ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1614/QĐ-UBND
|
Hà Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VỀ CHẤT THẢI CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN
2023 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17
tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng thủ dân sự ngày 20
tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày
23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó
sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3553/TTr-STNMT ngày 31 tháng
10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố môi
trường về chất thải cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT và TKCN;
- TTr. Tỉnh ủy;
- TTr. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh;
- Báo Hà Giang; Đài PT-TH tỉnh Hà Giang;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo Tin học;
- Lưu: VT, KTTH.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
KẾ HOẠCH
ỨNG
PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VỀ CHẤT THẢI CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số: 1614/QĐ-UBND ngày 21/11/2024 của UBND tỉnh
Hà Giang)
A. MỤC ĐÍCH:
Việc ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố
môi trường về chất thải cấp tỉnh giai đoạn 2023-2030 tỉnh Hà Giang là nhằm triển
khai quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn
2023-2030. Phạm vi của kế hoạch nhằm triển khai thực hiện việc phòng ngừa sự cố
môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (gọi chung là sự cố chất thải)
quy định tại Khoản 6 Điều 121 Luật bảo vệ môi trường.
B. NỘI DUNG
THỰC HIỆN:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm
tình hình có liên quan đến chất thải
a) Vị trí địa lý:
Hà Giang là tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc
Tổ quốc, tọa độ địa lý 22°10’ đến 23°30’ vĩ độ Bắc, 104°20’ đến 105°34’ kinh độ
Đông, phía Bắc giáp các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh
Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào
Cai. Diện tích tự nhiên là 7.945,8 km².
b) Đặc điểm địa hình:
Địa hình tỉnh Hà Giang khá phức tạp,
có nhiều dãy núi cao độ dốc lớn, chiếm 48,36% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung
bình từ 800m - 1200m so với mực nước biển, đặc biệt dãy Tây Côn Lĩnh cao hơn
2400m. Trên địa bàn tỉnh có một số con sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông
Chảy, Sông Miện, Sông Bạc, Sông Nho Quế. Về cơ bản địa hình tỉnh Hà Giang có thể
chia thành ba vùng như sau:
- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc
còn gọi là Cao nguyên đá Đồng Văn, bao gồm các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh, Quản Bạ với 90% diện tích là núi đá vôi. Tại đây có núi đá tai mèo sắc nhọn,
khe núi sâu và hẹp cùng nhiều vách đá dựng đứng, xen kẽ những dải núi cao là
thung lũng với những dải đất hẹp.
- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía
Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, là một phần cao nguyên Bắc Hà. Địa
hình phổ biến dạng vòm hoặc dạng nửa vòm, vùng này thuộc khối thượng nguồn sông
chảy sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp có sự chia cắt mạnh,
nhiều nếp gấp.
- Vùng III: Là vùng đồi núi thấp, bao
gồm các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và Thành phố Hà Giang.
Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng
nằm dọc theo sông suối, đây là vùng đất phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng, đồng thời
là vựa lúa lớn của tỉnh.
c) Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là
miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt
Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh
miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.
- Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng
21,6°C - 23,9°C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10°C và trong ngày
cũng từ 6 - 7°C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40°C (tháng 6, 7); ngược
lại mùa lạnh nhiệt độ
thấp tuyệt đối
là 2,2°C (tháng 1).
- Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú.
Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc
Quang hơn 4.000 mm, là
một trong số
trung tâm mưa lớn nhất nước. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các
tháng trong năm khá lớn. Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm,
trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm...
- Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang
đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng
87 - 88%, thời điểm thấp nhất
(tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và
mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng
7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427
giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
- Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc
vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng
gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình
khoảng 1 - 1,5m/s. Đây
cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn,
sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm
cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống.
d) Đặc điểm kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động: Tỉnh Hà Giang
có 19 dân tộc chung sống, đông nhất là dân tộc Mông chiếm 30,52%, dân tộc Tày
chiếm 25,35%, dân tộc Dao chiếm 15,35% còn lại là các dân tộc khác. Theo thống kê dân số
hiện tại có 887.086 người. Nguồn lực lao động dồi dào nhưng cơ bản là lao động
phổ thông, chưa
được
đào tạo nghề theo chuyên môn. Dân trí nhìn chung chưa phát triển đồng đều, vùng
cao, vùng sâu có trình độ dân trí thấp.
- Phát triển kinh tế: Hà Giang là tỉnh
có điều kiện kinh tế khó khăn, có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi
trong phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang phát triển theo hướng chuyên
sâu từng lĩnh vực có thế mạnh và chuyển
dịch dần theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất,
chế biến để nâng cao năng suất, sản xuất, theo đó nông nghiệp cũng đã có những
bước phát triển mới, tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt
177.458,2 ha; tổng sản lượng lương thực năm 2023 đạt 411.644 tấn. Tiếp tục phát
triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, theo hướng quy
mô trang trại. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp cũng đã có những bước đột
phá về phát triển, đóng góp vào ngân sách của tỉnh khá lớn; trong đó chủ yếu là
lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, thủy điện. Thương mại, dịch
vụ, du lịch phát triển tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 đạt
17.309,1 tỷ đồng. Hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang phát triển nhanh về quy
mô lẫn chiều sâu; hàng năm đã thu hút được lượng khách khá lớn đến với Công
viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, trong năm Hà Giang đón 3,01 triệu
lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 7.092 tỷ đồng.
2. Tính chất,
quy mô đặc điểm của các cơ sở trên địa bàn tỉnh
- Tính đến nay tỉnh Hà Giang có 01 Khu
công nghiệp Bình Vàng, trong đó có 08 cơ sở đang hoạt động trong Khu công
nghiệp, loại hình hoạt động gồm: chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản
xuất vật liệu xây dựng,...;
- Có 01 Khu kinh tế là Khu kinh tế cửa
khẩu Thanh Thủy, trong đó có 42 doanh nghiệp đã đầu tư trong khu kinh tế
với các lĩnh vực đầu tư gồm: dịch vụ viễn thông, ngân hàng, vệ sinh môi trường,
kho bãi, bốc xếp, hội chợ triển lãm, kinh doanh tổng hợp, xăng dầu, cửa hàng miễn
thuế; khách sạn, nhà hàng, sản xuất và chế biến lâm sản... không có các lĩnh vực
thuộc loại hình nguy cơ ô nhiễm môi trường; các cơ sở hoạt động trong Khu kinh
tế có phát sinh chất thải, nước thải ít, các tác động tới môi trường là không
đáng kể.
