Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 165/QĐ-UBND Quy hoạch phát triển điện lực Kon Tum 2017

Số hiệu: 165/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 08/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 165/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035” - HỢP PHẦN II: QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI DIỆN TRUNG VÀ HẠ ÁP SAU CÁC TRẠM 110KV

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-BCT ngày 12/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 13/TTr-SCT ngày 03/3/2017 (kèm theo hồ sơ).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035” - Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV với nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CỦA QUY HOẠCH

1. Mục tiêu

a) Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum phù hợp với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 từ 9%/năm và giai đoạn 2021-2025 là 8%/năm.

b) Đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hoàn thiện hệ thống lưới điện theo tiêu chí N-1, giảm bán kính cấp điện và giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp.

c) Tập trung phát triển lưới diện trung và hạ áp khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để cấp điện cho nhân dân đảm bảo an sinh xã hội.

2. Định hướng

a) Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

b) Phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110k, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới điện trung áp và điện khí hóa nông thôn.

c) Phát triển đường dây truyền tải điện, phân phối điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với khu vực thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại khu vực thành phố, trung tâm huyện, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

d) Từng bước hiện đại hóa lưới điện, cải tạo, nâng cấp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và tự động hóa của lưới điện; nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao giới hạn truyền tải; từng bước hiện đại hóa hệ thống điều khiển lưới điện.

II. NỘI DUNG HỢP PHẦN II CỦA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH

1. Hiện trạng hệ thống lưới điện, cấp điện

- Các nhà máy điện cấp điện cho tỉnh Kon Tum gồm 12 nhà máy thủy điện nhỏ, với tổng công suất 64,53MW.

- Nguồn điện cấp cho lưới điện trung áp:

+ Nguồn trạm 110KV: Lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh chủ yếu được cp điện từ 4 trạm 100kV bao gồm 5 máy biến áp với tổng dung lượng 145MVA.

+ Trạm trung gian: Toàn tỉnh hin có 2 trạm biến áp trung gian, tổng dung lượng 23.000kVA.

- Lưới điện phân phối trung, hạ áp: Hiện nay, toàn tỉnh có 1.482 trạm biến áp phản phối với tổng dung lượng 208.612kVA (trong đó: 1.212 trạm thuộc tài sản ngành điện, 270 trạm thuộc tài sản khách hàng). Tổng số đường dây trung áp 1.882,91km; tổng số đường dây hạ áp 1.410km; tổng số công tơ 120.592.

- Điện thương phẩm của tỉnh Kon Tum năm 2010 là 159,1 triệu kWh, năm 2011 là 172,3 triệu kWh, năm 2012 là 203,4 triệu kWh, năm 2013 là 224,1 triệu kWh, năm 2014 là 248,6 triệu kWh, năm 2015 đạt 286,6 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh đạt 12,4%/năm. Sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 570,2 kWh/người, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010.

2. Nhu cầu điện cho giai đoạn quy hoạch

Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh được dự báo đáp ứng được các mc tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GRDP cho từng giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 12,4% (tương ứng với tăng GRDP: 9%);

- Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 10,3% (tương ứng với tăng GRDP: 8%).

- Giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 9,2% (tương ứng với tăng GRDP: 7,5%).

- Giai đoạn 2031-2035, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 7,8% (tương ứng với tăng GRDP: 7,25%).

Kết quả dự báo theo phương án cơ sở từng vùng phụ tải:

2.1. Vùng phụ tải 1

- Gồm phụ tải của khu vực thành phố Kon Tum và các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, la H’Drai.

Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 77,7MW; điện thương phẩm 355,3 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 10,3%/năm.

Năm 2025: Công suất cực đại Pmax = 114.25MW; điện thương phẩm 625 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 9,45%/năm.

2.2. Vùng phụ tải II

- Gồm phụ tải của khu vực các huyện: Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Tu Mơ Rông.

Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 40,99MW; điện thương phẩm 143,7 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 10,32%/năm.

Năm 2025: Công suất cực đại Pmax = 86,1 MW; điện thương phẩm 252,7 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 9,44%/năm.

2.3. Vùng phụ tải III

- Gồm phụ tải của khu vực các huyện: Kon Rẫy, Kon Plông.

Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 8,03 MW; điện thương phẩm 30,9 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 10,33%/năm.

Năm 2025: Công suất cực đại Pmax = 11,78MW; điện thương phẩm 54,3 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 9,43%/năm.

3. Quy hoạch phát triển chi tiết lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV

3.1. Tiêu chí phát triển lưới điện

a) Cấp điện áp

- Về lâu dài, lưới điện phân phối trung áp toàn tỉnh Kon Tum sẽ vận hành thống nhất ở cấp điện áp 22kV.

b) Cu trúc lưới điện trung và hạ áp

- Khu đô thị mới, khu công nghiệp và các hộ phụ tải quan trọng, lưới điện được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Khu vực nông thôn, lưới điện thiết kế hình tia.

