BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số:
106/2006/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH BẢN HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngay 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản “Hướng dẫn quản
lý rừng cộng đồng dân cư thôn”, để áp dụng thí điểm cho 40 xã được chọn để thực
hiện Quyết định số 1641 QĐ/BNN-HTQT, ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án “Chương trình thí điểm
lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007”;
Các xã không
thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 1641 QĐ/BNN-HTQT nêu trên mà do các
dự án quốc tế khác tài trợ, được áp dụng những Điều, khoản của bản hướng dẫn
này trong việc tổ chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng ở địa phương mình.
Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Lâm nghiệp hướng dẫn chi tiết
về phương pháp, kỹ thuật chuyên ngành trong tổ chức quản lý rừng cộng đồng theo
chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
đăng Công báo Chính phủ.
Điều 4. Chánh Văn phòng; Cục trưởng Cục Lâm nghiệp; Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006 – 2007”
và thực hiện các dự án khác do quốc tế tài trợ; Thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị
|
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BẢN HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27
tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này hướng dẫn việc giao rừng; lập kế hoạch quản lý
rừng; quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn (gọi tắt là cộng đồng);
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản lý rừng
cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi tắt là rừng cộng đồng).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cộng đồng dân cư thôn tại bốn mươi (40) xã thuộc mười
(10) tỉnh thực hiện thí điểm lâm nghiệp cộng đồng theo Quyết định số 1641 QĐ/BNN-HTQT,
ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc phê duyệt dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007” do
Quỹ Uỷ thác cho ngành Lâm nghiệp tài trợ (gọi tắt là Quyết định số 1641/QĐ-BNN).
2. Các địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong quá trình quản lý rừng cộng đồng quy định tại Bản Hướng dẫn này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bản hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Rừng cộng đồng là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân
cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
2. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn là việc Nhà nước
trao quyền sử dụng rừng cho cộng đồng bằng quyết định hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
3. Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý rừng trong
đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động
giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện
nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh gía rừng Nhà nước giao cho cộng đồng.
4. Ban quản lý rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng dân
cư thôn thành lập để điều phối các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng của
thôn.
5. Kế hoạch quản lý rừng 5 năm là kế hoạch về các hoạt động
về lâm nghiệp trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn, do cộng
đồng lập và sẽ được tổ chức thực hiện trong thời gian 5 năm.
6. Kế hoạch quản lý rừng hàng năm là là kế hoạch về các hoạt
động về lâm nghiệp trong một năm của cộng đồng trên cơ sở kế hoạch quản lý rừng
5 năm.
7. Đánh giá tài nguyên rừng là hoạt động đánh giá về số lượng
và chất lượng của hiện trạng rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng.
8. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng là quy ước
do cộng đồng dân cư thôn lập nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng bằng việc
kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nước
trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Chương 2:
GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG
Điều 4. Căn cứ và điều kiện giao rừng
cho cộng đồng
1. Việc giao rừng cho cộng đồng phải dựa vào các căn cứ
sau:
a) Quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đã được Uỷ ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện)
phê duyệt.
Đối với các xã chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng, thì phải có báo cáo định hướng hoặc đề án bảo vệ và
phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua.
b) Đơn xin giao rừng của cộng đồng (do trưởng thôn hay đại
diện có thẩm quyền theo tập tục của cộng đồng dân cư thôn ký).
2. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng
a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có
truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng;
có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng.
b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả
năng quỹ rừng của địa phương. Quỹ rừng giao cho cộng đồng bao gồm:
- Diện tích rừng do Uỷ ban nhân dân cấp xã đang quản lý
chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Diện tích rừng thu hồi từ các lâm, nông trường sau khi rà
soát lại diện tích rừng trong quá trình sắp xếp, đổi mới lâm, nông trường quốc
doanh.
- Diện tích rừng Nhà nước thu hồi từ các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và
phát triển rừng.
- Diện tích rừng của các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện
trao trả lại Nhà nước để Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng.
c) Phương án giao rừng cho cộng đồng được Hội đồng nhân dân
cấp xã và Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
d) Rừng giao cho cộng đồng không có tranh chấp.
