị trên bản đồ số hộ của đơn vị hành
chính cấp xã.
3.6.5. Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện theo
quy định sau đây:
a) Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội có đồ hình vẽ được theo
tỷ lệ bản đồ phải thể hiện đầy đủ.
b) Các đối tượng không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ thì chọn lọc để
biểu thị, những đối tượng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, lịch sử
đối với vùng dân cư hoặc có ý nghĩa định hướng.
c) Ghi chú tên gọi đối với các đối tượng có tên khi độ dung nạp
của bản đồ cho phép.
3.6.6. Trong khu vực dân cư phải thể hiện hệ thống đường ống nổi
chính, đường trục chính của đường dây điện cùng các cột điện tại vị trí góc
ngoặt. Các tuyến đường dây điện, đường dây thông tin, đường ống nổi ở ngoài
vùng dân cư phải thể hiện theo quy định của ký hiệu bản đồ tỷ lệ tương ứng.
3.7. Thực vật
3.7.1. Trên bản đồ phải thể hiện các loại thực vật tự nhiên và cây
trồng theo phân loại và quy định của ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
3.7.2. Các vùng thực vật có diện tích từ 20 mm2 trên
bản đồ phải phân biệt để biểu thị theo quy định của ký hiệu.
3.7.3. Trường hợp trên diện tích đo vẽ có nhiều loại thực vật cần
phải phối hợp để biểu thị thì cho phép phối hợp không quá 3 loại thực vật đặc
trưng nhất. Đối với rừng hỗn hợp chỉ biểu thị hai loại cây chính mà mỗi loại
chiếm tỷ lệ từ 40% diện tích trở lên.
3.7.4. Các cây và cụm cây độc lập chỉ biểu thị khi có ý nghĩa định
hướng.
3.7.5. Ranh giới thực vật căn cứ theo thực tế để phân biệt biểu
thị là ranh giới chính xác hoặc ranh giới không chính xác.
3.8. Biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
3.8. 1. Trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia,
địa giới hành chính các cấp theo đúng và thống nhất với các tài liệu pháp lý
của nhà nước về biên giới và địa giới hành chính. Trường hợp các cấp địa giới
trùng nhau thì thể hiện địa giới hành chính của cấp cao nhất.
3.8.2. Mốc địa giới hành chính các cấp phải lựa chọn thể hiện các
mốc đặc trưng. Vị trí các mốc phải xác định với độ chính xác theo quy định tại Mục
2.4.1 của Quy định kỹ thuật này.
3.9. Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác
3.9.l. Ghi chú địa danh trên bản đồ thực hiện theo quy định
của pháp luật, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định thì thực
hiện theo các văn bản quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
3.9.2. Ghi chú tên, ghi chú giải thích, ghi chú số liệu và các ghi
chú khác trên bản đồ thực hiện theo quy định của ký hiệu và quy định kỹ thuật
số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
4. ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
4.l. Yêu cầu kỹ thuật về tự liệu phim ảnh bay chụp
4. l.l. Tỷ lệ ảnh sử dụng được lựa chọn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ
cần thành lập, khoảng cao đều đường bình độ cơ bản và phương pháp đo vẽ bản đồ.
Trong điều kiện bay chụp ảnh thực tế hiện nay ở Việt Nam, khi thành lập bản đồ
thì tỷ lệ ảnh không thể nhỏ hơn 6 lần so với tỷ lệ bản đồ thành lập.
4.l.2. Độ phủ dọc (P) và độ phủ ngang (Q) của ảnh không được nhỏ
hơn 60% và 80%, trường hợp cá biệt cũng phải bảo đảm P không nhỏ hơn 53% và Q
không nhỏ hơn l5%. Đối với vùng có chênh cao địa hình lớn, độ phủ dọc và ngang
của ảnh không được nhỏ hơn giá trị tính được theo công thức sau:
a)
Độ phủ dọc tính theo tỷ lệ phần trăm (%):
Trong đó: h là độ chênh cao lớn nhất so với mặt phẳng trung bình
của khu bay chụp;
H
là độ cao bay chụp so với mặt phẳng trung bình của khu chụp.