- Có 03 Cụm Công nghiệp đang hoạt động,
trong đó, Cụm công nghiệp Minh Sơn 2, huyện Bắc Mê có 01 Nhà máy chế biến
khoáng sản; Cụm Công nghiệp Nam Quang, huyện Bắc Quang có 06 cơ sở sản xuất
trong Cụm thuộc các loại hình như: chế biến nông sản, sản xuất giấy, bột giấy,
chế biến lâm sản...; Cụm công nghiệp Tân Bắc, huyện Quang Bình có 01 cơ sở sản
xuất gạch tuynel.
- Có 43 làng nghề, làng nghề truyền thống
đã được UBND tỉnh Hà Giang công nhận, thuộc các nhóm: Chế biến, bảo quản nông,
lâm, thủy sản (20 làng nghề); Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy
tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (21 làng nghề); Sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ (01 làng nghề); Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh
(01 làng nghề). Các làng nghề trên địa bàn sản xuất theo quy mô hộ gia
đình, nhỏ lẻ; các loại chất thải được tái sử dụng và ít phát sinh chất thải ra
môi trường nên mức độ tác động môi trường không lớn.
- Có 71 dự án khai thác khoáng sản có
giấy phép còn hiệu lực (trong đó 26 giấy phép khoáng
sản kim loại, 45 giấy phép VLXD thông thường). Trong số 71 dự án (giấy
phép) được cấp, đến nay có 43 dự án đang hoạt động khai thác (08 mỏ kim
loại, 35 mỏ VLXD thông thường), 16 mỏ tạm dừng hoạt động (chủ yếu là mỏ
khoáng sản kim loại), 12 mỏ đang tiến hành xây dựng cơ bản chưa
khai thác. Mặc dù phần lớn cơ sở sản
xuất, khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh đã đầu tư thu gom xử lý bùn thải quặng,
tuy nhiên, do các nhà máy tuyển quặng thường đặt cạnh dòng suối, ao lắng đắp bằng
đập đất nên có những thời điểm xảy ra sự cố tràn bùn thải, nước thải ra suối, ảnh
hưởng đến nước phục vụ tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp của người dân phía hạ
lưu, phát sinh bụi do quá trình vận chuyển;
- Hà Giang có 36 nhà máy thủy điện
đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 725,7 MW.
- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 15
khu/bãi chôn lấp, đốt chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện, thành phố;
Có 31 Bệnh viện, trung tâm y tế (Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế các huyện,
thành phố và các bệnh viện tư) đang hoạt động; có 19 cơ sở thuộc danh mục loại
hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định
tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Trên địa bàn tỉnh
không có cơ sở xử lý chất thải nguy hại, các bệnh viện và trung tâm y tế phát
sinh chất thải nguy hại chủ yếu tự xử lý trong khuôn viên cơ sở và xử lý theo
mô hình cụm đã được UBND tỉnh phê duyệt; không có cơ sở liên quan đến sử dụng
hóa chất độc, phóng xạ.
3. Thực trạng
lực lượng, phương tiện ứng phó chất thải cấp tỉnh
3.1. Lực lượng,
phương tiện chuyên trách:
Trên địa bàn tỉnh chưa có lực lượng
chuyên trách về ứng phó sự cố, chỉ có lực lượng thu gom, xử lý và cứu chữa bệnh nhân
khi có sự cố xảy ra, cụ thể:
- Công ty cổ phần Môi trường Đô thị;
các Trung tâm dịch vụ Công cộng Môi trường và cấp thoát nước các huyện.
- Công ty cổ phần cấp thoát nước.
- Các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự
phòng của tỉnh
3.2. Lực lượng,
phương tiện kiêm nhiệm
3.2.1. Lực lượng
Do không có lực lượng chuyên trách
phòng ngừa sự cố chất thải độc lập nên các lực lượng tham gia ứng phó sự cố chất
thải đều là lực lượng
kiêm nhiệm, gồm:
- Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Sở Công Thương;
- Sở Y tế;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Tài chính;
- Sở Xây dựng;
- 11 Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp
huyện, thành phố.
3.2.2. Phương tiện, trang thiết bị
- UBND tỉnh huy động các trang thiết bị
ứng phó sự cố chất thải của các đơn vị: Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, gồm: xe
tải, xe téc, xe ca, xe cứu thương, xe chuyên dụng, xe cứu hộ đa năng, quần áo
phòng độc, mặt nạ phòng độc, găng tay bảo hộ chống nhiễm hóa chất...
- Ngoài ra, có thể huy động các trang
thiết bị, vật tư phục vụ công tác ứng phó sự cố chất thải của các khu công nghiệp,
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(Thống kê phương
tiện, trang thiết bị, vật tư ứng phó của tỉnh tại phụ lục kèm theo)
4. Dự kiến các khu vực
nguy cơ cao
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá của
các mô hình dự báo không khí, mô hình truyền tải khuếch tán kết hợp mô hình
sinh thái (nhiệm vụ: Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra,
xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Giang), dự kiến các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố chất thải
cấp tỉnh như sau:
4.1. Sự cố môi trường
liên quan đến khí thải
Khu vực: Nhà máy luyện Antiomin Mậu Duệ,
xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang, công suất 1.000 tấn/năm. Sự cố hỏng hệ thống
xử lý bụi và khí (hỏng hệ thống lọc bụi túi vải và tháp hấp thụ khí, bụi) trước
khi xả ra môi trường của quá trình sản xuất. Phát thải từ lò thiêu ô xy hóa, lò
chưng và lò luyện lượng lớn các loại khí thải bao gồm: bụi, CO, SO2, NOx, HC và
các khí khác. Phạm vi ô nhiễm môi trường không khí dự kiến có thể đạt 8 km tính
từ ranh giới nhà máy, trong đó thuộc phạm vi của 02 huyện Yên Minh (xã Mậu Duệ)
và huyện Đồng Văn (Xã Vần Chải, Sủng Trái).
4.2. Sự cố môi trường
liên quan đến nước thải
a) Khu vực 1: Khu khai thác và chế biến
quặng sắt Sàng Thần, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, công suất khai thác và chế biến
740.648 tấn quặng nguyên khai/năm. Sự cố vỡ đê chắn hồ chứa nước thải sản xuất
gây ô nhiễm nguồn nước khu vực hạ lưu sông Gâm. Lưu lượng thải ra môi trường 1,6m³/s.
b) Khu vực 2: Khu xử lý nước thải KCN
Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, công suất 2.000 m³/ngày đêm. Sự cố vỡ
khu chứa nước thải công nghiệp 3.100 m³ của KCN làm tràn ra nguồn nước mặt gây ô
nhiễm hạ lưu sông Lô. Lưu lượng thải ra môi trường 7,7 m³/s.
c) Khu vực 3: Khu khai thác quặng sắt
mỏ Nam Lương, xã Thái An, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, mỏ có trữ lượng và công suất
khai thác lớn 150.000 tấn quặng khai nguyên/năm. Sự cố vỡ đê chắn hồ chứa nước
thải sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước khu vực hạ lưu sông Miện và sông Lô. Lưu
lượng thải ra môi trường 13,6 m³/s.