Điều 5. Khu rừng, hạn mức và thời hạn
giao rừng cho cộng đồng
1. Cộng đồng được giao những khu rừng sau đây:
a) Những khu rừng được cộng đồng tự quản lý theo truyền thống
từ nhiều năm trước, cho đến nay cộng đồng vẫn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả,
phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng bảo vệ và phát triển rừng của xã.
b) Những khu rừng đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện giao cho cộng đồng.
c) Những khu rừng đầu nguồn để tạo ra nguồn nước phục vụ trực
tiếp cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng; những khu rừng gắn với phong tục,
truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của cộng đồng; những khu rừng cung cấp
lâm sản và phục vụ cho các lợi ích chung khác của cộng đồng mà khu rừng đó
không thể giao cho tổ chức hoặc không thể phân chia để giao cho hộ gia đình, cá
nhân.
d) Rừng giao cho cộng đồng phải nằm trong phạm vi của xã
nơi cộng đồng đó đang sinh sống.
2. Hạn
mức và thời hạn giao rừng cho cộng đồng
a) Diện tích rừng giao cho mỗi cộng đồng do Uỷ ban nhân dân
cấp huyện quyết định căn cứ vào quỹ rừng của xã và khả năng quản lý của cộng đồng.
b) Thời
hạn sử dụng rừng ổn định, lâu dài.
Điều 6. Trình tự và thủ tục giao rừng
cho cộng đồng
1. Công tác chuẩn bị
a) Thành lập Hội đồng giao rừng cấp xã
- Hội đồng giao rừng cấp xã gồm: Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; Phó chủ tịch hội đồng là cán bộ phụ
trách nông, lâm nghiệp cấp xã hoặc cán bộ địa chính; các thành viên khác gồm đại
diện của Hội đồng nhân dân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các trưởng thôn, làng,
bản, ấp, buôn, phum, sóc (sau đây gọi tắt là trưởng thôn), cán bộ kiểm lâm địa
bàn xã.
Trường hợp xã đã có Hội đồng giao đất thì Hội đồng này bổ
sung thêm các thành viên về lâm nghiệp và đảm nhận cả việc giao rừng.
- Hội đồng giao rừng cấp xã có nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch giao rừng; tổ chức nhân dân học tập chủ trương, chính sách của
Nhà nước về giao rừng; chỉ đạo Tổ công tác giao rừng của xã giải quyết vướng mắc,
tranh chấp về địa giới giữa các thôn trong xã; rà soát phương án giao rừng của
các thôn, lập hồ sơ giao rừng để trình uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Thành lập Tổ công tác giao rừng của xã (sau đây gọi tắt
là Tổ công tác) gồm: Tổ trưởng là cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp cấp xã; Tổ
phó là cán bộ lâm nghiệp được tăng cường từ huyện hoặc là cán bộ lâm nghiệp của
xã phụ trách về nghiệp vụ kỹ thuật; các thành viên là cán bộ địa chính, cán bộ
thống kê và các trưởng thôn. Tổ công tác có nhiệm vụ tham gia trực tiếp và hỗ
trợ các thôn tổ chức thực hiện các hoạt động về giao rừng nêu tại điểm c khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Tuyên truyền, phổ biến việc giao rừng cho cộng đồng
đến nhân dân ở các thôn trong xã.
d) Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật, phương tiện và tài chính để
triển khai việc giao rừng cho cộng đồng.
2. Thu thập thông tin và nhận xét về tình hình rừng của xã
Tổ công tác phối hợp với trưởng thôn thực hiện các công việc
sau đây:
a) Thu thập, phân tích và bổ sung tài liệu cơ bản của thôn:
- Điều kiện tự nhiên; kinh tế – xã hội; hiện trạng về quản lý
và sử dụng rừng.
- Các loại bản đồ của xã (nếu có): bản đồ hiện trạng về tài
nguyên rừng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản đồ địa giới hành chính.
b) Rà soát, phân tích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của xã. Trường hợp xã chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì rà soát và phân tích báo cáo định hướng
hoặc đề án bảo vệ và phát triển rừng của xã đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua.
c) Nhận xét sơ bộ hiện trạng các khu rừng sẽ giao cho cộng
đồng theo nội dung và phương pháp sau:
- Trường hợp xã đã có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng, trong đó có đủ tài liệu về hiện trạng các khu rừng sẽ
giao cho cộng đồng thì Tổ công tác cùng trưởng thôn và đại diện của cộng đồng
khác cùng phúc tra hiện trạng các khu rừng đó.