4.1.3. Tài liệu phim ảnh phải được cung cấp kèm theo các thông số
máy chụp ảnh của lần kiểm định mới nhất, bao gồm:
a) Tiêu cự ống kính máy ảnh với độ chính xác đến ± 0,02mm;
b) Khoảng cách giữa các dấu khung hoặc tọa độ dấu khung chính xác
đến ± 0,02mm;
c) Tọa độ điểm chính ảnh chính xác đến ± 0,01mm;
d) Sai số biến hình của ống kính máy ảnh chính xác đến ± 0,01mm.
4.1.4. Chất lượng phim gốc phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trên phim gốc phải thể hiện rõ tất cả các dấu khung tọa độ và
các chỉ số ghi nhận tại thời điểm chụp ảnh; không được tồn tại các dấu vết ảnh
hưởng đến quá trình đoán đọc và đo vẽ như các vết xước, vết tróc màng, vết ố,
vết mốc, vệt hình ảnh chưa hiện hết.
b) Độ tương phản đồng đều, phân biệt rõ hình ảnh các đối tượng
trên phim; mật độ quang học trung bình các chi tiết hình ảnh từ 0,7 đến 1,0 lớn
nhất không quá 2,0 và nhỏ nhất không dưới 0,3; độ nhòe của hình ảnh không quá
0,02mm; độ không ép phẳng của phim không quá 0,03mm; độ tương phản của
hình ảnh nhỏ hơn 1,5; độ mờ của hình ảnh không quá 0,2.
4.2. Thiết kế, đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
4.2.1. Nguyên tắc thiết kế điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải khống chế được toàn bộ
diện tích đo vẽ. Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải bố trí vào các vị trí ít
nhất có độ phủ 3 với các điểm nằm trên một tuyến bay, độ phủ 5 với các điểm nằm
trên hai tuyến bay và cách mép ảnh không nhỏ hơn 1cm.
b) Mật độ và vị trí của các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phụ
thuộc vào chương trình tăng dày nội nghiệp được sử dụng phải được tính toán
trên cơ sở đảm bảo độ chính xác về tọa độ mặt phẳng và độ cao của điểm chi tiết
trên bản đồ. Đồ hình thiết kế điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp trong khối tăng
dày theo sơ đồ nguyên tắc tại Phụ lục 2 của Quy định kỹ thuật này.
c) Điểm kiểm tra ngoại nghiệp được xác định với độ chính xác tương
đương điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp. Điểm kiểm tra phải bố trí vào vị trí yếu
nhất và rải đều trong khối tăng dày, mỗi khối phải có ít nhất một điểm, với
những khối lớn phải bảo đảm từ 40 đến 60 mô hình có l điểm.
4.2.2. Chọn, chích, tu chỉnh điểm khống chế ảnh
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp được chọn phải tồn tại ở thực
địa và có hình ảnh rõ nét trên ảnh, đảm bảo nhận biết và chích trên ảnh với độ
chính xác 0,1 mm. Nếu điểm chọn vào vị trí giao nhau của các địa vật hình tuyến
thì góc giao nhau phải nằm trong khoảng từ 300 đến 1500,
nếu điểm chọn vào địa vật hình tròn thì đường kính phải nhỏ hơn 0,3mm trên ảnh.
Ngoài các yêu cầu trên, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp vào vị trí thuận tiện
cho đo nối.
b) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải đóng cọc gỗ hoặc dùng sơn
đánh dấu vị trí ở thực địa, đảm bảo tồn tại ổn định trong thời gian thi công và
kiểm tra, nghiệm thu.
c) Các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm kiểm tra, điểm tọa độ
và độ cao quốc gia được sử dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
nếu đủ điều điều kiện về vị trí địa vật để chích đều phải chích lên ảnh khống
chế tại thực địa, đường kính lỗ chích không vượt quá 0,15 mm trên ảnh.
d) Tất cả các điểm chích lên ảnh khống chế đều phải được tu chỉnh
lên mặt phải và mặt trái của ảnh. Trên mặt phải ảnh, các điểm được khoanh vị
trí, ghi tên điểm; trên mặt trái vẽ sơ đồ ghi chú điểm gồm sơ đồ tổng quan và
sơ đồ mô tả chi tiết vị trí điểm. Cách thức tu chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ
lục l của Quy định kỹ thuật này. Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia được sử
dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp nhưng không đủ điều kiện để
chích lên ảnh phải tu chỉnh lên mặt phải của ảnh.
