ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 163/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày
17 tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH TÀI LIỆU KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
XÂY DỰNG Ở CÁC VÙNG ĐỒI NÚI, SÔNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 46/CT-TTg
ngày 23 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy
hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết Dương lịch và Tết
Nguyên đán năm 2025;
Theo đề nghị của Công an
tỉnh tại Tờ trình số 400/TTr-CAT-PC07 ngày 18 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kỹ thuật
hướng dẫn các giải pháp an toàn về phòng cháy, chữa cháy có liên quan đến giao
thông phục vụ chữa cháy đối với một số công trình đặc thù xây dựng ở các vùng
đồi núi, sông nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (đính kèm Tài liệu kỹ thuật).
Tài liệu này có tính chất tham
khảo về một số giải pháp kỹ thuật chung, cấp thiết, điển hình. Có thể áp dụng
tài liệu này khi đề xuất và xây dựng phương án nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa
xảy ra cháy và tạo điều kiện để hạn chế tối đa nguy cơ thiệt hại tính mạng người
sử dụng nếu có cháy xảy ra đối với một số công trình đặc thù xây dựng ở các
vùng đồi núi, sông nước. Các nhóm giải pháp này không thay thế cho các yêu cầu
an toàn cháy được quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn cháy.
Điều 2. Các sở, ban
ngành cấp tinh va UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tham khảo tài liệu
kỹ thuật; tuyên truyên, phổ biến nhằm tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy
đối với một số công trình đặc thù xây dựng ở các vùng đồi núi, sông nước. Trong
quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan,
đơn vị gửi ý kiến về Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu
hộ cứu nạn) để chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực
hiện hoặc có ý kiến với đơn vị biên soạn, cấp có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giam đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Giám đốc Công an
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giang Thanh Khoa
|
TÀI LIỆU
HƯỚNG
DẪN GIẢI PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG PHỤC VỤ
CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 17/01/2025 của UBND tỉnh Kiên Giang)
1. Đối với các hạng mục, công
trình chỉ tiếp cận được bằng các phương tiện giao thông đường thủy
a) Phải bố trí bến, bãi lên
xuống bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tiếp cận phục vụ chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ đồng thời phải có các giải pháp chống trơn trượt, trong đó cần lưu
ý:
- Bề mặt bến, bãi phục vụ chữa
cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt nghiêng thì độ dốc không được quá
1:15 (vận dụng quy định tại Điều 6.2.4 QCVN 06:2022/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”).
- Bến, bãi bố trí loại bậc
thang thì không được lớn hơn 1:1 (45°); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn
25cm, chiều cao bậc không được lớn hơn 22cm và không nhỏ hơn 5cm (vận dụng
quy định tại Điều 3.4.2 QCVN 06:2022/BXD).
- Vị trí bến, bãi phải đảm bảo khoảng
thông thoáng để máy bơm chữa cháy hoặc các loại thiết bị chữa cháy công năng
tương tự lấy nước được (căn cứ thực tiễn áp dụng).
b) Phải bố trí biển báo hoặc có
dấu hiệu nhận biết vị trí tiếp cận bến, bãi lên xuống cho người và phương tiện
phục vụ chữa cháy có thể nhìn thấy được vào ban đêm, đồng thời phù hợp với các
quy định hiện hành.
2. Đối với các công trình
nằm ở vị trí mà điều kiện hạ tầng giao thông công cộng không đáp ứng các yêu
cầu về chiều rộng, chiều cao thông thủy và tải trọng nền đường cho xe chữa cháy
hoạt động
a) Khi lập hồ sơ thiết kế phải
có phương án bố trí đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy và lối tiếp cận
cho lực lượng và phương tiện chữa cháy phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng
của vùng đó.
b) Nghiên cứu, áp dụng tăng
cường ít nhất một hoặc đồng thời các giải pháp kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy
phù hợp với quy mô, công năng công trình, cụ thể như sau:
- Hệ thống cấp nước chữa cháy
ngoài nhà;
- Hệ thống họng nước chữa cháy
vách tường;
- Hệ thống chữa cháy tự động
bằng nước, bọt, khí….;
- Hệ thống loa thông báo và
hướng dẫn thoát nạn;
- Hệ thống báo cháy tự động,
thiết bị báo cháy cục bộ;
- Trang bị phương tiện, dụng cụ
chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ, mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc
cách ly.
c) Hồ sơ thiết kế các hệ thống
phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan phòng cháy, chữa cháy
phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm
quyền thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
3. Đối với các công trình
xây dựng trên đảo với điều kiện hạ tầng giao thông nhỏ hẹp, không có xe ô tô,
xe chữa cháy hoạt động
a) Không bắt buộc áp dụng các
quy định tại Điều 6.1, Điều 6.2, Điều 6.3, Điều 6.4, Điều 6.5 QCVN 06: 2022/BXD
và Sửa đổi 1:2023/BXD QCVN 06:2022/BXD
b) Khi lập hồ sơ thiết kế phải
có phương án bố trí đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy và lối tiếp cận
cho lực lượng và phương tiện chữa cháy hiện có của địa phương đó./.