ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1428/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 01 tháng 9
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ QUAN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT
TƯ NÔNG NGHIỆP; KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của liên Bộ: Y tế - Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp
trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 198/TTr-SNN ngày 16 tháng 8 năm
2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ
quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số
646/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành kế
hoạch phân công, phân cấp thực hiện việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp; kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp;
kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Tài chính; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã; Chi cục trưởng các Chi cục: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Thủy lợi, Kiểm lâm, Quản lý chất lượng Nông lâm sán và Thủy sản; Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (Ho).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Thanh Tùng
|
QUY ĐỊNH
CƠ QUAN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP; KIỂM
TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN
TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1428/QĐ-UBND ngày
01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk
Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh
nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và thực phẩm
nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chịu sự điều chỉnh tại Điều 2
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường
phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã
trong quản lý, kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo sự thống nhất,
phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tất cả các cơ sở đều phải
chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; một cơ sở chỉ chịu sự
quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước; đối với cơ sở có nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, loại hình nào có sản lượng (hoặc
doanh thu) lớn thì thuộc thẩm quyền quản lý, giám sát trực tiếp của cơ quan quản
lý nhà nước đó.
3. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh
giá, xếp loại, chứng nhận phải đảm bảo tính trung thực,
khách quan, kịp thời cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý vi phạm theo quy định.
4. Phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong ngành, giữa các
cấp từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại,
chứng nhận.
Chương II
NỘI DUNG PHÂN
CÔNG CƠ QUAN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN VÀ THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN; CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH
DOANH NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Phân công kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn
Trách nhiệm cơ quan kiểm tra đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn
trên địa bàn tỉnh được phân công, phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND các huyện, thị xã (Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).
Điều 5. Phân công kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản
Trách nhiệm cơ quan kiểm tra đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh
được phân công, phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các
huyện, thị xã (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).
Điều 6. Chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản do cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư,
thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực nông nghiệp là Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản do UBND các huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là UBND các huyện, thị xã.
3. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại,
thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Thực hiện theo
quy định tại Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan nêu tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 6 Quy định này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm
quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận
kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tài liệu về nội dung kiến thức an
toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, thực hiện
theo Quyết định số 381/QĐ-QLCL ngày 12/9/2014 của Cục Quản lý Chất lượng Nông,
Lâm sản và Thủy sản.
Điều 8. Phí và Lệ phí
Quy định tại Điều 11 Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cụ thể:
1. Việc thu phí thẩm định quản lý chất
lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính (Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh
vực nông nghiệp).
2. Đối với hoạt động kiểm tra chưa có
quy định của Bộ Tài chính về việc thu phí có liên quan, cơ quan kiểm tra lập kế
hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông
nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng,
công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trên cơ sở thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực quản lý chất lượng
nông, lâm, sản và thủy sản; công bố, niêm yết thủ tục hành
chính tại đơn vị để thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đã
được phân công, phân cấp tại Quy định này tổ chức kiểm tra, xếp loại các cơ sở
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, giám sát, đánh giá xếp loại
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; phối hợp cùng Chi cục quản lý
chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện
thủ tục hành chính tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.
4. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho
cơ quan kiểm tra các huyện, thị xã; cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra.
5. Thông báo công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện đảm bảo
chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công, phân cấp.
6. Phúc kiểm quy trình thực hiện của
các cơ quan kiểm tra thuộc UBND các huyện, thị xã theo nhiệm vụ được phân công.
7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên
quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá phân loại, giải quyết thủ tục hành chính
thuộc phạm vi phân công, phân cấp.
8. Hàng năm, lập kế hoạch và dự
toán kinh phí thực hiện công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 10. UBND các huyện, thị xã
1. Phân công trách nhiệm quản lý các
cơ sở theo phân công, phân cấp cho các phòng, ban chuyên môn.
2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
3. Tổ chức kiểm tra, xếp loại các cơ
sở cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân
công, phân cấp tại Quy định này.
4. Xây dựng cụ thể hóa thực hiện thủ
tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; công bố, niêm yết thủ tục hành chính tại
đơn vị để thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn kiểm tra việc tuân thủ các quy định về
quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý.
6. Thông báo công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ điều kiện, chưa
đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công,
phân cấp.
7. Lưu trữ có hệ
thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá phân loại, giải quyết
thủ tục hành chính thuộc phạm vi phân công, phân cấp.
8. Hàng năm, lập kế hoạch và dự toán
kinh phí thực hiện công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh được phân công, phân cấp theo quy định này và đăng ký kế hoạch
dự toán kinh phí về Sở Tài chính theo phân cấp.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh bố
trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các cơ quan quản lý theo quy định,
đảm bảo đủ điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo đúng Quy định này.