4.2.3. Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được đo nối với ít nhất 2 điểm
có tọa độ và độ cao quốc gia.
b) Khi đo vẽ bản đồ địa hình trong phương pháp đo vẽ phối hợp thì
tất cả các điểm khống chế ảnh đều phải xác định độ cao với độ chính xác theo
quy định tại Mục 2.4 của Quy định kỹ thuật này.
c)
Việc đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng máy GPS, máy toàn đạc điện tử,
máy kinh vĩ phải tuân theo quy định kỹ thuật áp dụng đối với từng loại thiết
bị.
d) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được tính toán và bình sai
trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia Việt Nam.
4.3. Điều vẽ ảnh và đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp.
4.3.1. Tư liệu ảnh sử dụng để điều vẽ là ảnh phóng hoặc bình đồ
ảnh. Tỷ lệ ảnh phóng phải gần bằng tỷ lệ bản đồ thành lập.
4.3.2 Phương pháp điều vẽ được áp dụng là kết hợp giữa điều vẽ nội
nghiệp và điều vẽ ngoại nghiệp. Trong phương pháp này, các yếu tố nội dung rõ
nét, có thể nhận biết trên ảnh, bình đồ ảnh với độ tin cậy cao được điều vẽ ở
nội nghiệp dựa theo xét đoán trực tiếp trên ảnh, trên mô hình lập thể kết hợp
sử dụng các tài liệu bản đồ đã có; các yếu tố không xác định được ở nội nghiệp
hoặc còn nghi vấn phải điều vẽ ngoại nghiệp. Trường hợp khu vực đo vẽ có địa
vật phức tạp phải áp dụng phương pháp điều vẽ hoàn toàn ngoại nghiệp.
4.3.3. Khi điều vẽ trên ảnh phóng phải khoanh diện tích điều vẽ
sao cho diện tích điều vẽ trên mỗi tờ ảnh là lớn nhất và không bị trùng lặp
cũng như sót, hở điện tích điều vẽ.
4.3.4. Việc tổng hợp, lấy bỏ và xê dịch vị trí để biểu thị nội
dung bản đồ trên tư liệu ảnh điều vẽ phải tuân theo nguyên tắc ưu tiên các yếu
tố có yêu cầu biểu thị với độ chính xác cao hơn và có ý nghĩa quan trọng hơn.
4.3.5. Trong toàn khu đo phải thống nhất các quy định về ký hiệu
thể hiện các đối tượng điều vẽ. Trường hợp, những địa vật chưa có trong quy
định ký hiệu điều vẽ, thì vận dụng ký hiệu tương tự để biểu thị kèm theo giải
thích.
4.3.6. Nội dung điều vẽ thể hiện lên ảnh điều vẽ không chậm quá 1
ngày sau khi điều vẽ ngoại nghiệp.
4.3.7. Đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp
a) Những khu vực chụp sót, chụp hở, mây che, lóe sáng hoặc bị mất
hình ảnh do khuyết tật của phim gốc; các yếu tố địa vật mới xuất hiện sau thời điểm
chụp ảnh hoặc có hình ảnh không rõ ràng trên ảnh phải đo vẽ bổ sung tại thực
địa.
b) Máy móc, thiết bị sử dụng để đo vẽ bổ sung là các máy GSP, máy
toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, thước dây.
c) Các khu vực đo vẽ bổ sung có diện tích lớn hơn 1 dm2
trên bản đồ phải xây dựng phương án cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.
d) Các điểm địa vật rõ nét trên ảnh và tồn tại trên thực địa được
sử dụng làm điểm trạm đo để đo vẽ bổ sung phải được chích và tu chỉnh trên ảnh điều
vẽ như đối với điểm khống chế ảnh.
