Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2002/QĐ-BTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Nguyễn Thị Hồng Minh
Ngày ban hành: 17/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/2002/QÐ-BTS

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN 

Căn cứ Nghị định số 50 CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH: 

Ðiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.

Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Ðiều 3: Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý Thuỷ sản; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
THỨ TRƯỞNG



 
Nguyễn Thị Hồng Minh

 

QUY CHẾ

KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2002/QÐ-BTS ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản) 

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 1: Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Quy chế này qui định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị có liên quan tới hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là thuỷ sản nuôi) dùng làm thực phẩm.

Quy chế này áp dụng cho các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra; các cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm, các cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi, các cơ sở chế biến thuỷ sản (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Ðiều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Dư lượng các chất độc hại (gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng và sinh sản, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các dẫn xuất của chúng tồn lưu trong động vật thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương (sau đây gọi tắt là vùng nuôi) là vùng nuôi đồng thời thoả mãn các yêu cầu sau:

cùng một đối tượng nuôi, hình thức nuôi giống nhau,cùng một môi trường nuôi.

Lô nguyên liệu thuỷ sản: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương.

Ðiều 3: Căn cứ để kiểm soát dư lượng tại các cơ sở:

1. Các quy định, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các quy định khác của Nhà nước có liên quan.

2. 2. Ðối với thuỷ sản nuôi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát dư lượng sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn hoặc quy định của nước nhập khẩu được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép áp dụng, hoặc theo thoả ước ký kết giữa Việt Nam với các nước nhập khẩu.

Ðiều 4: Phân công nhiệm vụ

Vụ Khoa học Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi.

Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chỉ đạo và phối hợp các hoạt động giám sát môi trường và thu hoạch thuỷ sản nuôi của các Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản địa phương.

Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi.

Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản là cơ quan tổ chức điều hành Chương trình kiểm soát dư lượng, trực tiếp thực hiện kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (sau đây gọi tắt là Cơ quan Kiểm tra) .

Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản ở các địa phương là cơ quan giám sát môi trường và thu hoạch tại các vùng nuôi (sau đây gọi tắt là Cơ quan Giám sát).

Phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền là phòng kiểm nghiệm trong hoặc ngoài Ngành có đủ năng lực để thực hiện phân tích các chỉ tiêu dư lượng trong thuỷ sản nuôi do Cơ quan Kiểm tra chỉ định.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG 

Ðiều 5: Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ Khoa học Công nghệ

Tổ chức, xây dựng và trình Bộ Thuỷ sản ban hành các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành và các văn bản liên quan đến quản lý Nhà nước về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;

Thẩm định Kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi do Cơ quan Kiểm tra xây dựng vàz trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt;

Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra việc chấp hành Quy chế của các bên tham gia;

Chủ trì các đoàn kiểm tra và giải quyết khiếu nại các hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;

Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, yêu cầu các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản, Cơ quan Kiểm tra báo cáo đột xuất cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng.

Ðiều 6: Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản:

Tham gia đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi; tham gia giải quyết khiếu nại;

Chỉ đạo các Cơ quan Giám sát thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan trong Quy chế và yêu cầu Cơ quan Giám sát cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng.

Ðiều 7: Trách nhiệm và quyền hạn của các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản

1. Chỉ đạo việc phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nuôi thuỷ sản thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm sản xuất về dư lượng trong sản phẩm thuỷ sản;

2. Chỉ đạo Cơ quan Giám sát tổ chức triển khai thực hiện Quy chế đối với các cơ sở nêu tại Ðiều 1;

3. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Quy chế của các đơn vị tham gia thuộc địa bản quản lý;

4. Báo cáo định kỳ 3 tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Thuỷ sản về hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi thuộc địa bàn quản lý;

5. Yêu cầu Cơ quan Giám sát cung cấp thông tin liên quan hoạt động kiểm soát dư lượng trong động vật thuỷ sản nuôi thuộc địa bản quản lý.