Điều 12. Chế độ thông tin báo cáo
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ
quan, đơn vị; phòng, ban trực thuộc được phân công, phân cấp: Định kỳ vào ngày
01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả thực
hiện Quy định này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được
giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp tại Quy
định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có
trách nhiệm chấp hành đầy đủ các nội dung của quy định này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
nông, lâm thủy sản và chịu sự kiểm tra giám sát đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định
này, nếu có nội dung chưa phù hợp hoặc phát sinh mới, các cơ quan, đơn vị, cá
nhân báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 14. Quy định chuyển tiếp
Đối với các cơ sở
trước đây được Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản) cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ
điều kiện an toàn thực phẩm và vẫn còn hiệu lực, được phép
thực hiện cho đến hết thời hạn ghi trong giấy. Nếu tiếp tục sản xuất kinh doanh
nông, lâm, thủy sản tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều
kiện an toàn thực phẩm theo Quy định này./.
PHỤ LỤC 01:
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP; NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1428/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
Stt
|
LOẠI
HÌNH CƠ SỞ
|
ĐƠN
VỊ CHỦ TRÌ, ĐƠN VỊ PHỐI HỢP KIỂM TRA
|
I
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp do các huyện, thị xã cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
|
UBND các huyện, thị xã
|
II
|
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước
sinh hoạt nông thôn
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phân công cho các đơn vị trực thuộc như sau:
|
1
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm
|
Chi
cục Chăn nuôi và Thú y
|
2
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản
|
3
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn
thủy sản, phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi
trồng thủy sản
|
4
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy
sản
|
Phòng
kỹ thuật nghiệp vụ Nông, lâm nghiệp và Thủy sản
|
5
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
bằng phương pháp vô tính
|
Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
|
6
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón
thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
7
|
Cơ sở sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
|
8
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hạt giống,
cây trồng nông nghiệp
|
9
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
cây trồng lâm nghiệp
|
Chi cục
Kiểm lâm
|
10
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh
hoạt nông thôn
|
Chi
cục Thủy lợi
|
11
|
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông
lâm sản kết hợp kinh doanh vật lư nông nghiệp (Phân bón,
thuốc Bảo vệ thực vật )
|
Chi
cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
|
PHỤ LỤC 02
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1428/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông)
Stt
|
LOẠI
HÌNH CƠ SỞ
|
ĐƠN
VỊ CHỦ TRÌ KIỂM TRA
|
I
|
Cơ sở
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản
do UBND các huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
|
UBND
các huyện, thị xã
|
II
|
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
nông lâm thủy sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng
nhận đầu tư.
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công cho các đơn vị trực thuộc như
sau:
|
1
|
Trại chăn nuôi (gia cầm, lợn, bò,
bò sữa,...)
|
Chi cục
Chăn nuôi và Thú y
|
2
|
Cơ sở giết mổ (gia cầm, gia súc,...)
|
3
|
Cơ sở thu gom, sơ chế, giết mổ sản
phẩm có nguồn gốc từ động vật trên cạn
|
4
|
Cơ sở nuôi trồng
thủy sản thâm canh, bán thâm canh
|
Phòng
kỹ thuật nghiệp vụ Nông lâm nghiệp và Thủy sản
|
5
|
Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm thủy sản
|
6
|
Cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt) có nguồn gốc thực vật
|
Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
|
7
|
Cơ sở sơ chế,
chế biến (rau, quả, chè, điều, cà phê nhân, cà phê
rang, cà phê rang xay (cà phê bột), cà phê hòa tan,...)
|
Chi
cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản
|
8
|
Cơ sở thu gom gắn với sơ chế sản phẩm
có nguồn gốc thực vật
|
9
|
Cơ sở sản xuất
ban đầu sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn
|
10
|
Cơ sở kinh doanh sản phẩm nông,
lâm, thủy sản
|
11
|
Kho lạnh bảo quản sản phẩm nông,
lâm, thủy sản
|
12
|
Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản
|
13
|
Cơ sở thu mua,
sơ chế, chế biến thủy sản (quy mô doanh nghiệp)
|
14
|
Cơ sở thủy sản hàng khô đăng ký
doanh nghiệp (cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô quy mô
doanh nghiệp)
|
15
|
Cơ sở sản xuất đá lạnh dùng ướp thực
phẩm
|
16
|
Cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm
thủy sản khác
|
17
|
Cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu
bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản (gắn với cơ sở kinh
doanh thực phẩm nông lâm thủy sản)
|