ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2020/QĐ-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 14 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH
THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi
ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý,
sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập,
hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18
tháng 02 năm 2020 và thay thế Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định vị trí cống đầu kênh của tổ chức dùng nước
trong các hệ thống công trình thủy lợi; phân cấp quản lý, khai thác công trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tư pháp,
Công an tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Tổng Giám đốc
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh
và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo BT, Đài PT và TH tỉnh;
- TTTT tỉnh;
- Lưu: VT, ĐTQH. Tr.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Ngọc Hai
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy
định này quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Công
trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác
thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ theo đúng
các quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy định
này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có các hoạt động liên quan
đến quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy
định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủy
lợi nội đồng: Là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới,
tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu
đất canh tác.
2. Chủ sở
hữu công trình thủy lợi: Là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền,
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà
nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
3. Chủ
quản lý công trình thủy lợi: Là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được
Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở;
tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
4. Tổ chức
thủy lợi cơ sở: Là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy
lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi
nhỏ, thủy lợi nội đồng.
5. Điểm
giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi: Là vị trí chuyển giao
sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân
sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Điều
4. Nguyên tắc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
1. Mỗi hệ
thống công trình thuỷ lợi hoặc công trình thuỷ lợi phải do một tổ chức hoặc cá
nhân quản lý, khai thác, bảo trì và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tùy
theo quy mô, năng lực, mức độ phức tạp về kỹ thuật và vị trí của công trình để
phân cấp quản lý, khai thác cho phù hợp, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả
công trình.
2. Quản lý
nhà nước về công trình thủy lợi (tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi) được thực
hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước
và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng
quản lý nhà nước về công trình thủy lợi của cơ quan nhà nước với hoạt động khai
thác, kinh doanh của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
3. Công
trình do cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp tổ chức quản lý và đầu tư sửa
chữa, nâng cấp, bảo trì theo đúng quy định của Nhà nước; bảo đảm tính hệ thống
của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính. Trong một hệ thống
công trình nếu có từ hai cấp quản lý trở lên thì cấp quản lý cao hơn chủ trì đề
xuất tổ chức và thống nhất về quy trình vận hành hệ thống để đảm bảo hài hòa
lợi ích chung.
4. Bảo đảm
thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 19 Luật Thủy lợi. Đồng thời, bảo đảm
các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại
khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình.
Điều
5. Quy mô thủy lợi nội đồng và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
Quy mô
thủy lợi nội đồng được xác định theo diện tích tưới, tiêu hưởng lợi mà công
trình đó phụ trách, được quy định như sau:
1. Khu vực
miền núi: Kênh tưới và tưới tiêu kết hợp từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng có
diện tích hưởng lợi nhỏ hơn hoặc bằng 30 ha. Trong một số trường hợp để đảm bảo
tính hệ thống thì diện tích tưới, tiêu có thể lớn hơn 30 ha nhưng không vượt
quá 50 ha.
Việc xác
định xã, thị trấn khu vực miền núi được căn cứ theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ theo từng thời kỳ (Hiện nay, khu vực miền núi là 80 xã, thị trấn
thuộc ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi ban hành tại Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Các khu
vực còn lại: Kênh tưới và tưới tiêu kết hợp từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng
có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn hoặc bằng 50 ha. Trong một số trường hợp để đảm
bảo tính hệ thống thì diện tích tưới, tiêu có thể lớn hơn 50 ha nhưng không
vượt quá 200 ha.
3. Điểm
giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức khai thác công trình thủy lợi
với tổ chức thủy lợi cơ sở là vị trí được xác định theo quy mô công trình thủy
lợi tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường
hợp không xác định được vị trí điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ cụ thể thì tổ
chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi tự
thỏa thuận điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Chương
II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều
6. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý toàn bộ công trình, hệ thống công trình thủy lợi ngoại
trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ quản lý là Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban
nhân dân tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau
đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý các công trình:
a) Công
trình thủy lợi nội đồng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy định này.
b) Đê, kè
biển, kè sông và đê bao.