4.4. Đo vẽ địa hình trong phương pháp đo vẽ phối hợp
4.4.1. Mật độ điểm khống chế trắc địa cơ sở để phục vụ cho đo vẽ
địa hình từ điểm đường chuyền cấp 2 hoặc tương đương trở lên trên khu đo phải
đảm bảo 4 điểm trên 1 km2 ở vùng thành phố và khu công nghiệp; 1 điểm
trên 1 km2 ở khu vực chưa xây dựng.
4.4.2. Lưới khống chế đo vẽ độ cao phải xây dựng thống nhất trong
toàn khu đo và đảm bảo độ chính xác theo quy định tại Mục 2.4 của Quy định kỹ
thuật này.
4.4.3. Khi đo vẽ chi tiết địa hình được sử dụng các điểm địa vật
rõ nét trên bình đồ ảnh số để làm điểm trạm đo.
4.4.4. Máy móc, thiết bị sử dụng để đo vẽ địa hình là các máy GPS,
máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn.
4.4.5. Vị trí các điểm mia chi tiết khi đo vẽ địa hình phải chọn
vào các vị trí đặc trưng của địa hình, vị trí giao cắt của các yếu tố thủy hệ,
đường giao thông. Mật độ điểm mia phải đảm bảo đủ để đo vẽ chính xác các đường
bình độ hoặc lập mô hình số địa hình.
4.4.6. Kết quả đo vẽ địa hình là tệp tin các điểm mia chi tiết
được kết xuất theo từng mảnh bản đồ và có định dạng của tệp tin bản đồ địa
hình.
4.5. Tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiệp
4.5.1. Độ phân giải quét phim phải lựa chọn phù hợp trên cơ sở đảm
bảo độ chính xác của bản đồ cần thành lập và không được thấp hơn 16 µm.
4.5.2. Trên sơ đồ khối tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiệp phải
thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
a) Đường ranh giới khu vực bay chụp ảnh, ranh giới giữa các khối,
ranh giới hành chính khu đo;
b) Số hiệu đường bay, hướng của đường bay;
c) Ghi số hiệu của tờ ảnh đầu, tờ ảnh cuối và số hiệu của các tờ
ảnh trong tuyến là bội số của 5;
d) Vị trí và số hiệu các điểm tọa độ và độ cao quốc gia, các điểm
khống chế ảnh, điểm kiểm tra ngoại nghiệp, điểm nối dải;
đ) Các thông số bay chụp cơ bản bao gồm độ cao bay chụp, thời gian
bay chụp, tiêu cự máy chụp ảnh, độ phủ trung bình
e) Phần giải thích các ký hiệu, tên khu đo, người lập và ngày
tháng năm lập sơ đồ
4.5.3. Khi thiết lập môi trường làm việc (lập project), phải
nhập đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết bao gồm: dạng dữ liệu ảnh, khuôn
dạng của các tệp tin kết quả, hệ tọa độ, đơn vị đo dài, đơn vị đo góc, thông số
bán kính trái đất, độ cao bay chụp và độ cao trung bình của khu chụp, các tùy
chọn để hiệu chỉnh ảnh hưởng của độ cong trái đất và chiết quang khí quyển, các
sai số tiêu chuẩn đo tọa độ điểm ảnh, các ngưỡng giới hạn cho hội tụ của bài
toán bình sai theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất, các hạn sai của định
hướng trong, định hướng tương đối, định hướng tuyệt đối, nhóm thông số của máy
chụp ảnh; nhóm thông số các tuyến bay: hướng bay chụp, số hiệu các tuyến bay, số
hiệu các tấm ảnh trong từng tuyến bay.
4.5.4. Định hướng trong phải bảo đảm yêu cầu sau:
a) Đo đúng và đủ tất cả các dấu khung trên ảnh;
b) Chọn mô hình chuyển đổi hệ tọa độ là affine;
c) Sai số trung phương định hướng trong (do)
không vượt quá 10 µm. Trường hợp đặc biệt cũng không được vượt quá 15 µm.
