|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
16/2007/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
29/01/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 16/2007/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ngày 02 tháng
12 năm 1994;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1.
Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với
những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM:
1. Quy hoạch
phải có tính kế thừa, tận dụng và phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và
đội ngũ quan trắc
viên
hiện có; sửa
chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các trạm, điểm quan trắc phải tập
trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội, yêu cầu bảo vệ tài nguyên - môi trường, đáp ứng nhu cầu cung cấp
thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ phát triển bền vững đất nước
trong từng giai đoạn.
2. Mạng
lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia được quy hoạch phải bảo đảm
tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, trên phạm vi toàn lãnh thổ và có đội ngũ cán
bộ đủ năng lực để vận hành. Cùng một yếu tố quan trắc, tại mỗi thời điểm và vị
trí xác định, việc quan trắc chỉ do một đơn vị sự nghiệp thực hiện theo một quy
trình thống nhất.
3. Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia là một hệ
thống mở, liên tục được bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện, kết nối và chia sẻ
thông tin bảo đảm thông suốt từ trung ương đến địa phương với sự quản lý thống
nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Từng
bước hiện đại hóa công nghệ, máy móc và thiết bị quan trắc trên cơ sở áp dụng
rộng rãi các công nghệ nghiên cứu tạo ra ở trong nước và tiếp thu, làm chủ được
các công
nghệ tiên tiến của nước ngoài.
5. Hoạt động quan trắc tài nguyên và môi trường để thu thập và cung cấp
thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước được bảo đảm chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, đồng thời có cơ chế phù hợp để huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật.
1.
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng mạng
lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia bảo đảm thống nhất trên phạm
vi cả nước, đồng bộ, tiên tiến và từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu thu thập
và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước,
khí tượng thủy văn, phục vụ có hiệu quả cho công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm
môi trường, dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây
ra, phát triển mạnh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn:
a) Giai đoạn 2007 -
2010:
- Xây dựng và hoàn
thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành; đào tạo bổ sung đội ngũ quan
trắc viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia;
- Bổ sung, sửa đổi
các quy định, quy trình, quy phạm, chỉ tiêu quan trắc một cách đồng bộ, đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ quan trắc của từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ
thể;
- Củng cố và từng
bước hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường hiện có; xây dựng
và đưa vào vận hành ít nhất 1/3 số trạm dự kiến xây mới, trọng tâm là những khu
vực, những yếu tố quan trắc có nhu cầu cấp bách phục vụ phòng chống thiên tai
và bảo vệ môi trường;
- Xây dựng, củng cố, nâng cấp các trung tâm thông
tin, tư liệu môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn; tăng cường năng
lực và bảo đảm truyền tin thông suốt giữa các trạm quan trắc, các trung tâm
thông tin, tư liệu tài nguyên và môi trường; tạo lập, quản lý và khai thác có
hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
b) Giai đoạn
2011 - 2015:
- Tiếp tục củng cố
và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường đã có; xây dựng và
đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm còn lại;
- Nâng cấp cơ sở dữ
liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm thông tin thông suốt, đồng bộ, có hệ
thống và độ tin cậy cao;
- Tiếp tục đào tạo bổ
sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ của mạng lưới quan trắc
tài nguyên và môi trường quốc gia.
c) Giai đoạn
2016 - 2020:
- Hoàn thành việc xây
dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trạm quan trắc trong Quy hoạch, bảo
đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại của mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia;
- Nâng cao năng lực đội ngũ quan trắc viên, kỹ thuật
viên và cán bộ quản lý, đáp ứng tốt yêu
cầu hoạt động của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
III.
PHẠM VI CỦA QUY HOẠCH:
Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia
đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới quan trắc hoạt động tương
đối ổn định, lâu dài và việc quan trắc có thể kết hợp được giữa các lĩnh vực
môi trường, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn. Các trạm quan trắc mang tính
đặc thù, phục vụ riêng cho dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thiên tai nguy
hiểm như lũ quét, sóng thần, động đất và các loại thiên tai khác sẽ được bổ
sung, xây dựng theo từng đề án riêng.