Ðiều 8: Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Kiểm tra:

Hàng năm, lập kế hoạch kiểm soát dư lượng trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt; tổ chức điều hành, định kỳ xem xét việc thực hiện kế hoạch và thông báo những nội dung bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế;

Tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm định các phòng kiểm nghiệm và chỉ định phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền phân tích dư lượng;

Xây dựng và ban hành thủ tục công nhận phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền. Thống nhất phương pháp phân tích dư lượng tại các Phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền;

Thực hiện việc lấy mẫu thuỷ sản nuôi tại các địa phương không có Cơ quan Giám sát;

Ðịnh kỳ hàng tháng tiếp nhận và xử lý kết quả phân tích dư lượng trong mẫu thuỷ sản nuôi từ các phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền; thông báo kết quả phân tích tới các cơ quan có liên quan. Khi kết quả phân tích cho thấy mức dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, thông báo vùng cấm thu hoạch cùng với biện pháp xử lý tới Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản, Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Cơ quan Giám sát và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản;

Phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng phương án xử lý khi có sự cố về môi trường vùng nuôi;

Xây dựng và ban hành biểu mẫu tờ khai xuất xứ thuỷ sản nuôi, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu thuỷ sản nuôi và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan;

Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn Quy chế kiểm soát dư lượng để có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và Cơ quan Giám sát tổ chức tập huấn hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thuỷ sản thực hiện các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;

Báo cáo định kỳ 3 tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Thuỷ sản về kết quả hoạt động kiểm soát dư lượng trong động vật thuỷ sản nuôi và các thông tin khác có liên quan;

Hàng năm, xây dựng dự trù kinh phí trình Bộ phê duyệt và phân bổ kinh phí cho các đơn vị liên quan đến kiểm soát dư lượng (nêu tại Ðiều 4);

Yêu cầu các Cơ quan Giám sát định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình nuôi thuỷ sản và kiểm soát dư lượng tại địa phương.

Ðiều 9: Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Giám sát 9;

1. Căn cứ kế hoạch kiểm soát dư lượng được Bộ Thuỷ sản phê duyệt, tiến hành lấy mẫu thuỷ sản nuôi tại các vùng nuôi thuộc địa bàn quản lý, bảo quản và vận chuyển mẫu tới phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền theo đúng quy định;

2. Hàng tháng gửi thông báo kết quả kiểm soát dư lượng của cơ quan kiểm tra tới các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản. Trong trường hợp có thông báo vùng cấm thu hoạch, nhanh chóng triển khai có hiệu quả các hoạt động cấm thu hoạch.

3. Giám sát việc thu hoạch tại đầm nuôi, ngăn chặn việc đưa thuỷ sản nuôi từ vùng bị cấm thu hoạch vào chế biến và lưu thông trên thị trường;

4. Thông báo tới cơ sở nuôi các loại thuốc, hoá chất không được phép sử dụng trong nuôi thuỷ sản.

5. Phát mẫu tờ khai xuất xứ thuỷ sản tới các cơ sở nuôi thuộc địa bàn quản lý; hướng dẫn cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thuỷ sản nuôi thực hiện các quy định trong Quy chế này;

6. Báo cáo định kỳ hàng tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Cơ quan Kiểm tra, Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản tại địa phương về hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi và các thông tin khác có liên quan;

7. Phối hợp với Cơ quan Kiểm tra và các cơ quan khác có liên quan xây dựng phương án xử lý khi có sự cố về môi trường vùng nuôi.

8. Yêu cầu các cơ sở nuôi thông báo về tình hình dịch bệnh, thuốc thú y thuỷ sản và hoá chất sử dụng (nếu có), sản lượng và chủng loại thuỷ sản nuôi được thu hoạch trong năm, thời điểm thu hoạch và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng trong vật thuỷ sản nuôi.

Ðiều 10: Trách nhiệm của các phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền

Thực hiện phân tích các chỉ tiêu dư lượng theo sự chỉ định của Cơ quan Kiểm tra;

Thông báo kịp thời kết quả phân tích về Cơ quan Kiểm tra; Chịu trách nhiệm về kết quả phân tích.

Ðiều 11: Trách nhiệm của cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm

Cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm phải đảm bảo:

a. Không sử dụng hoá chất, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng bị cấm sử dụng theo qui định của Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản.

b. Nếu dùng các chất được phép sử dụng phải dùng đúng liều và thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo qui định để đảm bảo dư lượng chất đó trong thuỷ sản không vượt quá mức cho phép.

c. Có biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm dư lượng cho thuỷ sản nuôi.