- Trường hợp xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng thì Tổ công tác, trưởng thôn và từ 3 đến 5 chủ hộ gia
đình đại diện các cụm dân cư trong thôn có uy tín, có nhiều kinh nghiệm và hiểu
biết sâu sắc về tình hình của thôn tiến hành rà soát ngoài thực địa, đánh giá
hiện trạng các khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng về các nội dung: Vẽ sơ đồ vị
trí các khu rừng sẽ giao cho cộng đồng; ranh giới, diện tích, loại rừng, trạng
thái rừng, trữ lượng, khả năng sinh trưởng và phát triển của khu rừng sẽ giao
cho cộng đồng.
3. Xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng
a) Dự thảo phương án giao rừng: Tổ công tác, trưởng thôn, đại
diện các đoàn thể trong thôn và từ 3 đến 5 chủ hộ gia đình đại diện các hộ gia
đình trong thôn dự thảo phương án giao rừng cho cộng đồng. Phương án phải làm
rõ các nội dung sau: hiện trạng các khu rừng sẽ giao về vị trí, ranh giới, diện
tích, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng; kế hoạch tiến độ về giao rừng;
phương án tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sau khi được giao; bản đồ
hoặc sơ đồ các khu rừng sẽ giao.
b) Lấy ý kiến của nhân dân trong thôn về phương án giao rừng:
Tổ công tác và Trưởng thôn trực tiếp tổ chức họp toàn thôn có sự hỗ trợ của Hội
đồng giao rừng cấp xã để lấy ý kiến của nhân dân. Nội dung lấy ý kiến gồm:
- Vị trí khu rừng sẽ giao cho cộng đồng (có sơ đồ kèm
theo).
- Hiện trạng về diện tích, ranh giới, loại rừng, trạng thái
rừng, trữ lượng khu rừng sẽ giao.
- Mục tiêu quản lý và phương án sử dụng rừng của cộng đồng
sau khi được Nhà nước giao rừng.
- Về các bước giao rừng cho cộng đồng.
- Cam kết của cộng đồng về quản lý diện tích rừng được
giao.
c) Hoàn chỉnh phương án giao rừng: Tổ công tác và trưởng thôn
tiếp thu ý kiến của nhân dân để hoàn chỉnh phương án giao rừng cho cộng đồng.
4. Lập hồ sơ, nộp và nhận hồ sơ về giao rừng của cộng đồng
a) Trưởng thôn với sự hỗ trợ của Tổ công tác và Hội đồng
giao rừng chịu trách nhiệm lập và nộp hồ sơ gồm các tài liệu sau đây cho Uỷ ban
nhân dân cấp xã:
- Đơn đề nghị xin giao rừng của cộng đồng trong đó nêu rõ vị
trí, ranh giới khu rừng, diện tích, hiện trạng và mục đích sử dụng rừng.
- Phương án giao rừng cho cộng đồng; kế hoạch triển khai việc
giao rừng cho cộng đồng (có bản đồ hoặc sơ đồ kèm theo).
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được hồ sơ xin giao
rừng của cộng đồng có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng giao rừng rà soát, kiểm tra
hồ sơ, sau đó xã xác nhận và chuyển hồ sơ đến phòng chức năng về nông nghiệp và
phát triển nông thôn cấp huyện (sau đây gọi tắt là phòng chức năng).
5. Thẩm định và quyết định giao rừng cho cộng đồng.
a) Phòng chức năng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; thẩm tra,
xác minh thực địa khi cần thiết; trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giao rừng
cho cộng đồng.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giao
rừng cho cộng đồng và chuyển quyết định về uỷ ban nhân dân cấp xã và phòng chức
năng.
6. Thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về
giao rừng cho cộng đồng
a) Uỷ ban nhân dân cấp xã trao quyết định giao rừng cho cộng
đồng.
b) Tổ chức giao rừng ngoài thực địa
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, phòng chức năng, trưởng thôn, đại
diện các đoàn thể trong thôn, từ 3 đến 5 hộ gia đình là đại diện các hộ gia đình
trong thôn và Tổ công tác rà soát ranh giới, hiện trạng khu rừng trên thực địa
và 7đối chiếu với bản đồ để giao rừng cho cộng đồng đúng khu rừng ghi trong quyết
định về giao rừng.