4.3. Sự cố môi trường
liên quan đến bùn thải
a) Khu vực 1: Mỏ chì - kẽm Tà Pan, xã
Minh Sơn, huyện Bắc Mê, công suất khai thác lớn 8.000 tấn quặng khai
nguyên/năm. Sự cố vỡ đê chắn hồ
chứa bùn thải 23.268 m³ tràn ra ngoài gây ô nhiễm đất khu vực xung quanh và có
nguy cơ tràn xuống suối gây ô nhiễm sông Lũng Vầy, Nậm Chì, Nậm Mạ và sông Gâm.
b) Khu vực 2: Khai thác và tuyển quặng
Mangan Nà Viền xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê (phần mở rộng thuộc thôn Nà Nèn, xã
Yên Phú, huyện Bắc Mê), công suất khai thác lớn 10.000 tấn quặng khai
nguyên/năm, công suất chế biến 6.000 tấn tinh quặng/năm. Sự cố vỡ đê chắn hệ thống
hồ chứa bùn thải tràn ra ngoài gây ô nhiễm đất khu vực xung quanh và có nguy cơ
tràn xuống suối gây ô nhiễm suối Nậm Thiu, sông Gâm.
5. Kết luận:
Nhìn chung các dự án công nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh không nhiều, chủ yếu là có quy
mô công suất trung bình và nhỏ, chất thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải, bùn thải...) từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ phát sinh không quá lớn; nguy cơ xảy ra sự cố chất thải cấp
tỉnh ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch ứng phó trong trường hợp xấu nhất có thể sẽ xảy
ra sự cố chất thải vì các nguyên nhân ngoài ý muốn, tác động bởi các yếu
tố tự nhiên như:
mưa, bão, lũ... Với tính chất, quy mô đặc điểm của các cơ sở trên địa bàn tỉnh
và thực trạng lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố chất thải của tỉnh thì có khả
năng ứng phó, khắc phục sự cố xảy ra ở mức vừa (quy mô trung bình).
II. TỔ CHỨC,
LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng
chỉ đạo:
“Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”
2. Nguyên tắc
ứng phó
- Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng
kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó
khi xảy ra sự cố môi trường, sự cố chất thải;
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời
thông tin sự cố môi trường, sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt
động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng
phó;
- Ứng phó sự cố môi trường, sự cố chất
thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại
pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu
quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố;
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hợp
đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự
cố môi trường,
sự cố chất
thải;
- Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường,
sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo,
phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố
gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
3.1. Biện pháp phòng
ngừa
- Kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ huy,
xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, tăng cường hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ
năng nghiệp vụ, diễn tập ứng phó
sự cố cho lực lượng
chuyên trách, kiêm nhiệm;
- Tăng cường hợp tác, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo,
cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải;
- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật
tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng. Nâng cao năng lực
quan trắc, cảnh báo,
thông báo, báo động sự cố tại địa phương;
- Chủ động lồng ghép công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, các
cơ sở sản xuất kinh doanh về nguy cơ, hậu quả của sự cố chất thải và biện pháp
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử
lý nghiêm các khu công nghiệp, nhà máy, làng nghề, dự án, cơ sở sản xuất...vi
phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải;
- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư công
trình bảo vệ môi trường, tham gia dịch vụ công ích để thực hiện ứng phó sự cố chất
thải, khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố chất
thải.
3.2. Biện pháp ứng
phó, khắc phục hậu quả
a) Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình
hình sự cố
- Tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận
thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thải trên các
phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và cộng đồng.
- Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động nắm chắc
tình hình, đánh giá, kết luận, xác định phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng
và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.
b) Biện pháp ứng phó
- Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện
và nhân dân: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh
(Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh...) phối
hợp với chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán
người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường,
kịp thời thông tin, định hướng dư luận.
- Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường,
cụ thể:
+ Sự cố chất thải rắn thông thường
(CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...): Sử dụng lực lượng, phương tiện
tại chỗ để khống chế, hạn chế,
không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ,
đào rãnh ngăn, bể chứa,.., không cho đất, đá thải trôi ra môi trường.
+ Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước
thải): Dừng phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật
liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ
thống bơm để hút toàn bộ
nước thải thu về bể chứa, hồ chứa...
+ Sự cố chất thải khí (khí thải): Sử dụng
lực lượng, phương tiện tại chỗ để khống chế, hạn chế, dừng phát tán ra môi trường; đồng thời
sử dụng các công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp
như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính,
geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen
sulfide, Mercaptans,
Sulfide, Amoniac)
hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không
khí, loại bỏ khí độc hại...
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển
khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại
(nếu có); làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat,
Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi... hoặc sử dụng vi
sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất
hữu cơ độc hại.
c) Khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường
sau sự cố
- Tổ chức lực lượng, phương tiện thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định.
- Phục hồi môi trường sau sự cố: Quan
trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo theo quy định.
4. Tổ chức sử
dụng lực lượng
Khi xảy ra sự cố chất thải cấp tỉnh,
Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy hoặc chỉ định Người chỉ huy, chỉ đạo tổ chức
sử dụng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố, cụ thể như
sau:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động: Sử dụng lực lượng Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Công Thương;
- Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:
+ Lực lượng sơ tán người, tài sản đến
nơi an toàn: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh và nhân dân địa phương.
+ Lực lượng ứng phó tại chỗ: Sử dụng lực
lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng, Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; các cơ sở, chủ đầu tư dự
án xảy ra sự cố; huy động các phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết (theo loại
hình sự cố) để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự phát tán chất thải, thu
gom, xử lý chất thải tràn ra ngoài môi trường.
+ Lực lượng tăng cường, phối hợp: Khi
sự cố chất thải xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy
phòng thủ dân sự tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia đề nghị
tăng cường lực lượng, phương tiện của cấp trên, lực lượng, phương tiện của các
đơn vị quân đội và lực lượng, phương tiện của các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng
phó.
+ Lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự
khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan chức
năng của địa phương.
+ Lực lượng đảm bảo hậu cần, y tế: Sử
dụng lực lượng Công Thương, Y tế chủ trì, phối hợp với các lực lượng thực hiện
nhiệm vụ ứng phó.