4.5.5. Chọn và đo điểm tăng dày
a) Trong mỗi mô hình phải chọn và đo ít nhất 6 điểm định
hướng tương đối nên sử dụng 10 điểm theo các sơ đồ sau đây:
Mô hình sử dụng 6 điểm Các
mô hình sử dụng 10 điểm
định
hướng định hướng
Hai điểm định hướng ở giữa phải nằm gần tâm ảnh, các điểm ở rìa
được bố trí cách đường đáy ảnh lớn hơn 4,5 cm đối với phim có kích thước 23 cm
x 23 cm và phải cách mép ảnh không ít hơn 1 cm.
b) Các điểm tăng dày phải chọn ở vị trí địa vật rõ nét và có hiệu
ứng lập thể tốt. Không chọn điểm vào vị trí có thay đổi độ dốc đột ngột, các
khu vực bóng cây, bóng của địa vật khác, các khu vực khuyết tật của phim ảnh,
các địa vật di động ở thời điểm chụp ảnh.
c) Mỗi mô hình phải có ít nhất một điểm nối với mô hình ở tuyến
bay kề với nó.
d) Tại biên của 2 khối tăng dày liền kề, mỗi mô hình phải
đo trùng ít nhất 1 điểm tăng dày làm điểm kiểm tra tiếp biên giữa 2 khối.
4.5.6. Sai số trung phương định hướng mô hình đơn không được vượt
quá 10 µm, thị sai dọc còn lại tại điểm tăng dày không vượt quá 15 µm.
4.5.7. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối tăng dày.
a) Sai số trung phương vị trí của điểm tăng dày nội nghiệp so với
vị trí của điểm khống chế trắc địa gần nhất tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập
không được vượt quá 0,35 mm đối với vùng đồng bằng và vùng đồi, 0,5 mm đối với
vùng núi, núi cao và vùng ẩn khuất.
b) Sai số trung phương về độ cao của điểm tăng dày nội nghiệp so
với độ cao của điểm khống chế trắc địa gần nhất tính theo khoảng cao đều đường
bình độ cơ bản không được vượt quá ¼ khoảng cao đều đường bình độ cơ bản:
c) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng và độ cao của các điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp sau bình sai khối tăng dày phải bảo đảm về mặt phẳng
không vượt quá 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ, về độ cao không vượt quá 1/4
khoảng cao đều cơ bản.
d) Số chênh giữa tọa độ, độ cao tăng dày và tọa độ, độ cao đo ngoại
nghiệp của các điểm kiểm tra không vượt quá 0,4 mm trên bản đồ về mặt phẳng và
l/2 khoảng cao đều cơ bản về độ cao.
đ) Sai số giới hạn vị trí mặt phẳng và độ cao của điểm tăng dày
nội nghiệp quy định là hai lần các sai số tại khoản 1 và 2 của Mục 4.5.7. Sai
số lớn nhất không được vượt quá sai số giới hạn và số lượng các sai số có giá
trị vượt hạn sai nhưng nhỏ hơn sai số giới hạn không được vượt quá:
Về mặt phẳng: 5% tổng số các trường hợp;
Về độ cao: 5% tổng sổ các trường hợp đối với vùng đồng bằng, vùng
đồi; 10% tổng số các trường hợp đối với vùng núi, núi cao và vùng ẩn khuất.
Trong mọi trường hợp, các sai số nêu trên không được mang tính hệ
thống.
4.5.8. Sai số tiếp biên khối.
Số chênh trung bình tại các điểm tăng dày nội nghiệp chung của hai
khối liền kề không được vượt quá 0,4 mm tính theo tỷ lệ bản đồ về mặt phẳng và
1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản về độ cao.
4.6. Đo vẽ trên trạm ảnh số.
4.6. 1. Đo vẽ lập thể các yếu tố nội dung bản đồ
a) Việc đo vẽ lập thể các yếu tố nội dung bản đồ phải bảo đảm các
yêu cầu sau:
- Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình cần đo vẽ lập thể bao gồm
các yếu tố thủy hệ, địa hình, có vật kiến trúc có chiều cao vượt quá giá trị
tính theo công thức tại mục 4.6.3 và các yếu tố tham gia lập mô hình số địa
hình.