Chủ quản
lý là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc phòng
chuyên môn có chức năng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.
3. Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định giao công trình thủy lợi cho các tổ chức trực
tiếp khai thác và bảo vệ trong thời hạn 6 tháng kể từ khi được phân cấp quản
lý.
4. Danh
mục công trình thủy lợi nội đồng phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
là các kênh tưới, tiêu kể từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng, được ban hành tại
Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.
5. Danh
mục công trình: Đê, kè biển, kè sông và đê bao phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý được ban hành tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.
Điều
7. Tổ chức được giao khai thác công trình thủy lợi
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh giao Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công
trình thuỷ lợi Bình Thuận khai thác toàn bộ công trình, hệ thống công trình
thủy lợi do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
2. Ủy ban
nhân dân cấp huyện giao:
a) Các tổ
chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nội đồng.
b) UBND
các xã, phường, thị trấn quản lý, bảo vệ công trình: Đê, kè biển, kè sông và đê
bao.
3. Đối với
các huyện, thành phố, thị xã chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở thì Ủy
ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở. Chậm
nhất sau thời gian 03 năm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, phải thành lập, củng
cố về tổ chức và năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở để khai thác công trình
thủy lợi.
Chi tiết
về thành lập, củng cố tổ chức, năng lực, phương thức quản lý, khai thác, nội
dung hoạt động, tài sản và tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định
tại Điều 50, Điều 51 và Điều 52 Luật Thủy lợi; Chương III Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thủy lợi; Chương V Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số
điều của Luật Thủy lợi.
Điều
8. Trách nhiệm của Chủ sở hữu, Chủ quản lý công trình thủy lợi
1. Trách
nhiệm của Chủ sở hữu công trình thủy lợi
a) Đối với
các công trình thủy lợi đầu tư từ ngân sách nhà nước, Chủ sở hữu công trình
thủy lợi trên toàn tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Chủ sở
hữu công trình thủy lợi đảm bảo kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
khai thác công trình thủy lợi và trách nhiệm khác liên quan theo quy định của
pháp luật.
c) Trong
đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho
cơ quan, tổ chức làm đại diện Chủ sở hữu tùy vào từng trường hợp cụ thể.
2. Trách
nhiệm của Chủ quản lý công trình thủy lợi
a) Quản lý
việc khai thác và bảo vệ công trình theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm
năng, lợi thế của công trình.
b) Lựa
chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám
sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
c) Chủ trì
việc điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi định kỳ
5 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra,
đánh giá định kỳ 5 năm hoặc đột xuất.
d) Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều
9. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Các tổ
chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
a) Quyền,
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi được quy
định tại Điều 54 Luật Thủy lợi và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Có
trách nhiệm củng cố về tổ chức và năng lực đáp ứng quy định tại Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
c) Đối với
công trình thủy lợi do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác
công trình thủy lợi Bình Thuận khai thác: Được giao khai thác theo phương thức
đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ.
d) Đối với
công trình thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác: Được
giao khai thác theo phương thức giao nhiệm vụ.
đ) Đối với
công trình thủy lợi do các tổ chức, cá nhân khác khai thác: Phương thức khai
thác do cơ quan quản lý tại Điều 6 Quy định này quyết định.
2. Quyền,
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi được quy
định tại Điều 55 Luật Thủy lợi.
Điều
10. Bảo vệ công trình thủy lợi
1. Công
trình thuỷ lợi do tổ chức, cá nhân nào quản lý, khai thác thì tổ chức, cá nhân
đó chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình theo quy định của Luật Thủy
lợi; Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04
tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Thông tư
số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Quyết
định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình
thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh và Quy định này.
2. Phạm vi
bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của
công trình thủy lợi được quy định tại Điều 40 Luật Thủy lợi và Quyết định ban
hành Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa
bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi theo Điều 44 Luật Thủy lợi phải có giấy phép của cơ quan có thẩm
quyền; nội dung, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép cho các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Chương
IV Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY
LỢI
Điều
11. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công trình thủy lợi được phân cấp cho cấp
tỉnh quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn.