Chương 3:

KIỂM SOÁT THUỶ SẢN CÓ DƯ LƯỢNG VƯỢT QUÁ MỨC GIỚI HẠN CHO PHÉP 

Ðiều 14: Dư lượng trong thuỷ sản nuôi vượt quá mức giới hạn cho phép

Tại vùng nuôi, khi có mẫu thuỷ sản bị phát hiện dư lượng quá mức cho phép Cơ quan Kiểm tra, Cơ quan Giám sát thực hiện các công việc sau:

1. Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát tiến hành:

d. Xác định nguyên nhân việc thuỷ sản nuôi có dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép;

e. Ðề ra và triển khai các giải pháp xử lý thích hợp đối với động vật thuỷ sản tại các vùng nuôi này;

f. Hướng dẫn và kiểm soát các tổ chức, cá nhân nuôi thuỷ sản thực hiện các giải pháp đã đề ra;

2. Cơ quan Kiểm tra thông báo vùng cấm thu hoạch thuỷ sản nuôi dùng làm thực phẩm;

3. Cơ quan Giám sát gửi thông báo vùng cấm thu hoạch thuỷ sản nuôi dùng làm thực phẩm tới các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thuỷ sản; đồng thời tổ chức triển khai và kiểm tra việc đình chỉ thu hoạch và thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Cơ quan Kiểm tra.

Ðiều 15: Phát hiện dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép trong lô nguyên liệu thuỷ sản nuôi hoặc sản phẩm thuỷ sản nuôi

Trong trường hợp sau khi thu hoạch, lô nguyên liệu thuỷ sản nuôi, hoặc sản phẩm thuỷ sản nuôi được chế biến từ nguyên liệu này bị phát hiện cú dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, hoặc trường hợp vùng nuôi bị phát hiện có dư lượng trong thuỷ sản nuôi vượt quá mức giới hạn cho phép mà trước đó một số nguyên liệu đã được thu hoạch, thì Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xác định cơ sở nuôi, thu mua, chế biến lô nguyên liệu thuỷ sản đó;

Tiến hành lấy mẫu xác định lại dư lượng.

Nếu dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát thông báo cho chủ lô nguyên liệu yêu cầu thực hiện các biện pháp xử lý lô nguyên liệu thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cộng đồng. Cơ quan Giám sát có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra chủ lô hàng thực hiện các biện pháp nêu trên.

Ðiều 16: Dư lượng trong động vật thuỷ sản tại các vùng nuôi bị cấm thu hoạch dưới mức giới hạn cho phép

Khi kết quả kiểm tra tăng cường cho thấy dư lượng trong thuỷ sản tại các vùng nuôi bị cấm thu hoạch dưới mức giới hạn cho phép, Cơ quan Kiểm tra ra thông báo vùng được phép thu hoạch lại gửi tới các cơ quan có liên quan, Cơ quan Giám sát gửi thông báo vùng được phép thu hoạch lại tới các cơ sở nuôi và và cơ sở thu mua nguyên liệu.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM 

Ðiều 17: Mọi tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm Quy chế này theo qui định của Pháp luật.

Ðiều 18: Mọi tổ chức, cá nhân nếu vi phạm Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hành sự theo quy định cuả pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Ðiều 19: Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Bảo vệ Nguồn lợi, các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thông có quản lý thuỷ sản, Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản, Các chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản theo trách nhiệm và quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

Ðiều 20: Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung nội dung của Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
THỨ TRƯỞNG
 
 


Nguyễn Thị Hồng Minh

 

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 15/2002/QD-BTS

Hanoi, May 17, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON CONTROL OF RESIDUES OF TOXIC AND HAZARDOUS SUBSTANCES IN REARED AQUATIC ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF

THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES

Pursuant to the Government’s Decree No.50/CP of June 21, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Aquatic Resources;
Pursuant to the Government’s Decree No.86/CP of December 8, 1995 assigning the responsibilities for State management over goods quality;
At the proposal of the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on control of residues of toxic and hazardous substances in reared aquatic animals and products thereof.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Office, the director of the Science and Technology Department, the director of the Department for Protection of Aquatic Resources, the director of the Center for Aquatic Animal Quality and Hygiene Control; the directors of the provincial/municipal Services of Aquatic Resources and Services of Agriculture and Rural Development with aquatic resources management responsibility, and the heads of the concerned units shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER




Nguyen Thi Hong Minh

 