- Các thông tin thuộc tính của đối tượng đo vẽ lập thể được xác
định từ kết quả điều vẽ.
- Phạm vi đo vẽ cho mỗi mô hình không được vượt quá vùng khống chế
của điểm tăng dày 1 cm trên ảnh.
- Các yếu tố nội dung bản đồ phải thể hiện theo đúng phân lớp của
quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
b) Đo vẽ các yếu tố thủy hệ
Đường mép nước được đo vẽ theo quan sát lập thể. Trường hợp không
phân biệt được đường bờ và đường mép nước phải dựa vào kết quả điều vẽ để xác
định.
- Các đoạn sông, suối, bờ biển bị che khuất trên ảnh phải sử dụng
kết quả đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp để vẽ.
c) Đo vẽ các yếu tố địa hình
- Các yếu tố địa hình cần phải đo vẽ lập thể bao gồm đường bình
độ, điểm đặc trưng địa hình, các dạng địa hình đặc biệt, các yếu tố mô tả đặc trưng
địa hình khác phục vụ cho lập mô hình số địa hình.
- Căn cứ vào đặc điểm địa hình khu vực đo vẽ, đường bình độ đưa đo
vẽ trực tiếp trên mô hình lập thể hoặc nội suy từ mô hình số địa hình.
- Đường bình độ đo vẽ trên mô hình lập thể phải phù hợp với thủy
hệ và tiếp khớp với mô hình liền kề.
d) Đo vẽ các yếu tố giao thông
Các loại đường giao thông và các yếu tố liên quan có tỷ cao hoặc
tỷ sâu phải biểu thị theo quy định thể hiện nội dung bản đồ đều phải đo vẽ lập
thể.
4.6.2. Lập mô hình số địa hình
a) Mô hình số địa hình (viết tắt là DTM) phục vụ nắn ảnh trực giao
được thành lập trên cơ sở kết quả đo vẽ các yếu tố mô tả đặc trưng địa hình bao
gồm các đường tụ thủy, phân thủy, điểm độ cao đặc trưng, đường bình độ, các
dạng địa hình đắp cao, xẻ sâu, điểm độ cao đặc trưng, đường bình độ và các yếu
tố khác có liên quan kết hợp với đo lưới điểm độ cao.
Đối với những vùng thực phủ dày đặc có độ cao cây vượt quá giá trị
tính theo công thức tại Mục 4.6.3 thì phải hiện chỉnh độ cao cây khi lập DTM.
b) Độ chính xác của các yếu tố tham gia xây dựng mô hình số địa
hình đảm bảo theo quy định tại Mục 2.4 của Quy định kỹ thuật này.
c) Dữ liệu phục vụ thành lập DTM phải lưu trữ ở tiệp tin
riêng theo từng mảnh bản đồ.
4.6.8. Nắn ảnh, thành lập bình đồ ảnh
a) Kích thước pixel của ảnh nắn không được nhỏ hơn kích thước
pixel của ảnh quét và không được vượt quá 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành
lập.
b) Ảnh nắn phải đảm bảo đủ các chi tiết như ảnh gốc, tông ảnh đồng
đều, độ tương phản trung bình.
c) Tùy thuộc vào chênh cao địa hình của khu vực để lựa chọn phương
pháp nắn ảnh phẳng hoặc nắn ảnh trực giao. Phải sử dụng mô hình số địa hình để
nắn ảnh trực giao khi chênh cao địa hình vượt quá giá trị cho phép tính theo
công thức sau:
Dh = 0.35mm x f x M/r
Trong đó:
|
- Dh
|
- Chênh cao địa hình cho phép;
|
|
- f
|
- Tiêu cự máy chụp ảnh tính bằng mm;
|
|
- M
|
- Mẫu số tỷ lệ bản đồ cần thành lập;
|
|
- r
|
- Khoảng cách từ điểm tâm chỉnh ảnh đến điểm ảnh xa nhất tính
bằng mm trên ảnh
|
d)
Khi nắn ảnh trực giao, diện tích được nắn phải nằm trong vùng phủ của tệp tin
DTM và phải dựa vào độ phủ thực tế của ảnh để chọn khu vực nắn nhằm hạn chế tối
đa sai số chiếu hình.