IV.
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC:
1. Mạng lưới
quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia được chia thành các mạng lưới
chuyên ngành sau đây:
a) Mạng lưới quan trắc môi trường, gồm quan trắc môi
trường nền và quan trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên cơ sở duy
trì, nâng cấp các trạm, điểm quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ sung
các trạm, điểm quan trắc mới:
- Mạng lưới quan trắc môi trường nền đến năm 2020 gồm 8 điểm quan trắc
môi trường nền không khí, 60 điểm quan trắc môi trường nền nước sông, 6 điểm
quan trắc môi trường nền nước hồ, 140 điểm quan trắc môi trường nền nước dưới
đất và 12 điểm quan trắc môi trường nền biển ven bờ và biển khơi;
- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động đến
năm 2020 gồm 34 đơn vị quan trắc với cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc
hiện đại. 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu công nghiệp quan trắc
tác động môi trường không khí; 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu
công nghiệp quan trắc tác động môi trường nước mặt lục địa; 21 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quan trắc mưa axit; 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quan trắc môi trường đất. Thực hiện quan trắc môi trường biển ở 48 cửa
sông, 14 cảng biển, 11 bãi tắm, 7 vùng nuôi trồng thuỷ sản, 160 điểm ngoài
khơi; quan trắc môi trường phóng xạ ở 120 mỏ và tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; quan trắc chất thải rắn ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(tập trung cho các khu công nghiệp, làng nghề); quan trắc đa dạng sinh học ở 49
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
b) Mạng lưới
quan trắc tài nguyên nước, gồm quan trắc tài nguyên nước mặt và quan trắc tài
nguyên nước dưới đất:
- Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt đến năm 2020 gồm 348 trạm,
trong đó có 270 trạm quan trắc lượng nước sông, 116 trạm quan trắc chất lượng
nước sông, hồ và 1580 điểm đo mưa. Các trạm, điểm quan trắc này đã được lồng
ghép tại các trạm, điểm thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn;
- Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất được
xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 39 trạm, 286 điểm và 661 công trình quan
trắc hiện có và bổ sung các trạm, điểm còn thiếu đưa tổng số trạm, điểm quan
trắc đến năm 2020 là 70 trạm, 692 điểm và 1331 công trình quan trắc.
c) Mạng lưới
quan trắc khí tượng thủy văn, gồm quan trắc khí tượng, quan trắc thủy văn và
quan trắc khí tượng hải văn:
- Mạng lưới quan trắc khí tượng được xây dựng trên
cơ sở duy trì, nâng cấp 174 trạm khí tượng bề mặt, 29 trạm khí tượng nông
nghiệp, 19 trạm khí tượng cao không (6 trạm rađa thời tiết, 3 trạm thám không
vô tuyến, 7 trạm pilot, 3 trạm ôdôn - bức xạ cực tím) và 764 điểm đo mưa hiện
có, đồng thời bổ sung các trạm, điểm còn thiếu, đưa tổng số trạm, điểm quan
trắc đến năm 2020 là 231 trạm khí tượng bề mặt, 79 trạm khí tượng nông nghiệp,
50 trạm khí tượng cao không (15 trạm rađa thời tiết, 11 trạm thám không vô tuyến,
11 trạm pilot, 4 trạm ôdôn - bức xạ cực tím, 9 trạm định vị sét) và 1.580 điểm
đo mưa;
- Mạng lưới
quan trắc thủy văn được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 248 trạm hiện có
và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm quan trắc đến năm 2020 là
347 trạm;
- Mạng lưới
quan trắc khí tượng hải văn được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 17 trạm
hiện có và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm đến năm 2020 là 35
trạm.
2. Danh sách
các trạm, điểm quan trắc tài nguyên và môi trường và các phòng thí nghiệm được
quy hoạch theo mức độ ưu tiên để đầu tư xây dựng, nâng cấp theo ba giai đoạn: 2007
- 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020 được ghi trong các Phụ lục I, II, III và IV
kèm theo Quyết định này.
V.
CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH:
a)
Kinh phí để thực hiện các nội dung của Quy hoạch dự kiến khoảng 6.500 tỷ đồng.
Tổng số kinh phí để thực hiện Quy hoạch được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh
phí của từng dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định hiện hành của pháp luật;
b) Ngoài
nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần huy động thêm các nguồn vốn khác từ xã hội,
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ODA, FDI...để thực hiện
đầu tư có hiệu quả cho việc phát triển mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia.
2.
Hoàn thiện về chính sách, pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy:
a) Xây dựng
và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, định mức kinh
tế kỹ thuật liên quan đến việc quan trắc, thu thập, xử lý, quản lý và cung cấp
thông tin, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường theo chuẩn thống
nhất để áp dụng trong cả nước;
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; hoàn thiện
chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc
tài nguyên và môi trường quốc gia;
c) Rà soát,
xây dựng, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ làm công
tác quan trắc, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường, đặc biệt đối với các
quan trắc viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo;
d) Tiêu chuẩn hóa nghề nghiệp đối với quan trắc viên
tài nguyên và môi trường.
3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, đổi mới công nghệ quan trắc:
a) Tăng cường đầu tư
xây dựng các trạm, điểm quan trắc (sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới), ưu
tiên cho các vùng kinh tế trọng điểm, các trạm thuộc mạng lưới dự báo, cảnh báo
thiên tai và các khu vực mạng lưới quan trắc trên còn thiếu;
b) Đẩy mạnh
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho
hoạt động quan trắc, truyền tin, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu
điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường;
c) Tập trung
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm, các trung tâm phân
tích và các cơ sở đào tạo quan trắc viên tài nguyên và môi trường.
4.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các công nghệ
tiên tiến và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực:
a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng
dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ quan trắc, truyền tin, xử lý,
quản lý, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản tài
nguyên và môi trường; nghiên cứu chế tạo các thiết bị quan trắc tự động phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của nước ta;
b) Nghiên
cứu, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo quan trắc viên tài nguyên và môi
trường theo hướng có chọn lọc, chất lượng, bảo đảm đào tạo kiến thức đa năng,
thực hiện được nhiều loại hình quan trắc, một số được đào tạo chuyên sâu thành
kỹ thuật viên. Đẩy mạnh đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ
cán bộ, kỹ thuật viên và quan trắc viên hiện có. Chú trọng nâng cao năng lực
thực hành của quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu vận hành của từng trạm, điểm quan
trắc và của toàn bộ mạng lưới quốc gia.
5. Mở rộng và
tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi
trường:
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1.
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và chi tiết hàng năm để
triển khai, thực hiện các nội dung của Quy hoạch; tổ chức thực hiện việc xây
dựng và vận hành các trạm, điểm quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc sự
quản lý của Bộ;
b) Xây dựng,
trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật,
quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn - nghiệp
vụ về quan trắc, thu thập, xử lý, tích hợp, quản lý, truyền và cung cấp thông
tin, số liệu điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường để áp dụng thống nhất
trong cả nước;
c) Rà soát,
sửa đổi, bổ sung và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cho các đơn vị
làm công tác quan trắc, điều tra cơ bản, quản lý thông tin, số liệu tài nguyên
và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Cung cấp
thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các Bộ, ngành, địa
phương, đơn vị có nhu cầu, đồng thời công khai hoá các thông tin, số liệu phục
vụ nâng cao dân trí, giáo dục, truyền thông, trừ các thông tin, số liệu thuộc
danh mục bí mật nhà nước;
đ) Chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để thanh tra, kiểm tra và
định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện các nội dung
của Quy hoạch này;
e) Định kỳ
hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và kiến
nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền.
2. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
Căn cứ vào
các nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan cân đối, bố trí
vốn để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
3.