REGULATION

ON CONTROL OF RESIDUES OF TOXIC AND HAZARDOUS SUBSTANCES IN REARED AQUATIC ANIMALS AND PRODUCTS THEREOF
(Promulgated together with Decision No. 15/2002/QD-BTS of April 29, 2002 of the Minister of Aquatic Resources)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Application objects and scope

This Regulation prescribes the responsibilities and powers of units involved in the activities of controlling residues of toxic and hazardous substances in reared aquatic animals and products thereof (hereinafter referred to as reared aquatic animals for short) used as foodstuffs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Term interpretation

In this Regulation, the following terms are construed as follows:

1. Residues of toxic and hazardous substances (called residues for short) mean residual content of veterinary drugs, growth and reanimalion stimulants, toxic and hazardous substances originated from feeds, rearing environment, and their derivatives left over in reared aquatic animals, which may harm consumers health.

2. Equivalent commercial aquatic animal rearing areas (hereinafter referred to as rearing areas for short) are rearing areas concurrently satisfying the following requirements:

a/ Rearing the same feeder,

b/ Applying the same rearing form,

c/ Having the same rearing environment.

3. Aquatic raw material lot means a collection of many individuals of a reared aquatic animal harvested at the same time in an equivalent commercial aquatic animal rearing area.

Article 3.- Bases for controlling residues at establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For reared aquatic animals exported to markets with requirements and standards different from those of Vietnam, the control and supervision of residues shall be based on the importing countries standards or regulations recognized and permitted for application by the Ministry of Aquatic Resources, or under agreements signed between Vietnam and importing countries.

Article 4.- Assignment of tasks

1. The Science and Technology Department shall perform the function of State management over the control of residues in reared aquatic animals.

2. The Department for Protection of Aquatic Resources shall perform the State management function of directing and coordinating activities of supervising the environment and harvesting reared aquatic animals by the local sub-departments for protection of aquatic resources.

3. The provincial/municipal Services of Aquatic Resources and Services of Agriculture and Rural Development with aquatic resources management responsibility shall perform the function of State management in localities over the control of residues in reared aquatic animals.

4. The Center for Aquatic Animal Quality and Hygiene Control shall organize the administration of the program for residue control, directly carry out the plan for control of residues in reared aquatic animals and inspect the implementation thereof (hereinafter referred to as the inspecting body).

5. Local sub-departments for protection of aquatic resources shall supervise the rearing environment and harvesting in rearing areas (hereinafter referred to as the supervising bodies).

6. Authorized testing labs are those inside or outside the aquatic resources branch, which are fully capable of analyzing norms of residues in reared aquatic animals and designated by the inspecting body.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Responsibilities and powers of the Science and Technology Department

1. To organize the promulgation of, or elaborate and propose to the Ministry of Aquatic Resources for promulgation, technical regulations, branch standards and documents regarding the State management over the control of residues in reared aquatic animals;

2. To evaluate the plan on control of residues in reared aquatic animals, drawn up and submitted by the inspecting body to the Ministry of Aquatic Resources for approval;

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned State management agencies in inspecting the observance of this Regulation by involved parties;

4. To head inspection delegations and settle complaints about activities of controlling residues in reared aquatic animals;

5. To request, on behalf of the Minister of Aquatic Resources, the provincial/municipal Services of Aquatic Resources, Services of Agriculture and Rural Development with aquatic resources management responsibility, and the inspecting body to extraordinarily report or supply necessary information on the control of residues.

Article 6.- Responsibilities and powers of the Department for Protection of Aquatic Resources

1. To join delegations for inspection of activities of controlling residues in reared aquatic animals; and take part in settling complaints;

2. To direct the supervising bodies in fully observing relevant provisions in this Regulation, and request them to supply information related to the control of residues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To direct the dissemination of and guidance on regulations, standards and animalion norms regarding residues in aquatic animals among enterprises, organizations and individuals rearing aquatic animals;

2. To direct the supervising bodies in organizing the implementation of this Regulation toward the establishments defined in Article 1;

3. To inspect and supervise the observance of this Regulation by the involved units under their respective management;

4. To make quarterly, annual or extraordinary reports on activities of controlling residues in reared aquatic animals in localities under their respective management at the request of the Ministry of Aquatic Resources;

5. To request the supervising bodies to supply information related to activities of controlling residues in reared aquatic animals in localities under their respective management.