4.2. Lực lượng ứng
phó, khắc phục hậu quả
Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ
đạo lực lượng phương tiện tại chỗ như: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh,
chính quyền địa phương; các Sở, ban, ngành; các cơ sở gây ra sự cố và các lực
lượng theo hợp đồng của tỉnh sử
dụng phương tiện, thiết bị triển khai các biện pháp ngăn chặn, khống chế, không
để chất thải lan rộng
ra môi trường.
a) Lực lượng sơ tán người, tài
sản đến nơi an toàn
Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ
đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ sở cơ quan chức năng
của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố và các lực
lượng khác nhanh chóng sơ tán nhân dân và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
b) Lực lượng ứng phó tại chỗ
Huy động lực lượng, phương tiện ứng
phó sự cố tại chỗ gồm: Lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố cấp huyện nơi có sự
cố chất thải; lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố của cơ sở để xảy ra
sự cố chất thải.
c) Lực lượng tăng cường, phối hợp
Khi sự cố chất thải xảy ra vượt quá khả
năng ứng phó của tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh báo cáo Ban chỉ
đạo Phòng thủ dân sự quốc gia đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện của cấp
trên, lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội và lực lượng, phương tiện
của các tỉnh lân cận cùng tham gia ứng phó.
d) Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự
khu vực sự cố
Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ
đạo cơ sở gây ra sự cố chất thải quyết liệt ngăn chặn, đồng thời chỉ đạo Công
an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các lực lượng liên quan tổ
chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho
người dân và các phương tiện không có thẩm quyền ra vào khu vực xảy ra sự cố.
đ) Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế
- Lực lượng bảo đảm hậu cần: Ban Chỉ
huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố; Sở Y tế phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ cơ sở gây ra sự cố và chính quyền địa phương
nơi xảy ra sự cố bảo đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó và nhân dân
trong khu vực xảy ra sự cố; các lực lượng
tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm phương tiện cho lực lượng của đơn vị mình.
- Lực lượng bảo đảm y tế: Sở Y tế chủ
trì, chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn, lực lượng y tế của tỉnh phối
hợp với quân y tham gia ứng phó, thiết lập Bệnh viện dã chiến tại nơi xảy ra sự
cố (nếu cần); cử cán bộ, y bác sĩ, nhân viên cùng trang thiết bị, vật tư, thuốc
để sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho nhân dân và nhân viên làm công tác ứng cứu tại
hiện trường.
III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Chất thải
rắn
1.1. Tình huống: Do ảnh hưởng
của thời tiết, trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang có mưa lớn, kéo dài. Tại
khu vực khai thác Mỏ Chì - Kẽm Tà Pan thuộc Công ty CP khoáng sản Minh Sơn, xã
Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, công suất khai thác lớn 8.000 tấn quặng
khai nguyên/năm, bị vỡ đê chắn bùn thải. Hậu quả làm 23.268 m³ bùn thải tràn ra
môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng 10 ha đất sản xuất nông nghiệp và
95 hộ dân sinh sống trong khu vực. Sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, đề
nghị UBND tỉnh chủ trì ứng phó.
1.2. Biện pháp xử lý
Sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố,
Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh lệnh
Văn phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), cơ động đến hiện trường xảy
ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức như sau:
1.2.1. Tiếp nhận
thông tin, đánh giá, kết luận tình hình
Sau khi tiếp nhận thông tin từ Chủ tịch
UBND huyện Bắc Mê, Chủ tịch UBND tỉnh lệnh cho UBND huyện Bắc Mê chỉ đạo
lực lượng tại chỗ quyết
liệt ứng phó, ngăn chặn không cho chất thải tràn ra môi trường, đồng thời đánh
giá kết luận tình hình, xác định khả năng diễn biến sự cố, tổ chức lực lượng bảo
vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho người,
phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố.
1.2.2. Vận hành cơ chế:
Nhận được thông tin từ Chủ tịch UBND
huyện Bắc Mê, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy phòng
thủ dân sự của tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.
1.2.3. Thiết lập Sở
chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Sở
chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân
tỉnh phụ trách lĩnh vực về môi
trường trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo điều hành và tổ chức ứng phó.
- Phó Chỉ huy trưởng hiện trường: Do
Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp Chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực
lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải.
- Các thành viên gồm: Ban chỉ huy
phòng thủ dân sự của tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng, Công an tỉnh, Lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông Vận tải, Thông
tin và Truyền thông, Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê.
1.2.4. Tổ chức ứng
phó sự cố
Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng
phó sự cố chất thải, cụ thể như sau:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động
Sau khi nhận được báo cáo của Văn
phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng, các Sở, ngành liên quan và đơn vị hợp đồng với tỉnh (nếu có) huy động
lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng
phó.
Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn lực lượng,
phương tiện cơ động đến hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và người
dân ra khỏi khu vực sự cố
Chỉ huy trưởng Chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Công an tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), lực
lượng của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê và nhân dân tại địa bàn nhanh
chóng sơ tán người, phương tiện, tài sản (nếu có) ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Tổ chức ứng phó:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng phó sự cố chất
thải, các lực lượng tham gia được tổ chức tiến hành các nội dung như sau:
+ Ngăn chặn nguồn phát ra chất thải:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử
dụng phương tiện tổ chức triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn,..., bịt lấp các khu
vực bị sạt, lở bằng các vật liệu
tại chỗ để ngăn chặn không cho nguồn chất thải lan rộng, phát ra môi trường, giới
hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động của chất thải và nước thải.
+ Khoanh vùng sự cố chất thải: Chỉ huy
trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng
phương tiện (máy xúc, máy ủi...) kết hợp với nhân lực đắp bờ, đào rãnh
ngăn....để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng chất thải không để lan rộng ảnh hưởng
đến môi trường;
+ Thu gom chất thải: Chỉ huy trưởng, Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện
(máy xúc, máy ủi...) kết hợp với nhân lực thu gom chất thải; sử dụng công nghệ
ép khô đất thải, rác thải vận chuyển về nơi tập kết; sử dụng thiết bị bơm nước
để thu hồi nước thải hoặc chuyển hướng di chuyển của nước thải về hồ chứa, rãnh
ngăn, bể chứa... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; đánh giá mức độ ô
nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm; làm sạch nguồn nước bằng
chất oxy hóa khử như: Clo, Kali pecmanganat, Clorat canxi, Bicromat
kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi,... Tiến hành quan trắc, đánh giá chất lượng
môi trường nước mặt, đất khu vực kênh thủy lợi (Sở Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn việc thu gom chất thải và vận chuyển về nơi tập kết để xử lý theo
quy định; tổ chức quan trắc đánh giá chất
lượng môi trường làm cơ sở kết thúc sự cố).
- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn
khu vực sự cố: Chỉ huy trưởng, Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công
an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng tham gia ứng phó tổ chức tuần tra, bảo vệ
an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân và phương tiện ra vào
khu vực hiện trường, bảo đảm an toàn hành lang giao thông khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế
+ Bảo đảm hậu cần: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan và UBND huyện Bắc Mê, Công ty CP khoáng sản Minh Sơn bảo
đảm hậu cần cho các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó
sự cố tự bảo đảm phương tiện trong quá trình tham gia ứng phó.
+ Bảo đảm y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ
huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh,
Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê, lực lượng
y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm
huyện Bắc Mê (nếu cần); cử cán bộ, y bác sĩ, nhân viên cùng trang, thiết bị, vật tư y tế,
cơ số thuốc để sơ cứu, cấp cứu, điều trị bệnh cho nhân dân và cán bộ, nhân viên
làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời, hiệu quả.
- Bộ phận khắc phục hậu quả, phục hồi
môi trường:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó phối hợp với Sở: Tài nguyên
và Môi trường, Công Thương, Khoa học - Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý môi trường sau sự cố, không để ảnh hưởng
sức khỏe nhân dân và môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công
nghệ đánh giá kết quả xử lý môi trường để làm căn cứ ra quyết định kết thúc
công tác xử lý sự cố.
1.2.5. Tổng hợp báo
cáo theo quy định
2. Sự cố nước
thải
2.1. Tình huống: Do quá trình
sử dụng lâu ngày. Tại Khu xử lý nước thải Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức,
huyện Vị Xuyên, công suất 2.000 m³/ngày đêm, bị vỡ đê bể chứa nước thải công
nghiệp. Hậu quả làm 3.100 m³ nước thải tràn ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng 07 ha đất sản
xuất nông nghiệp và 103 hộ dân sinh sống trong khu vực. Sự cố vượt quá khả
năng ứng phó của cơ sở. Chủ cơ sở đề nghị UBND tỉnh chủ trì ứng phó.
2.2. Biện pháp xử lý:
Sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố,
Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh lệnh
Văn phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), cơ động đến hiện trường xảy
ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức như sau:
2.2.1. Tiếp nhận
thông tin, đánh giá, kết luận tình hình
Sau khi tiếp nhận thông tin từ Chủ tịch
UBND huyện Vị Xuyên, Chủ tịch UBND tỉnh lệnh cho UBND huyện Vị Xuyên chỉ đạo lực
lượng tại chỗ quyết liệt ứng phó, ngăn chặn không cho nước thải tràn ra môi trường,
đồng thời đánh giá kết luận tình hình, xác định khả năng diễn biến sự cố, tổ chức lực
lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo không cho
người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố.
2.2.2. Vận hành cơ chế:
Nhận được thông tin từ Chủ tịch UBND
huyện Bắc Mê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban chỉ
huy phòng thủ dân sự của tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn tỉnh chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.
2.2.3. Thiết lập Sở
chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định
thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách lĩnh vực về môi trường trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo
điều hành và tổ chức ứng phó.
- Phó Chỉ huy trưởng hiện trường: Do
Chỉ huy trưởng chỉ định; giúp Chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực
lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải.
- Các thành viên gồm: Ban chỉ huy
phòng thủ dân sự của tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng, Công an tỉnh, Lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông Vận tải, Thông
tin và Truyền thông, Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên.
2.2.4. Tổ chức ứng
phó sự cố
Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng phó sự cố chất
thải, cụ thể như sau:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động
Sau khi nhận được báo cáo của Văn
phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng, các Sở, ngành liên quan và đơn vị hợp đồng với tỉnh (nếu có) huy động
lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng
phó.
Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn lực lượng,
phương tiện cơ động đến hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và người dân ra
khỏi khu vực sự cố
Chỉ huy trưởng Chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Công an tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), lực
lượng của Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên và nhân dân tại địa bàn nhanh chóng sơ
tán người, phương tiện, tài sản (nếu có) ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Tổ chức ứng
phó:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng
phó sự cố chất thải, các lực lượng tham gia được tổ chức tiến hành các nội dung
như sau:
+ Ngăn chặn nguồn phát ra nước thải:
Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử
dụng phương tiện kết hợp với nhân lực tổ chức triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn,
bể chứa..., bịt lấp thân hồ bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát
hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường...) để ngăn chặn nguồn nước thải không cho
lan rộng, phát tán ra môi trường, sử dụng hệ thống bơm để hút
nước thải về các hồ chứa nước thải, hồ sự cố tại khu vực hệ thống xử lý nước thải
của Khu công nghiệp.
+ Khoanh vùng sự cố chất thải: Chỉ huy
trưởng, Sở chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng phương tiện kết hợp với nhân lực
tổ chức triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa... bịt lấp thân hồ bị vỡ bằng
các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường...)
để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng nguồn chất thải không để lan rộng, phát
tán ảnh hưởng đến môi trường, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động của
nước thải.
+ Thu gom nước thải: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó sử dụng hệ thống bơm
để hút toàn bộ chất thải lỏng thu về bể chứa, hồ chứa... hoặc chuyển hướng di
chuyển của nước thải
về hồ chứa, rãnh
ngăn, bể chứa... không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; đánh giá mức độ ô
nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm; làm sạch nguồn nước bằng
chất oxy hóa khử như: Clo, Kali pecmanganat, Clorat canxi, Bicromat kali,
Dioxit clo, Hypoclorit canxi,..., nước thải thu gom được sử dụng xe chuyên dụng
vận chuyển về nơi tập kết theo quy định,
không để lan rộng ảnh hưởng đến môi trường; Quan trắc đánh giá chất lượng môi
trường nước mặt khu vực sự cố (Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc
thu gom nước thải và tổ chức vận chuyển về nơi tập kết để xử lý theo quy định).
- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn
khu vực sự cố: Chỉ huy trưởng, Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công
an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng tham gia ứng phó tổ chức tuần tra, bảo
vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho người dân và phương
tiện ra vào khu vực hiện trường, bảo đảm an toàn hành lang giao thông khu vực xảy
ra sự cố.
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế:
+ Bảo đảm hậu cần: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan và UBND huyện Vị Xuyên, Chủ cơ sở bảo đảm hậu cần cho
các lực lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm
phương tiện trong quá trình tham gia ứng phó.