Các Bộ, ngành khác có liên quan:
a) Phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất và hoàn thiện các hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ, quy trình, quy phạm và kỹ thuật quan trắc, phương thức
trao đổi thông tin, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường áp dụng cho các
trạm, điểm quan trắc do các Bộ, ngành quản lý;
b) Tổ chức
việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực
do Bộ, ngành quản lý;
c) Gửi thông
tin, số liệu quan trắc tài nguyên và môi trường thu thập được của các Bộ, ngành
về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Phối hợp
với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, đưa vào vận hành các trung tâm quan
trắc tài nguyên và môi trường ở địa phương;
b) Tổ chức
việc quan trắc hiện trạng môi trường tại địa phương;
c) Báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường kết quả quan trắc tài nguyên và môi trường của các
trạm, điểm quan trắc do địa phương quản lý, vận hành.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng
dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung của Quy hoạch này.
Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
Toà án nhân dân tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Quản lý KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
Học viện Hành chính quốc gia;
-
VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website
Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người
phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các
Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu:
Văn thư, KG (5b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Quyết định 16/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No:
16/2007/QĐ-TTg
|
Hanoi, January
29, 2007
|
DECISION APPROVING "THE MASTER PLAN ON NATIONAL NATURAL
RESOURCES AND ENVIRONMENT MONITORING NETWORK TO 2020" Pursuant to the Law on
Government organization dated December 25, 2001; Pursuant to the Law on
Environment protection dated November 29, 2005; Pursuant to the Law on Water
Resources dated May 20, 1998; Pursuant to the Ordinance on
Ordinance on utilization and protection of hydro-meteorological works dated
December 2, 1994; At the request of the
Minister of Natural Resources and Environment, ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article
1. To approve "The master plan
of national resources and environment monitoring network to 2020"<
(hereinafter referred to as the Master Plan) with the following contents: I. VIEWPOINTS: 1. The Master Plan should include inheritance,
use and maximum promotion of the current technical facilities and monitoring
staff; repair, upgrading or new construction of monitoring stations and points
must be concentrated, must not be dispersed and be consistent with
socio-economic conditions and requirements for natural resources-environment
protection, meet the demand for provision of information, data of basic survey
in service of sustainable development of Vietnam in each period. 2. The planned monitoring network of national
resources and environment must ensure synchronism, advance, modernity, across
the territory and have qualified staff for operation. A public service provider
shall only be allowed to monitor one element in one certain location and time
under a uniform procedure. 3. Monitoring network of national natural
resources and environment is an open system, which is constantly supplemented,
upgraded and improved to connect and share information thoroughly from central
to local government under the uniformed management of the Ministry of Natural
Resources and Environment. 4. Monitoring technology, machinery and
equipment should be gradually modernized based on a wide application of
research technology created domestically and accept, master the advanced
technologies from foreign countries. 5. Monitoring natural resources and environment
to collect and provide basic information, survey data in service of
environmental protection and socio-economic development of the country is
covered primarily by the State budget. Concurrently, there must be appropriate
policies to mobilize other lawful funding sources as prescribed by law Building up the national natural resources and
environmental monitoring network must ensure uniformity throughout the country,
synchronism, advance and gradual modernity, meet the needs to collect and
provide basic information, survey data of environment, water resources,
hydro-meteorology, serve effectively the treatment, remedy of environmental
pollution, forecast, warn, prevent, alleviate
the damage caused by natural disasters rapidly and sustainably develop
socio-economic of Vietnam. 2. Specific objectives for each period: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Establish and improve the organizational
structure, management and operating apparatus; train monitoring staff to meet
the requirements and tasks of the natural resources and national environment
monitoring network; - Supplement and amend uniformly regulations,
procedures and standards of monitoring to meet the requirements and tasks of
the monitoring of each specific natural resources and environment field; - Strengthen and gradually modernize the current
natural resources and environment monitoring stations; Construct and put into
operation of at least 1/3 of stations that are planned to be newly constructed,
focus on urgent areas, monitoring elements in natural disaster prevention and
environmental protection; - Construct,
strengthen and upgrade centers of information, environmental documentation,
water resources, hydro-meteorology; improve capacity and ensure that