- Cộng đồng tiến hành phát ranh giới, cắm cột mốc đánh dấu
ranh giới khu rừng được giao.
c) Lập biên bản bàn giao rừng: biên bản bàn giao rừng giữa
Uỷ ban nhân dân cấp xã và cộng đồng được lập ngay sau khi bàn giao rừng ngoài
thực địa có chữ ký của Uỷ ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, đại diện các đoàn
thể trong thôn, từ 3 đến 5 hộ gia đình đại diện các hộ gia đình trong thôn, Tổ
công tác và các chủ rừng có diện tích giáp ranh với khu rừng giao cho cộng đồng.
d) Công bố kết quả giao rừng: Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố
công khai kết quả giao rừng cho cộng đồng và cho các thôn khác trong xã.
Điều 7. Thẩm quyền giao rừng, thu hồi
rừng
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về giao rừng và thu hồi rừng của cộng đồng.
2. Việc thu hồi rừng cộng đồng được
thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Nhà nước thu hồi rừng và đất rừng để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia.
b) Nhà nước thu hồi rừng để phục vụ cho lợi ích công cộng,
phát triển kinh tế – xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
c) Cộng đồng sử dụng rừng không đúng mục đích, để rừng bị
tàn phá do nguyên nhân chủ quan, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
d) Khi cộng đồng di chuyển đi nơi
khác.
Chương 3:
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
Điều 8. Nguyên tắc lập kế hoạch quản
lý rừng cộng đồng
Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng phải tuân theo các
nguyên tắc sau:
1. Phải phù hợp với quy hoạch mục đích sử dụng rừng (rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất) phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng cấp xã; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường của thôn và
năng lực của cộng đồng; đáp ứng cao nhất nhu cầu của người dân đối với các nguồn
lợi từ rừng.
2. Phải có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan;
được người dân đồng tình ủng hộ và tự nguyện thực hiện.
3. Phải đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững.
Điều 9. Các bước lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được xây dựng theo các bước
sau:
1. Điều tra đánh giá tài nguyên rừng.
2. Xác định mục đích quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng.
3. Đánh giá nhu cầu lâm sản.
4. Tổng hợp, phân tích số liệu (cân đối cung và cầu, phân
tích khả năng bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng...)
5. Lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm.
6. Thông qua kế hoạch và trình duyệt.
Điều 10. Điều tra đánh giá tài
nguyên rừng
1. Mục đích và yêu cầu.
- Nắm được tài nguyên rừng và tài nguyên đất làm cơ sở cho
việc áp dụng quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng.
- Xác
định mục đích sử dụng cho từng lô rừng, lô đất.
- Xác định được các biện pháp tác động (khai thác, bảo vệ,
khoanh nuôi, nuôi dưỡng, trồng rừng, khai thác) cho từng lô rừng, lô đất.
2. Nguyên tắc điều tra đánh giá
- Đơn giản, dễ hiểu, ít tốn kém để cộng đồng tự thực
hiện với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp.
- Độ chính xác đủ để xây dựng kế hoạch quản lý rừng
cộng đồng và đủ để cộng đồng có thể quản lý rừng.
- Trường hợp khu rừng của cộng đồng đã được điều tra
đánh giá khi giao rừng thì không phải điều tra đánh giá lại mà được sử dụng tài
liệu đã điều tra đó để xây dựng kế hoạch quản lý.
- Trường hợp khu rừng cộng đồng khi giao rừng chưa
được điều tra đánh giá tài nguyên rừng thì khi xây dựng kế hoạch quản lý, phải
tiến hành điều tra đánh giá khu rừng gồm các nội dung: điều tra đo đếm trên thực
địa đến từng lô rừng đối với rừng không tiến hành khai thác và rừng tiến
hành khai thác.
Điều 11. Xác định mục đích quản lý,
sử dụng đối với từng loại rừng.
1. Rừng
thuộc đối tượng bảo vệ, không được phép khai thác gỗ, gồm:
a) Rừng đặc dụng như rừng phục vụ văn hoá, tâm linh (rừng
thiêng, rừng ma...).
b) Rừng phòng hộ (rừng phòng hộ bảo vệ nguồn nước và rừng
phòng hộ bảo vệ chống xói mòn và các công trình khác).
2. Rừng sản xuất gỗ và lâm sản
a) Rừng đạt tiêu chuẩn khai thác chính, gồm:
- Rừng tự nhiên có trữ luợng.
- Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ.
b) Rừng chưa đạt tiêu chuẩn khai thác chính:
- Rừng tự nhiên nghèo kiệt hoặc rừng non, rừng khoanh nuôi.