+ Bảo đảm y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy
tại hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh
viện đa khoa huyện Vị Xuyên, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng phó thiết
lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm huyện Vị Xuyên (nếu cần); cử cán bộ, y bác
sĩ, nhân viên
cùng trang, thiết bị, vật tư y tế, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh
cho nhân dân và cán bộ, nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời,
hiệu quả.
- Bộ phận khắc phục hậu quả, phục hồi
môi trường: Chỉ
huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó phối hợp
với Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học - Công nghệ và các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý môi trường sau sự cố, không để ảnh
hưởng sức khỏe nhân dân và môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học -
Công nghệ đánh giá kết quả xử lý môi trường để làm căn cứ ra quyết định kết
thúc công tác xử lý sự cố.
2.2.5. Tổng hợp báo
cáo theo quy định
3. Sự cố chất
thải khí
3.1. Tình huống: Do quá trình
sử dụng lâu ngày tại Nhà máy luyện Antiomin Mậu Duệ, xã Mậu Duệ, huyện Yên
Minh, Hà Giang, công suất 1.000 tấn/năm, thiết bị xử lý bụi và khí của Nhà máy
bị hỏng, làm khí thải mang theo khói độc có chứa khí độc như SO2, NOx, CO, NH3,
HF, SiF4, H2SO4..., phát tán ra ngoài môi trường,
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới hơn 300 hộ dân sống xung quanh, sự cố xảy
ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở. Chủ cơ sở đề nghị UBND tỉnh chủ trì, tổ
chức ứng phó.
3.2. Biện pháp xử lý
Sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố,
Chủ tịch UBND huyện Yên Minh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh lệnh
Văn phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh huy động lực lượng, phương tiện tại
chỗ của tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), cơ động đến hiện trường xảy
ra sự cố; các lực lượng tham gia ứng phó được tổ chức như sau:
3.2.1. Tiếp nhận
thông tin, đánh giá, kết luận tình hình
Sau khi tiếp nhận thông tin từ Chủ tịch
UBND huyện Yên Minh, Chủ tịch UBND tỉnh lệnh cho UBND huyện Yên Minh chỉ đạo lực
lượng tại chỗ quyết liệt ứng phó, ngăn chặn không cho chất thải tràn ra môi trường,
đồng thời đánh giá kết luận tình hình, xác định khả năng diễn biến sự cố, tổ chức
lực lượng bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp quan sát, cảnh báo
không cho người, phương tiện di chuyển vào khu vực xảy ra sự cố.
3.2.2. Vận hành cơ chế:
Nhận được thông tin từ Chủ tịch UBND
huyện Yên Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức vận hành cơ chế họp Ban
chỉ huy phòng thủ dân sự của tỉnh, đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn tỉnh chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó.
3.2.3. Thiết lập Sở
chỉ huy tại hiện trường: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định
thành lập Sở chỉ huy tại hiện trường, thành phần gồm:
- Chỉ huy trưởng: Đồng chí Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân
tỉnh phụ trách lĩnh vực
về môi trường trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo điều hành và tổ chức ứng phó.
- Phó Chỉ huy trưởng hiện trường: Do
Chỉ huy trưởng chỉ định;
giúp Chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng, phương tiện
tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải.
- Các thành viên gồm: Ban chỉ huy
phòng thủ dân sự của tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng, Công an tỉnh, Lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông Vận tải,
Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh.
3.2.4. Tổ chức ứng phó sự cố
Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng phó sự cố chất
thải, cụ thể như sau:
- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp
nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động
Sau khi nhận được báo cáo của Văn
phòng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
Ban chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng, các Sở, ngành liên quan và đơn vị hợp đồng với tỉnh (nếu có) huy động
lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố đến hiện trường xảy ra sự cố để tham gia ứng
phó.
Các cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức báo động đến toàn lực lượng,
phương tiện cơ động đến hiện trường để tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.
- Lực lượng sơ tán phương tiện và người
dân ra khỏi khu vực sự cố
Chỉ huy trưởng Chỉ huy tại hiện trường
chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng Công an tỉnh, lực lượng hợp đồng của tỉnh (nếu có), lực
lượng của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh và nhân dân tại địa bàn nhanh chóng sơ
tán người, phương tiện, tài sản (nếu có) ra khỏi khu vực xảy ra sự cố.
- Tổ chức ứng phó: Chỉ huy trưởng
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng tổ chức đồng thời thực hiện công tác ứng
phó sự cố chất thải, các lực lượng tham gia được tổ chức thành các bộ phận như
sau:
+ Ngăn chặn nguồn phát ra khí thải: Chỉ
huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng chuyên trách tham gia ứng
phó sử dụng phương tiện, vật tư bịt lấp, ngăn chặn nguồn khí thải ra môi trường,
áp dụng các phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp
thụ tương ứng phù hợp như: dung dịch kiềm, than hoạt tính, geolit..., để ngăn
chặn nguồn khí thải không cho phát tán, lan rộng ra môi trường.
+ Khoanh vùng khí thải: Chỉ huy trưởng,
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng chuyên trách tham gia ứng phó sử dụng
phương tiện chuyên dụng kết hợp với nhân lực tổ chức khoanh vùng khí thải, triển
khai xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide,
Mercaptans, Sulfide, Amoniac)
hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ
Plasma nhằm giảm nồng độ bụi
trong không khí, loại bỏ khí độc hại trong khí thải...để ngăn chặn, khống chế, khoanh vùng
nguồn khí thải không để lan rộng,
phát tán rộng, ảnh hưởng đến môi trường.
+ Thu gom chất thải: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường, chỉ đạo lực lượng chuyên trách tham gia ứng
phó áp dụng các phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp
thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như
than hoạt tính, geolit..., xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc
(Hydrogensulfide,
Mercaptans, Sulfide,
Amoniac...) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi
trong không khí, loại bỏ khí độc hại trong khí thải..., không để lan rộng ảnh
hưởng đến môi trường và đời sống dân sinh, tiến hành quan trắc, đánh giá chất
lượng môi trường không khí khu vực xảy ra sự cố (Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn việc xử lý khí thải theo quy định, quan trắc môi trường
không khí xung quanh sau sự cố).
- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn
khu vực sự cố: Chỉ huy trưởng,
Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và lực lượng tham gia ứng phó tổ
chức tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường xảy ra sự cố, không cho
người dân và phương tiện ra vào khu vực hiện trường, bảo đảm an toàn hành lang
giao thông khu vực xảy ra sự cố.
- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế:
+ Bảo đảm hậu cần: Chỉ huy trưởng Sở
chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan và UBND huyện Yên Minh, Nhà máy luyện Antiomin Mậu Duệ bảo
đảm hậu cần cho các lực
lượng tham gia ứng phó; các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tự bảo đảm
phương tiện trong quá trình tham gia ứng phó.