Article 8.- Responsibilities and powers of the inspecting body

1. To work out annual plans on residue control and submit them to the Ministry of Aquatic Resources for approval; to organize the administration and periodically review the implementation of such plans, and notify supplements and/or readjustments thereto to make them suitable to realities.

2. To receive and process dossiers for evaluation of testing labs, and designate testing labs authorized to analyze residues;

3. To elaborate and promulgate procedures for recognizing authorized testing labs. To unify residue-analyzing methods for use by the authorized testing labs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To receive and process on a monthly basis the results of the analysis of residues in samples of reared aquatic animals from the authorized testing labs; then notify the analysis results to the concerned agencies. In cases where analysis results show that residue contents exceed the prescribed limit, it shall notify areas where the reared aquatic animal harvest is prohibited, together with remedial measures to the provincial/municipal Services of Aquatic Resources and Services of Agriculture and Rural Development with aquatic resource management responsibility, the Department for Protection of Aquatic Resources, the supervising bodies and aquatic animal processing enterprises;

6. To coordinate with the local functional bodies in devising plans for handling environmental incidents in rearing areas, if any;

7. To elaborate and promulgate declaration forms of origin of reared aquatic animals, technical instructions on methods of sampling, preservation and transport of reared aquatic animal samples and other relevant technical materials;

8. To assume the prime responsibility and coordinate with other agencies in organizing training courses to provide guidance on the Regulation on residue control, in order to forge close and harmonious coordination from the central to local levels; coordinate with the local State management agencies and the supervising bodies in organizing courses guiding organizations and individuals producing and/or trading in aquatic animals to observe the standards, norms and procedures for controlling residues in reared aquatic animals;

9. To make quarterly, annual or extraordinary reports on the results of the control of residues in reared aquatic animals and supply other relevant information, when so requested by the Ministry of Aquatic Resources;

10. To make and submit on an annual basis tentative funding estimates to the Ministry of Aquatic Resources for approval and allocation of funds to the units involved in the residue control (defined in Article 4);

11. To request the supervising bodies to supply monthly or extraordinary information related to the situation of aquatic animal rearing and residue control in their respective localities.

Article 9.- Responsibilities and powers of the supervising bodies

1. To base themselves on residue control plans already approved by the Ministry of Aquatic Resources to take samples of reared aquatic animals in rearing areas under their respective management, preserve and transport them to the authorized testing labs strictly according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To supervise the harvesting at rearing ponds, and prevent the processing and putting into market circulation of reared aquatic animals from harvesting prohibition areas;

4. To notify the rearing establishments of drugs and chemicals banned from use in aquaculture.

5. To distribute aquatic animal origin declaration forms to rearing establishments in their respective management localities; to guide rearing establishments and establishments collecting and purchasing raw materials being reared aquatic animals in observing the provisions of this Regulation;

6. To make monthly, annual or extraordinary reports on activities of controlling residues in reared aquatic animals and supply other relevant information when so requested by the inspecting body, the provincial/municipal Services of Aquatic Resources or Services of Agriculture and Rural Development with aquatic animal management responsibility;

7. To coordinate with the inspecting body and other concerned agencies in devising plans for handling environmental incidents in rearing areas, if any;

8. To request rearing establishments to inform the situation of diseases and epidemics, used veterinary drugs for aquatic animals and chemicals (if any), output and species of aquatic animals reared and harvested in the year, the harvesting time and other information related to activities of controlling residues in reared aquatic animals.

Article 10.- Responsibilities of authorized testing labs

1. To conduct the analysis of residue norms under the designation by the inspecting body;

2. To promptly notify the analysis results to the inspecting body; and bear responsibility for such analysis results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The establishments rearing commercial aquatic animals have to ensure that:

a/ They do not use any chemicals, veterinary drugs and growth stimulants banned from use as prescribed by the Ministry of Health and the Ministry of Aquatic Resources.

b/ They use substances permitted for use in right doses and stop using them within a prescribed time before harvesting reared aquatic animals in order to keep residues of such substances in harvested aquatic animals below the permitted level.

c/ They apply measures to prevent the danger of contamination of residues in reared aquatic animals.

2. To notify to the supervising bodies in rearing areas of species of reared aquatic animals, rearing forms and acreage (or number of rearing cages and space of each cage), harvesting time, veterinary drugs and chemicals for use, if any, and other necessary information related to activities of controlling residues in reared aquatic animals;

3. Not to harvest reared aquatic animals in areas where harvesting is prohibited;

4. To be subject to the supervision by the supervising bodies; create conditions for the inspecting body and supervising bodies to perform their tasks prescribed in this Regulation; supply aquatic animal samples for residue analysis according to the inspecting body’s approved plans.