- Rừng trồng chưa đạt tuổi thành thục công nghệ.
Điều 12. Xác định nhu cầu gỗ, củi,
lâm sản của thôn bản
1. Nội dung cần xác định, gồm:
a) Nhu cầu làm nhà.
b) Nhu cầu làm chuồng trại, phai đập, trường học, củi đun.
c) Các nhu cầu khác.
2. Phương pháp xác định: thực hiện theo quy định tại Phụ lục
I bản hướng dẫn này.
Điều 13. Tổng hợp, phân tích số liệu
1. Tổng hợp số liệu từ các ô mẫu đo đếm ngoại nghiệp, quy đổi
các chỉ tiêu tính toán ra đơn vị ha và cho từng lô và thống kê vào biểu tổng hợp.
a) Tính toán trữ lượng gỗ và sản lượng cho phép khai thác
hàng năm và 5 năm.
b) Xác định lô rừng và tổng diện tích rừng đủ điều kiện
khai thác và sản lượng khai thác.
2. Xác định lô rừng và tổng diện tích cần trồng rừng.
3. Xác định lô rừng và tổng diện tích có khả năng khoanh
nuôi thành rừng.
4. Xác định lô rừng và tổng diện tích rừng cần nuôi dưỡng
5. Cân đối giữa nhu cầu gỗ và lâm sản với khả năng của rừng.
6. Xác định mục đích sử dụng và các biện pháp tác động cụ
thể cho từng lô rừng.
Điều 14. Lập kế hoạch quản lý rừng
5 năm và hàng năm
1. Lập kế hoạch trồng rừng, phục hồi rừng và bảo vệ rừng:
Kế hoạch về trồng rừng, phục hồi rừng (khoanh nuôi rừng,
nuôi dưỡng làm giàu rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt) và bảo vệ rừng cần nêu rõ vị
trí (lô rừng); tổng diện tích cần tác động, diện tích tác động hàng năm và các
biện pháp kỹ thuật chủ yếu cần áp dụng.
2. Lập kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên.
a) Các chỉ tiêu khai thác, áp dụng một trong hai phương
pháp sau:
- Phương pháp 1: phải xác định đối tượng rừng đưa vào khai
thác; lượng khai thác tối đa hàng năm, luân kỳ khai thác và cường độ khai thác.
- Phương pháp 2: áp dụng cấu trúc số cây theo cấp kính.
b) Lập kế hoạch khai thác: kế hoạch phải thể hiện được địa điểm
khai thác (tên lô), diện tích khai thác, đặc điểm của lô rừng (đường kính, chiều
cao bình quân, trữ lượng bình quân/ha nếu có) và sản lượng khai thác hàng năm
(tính theo cây và mét khối).
3. Lập kế hoạch khai thác tre, nứa
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật: xác định luân kỳ khai thác, cường
độ khai thác, tuổi cây khai thác, lượng khai thác và thời gian khai thác trong
năm.
b) Lập kế hoạch khai thác: kế hoạch phải thể hiện được địa điểm
khai thác (theo lô), diện tích khai thác, sản lượng khai thác (tính theo số
cây).
4. Lập kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng: xác định vị trí
(lô), diện tích và sản lượng gỗ khai thác; gồm khai thác tỉa thưa và khai thác
chính.
5. Lập kế hoạch tận thu, tận dụng gỗ, khai thác lâm sản
ngoài gỗ: xác định được địa điểm, diện tích khai thác, khối lượng theo chủng loại
sản phẩm.
6. Kế hoạch sản xuất khác
a) Kế hoạch sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp: chỉ
rõ vị trí, diện tích, loài cây trồng, động vật nuôi.
b) Kế hoạch dịch vụ du lịch (nếu có).
c) Các hoạt động sản xuất khác.
7. Phân kỳ kế hoạch quản lý rừng
a) Kế hoạch quản lý rừng 5 năm được chia ra thành kế hoạch
hàng năm.
b) Kế hoạch quản lý rừng của năm đầu tiên được chia ra theo
tháng hay quý của năm đó.
8. Xác định các nguồn lực và các biện pháp huy động nguồn lực
để thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng, làm rõ biện pháp huy động được
tối đa nguồn lực trong nội bộ cộng đồng.