2. Tham
mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định phương thức khai thác công trình giao doanh nghiệp
khai thác; thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình vận hành
hồ chứa thủy lợi, phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai đối
với công trình cấp tỉnh quản lý.
3. Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp
huyện xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý,
vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Quyết
định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý
trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo điều hòa,
phân phối nước trong trường hợp xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.
5. Tổ chức
thanh tra chuyên ngành về vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, phối hợp với
địa phương có liên quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Đề
xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khai thác, vận hành và bảo vệ
công trình thủy lợi; tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào việc vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi, đào tạo cán bộ, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Phối
hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc
thành lập các đơn vị khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa
bàn các huyện, thị xã, thành phố.
8. Căn cứ
vào các tiêu chí và điều kiện cụ thể từng thời điểm, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn lập danh mục các công trình thủy lợi trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phân cấp quản lý.
Điều
12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban
nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tất cả các công trình thủy lợi nằm trên địa bàn
theo phân cấp.
2. Ủy ban
nhân dân cấp huyện chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã củng cố, kiện
toàn các tổ chức thủy lợi ở cơ sở phù hợp theo khoản 3 Điều 6 Quy định này và
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày
15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi để tiếp
nhận việc khai thác, sử dụng các công trình được phân cấp trên địa bàn.
3. Ủy ban
nhân dân cấp huyện chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ công trình
thủy lợi được giao quản lý sau khi có kết quả thẩm định của Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế cùng cấp.
4. Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Thủy lợi.
Điều
13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Thực hiện
các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Thủy lợi và các quy định
của pháp luật có liên quan.
Điều
14. Trách nhiệm của các tổ chức thủy lợi cơ sở, các doanh nghiệp quản lý khai
thác công trình thủy lợi
1. Củng cố
năng lực, sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý cho phù hợp để thực hiện việc quản
lý, khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho công trình.
2. Tham
gia xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp quản lý, khai
thác công trình thủy lợi và các tổ chức thủy lợi cơ sở tại các địa phương.
3. Xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, bảo trì công
trình thủy lợi.
4. Xây
dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi; phương án ứng
phó thiên tai; quy trình vận hành công trình; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ
công trình được giao quản lý, khai thác.
5. Xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, cung cấp dịch vụ khác. Khuyến
khích, vận động sự tham gia của người dân trong trong sử dụng và bảo vệ công
trình.
6. Chủ
động xây dựng giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (bao gồm giá sản phẩm, dịch vụ
công ích thủy lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác) trình cấp có thẩm
quyền theo quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30
tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm dịch vụ thủy
lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
7. Thực
hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 54 Luật Thủy lợi.
Điều
15. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Giao
thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây
dựng, đấu nối hệ thống giao thông đồng bộ với công trình, hệ thống công trình
thủy lợi để đảm bảo yêu cầu cấp nước, thoát nước và đảm bảo kết nối hạ tầng
giao thông khu vực.
2. Sở Xây
dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ
chức thực hiện quy hoạch hệ thống cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp nằm
trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, quy trình
vận hành hệ thống công trình thủy lợi.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; chủ đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy
lợi các nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước đảm bảo đúng
quy định, tiết kiệm nguồn nước, chống thất thoát, suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm
nguồn nước.
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định chủ trương đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp công trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định, đảm bảo phù hợp với quy hoạch thủy
lợi được duyệt và nhu cầu cấp thiết của địa phương.
5. Sở Tài
chính có trách nhiệm:
Hàng năm,
trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và căn cứ khả
năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo đúng quy định
của Luật ngân sách và hướng dẫn của Trung ương.
6. Công an
tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo việc ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo đảm an toàn cho công trình
thủy lợi và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố.
Điều
16. Quy định về điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy định
Trong quá
trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản
ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.