communication is throughout among
monitoring stations, centers of information, environmental documentation;
create, manage and utilize effectively the database of natural resources and
environment monitoring. b) Period 2011 - 2015: Continue to strengthen and modernize the current
natural resources and environment monitoring stations; Construct and put into
operation at least 1/2 of the remaining stations; - Upgrade the database of natural resources and
environment, ensure that information is throughout, synchronous, systematic and
high reliable; - Continue to train monitoring staff to meet the
needs of staff of national natural resources and environment monitoring
network. c) Period 2016 - 2020: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Improve
competence of the monitoring staff, technicians and administrative officers to
meet well operational requirements of national natural resources and
environment monitoring networks. III. SCOPE OF THE PLAN: The master Plan on national natural resources
and environment monitoring network to 2020 is within the scope of the
relatively stable and long-term monitoring network, and the monitoring is
allowed to combine between the fields of environment, water resources and
hydrometeorology. The specific
monitoring stations in service of forecasting, warning of the dangerous natural
disasters such as flooding, tsunamis, earthquakes and other natural disasters
shall be added, constructed according to each separate project. IV. BASIC COMPONENTS OF MONITORING NETWORK: 1. Monitoring network of national natural
resources and environment is divided into the following specialized networks: a) The environment monitoring network, including
background-level environmental monitoring and impact-level environmental
monitoring is constructed based on maintaining and upgrading the current
environmental monitoring stations and points and constructing new monitoring
stations and points: -
Background-level environmental monitoring network to 2020 consists of 8 points
of background air environmental monitoring, 60 points of background river water
environmental monitoring, 6 points of background lake water environmental
monitoring, 140 points of background ground water environmental monitoring and
12 points of background coastal and sea environmental monitoring; - Impact-level environmental monitoring network
to 2020 consists of 34 monitoring units with modern monitoring facilities and
equipment. 58 central-affiliated cities and provinces, industrial zones of air
environmental impact monitoring; 64 central-affiliated cities and provinces,
industrial zones of continental surface water environmental impact monitoring;
21 central-affiliated cities and provinces of acid rain monitoring; 32
central-affiliated cities and provinces of land environment monitoring. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - monitoring
network of surface water resources to 2020 consists of 348 stations, including
270 river water quality monitoring stations, 116 lake, river water quality
monitoring stations and 1580 rainfall measurement points. These monitoring
stations and points have been integrated in the stations and points of the
monitoring network of hydrometeorology; - Monitoring
network of groundwater resources is constructed on the basis of maintaining and
upgrading current monitoring 39 stations, 286 points and 661 works and
constructing more stations and points, increasing the total number to 2020 to
70 monitoring stations, 692 points and 1331 works. c) Monitoring network of hydrometeorology
includes meteorological monitoring, hydrographic monitoring and oceanography
and meteorology monitoring: Meteorological monitoring network is built up on
the basis of maintaining and upgrading current 174 surface meteorological
stations, 29 agricultural meteorological stations, 19 aerology stations (6
weather radar stations, 3 radiosonde stations, 7 pilot stations, 3 Odon -
ultraviolet radiation stations) and 764 rain measurement points, while constructing
more stations and points, increasing the total number to 2020 to 231 surface
meteorological stations, 79 agriculture meteorology station, 50 aerology
stations (15 weather radar stations, 11 radiosonde stations, 11 pilot stations,
4 Odon - ultraviolet radiation stations, 9 lightning positioning stations) and
1,580 rain measurement points; - hydrographic monitoring network is built up on
the basis of maintaining and upgrading current 248 stations and constructing a
number of stations, increasing the total number to 2020 to 347 stations. - Oceanography meteorology monitoring network is
built up on the basis of maintaining and upgrading current 17 stations and
constructing a number of stations, increasing the total number to 2020 to 35
stations. 2. The list of natural resources and
environmental monitoring stations and points and labs is planned based on their
priority to be constructed and upgraded in three periods: 2007-2010, 2011-2015
and 2016 - 2020 included in Appendices I, II, III and IV enclosed in this
Decision. V. MAIN SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE
PLAN: b) In addition to the state budget, other
capital sources from society, enterprises, organizations and individuals at
home and abroad, ODA, FDI are mobilized... to effectively invest in the
development of national natural resources and environmental monitoring network. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b) Strengthen the organization of apparatus,
staff; complete functions, tasks and regulations of operation of the units