Điều 15. Phê duyệt kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng
1. Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm
a) Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng lập, Uỷ ban nhân dân
cấp xã phê duyệt và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện để theo dõi và hỗ trợ thực
hiện.
b) Riêng đối với kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên: Uỷ
ban nhân dân cấp xã tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ của các cộng đồng trong xã,
trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm
Căn cứ vào kế hoạch quản lý rừng 5 năm đã được phê duyệt, cộng
đồng xây dựng kế hoạch quản lý rừng hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân cấp xã phê
duyệt.
3. Trường hợp khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ mục đích
thương mại thực hiện theo quy định tại Quyết định số 40/2005/QĐ- BNN, ngày 07/7/2005
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai
thác gỗ và lâm sản khác.
Chương 4:
XÂY DỰNG QUY ƯỚCBẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CỘNG ĐỒNG
Điều 16. Yêu cầu của Quy ước bảo vệ
và phát triển rừng cộng đồng
a) Các quy định trong Quy ước phải phù hợp với quy định của
pháp luật, đồng thời phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của địa phương.
b) Bài trừ các thủ tục mê tín dị đoan, xử phạt trái pháp luật,
gây mất đoàn kết trong cộng đồng.
c) Nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Điều 17. Nội dung chủ yếu của Quy ước
a) Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng
trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
b) Về làm nương rẫy trên địa bàn thôn.
c) Quy định về bảo vệ rừng và huy động nội lực của cộng đồng
để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng Nhà nước giao cho cộng đồng
quản lý (những khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử,
phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng).
d) Về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản.
đ) Về bảo vệ động vật rừng.
e) Việc chăn thả gia súc trong rừng.
g) Về phòng cháy chữa cháy rừng, sử dụng lửa
trong rừng và các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
h) Về phát hiện, ngăn chặn những tác nhân xâm hại
đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến phá rừng làm rãy, khai thác,
mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn thôn và hành
vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.
i) Việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các
thành viên trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức dịch vụ sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
k) Việc phối hợp liên thôn để bảo vệ và phát triển
rừng có hiệu quả.
l) Quy định về việc xử lý những vi phạm về bảo vệ,
phát triển rừng.
m) Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ bảo
vệ và phát triển rừng thôn bản.
n) Quy định cụ thể về chia sẻ lợi ích trong cộng
đồng.
Điều 18. Tổ chức xây dựng
Quy ước bảo vệ và phát triển rừng
1. Bước 1: Công tác chuẩn bị
a) Cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn có thể gợi
ý và thảo luận với Trưởng thôn, già làng, đại diện các đoàn thể trong thôn xác
định và lựa chọn những nội dung chính trong việc bảo vệ và phát triển rừng của
thôn.
b) Tổ chức hội nghị thôn để bàn bạc, thảo luận,
biểu quyết về việc xây dựng Quy ước.
2. Bước 2: Xây dựng Quy ước
a) Trưởng thôn triệu tập hội nghị thôn dưới 2
hình thức: triệu tập toàn thể nhân dân hoặc triệu tập đại diện gia đình để thảo
luận các nội dung dự thảo Quy ước, biểu quyết công khai thông qua từng nội dung
của Quy ước và toàn bộ Quy ước. Biên bản hội nghị và dự thảo Quy ước được gửi
đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu các nội dung Quy ước được
từ 2/3 số người dự hội nghị biểu quyết tán thành thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đề
nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
b) Quy ước sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị thôn phổ biến nội dung và biện
pháp thực hiện bản Quy ước.
c) Khi có tranh chấp, vi phạm về bảo vệ rừng và
phát triển rừng, nếu thuộc nội bộ cộng đồng đã được quy định trong Quy ước thì
cộng đồng nhắc nhở, giải quyết trên tinh thần hòa giải trong cộng đồng; trường
hợp hành vi và mức độ vi phạm đã được pháp luật quy định phải xử lý hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì trưởng thôn lập biên bản báo cáo Uỷ ban
nhân dân cấp xã, đồng thời báo cho kiểm lâm địa bàn để xử lý.
d) Nghị quyết của hội nghị thôn về giải quyết những
vụ vi phạm Quy ước chỉ có giá trị khi được ít nhất quá nửa số người dự họp tán
thành và không trái với các quy định của Nhà nước.
Chương 5:
QUYỀN HƯỞNG LỢI VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNGĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO RỪNG
Điều 19. Quyền hưởng lợi từ rừng của cộng đồng
1. Cơ chế hưởng sản phẩm: được hưởng toàn bộ số
gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng
(phụ lục IV).
