Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1699/QĐ-UBND 2022 phát triển rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu Bình Định

Số hiệu: 1699/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 31/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1699/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÙNG VEN BIỂN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 7308/KH-BNN-TCLN ngày 04/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 169/TTr-SNN ngày 25/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÙNG VEN BIỂN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”.

Căn cứ Kế hoạch số 7308/KH-BNN-TCLN ngày 04/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030.

UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định với những nội dung cụ thể như sau:

MỤC TIÊU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” theo Quyết định số 1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng ven biển hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030. Phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường và hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển; chống sa mạc hóa, suy thoái đất; góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Bảo vệ rừng

Quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có; trong đó:

a) Khoán bảo vệ rừng trồng: 7.968,62 ha.

b) Bảo vệ rừng trồng: 4.117,10 ha.

2. Phát triển rừng

a) Trồng rừng mới phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giai đoạn 2021 - 2025: 57,3 ha.

b) Chăm sóc rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: 237,18 ha; trong đó giai đoạn 2021 - 2025: 177,18 ha; giai đoạn 2026 - 2030: 60,0 ha.

(chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, chính sách

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành. Nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống sa mạc hóa và suy thoái đất, cơ chế chính sách về khôi phục và phát triển rừng ven biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Khuyến khích các hình thức liên kết với hộ dân để phát triển rừng ven biển kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo hướng sinh thái bền vững, nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái.

2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển

a) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của rừng vùng ven biển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, chống suy thoái đất, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

c) Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ, trồng và phục hồi rừng vùng ven biển. Tổ chức tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

3. Về khoa học và công nghệ

a) Tiếp tục nghiên cứu lựa chọn các giống cây trồng rừng ven biển có sức chống chịu cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật, giải pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cây rừng vùng ven biển.

b) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu rừng ven biển phục vụ công tác quản lý, giám sát rừng vùng ven biển.

c) Nhân rộng các mô hình bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với chống sa mạc hóa và suy thoái đất, sản xuất nông lâm ngư kết hợp, như:

- Tiếp tục hỗ trợ cây giống trồng phân tán, đai rừng phòng hộ bằng các loại cây đa mục đích để tăng độ che phủ, chống sa mạc hóa và suy thoái đất, chống sạt lở bờ biển và cải thiện sinh kế cho người dân sinh sống tại các xã ven biển.

- Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng gắn với phát triển sinh kế bền vững nhằm bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao nhận thức của người dân và từng bước góp phần cải thiện thu nhập, đời sống cho người dân sống ven rừng.

IV. NGUỒN VỐN, NHU CẦU KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN

1. Nguồn vốn

a) Ngân sách Trung ương: Nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp được bố trí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay do các Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện ven biển quản lý; công tác phát triển rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển do Trung tâm Khuyến nông tỉnh quản lý.

b) Ngân sách địa phương: Nguồn vốn ngân sách địa phương được bố trí cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay của các Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển có diện tích rừng trồng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh quản lý; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển do Trung tâm Khuyến nông tỉnh quản lý.

c) Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp: Vốn tự có của các doanh nghiệp đầu tư bảo vệ rừng và trồng lại rừng sau khai thác ti tan.

2. Nhu cầu kinh phí

Nhu cầu kinh phí đầu tư dự kiến để thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định: 10.425,604 triệu đồng; trong đó:

a) Kinh phí đầu tư và sự nghiệp thuộc ngân sách Trung ương: 4.351,656 triệu đồng.

b) Kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương: 180,390 triệu đồng.

c) Kinh phí từ các tổ chức, doanh nghiệp: 5.893,558 triệu đồng.

(chi tiết có Phụ lục 02 kèm theo)

2. Cơ chế huy động vốn

a) Thực hiện đa dạng nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch, tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp.

b) Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan đầu mối kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu thẩm định và trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển từ các nguồn vốn theo quy định.

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, xác định quỹ đất dành cho phát triển rừng vùng ven biển, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

Rà soát thực trạng và kế hoạch sử dụng đất cho trồng rừng vùng ven biển; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những diện tích đất thuộc hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích quy hoạch trồng rừng ven biển bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả để khôi phục và trồng rừng theo quy định.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất theo quy định của pháp luật, đặc biệt diện tích rừng hiện do UBND cấp xã quản lý; tăng cường quản lý rừng cộng đồng.

c) Rà soát, xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo các nguồn vốn theo quy định.

d) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển; vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; tổ chức quản lý, bảo vệ rừng vùng ven biển theo các quy định hiện hành.

đ) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển trên địa bàn tỉnh; theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; định kỳ đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện hằng năm, 5 năm trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

e) Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ven biển

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí (nguồn sự nghiệp) để thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

b) Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp danh mục các dự án có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng ven biển của tỉnh gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp vào các chương trình, kế hoạch đầu tư trong giai đoạn tới; phối hợp việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vùng ven biển bảo đảm ổn định, lâu dài, đúng mục đích; dành quỹ đất cho phát triển rừng vùng ven biển, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, chỉ đạo chính quyền cấp xã, lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng nâng cao vai trò trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

b) Tổ chức tuyên truyền, công khai thông tin Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” gắn với tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và các quy định khác có liên quan để người dân biết, hiểu, nhận thức và chấp hành đúng quy định.

c) Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý; thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

7. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh

a) Tăng cường, tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên lâm phần được giao quản lý.

b) Căn cứ kế hoạch và nguồn vốn được cấp thẩm quyền phân bổ cho các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển hằng năm, các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

c) Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất các nội dung liên quan cho Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét giải quyết theo quy định để đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển đạt hiệu quả.

