BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1529/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế
hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch
- Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu
trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo
cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (để báo cáo);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, KHTC(35b).
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG
TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 1529/QĐ-BTC ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài
chính về thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai cả về tổ chức bộ máy, lực
lượng, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống thiên tai, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội,...
2. Chủ động phòng, chống thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản, môi
trường, các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội và cơ quan,
đơn vị an toàn trước thiên tai; đồng thời đẩy nhanh tiến độ phục hồi, tái thiết
sau thiên tai nhằm sớm ổn định hoạt động của cơ quan, đơn vị.
3. Phấn đấu đến năm 2025 đạt các chỉ
tiêu cụ thể:
- 100% cơ quan, đơn vị và cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài
chính được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.
- 100% lực lượng làm công tác phòng,
chống thiên tai của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính được đào tạo, tập
huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình
thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn hoạt động của các đơn vị, hệ thống.
- Nâng cao khả năng chống chịu của hệ
thống công trình trụ sở làm việc, hệ thống kho dự trữ quốc gia và các công
trình phụ trợ... đảm bảo an toàn và thích ứng với các tác động mới của thiên
tai.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền:
- Các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ thường
xuyên quán triệt, đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền nâng cao
nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm
quyền quản lý của đơn vị, hệ thống về thiên tai, tác động của thiên tai và vai
trò, ý nghĩa của công tác phòng, chống thiên tai trong giảm thiểu thiệt hại về
người và tài sản nhằm thống nhất mục tiêu, quan điểm trong thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống thiên tai.
- Các đơn vị làm công tác truyền
thông, báo chí thuộc Bộ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức trong nội bộ ngành Tài chính và cộng đồng xã hội về thiên tai,
tác động của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai, cũng như việc quản
lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN và các nguồn lực huy động khác cho công
tác phòng, chống thiên tai.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động
nghiên cứu tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức cơ bản về phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là quản lý tài chính NSNN đối với phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động ngoại
khóa cho phù hợp.
2. Xây dựng quy trình phối hợp,
phương án diễn tập phòng, chống thiên tai đối với các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ:
- Chủ động phối hợp với lực lượng
chuyên trách làm công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố, thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn của địa phương sở tại xây dựng quy trình phối hợp, phương án
diễn tập phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động thực
hiện, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của cơ quan, đơn vị và hỗ
trợ chính quyền, người dân địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên
tai.
- Thường xuyên tổ chức diễn tập
phương án phòng, chống thiên tai để rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh
phương án cho phù hợp với thực tế tại cơ quan, đơn vị.
3. Nâng cao năng lực phòng, chống
thiên tai đối với các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ:
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo rà
soát, kiện toàn Ban Chỉ huy, Tổ/Đội phòng cháy và chữa cháy, Ban Chỉ huy Ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cơ quan, đơn vị theo đúng quy định,
hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
- Chủ động rà soát cân đối bố trí nguồn
kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị để đảm bảo kịp thời hỗ trợ
cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Thủ trưởng các đơn vị, hệ thống
thuộc Bộ quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này và định kỳ báo
cáo kết quả thực hiện về Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 30/11
hàng năm (trong đó có nội dung đề xuất kế hoạch thực, hiện công tác phòng, chống
thiên tai năm sau của đơn vị, hệ thống).
2. Giao Cục Kế hoạch - Tài chính tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống thiên tai hàng năm của Bộ
Tài chính (Quản lý ngành) trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt gửi Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên tai theo quy định.
3. Kinh phí tổ chức thực hiện kế hoạch:
Các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ chủ động cân đối bố trí trong phạm vi dự toán chi
NSNN (kinh phí giao thực hiện tự chủ, kinh phí hoạt động thường xuyên) hàng năm
được giao để tổ chức thực hiện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả./.