+ Bảo đảm y tế: Chỉ huy trưởng Sở chỉ
huy tại hiện trường chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh,
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Minh, lực lượng y tế của các đơn vị tham gia ứng
phó thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm huyện Yên Minh (nếu cần); cử cán
bộ, y bác sĩ, nhân viên
cùng trang, thiết bị, vật tư y tế, cơ số thuốc để sơ, cấp cứu, điều trị bệnh
cho nhân dân và cán bộ, nhân viên làm công tác ứng cứu tại hiện trường, kịp thời,
hiệu quả.
- Bộ phận khắc phục hậu quả, phục hồi
môi trường: Chỉ
huy trưởng Sở chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo lực lượng tham gia ứng phó phối hợp
với Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học - Công nghệ và các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức khắc phục hậu quả và xử lý môi trường sau sự cố,
không để ảnh hưởng sức khỏe nhân dân và môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ đánh giá kết quả xử lý môi trường để làm
căn cứ ra quyết định kết thúc công tác xử lý sự cố.
3.2.5. Tổng hợp báo cáo theo quy định
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Nhiệm vụ
chung
- Chỉ đạo tập trung, thống nhất trong
phòng, chống, ứng phó sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng từ tỉnh tới xã trong việc huy
động, sử dụng nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải.
- Vận dụng, thực hiện tốt phương châm
“4 tại chỗ”, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả; xây dựng hệ thống tổ chức đủ
năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về
người, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tăng cường năng lực giám sát nguy cơ
sự cố chất thải tại các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, khu kinh tế,
cụm công nghiệp, làng nghề, trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, lưu
giữ chất thải nguy hại;
- Tổ chức huấn luyện, diễn tập định kỳ,
sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy
ra. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư chuyên dụng để nâng cao
năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả.
2. Nhiệm vụ cụ
thể
a) Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh:
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ
đạo các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch ứng
phó sự cố chất thải cấp tỉnh; kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức
ứng phó sự cố chất thải; tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất
thải;
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh về đầu
tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng nhằm ứng phó, khắc phục sự cố, phục
hồi môi trường sau sự cố chất thải.
- Tổ chức trực ban theo quy định để kịp
thời thông tin, cảnh báo cho các Sở, ngành và các địa phương, đơn vị triển khai
các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố chất thải trên địa
bàn.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó
của các lực lượng trong tỉnh, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh phối hợp với
các Sở, ngành và địa phương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định việc
yêu cầu trợ giúp từ Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
b) Sở chỉ huy tại hiện trường:
Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tham
gia ứng phó, khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường hiệu quả.
c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và địa phương hướng dẫn, tổ chức lực lượng ứng phó; đề xuất UBND tỉnh đầu
tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng để nâng cao năng lực ứng phó cho
các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các đơn vị có liên quan, sẵn sàng ứng
phó sự cố chất
thải cấp tỉnh.
- Là lực lượng trực tiếp phối hợp
trong công tác ứng phó, cứu nạn, cứu hộ, đây là lực lượng trực tiếp tiếp cận sớm
nhất tại địa bàn các huyện thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố. Có trách
nhiệm chỉ đạo, điều động lực lượng quân sự trên địa bàn thực hiện ứng phó sự cố
xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm phối hợp với cơ quan chức
năng tổ chức tập huấn, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; phối
hợp làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường.
d) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Xây dựng, kiện toàn lực lượng ứng
phó sự cố chất thải; kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong thực hiện
ứng phó sự cố khu vực biên giới, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng
phó sự cố, cứu nạn khắc
phục hậu quả khi có tình huống sự cố chất thải xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng
bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực xảy ra sự cố trong địa bàn
khu vực biên giới.
- Tổ chức thông tin, cảnh báo theo quy
định khi có các tình huống sự cố chất thải xảy ra trên địa bàn.
đ) Công an tỉnh
- Chủ trì, chỉ đạo cơ quan Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ, Cảnh sát điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham
gia ứng phó sự cố chất
thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền; sẵn sàng huy động lực lượng
cán bộ, chiến sĩ, cùng phương
tiện, trang thiết bị tham gia sơ tán, di dời dân, khắc phục hậu quả do sự cố
gây ra.
- Triển khai các lực lượng để bảo vệ
an ninh trật tự, an toàn xã hội, các khu vực xảy ra sự cố; điều tra làm rõ
nguyên nhân gây ra sự cố theo quy định của pháp luật; bảo vệ tài sản của nhà nước,
của nhân dân và doanh nghiệp khi có phát sinh tình huống sự cố; phối hợp, hướng
dẫn, giải quyết, xử lý ách tắc giao thông do sự cố gây ra.
- Chỉ đạo đơn vị phối hợp
với các ngành chức năng tham gia diễn tập ứng phó sự cố chất thải, đào tạo lực lượng
chuyên trách, kiêm nhiệm
ứng phó sự cố chất
thải (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, diễn tập trong các kế
hoạch khác của Công an tỉnh); Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, truyền
thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường ứng phó các sự cố môi
trường.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là cơ quan đầu mối giúp Ban Chỉ huy
phòng thủ dân sự tỉnh hướng dẫn, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch ứng
phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh; Chủ trì cùng Cơ quan thường trực Ban Chỉ
huy phòng thủ dân sự tỉnh tham mưu báo cáo UBND tỉnh về quá trình thực hiện ứng
phó, khắc phục sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh trong
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, ứng phó sự cố
chất thải trên địa bàn.
- Chủ trì, tham mưu xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với sự cố môi trường
theo phân cấp của Luật bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với Cơ quan thường trực Ban
Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức các hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp
tỉnh, do chất thải gây ra; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó
sự cố chất
thải, khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố.
- Phối hợp với các sở, ngành và địa
phương thực hiện xác định các thiệt hại về môi trường và bồi thường thiệt hại về
môi trường theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với Báo Hà Giang,
Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên
truyền về sự cố chất thải, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các ngành chức năng tổ
chức tập huấn, diễn tập công tác ứng phó sự cố chất thải theo quy định.