- Các đường trục trung áp ở chế độ làm việc bình thường mang tải từ (60÷70)% so với công suất mang tải cực đại cho phép để đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố.

- Sử dụng đường dây trên không 22kV cho đường trục và nhánh rẽ. Tại khu vực thị trấn và khu vực đông dân cư, các nhánh rẽ cấp điện cho trạm biến áp chuyên dùng có thể sử dụng cáp ngầm hoặc cáp bọc cách diện, cáp vặn xoắn trên không nhằm tiết kiệm vốn đầu tư để đm bảo an toàn mỹ quan đô thị.

- Để đảm bảo độ tin cậy, cần tăng cường lắp đặt các thiết bị đóng lại (Recloser) trên các tuyến trung áp quan trọng và các nhánh nhằm phân đoạn sự c.

- Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp. Khu vực thành phố, thị trấn, khu đô thị mới, khu du lịch, trung tâm thương mại với các phụ tải quan trọng sử dụng cáp XLPE, cáp vặn xoắn ABC loại 4 ruột chịu lực, tiết diện đường trục ≥ 95mm2, đường nhánh tiết diện ≥ 70mm2, bán kính cấp điện 300÷500m. Khu vực nông thôn: sử dụng đường dây trên không, có tiết diện đường trục ≥ 95mm2, đường nhánh tiết diện ≥ 70mm2, bán kính cấp điện ≤ 1200m.

- Dây vào hòm công tơ sử dụng dây Muyle 2x11, 2x25mm2

- Dây dẫn vào nhà sử dụng dây đồng vặn xoắn, tiết diện 6mm2, 11mm2, chiều dài trung bình từ cột hạ áp vào nhà dân nhỏ hơn 40m.

3.2. Quy hoạch phát triển lưới điện

Hiện nay, toàn tỉnh có 18 xuất tuyến trung áp 22kV sau các trạm 110kV. Chi tiết phát triển lưới điện 22kV, cải tạo lưới diện và phát triển lưới điện hạ áp sau các trạm biến áp phân phối được thể hiện trong tập phụ lục và bản vẽ kèm theo.

3.3. Về khối lượng xây dựng lưới điện

Khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện trung và hạ áp tnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025 cụ thể như sau:

a) Lưới phân phối trung áp

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Xây dựng mới 412,3km đường dây trung áp; cải tạo nâng cấp lưới trung áp 344,8km.

+ Xây dựng mới 382 trạm biến áp với tổng dung lượng 85.465kVA; cải tạo và nâng công suất 284 trạm biến áp với tổng dung lượng 23.359kVA.

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Xây dựng mới 254,5km đường dây trung áp; cải tạo nâng cấp lưới trung áp 299km.

+ Xây dựng mới 286 trạm biến áp với tổng dung lượng là 62.120kVA; cải tạo nâng công suất 201 trạm biến áp với tổng dung lượng 18.918kVA.

b) Lưới phân phối hạ áp

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Xây dựng mới 1.395,3km đường dây hạ áp 0.4kV; cải tạo 953,8km đường dây hạ áp.

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Xây dựng mới 1.287,3km đường dây hạ áp 0,4kV; cải tạo 826,9km đường dây hạ áp.

4. Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

4.1. Đánh giá tác động môi trường của các nguồn điện:

- Các vấn đề an toàn và sự cố môi trường: Các tác động môi trường của nguồn điện có thể là rủi ro và tai biến do điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, động đất, cháy nổ, sạt lở, bão và lũ lụt...

- Các vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên: bao gồm mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho phát triển các nguồn và lưới điện, chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, tiếng ồn.

- Các vấn đề về chất thải: bao gồm nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại.

4.2. Đánh giá tác động môi trường của chương trình phát triển lưới điện:

- Các vấn đề an toàn và sự cố môi trường: Các tác động môi trường của lưới điện có thể là rủi ro và tai biến do điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, động đất, cháy nổ, sạt lở, bão, hạn hán và lũ lụt... Lưu ý một số vùng trong tỉnh có nguy cơ cao hơn về khả năng xảy ra trượt lở, động đất và đứt gãy thì cần xem xét cẩn thận tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp trong quá trình lựa chọn vị trí phù hợp, tìm các giải pháp giảm thiểu hoặc phòng tránh để giảm thiểu các sự cố.

- Các vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên: Các dự án lưới điện có tác động tới suy giảm thực vật và tài nguyên sinh vật, tác động tới hệ động vật, tác động tới tài nguyên đất, nguồn gây ô nhiễm không khí, điện từ trường.