8. Các sở, ban, ngành khác có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG VEN BIỂN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

ĐVT: ha

TT

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

 

 

6

7

8

9

10

11

 

Tổng (I+II+III):

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

7.968,62

3.900,37

756,31

760,61

793,15

794,65

795,65

4.068,25

2

Bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

4.117,10

1.990,60

365,00

377,00

398,00

425,30

425,30

2.126,50

3

Trồng rừng phòng hộ ven biển

57,30

57,30

27,30

 

 

 

30,00

 

4

Chăm sóc rừng ven biển

237,18

177,18

70,34

78,04

28,80

 

 

60,00

I

Vốn ngân sách Trung ương (Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững)

 

0,00

 

 

 

 

 

 

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

7.367,32

3.576,12

698,50

698,50

726,04

726,04

727,04

3.791,20

a

BQL rừng phòng hộ Hoài Nhơn

854,50

394,25

78,85

78,85

78,85

78,85

78,85

460,25

b

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ

5.707,82

2.782,37

540,55

540,55

567,09

567,09

567,09

2.925,45

c

BQL rừng phòng hộ Phù Cát

805,00

399,50

79,10

79,10

80,10

80,10

81,10

405,50

2

Trồng rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

 

30,00

 

a

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ

 

 

 

 

 

 

30,00

 

3

Chăm sóc rừng phòng hộ ven biển

131,88

71,88

37,34

33,04

1,50

 

 

60,00

a

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ

113,08

53,08

26,54

26,54

 

 

 

60,00

b

Trung tâm Khuyến nông

18,80

18,80

10,80

6,50

1,50

 

 

 

II

Vốn ngân sách địa phương

601,30

324,25

57,81

62,11

67,11

68,61

68,61

277,05

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

601,30

324,25

57,81

62,11

67,11

68,61

68,61

277,05

a

BQL rừng phòng hộ Hoài Nhơn

66,00

66,00

13,20

13,20

13,20

13,20

13,20

 

b

Trung tâm Khuyến nông

535,30

258,25

44,61

48,91

53,91

55,41

55,41

277,05

III

Nguồn vốn khác (vốn XHH từ các tổ chức, doanh nghiệp )

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

4.117,10

1.990,60

365,00

377,00

398,00

425,30

425,30

2.126,50

2

Trồng rừng Phi lao phục hồi sau khai thác Titan

27,30

27,30

27,30

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng ven biển

105,30

105,30

33,00

45,00

27,30

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

NHU CẦU KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG VEN BIỂN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

ĐVT: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Mức đầu tư

Tổng cộng

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng (I+II+III):

 

10.425,604

2.010,885

2.499,288

1.589,926

365.985

366.285

3.593,235

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

 

2.390,586

226.893

228.183

237.945

238.395

238.695

1.220,475

2

Bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

 

1.235,130

109.500

113.100

119.400

127.590

127.590

637.950

3

Trồng rừng phòng hộ ven biển

 

2.554,175

1.216,925

 

 

 

 

1.337,250

4

Chăm sóc rừng ven biển

 

4.245,713

457.567

2.158,005

1.232,581

 

 

397.560

I

Vốn ngân sách Trung ương (Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững)

 

4.351,656

448.459

361.635

233.468

217.812

218.112

2.872,170

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

0.3

2.210,196

209.550

209.550

217.812

217.812

218.112

1.137,360

a

BQL rừng phòng hộ Hoài Nhơn

0.3

256.350

23.655

23.655

23.655

23.655

23.655

138.075

b

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ

0.3

1.712,346

162.165

162.165

170.127

170.127

170.127

877.635

c

BQL rừng phòng hộ Phù Cát

0.3

241.500

23.730

23.730

24.030

24.030

24.330

121.650

2

Trồng rừng phòng hộ rừng ven biển

 

1.337,250

 

 

 

 

 

1.337,250

a

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ ( rừng Phi lao)

 

1.337,250

 

 

 

 

 

1.337,250

3

Chăm sóc rừng ven biển

 

804.210

238.909

152.085

15.656

 

 

397.560

a

BQL rừng phòng hộ Phù Mỹ ( rừng Phi lao)

 

604.689

122.523

84.606

 

 

 

397.560

b

Trung tâm Khuyến nông (chăm sóc rừng ngập mặn)

 

199.521

116.386

67.479

15.656

 

 

 

II

Vốn ngân sách địa phương

 

180.390

17.343

18.633

20.133

20.583

20.583

83.115

1

Khoán bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

 

180.390

17.343

18.633

20.133

20.583

20.583

83.115

a

BQL rừng phòng hộ Hoài Nhơn

0.3

19.800

3.960

3.960

3.960

3.960

3.960

 

b

Trung tâm Khuyến nông

0.3

160.590

13.383

14.673

16.173

16.623

16.623

83.115

III

Nguồn vốn khác (vốn XHH từ các tổ chức, doanh nghiệp )

 

5.893,558

1.545,083

2.119,020

1.336,325

127.590

127.590

637.950

1

Bảo vệ rừng trồng phòng hộ ven biển

0.3

1.235,130

109.500

113.100

119.400

127.590

127.590

637.950

2

Trồng rừng Phi lao phục hồi sau khai thác Titan

44.576

1.216,925

1.216,925

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng ven biển

6.626

3.441,503

218.658

2.005,920

1.216,925

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1699/QĐ-UBND ngày 31/05/2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.849

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.114.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!