- Tổ chức các chương trình quan trắc
chất lượng môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các sở, ngành và
địa phương tổ chức kiểm tra các cơ sở phát sinh nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, yêu cầu các chủ dự án, cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp đảm
bảo không xảy ra sự cố môi trường,
xây dựng kế hoạch ứng
phó sự cố môi trường, sự cố chất thải theo đúng quy định.
g) Sở Công Thương
- Phối hợp với Cơ quan thường trực Ban
Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức các hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả
sự cố chất
thải do rò rỉ, phát tán
hóa chất xảy ra trên địa bàn;
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố hướng dẫn các cơ sở, đơn vị, địa phương về phòng ngừa, ứng phó
khắc phục hậu quả sự cố chất thải do rò rỉ, phát tán hóa chất.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành
Công thương tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập cho đội ngũ cán bộ, nhân viên
làm công tác ứng phó sự cố chất
thải, sự cố hóa chất; phối hợp làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn.
h) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, tuyên truyền
nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
i) Sở Giao thông Vận tải
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm
giao thông, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư của ngành để kịp thời bảo
đảm giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý và tham gia công tác ứng phó sự
cố chất thải khi có yêu cầu.
- Tổ chức phương án bảo đảm giao thông
trên các tuyến đường được giao quản lý; phối hợp với các đơn vị được giao quản
lý các tuyến đường và các đơn vị có liên quan phân luồng, tổ chức giao
thông ở khu vực khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ
công tác ứng phó sự cố.
- Phối hợp tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm
công tác ứng phó với sự cố chất thải.
k) Sở Khoa học và Công nghệ
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào quản lý, phòng ngừa các sự cố chất thải; ứng dụng các giải pháp, công nghệ
tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh phục vụ giám sát, cảnh báo các sự cố
chất thải.
- Phối hợp tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ
năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó với sự cố chất thải.
l) Sở Tài chính
Căn cứ thực tế sự cố chất thải phát
sinh, trên cơ sở phương án ứng phó với sự cố chất thải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, đề xuất của các cấp, các ngành có liên quan, tổng hợp các nguồn kinh
phí, báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên (nếu có)
theo phân cấp quản lý ngân sách và khả năng cân đối vốn ngân sách địa phương;
hướng dẫn việc quản lý và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo
quy định hiện hành.
m) Sở Y tế
- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra
việc phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải y tế, chất thải trong
phòng chống dịch bệnh (nếu có dịch bệnh xảy ra); chủ động phòng ngừa ứng phó sự
cố môi trường do chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế trên địa
bàn.
- Chỉ đạo, bố trí các y, bác sĩ của
các Bệnh viện, Trung tâm Y tế trên địa bàn để thực hiện cứu chữa người bị
thương khi xảy ra sự cố môi trường ảnh hưởng đến người.
- Phối hợp tham gia tập huấn, diễn tập
nâng cao trình độ
năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó với sự cố chất thải.
n) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền
thông của tỉnh tổ chức tuyên truyền các quy định, hướng dẫn của Nhà nước về
công tác phòng, chống sự cố chất thải.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính,
viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ công tác chỉ đạo,
điều hành các hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
o) UBND các huyện, thành phố
- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của tỉnh; Xây dựng kế hoạch ứng
phó sự cố chất thải cấp huyện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương;
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các
đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa
bàn xây dựng cơ chế phối hợp để giúp đỡ địa phương khi có tình huống sự cố xảy
ra. Xây
dựng
và chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng
phó, kịp thời xử lý, chú trọng lực lượng tại cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Tổ chức quản lý chất thải trên địa
bàn; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đôn đốc, kiểm tra đối với các công
trình, dự án có nguy cơ xảy ra sự cố chất thải; đề xuất giải pháp xử lý, phòng ngừa
và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, doanh nghiệp,
nhà nước; thực hiện di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra sự cố, nguy
hiểm.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường, nâng
cao trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp; trường hợp xảy ra
sự cố chất
thải, yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động ngay, thực hiện các biện
pháp hạn chế phạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục,
thông báo ngay cho cơ quan cấp trên nếu sự cố vượt quá khả năng ứng phó tại cơ
sở.
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn,
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các kiến
thức, kỹ năng trong phòng, chống sự cố chất thải trên địa bàn; Nâng cao kỹ năng
và nhận thức của người dân trong công tác phòng chống phòng ngừa, ứng phó sự cố
chất thải.
p) Các cơ sở sản xuất kinh doanh
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở
phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Thông tin liên lạc
- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ đạo;
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực
lượng ứng phó, khắc phục sự cố, phục hồi môi trường sau sự cố.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố
chất thải
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành
phố bảo đảm về trang thiết bị
cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố chất thải;
- Huy động, trưng dụng phương tiện, trang thiết bị,
vật tư ứng phó sự cố chất thải của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị
tham gia ứng phó, khắc phục sự cố; phục hồi
môi trường sau sự cố
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành
phố bảo đảm về vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố; phục
hồi môi trường sau sự cố.
4. Đảm bảo tài chính
- Đảm bảo tài chính phục vụ kịp thời ứng
phó sự cố từ nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện
hành; nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh;
chi phí của các chủ cơ sở; nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
5. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người
bị nạn
- Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa
khoa tỉnh; Bệnh viện đa khoa Đức Minh;
- Tuyến huyện, xã: Bệnh viện đa khoa
các huyện, thành phố; Trung tâm y tế các huyện, thành phố, các phòng khám đa
khoa khu vực các xã, thị trấn.
VI. TỔ CHỨC CHỈ HUY
1. Sở chỉ huy thường xuyên (cơ bản)
- Địa điểm: Phường Nguyễn Trãi, thành
phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh -
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và TKCN tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Thành phần, gồm: Ban Chỉ huy phòng
thủ dân sự tỉnh; Lãnh đạo Bộ chỉ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh; Công an tỉnh; Lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ,
Y tế.
- Nhiệm vụ: Chỉ huy, chỉ đạo các lực
lượng tham gia ứng phó, khắc phục sự cố chất thải kịp thời, hiệu quả.
2. Sở chỉ huy tại hiện trường
- Địa điểm: Nơi xảy ra sự cố.
- Thành phần, gồm: Ban Chỉ huy phòng
thủ dân sự cấp huyện; Ban chỉ huy Quân sự huyện; đại diện các cơ quan, ban,
ngành do UBND cấp huyện trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả
(trường hợp cần thiết có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ban Chỉ
huy phòng thủ dân sự tỉnh, Lãnh đạo thuộc các Sở, ngành liên quan).
- Nhiệm vụ: Đánh giá, kết luận tình
hình, xác định phương án ứng phó, khắc phục hậu quả; báo cáo kết quả về Sở chỉ
huy cơ bản để cập nhật tình hình và kịp thời chỉ đạo; chỉ huy, chỉ đạo các lực
lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch ứng phó sự cố môi
trường về chất thải cấp tỉnh giai đoạn 2023-2030 tỉnh Hà Giang. Trong quá trình
thực hiện, nếu phát sinh vấn đề vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động đề xuất gửi Sở Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.