under national natural resources and environment monitoring network; c) Review, formulate and supplement incentive
policies for monitoring and basic survey staff, especially for the monitoring
staff in remote, deep-lying areas, border and island regions; d) Standardize professional for monitoring
staff. 3. Increasing
investment in building monitoring technical facilities, technological
innovation: a) Increase the construction of monitoring
stations and points (repair, renovation, upgrading and new construction), give
priority to key economic regions, the stations of network of forecast, warnings
of natural disaster and the region of monitoring network above that are not
enough; b) Promote investment in technical facilities,
machinery, equipment and modern technologies for the monitoring, communication,
processing, management and provision of information, basic survey data of
natural resources and environment; c) Focus on investment and technical facilities
for laboratories, analytical centers and training institution of natural
resources and environmental monitoring staff. a) promote scientific research, development and
application of advanced technologies, especially technologies of monitoring,
communication, processing, management, analyzing, assessment and provision of
information and basic survey data of natural resources and environment;
research and manufacture automatic monitoring equipment suitable to natural
conditions, economic and social conditions of our country; b) Research and innovate training programs and
contents of natural resources and environmental monitoring staff towards
selection, quality, ensure the training of versatile knowledge which helps the
staff perform many types of monitoring and some of them can be trained to be
technicians. Promote retraining to improve professional skills for current
officers, technicians and monitoring staff. Focus on improving the practice
capacity of the monitoring staff to meet operational requirements of each
monitoring station or point and of the entire national network. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. VI. IMPLEMENTATION: 1. The Ministry of Natural Resources and
Environment: a) Take
charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of
Finance and other Ministries and People's Committees in relevant
central-affiliated cities and provinces to formulate the long-term, 5-year and
annual detailed plan in order to implement the contents of the Master Plan;
construct and operate natural resources and environmental monitoring stations
and points under the management of the Ministry; b) Prepare and request for issuance or issue
within their competence legislative documents, processes, regulations, economic
and technical norms, professional guidelines on monitoring, collection,
processing, integration, management, transmission and provision of information
and basic survey data on natural resources and environment applicable throughout
the country; c) Review, amend, supplement and define the
functions, tasks and organizational structure for units taking charge of
monitoring, basic studies, date and information management of natural resources
and environment under the Ministry of Natural Resources and Environment; d) Provide information, data of natural
resources and environmental monitoring for Ministries, sectors and localities
in need, and publicize the information, data in service of improving people's
knowledge, education, communication, except for information and data in the
list of state secrets; e) Take charge and cooperate with relevant
Ministries, sectors and localities to inspect and periodically preliminarily
sum up, summarize and assess to learn from experience of contents of this
Master Plan; e) Annually summarize and report the
implementation results to the Prime Minister and petition for resolving arising
problems beyond their competence. 2. The Ministry of Planning and Investment, the
Ministry of Finance: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a) Cooperate with the Ministry of Natural
Resources and Environment to unify and complete professional guidance,
procedures, rules and techniques of monitoring, exchange method of information,
data of natural resources and environmental monitoring applied to the
monitoring stations, points managed by the Ministries; b) Organize the monitoring of environmental
impacts from the operation of the fields managed by the ministries; c) Submit information, data of natural resources
and environmental monitoring collected by the Ministries to the Ministry of
Natural Resources and Environment. a) Cooperate with the Ministry of Natural
Resources and Environment to construct and put into operation of the natural
resources and environment monitoring centers in the localities; b) Organize the monitoring of current
environmental conditions in the localities; c) Report to the Ministry of Natural Resources
and Environment on the results of natural resources and environmental
monitoring of the stations, points managed by the localities. Article 2. This Decision takes effect after 15 days from the date of
the Official Gazette. Article 3. The Minister of Natural Resources and Environment shall be
responsible for providing guidance and the implementation of contents of this
Master Plan. Ministries, Heads of ministerial-level agencies,
Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of
central-affiliated cities and provinces shall be responsible for implementation
of this Decision./. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Quyết định 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9.317
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|