- Các vấn đề về chất thải: Các tác động từ các dự án lưới điện là nước thải và chất thải.

- Các vấn đề liên quan tới môi trường xã hội: Các tác động từ các dự án lưới diện do di dân, tái định cư, thiệt hại nhà cửa kiến trúc dọc theo hành lang an toàn tuyến đường đây, ảnh hưởng tới giao thông công cộng, giao chéo với giao thông đường thủy.

4.3. Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực

- Các giải pháp về quản lý:

+ Về sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ nguồn nước: Sử dụng nước đa mục tiêu hài hòa giữa các mục tiêu sản xuất và nhu cầu sử dụng nước khác; xây dựng các quy định, quản lý chặt chẽ việc xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm; quy hoạch các nhà máy điện ở những vị trí ít ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng, xung đột nguồn nước.

+ Về thuế và phí: Thực hiện đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đảm bảo an sinh xã hội; định hướng tương lai nguồn kinh phí thu được từ phí của các nhà máy sẽ được sử dụng để đầu tư phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng, công trình phục vụ dân sinh, các hỗ trợ thông qua các chương trình công ích.

+ Về công nghệ: Giảm hsố đàn hồi điện năng và tiết kiệm nhiên liệu theo yêu cầu của Chính phủ.

+ Về đánh giá tác động môi trường: Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhà máy thủy điện, điện sinh khối, các dự án lưới điện.

- Chương trình quản lý môi trường: Theo dõi và định hướng các chủ dự án của các dự án phát triển điện theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp luật về môi trường.

- Chương trình giám sát môi trường: Giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của từng dự án thuộc quy hoạch điện; giám sát sự tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các dự án điện nằm trong quy hoạch ở cả giai đoạn hoạt động.

- Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện: Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo quy định trong quá trình thực hiện.

- Chế độ báo cáo môi trường trong quá trình thực hiện: Theo quy định.

5. Nhu cầu sử dụng đất

Tổng nhu cầu quỹ đất dành xây dựng các công trình lưới điện trung, hạ áp tỉnh Kon Tum đến năm 2025 là 7.632.587,1 m2; trong đó:

- Nhu cầu quỹ đất dành xây dựng các trạm biến áp phân phối là 6.450 m2 , đây là diện tích chiếm đất vĩnh viễn.

- Nhu cầu quỹ đất dành xây dựng các tuyến đường dây trung, hạ áp là 7.626.137,1 m², đây là phần diện tích chiếm đất của hành lang lưới điện trung, hạ áp; móng trụ điện. Trong đó, phần diện tích chiếm đất vĩnh viễn là diện tích để xây dựng móng cột điện, tổng diện tích chiếm đất vĩnh viễn của móng cột điện đến năm 2025 là 18.937,1 m².

III. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Cơ chế huy động vốn đầu tư

a) Ngành điện đầu tư lưới điện truyền tải, phân phối và lưới hạ áp đến các khách hàng sử dụng điện bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Đối với khách hàng ngoài là khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu chung cư, khu dân cư... ngành Điện đầu tư đến chân hàng rào công trình, phần còn lại do khách hàng đầu tư.

c) Đường dây ra sau công tơ cấp điện đến từng hộ do vốn đóng góp của nhân dân.

d) Một phần nguồn vốn đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp được huy động từ các nguồn vốn vay ưu đãi do UBND tỉnh làm chủ đầu tư.

2. Tổng hợp vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đcải tạo và phát triển lưới điện trung, hạ áp cho toàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025 là 2.051,6 tỷ đồng, trong đó:

- Phần trạm biến áp phân phối: 131,2 tỷ đồng;

- Đường dây trung áp: 565,3 tỷ đồng;

- Lưới hạ áp (đường dây và công tơ): 1.355,1 tỷ đồng.

(có Quy hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương: Tổ chức công bố Quy hoạch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn theo quy định Luật Điện lực, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Định kỳ hàng năm phối hợp với Công ty Điện lực Kon Tum theo dõi, kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện quy hoạch.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đm bảo đủ quỹ đất cho các công trình điện theo quy hoạch.

3. UBND các huyện, thành phố phối hợp Sở Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, bố trí quỹ đất cho các công trình điện theo quy hoạch.

4. Công ty Điện lực Kon Tum căn cứ vào nội dung quy hoạch được duyệt, cân đối nguồn vốn và đưa vào kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện quy hoạch.

Quá trình thực hiện có vướng mắc, giao Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tnh xem xét, xử lý.

Điều 3. Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh
;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng Công ty Điện lực miền Trung;
-
Đài PT-TH tỉnh, Báo Kon Tum;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HTKT3
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức
T
uy

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 165/QĐ-UBND ngày 08/03/2017 phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035" - Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.589

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.82.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!