đ) Bình đồ ảnh số được tạo từ việc cắt ghép các ảnh số đã nắn theo
phân mảnh của bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng. Độ chính xác bình đồ ảnh quy
định như sau:
- Sai số vị trí điểm ảnh trên bình đồ ảnh so với điểm khống chế đo
vẽ gần nhất không được vượt quá 0,4 mm;
- Sai số tiếp khớp của các địa vật cùng tên giữa các tờ ảnh nắn
không được vượt quá 0,4mm trên bình đồ ảnh;
- Sai số tiếp biên địa vật cùng tên giữa các mảnh bình đồ ảnh kề
cận khác khu đo không được vượt quá 0,6mm trên bình đồ ảnh.
4.7. Véc tơ hóa và biên tập nội dung bản đồ gốc dạng số
4.7. 1. Các yếu tố nội dung bản đồ chưa được đo vẽ lập thể phải
véc-tơ hóa trên nền bình đồ ảnh số trên cơ sở kết quả điều vẽ theo quy định kỹ
thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
4.7.2. Việc biên tập nội dung bản đồ gốc dạng số tuân theo quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật bản đồ địa hình số của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.7.3. Các yếu tố nội dung biểu thị theo dạng điểm, dạng đường
hoặc dạng vùng trên bản đồ gốc dạng số và phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm lựa chọn thể hiện và tổng hợp, khái quát nội dung bản
đồ theo quy định tại mục 3 của Quy định kỹ thuật này;
b) Bảo toàn quan hệ không gian và phù hợp với quy luật chung của
bề mặt địa hình và địa vật;
c) Vị trí của đối tượng dạng điểm trên bản đồ gốc dạng số xác định
theo tâm của ký hiệu dùng để biểu thị;
d) Các yếu tố dạng đường phải đảm bảo tính liên tục, tính đơn nhất
về đối tượng và thống nhất về thuộc tính;
đ) Các yếu tố dạng vùng phải khép kín và bảo đảm tương quan hình
học với các đối tượng có liên quan.
4.8. Tiếp biên nội dung bản đồ
4.8.1. Các yếu tố nội dung bản đồ giữa các mảng liền kề trong phạm
vi một khu đo phải được tiếp khớp tuyệt đối.
4.8.2. Hạn sai tiếp biên giữa các mảng bản đồ khác khu đo và xử lý
tiếp biên quy định như sau:
a) Giữa các mảng bản đồ kề cận cùng tỷ lệ độ chênh lệch vị trí của
các địa vật chủ yếu, quan trọng cùng trên không vượt quá 1mm ở vùng đồng bằng,
1,5mm ở vùng đồi, núi. Với mảnh bản đồ kề cận có tỷ lệ lớn hơn, độ chênh lệch
vị trí của các địa vật chủ yếu, quan trọng cùng tên không được vượt quá 0,7mm ở
vùng đồng bằng; 1 mm ở vùng đồi, núi. Đối với khu vực ẩn khuất và khó khăn các
hạn sai trên được phép tăng lên 1,5 lần. Nếu sai số tiếp biên trong hạn sai
được xử lý theo nguyên tắc phân đều cho 2 bên, nếu vượt hạn sai phải kiểm tra
lại tất cả các công đoạn trong quy trình;
b) Khi tiếp biên đường bình độ có cùng khoảng cao đều cơ bản, độ
chênh lệch vị trí của các đường bình đọ cùng tên không được vượt quá 1,5 lần
giá trị các sai số được quy định tại Mục 2.4.2. của Quy định kỹ thuật này. Nếu
trong hạn sai, sai số tiếp biên được phân đều cho 2 bên; nếu vượt hạn sai phải
kiểm tra lại tất cả các công đoạn trong quy trình;
c) Trường hợp tiếp biên với bản đồ đã xuất bản mà có nội dung
không tiếp biên được thì phải xác định nguyên nhan và có biện pháp xử lý thích
hợp.
5. ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NỘP SẢN PHẨM
5. 1. Các loại sản phẩm trước khi giao nộp phải đóng gói theo từng
hạng mục công việc và theo quy định sau:
5.l.l. Các loại sản phẩm lưu trên vật liệu truyền thống phải có
bao bì làm bằng chất liệu bền. Ngoài bao bì phải ghi rõ các thông tin về tên
khu đo, loại sản phẩm; tỷ lệ đo vẽ; số lượng sản phẩm; thời gian thành lập; đơn
vị thi công và các ghi chú cần thiết khác.
5.1.2. Đĩa CD-ROM lưu các tệp tin sản phẩm bản đồ gốc dạng số và
lý lịch bản đồ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phải là loại đĩa CD-ROM chất lượng tốt và chỉ ghi được một lần;
b) Vỏ và nhãn đĩa CD-ROM ghi các thông tin về sản phẩm: số thứ tự
đĩa, tên khu đo, tổng số mảnh, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ thành lập, đơn vị thi
công, thời gian thi công, ngày ghi đĩa.
c) Trong mỗi đĩa CD-ROM phải có một thư mục nguồn lưu các tệp tin
chuẩn cơ sở đã sử dụng khi thành lập bản đồ.
d) Mỗi mảnh bản đồ lưu trong đĩa phải kèm theo một tệp tin lý lịch
bản đồ.
5.1.3. Đĩa CD-ROM lưu các sản phẩm dạng số khác phải ghi rõ các
thông tin kỹ thuật cần thiết trên vỏ và nhãn đĩa phục vụ cho việc lưu trữ và
khai thác.
5.2. Các sản phẩm phải giao nộp bao gồm:
5.2.1. Ảnh khống chế,
5.2.2. Sản phẩm điều vẽ;
5.2.3. Sơ đồ bố trí và đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp;
5.2.4. Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy, dụng cụ đo;
5.2.5. Sổ đo các loại;
5.2.6. Tài liệu tính toán bình sai lưới khống chế ảnh ngoại
nghiệp;
5.2.7. Kết quả đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp hoặc các tệp tin độ cao
đo vẽ địa hình ở thực địa theo từng mảnh bản đồ;
5.2.8. Tệp tin sơ đồ phân mảnh bản đồ của khu đo lưu trên đĩa
CD-ROM;
5.2.9. Các tệp tin ảnh quét ghi trên đĩa CD-ROM;
5.2.10. Kết quả tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp ghi trên đĩa
CD-ROM và in trên giấy bao gồm kết quả tính toán bình sai khối tăng dày và sơ
đồ khối.
5.2.11. Hai (02) bộ đĩa CD-ROM ghi các tiệp tin dữ liệu
phục vụ thành lập DTM;
5.2.12. Hai (02) bộ đĩa CD-ROM ghi các tiệp tin bình đồ ảnh số;
5.2.13. Hai 02 bộ đĩa CD-ROM lưu bản đồ gốc và tệp tin lý lịch bản
đồ kèm theo;
5.2.14. Bản đồ gốc dạng số in trên giấy loại 100g/m2;
5.2.15. Lý lịch bản đồ;
5.2.16. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - dự
toán công trình
5.2.17. Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
5.3. Khi giao nộp các sản phẩm quy định tại Mục 5.2 của Quy định
kỹ thuật này các bên phải lập biên bản giao nộp.
2. Tu
chỉnh mặt trái ảnh khống chế
Trong sơ đồ trên:
|
s là điểm
khống chế tổng hợp (X, Y, H)
|
|
l là điểm
khống chế độ cao;
|
|
+ là tâm chính ảnh
|
Công
thức tính toán số lượng mô hình giữa các diểm khống chế ảnh
a) Khi
tăng dày mặt phẳng:
b)
Khi tăng dày độ cao:
Trong đó:
- ms sai số trung phương của điểm tăng dày mặt phẳng;
- mh sai số trung phương của điểm tăng dày độ cao;
- mxy sai số trung phương do tọa độ độ ảnh;
- mp,q sai số trung phương đo thị sai;
- n là số đường đáy