5. To fully and accurately fill in reared aquatic animal origin declaration forms and hand them to the processing enterprises and collecting-purchasing establishments upon selling and delivering aquatic animals;

6. To make written records on aquatic raw materials lots for purpose of tracing the origin thereof when detecting aquatic animal samples with residues exceeding the permitted level or containing banned substances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Not to collect and purchase raw materials from areas where the aquatic animal harvesting is prohibited;

2. To supply declaration forms of origin of reared aquatic animals for each raw material lot to aquatic animal-processing establishments and other aquatic raw material-trading establishments when selling and delivering raw materials;

3. To be subject to the supervision by the local supervising bodies, supply information related to raw materials lots to the latter when so requested; and supply samples of purchased aquatic animals for analyzing residues at the request of the inspecting body.

4. To make written records on aquatic raw materials lots for purpose of tracing the origin thereof when detecting aquatic animal samples with residues exceeding the permitted level or containing banned substances.

Article 13.- Responsibilities of aquatic animal processing establishments

1. To purchase only raw materials being reared aquatic animals with clear origin from areas where the harvesting thereof is not prohibited;

2. To keep all declaration forms of origin of reared aquatic animals for each raw material lot;

3. To comply with regulations of the inspecting body. In cases where animals are made from raw materials lots detected to containing residues in excess of the permitted level, such lots shall be promptly seized for handling.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Residues in reared aquatic animals exceeding the permitted level

In rearing areas, when any aquatic animal sample is detected to contain residues in excess of the permitted level, the inspecting body and the supervising bodies shall carry out the following activities:

1. The inspecting body shall coordinate with the supervising bodies in:

a/ Identifying causes for the fact that reared aquatic animals contain residues exceeding the permitted level;

b/ Devising and applying appropriate measures to handle the aquatic animals in such rearing areas;

c/ Guiding and controlling organizations and individuals rearing aquatic animals in the application of already devised measures;

2. The inspecting body shall announce areas where the harvesting of reared aquatic animals for use as foodstuffs is prohibited;

3. The supervising bodies shall send notices on areas where the harvesting of reared aquatic animals for use as foodstuffs is prohibited to rearing establishments and establishments collecting and purchasing aquatic raw materials; and at the same time, organize and inspect the suspension of harvesting and apply remedial measures at the request of inspecting bodies.

Article 15.- Detection of residues exceeding the permitted level in lots of raw materials being reared aquatic animals or animals of reared aquatic animals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Identifying establishments rearing, collecting, purchasing or processing such aquatic raw materials lots;

2. Taking samples for re-analyzing residues.

If residues exceed the permitted level, the inspecting body shall coordinate with the supervising body in notifying such to owners of aquatic raw material lots and requesting them to apply measures to treat such lots so as to ensure safety and health of the community. The supervising body shall have to monitor and inspect the application of the said measures by the lot owners.

Article 16.- Residues in aquatic animals in rearing areas where the harvesting is prohibited, which are below the permitted level

Where the results of the intensified inspection show that residues in aquatic animals in rearing areas where the aquatic animal harvesting is prohibited are below the permitted level, the inspecting body shall send notices on areas where harvesting is permitted to be continued to the concerned agencies, while the supervising bodies shall send such notices to rearing establishments and raw material purchasing establishments.

Chapter IV

COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 17.- All organizations and individuals have the right to complain about and denounce acts of violation of this Regulation according to the provisions of law.

Article 18.- All organizations and individuals that violate this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- The Science and Technology Department, the Department for Protection of Aquatic Resources, the provincial/municipal Services of Aquatic Resources and Services of Agriculture and Rural Development with aquatic resource management responsibility, the Center for Aquatic Animal Quality and Hygiene Control, the local sub-departments for protection of aquatic resources shall, within the ambit of their responsibilities and powers, have to guide the implementation of this Regulation.

Article 20.- All previous stipulations contrary to this Regulation are hereby annulled. All amendments or supplements to this Regulation shall be decided by the Minister of Aquatic Resources.

 

 

FOR THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER




Nguyen Thi Hong Minh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 15/2002/QÐ-BTS về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.190

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.92.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!