Việc khai thác thực hiện theo quy định tại các khoản
2, 3, 4 và 5 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 của Bản hướng dẫn này.
2. Được thực hiện các hoạt động sản xuất khác
trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng, cụ thể là:
a) Được sử dụng một phần diện tích đất chưa có rừng
quy hoạch cho lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp. Cụ thể
là: đối với đất ngập mặn được sử dụng 25%, đối với đất khác được sử dụng 20% diện
tích đất chưa có rừng.
b) Được tổ chức các hoạt động dịch vụ – du lịch
trên diện tích rừng Nhà nước giao .
3. Được nhận tiền, vật tư theo quy định của các
chương trình, dự án trong trường hợp khu rừng của cộng đồng tham gia vào các
chương trình, dự án đó. Cụ thể là:
a) Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được hỗ trợ
tiền, vật tư theo quy định tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực
hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
b) Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005
của Thủ tướng Chính phủ áp dụng với cộng đồng thôn bản là đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng.
c) Đối với các chương trình, dự án về lâm nghiệp
như Dự án trồng rừng bằng nguồn tài trợ của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức; Dự
án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng đầu nguồn tại Thanh Hoá, Quảng trị, Phú
Yên và Gia Lai, Dự án theo Quyết định số 1641/QĐ-BNN...và các chương trình, dự
án khác về lâm nghiệp: cộng đồng được nhận tiền và vật tư theo quy định của các
chương trình, dự án đó.
4. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu
tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng
và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước thu hồi rừng.
Điều 20. Nghĩa vụ của cộng đồng
1. Lập kế hoạch quản lý rừng, xây dựng Quy ước bảo
vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 13, 14, Điều 20 của Bản hướng dẫn
này và tổ chức thực hiện kế hoạch và quy ước đó.
2. Sử dụng rừng đúng mục đích ghi trong quyết định
giao rừng, định kỳ báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động có liên
quan đến khu rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã.
3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, sử dụng,
phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng;
4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
5. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu
hồi rừng.
6. Không được phân chia rừng cho các thành viên
trong cộng đồng; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định cụ thể của
các chương trình, dự án về lâm nghiệp (phụ lục IV)
8. Trưởng thôn, tổ thanh tra và nhân dân trong
thôn tự giám sát, đánh giá về kế hoạch quản lý rừng. Định kỳ hàng năm lập báo
cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các vấn đề cần giải quyết cho năm
sau.
Điều 21. Cộng đồng sử dụng
tiền, vật tư, lâm sản và các lợi ích khác từ rừng
1. Nguyên tắc
a) Việc sử dụng, phân phối các lợi ích từ rừng
phải thực hiện theo quy ước quản lý rừng của cộng đồng và phải được các hộ gia
đình trong cộng đồng tham gia.
b) Việc phân phối các lợi ích phải đảm bảo bình
đẳng, thống nhất giữa các hộ gia đình, có ưu tiên đối với hộ gia đình thuộc diện
chính sách của nhà nước.
c) Quyền hưởng lợi và việc phân phối các lợi ích
từ rừng phải được công bố công khai, rõ ràng đến tất cả các hộ gia đình trong cộng
đồng.
2. Vật tư, tiền mà Nhà nước, Chương trình, Dự án
về lâm nghiệp hỗ trợ cho cộng đồng và lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng
được quản lý, sử dụng như sau:
a) Đối với vật tư (cây giống, phân bón...): sử dụng
toàn bộ số vật tư vào việc trồng rừng, chăm sóc rừng của cộng đồng.
b) Đối với tiền và lương thực (nếu có): được
chia cho các hộ gia đình theo nguyên tắc hộ gia đình nào đóng góp nhiều công
thì được hưởng nhiều, hộ gia đình nào đóng góp ít công thì được hưởng ít.
c) Đối với lâm sản: gỗ và lâm sản ngoài gỗ được
sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng
hoặc chia cho các thành viên trong thôn bản do cộng đồng quyết định (phụ lục
II).
d) Các sản phẩm khác như sản phẩm nông nghiệp,
ngư nghiệp kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ các chi phí
phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng.
3. Các quy định nêu tại khoản 2 Điều này được thống
nhất trong hội nghị thôn và phải ghi vào trong Quy ước hoặc Phương án ăn chia lợi
ích từ rừng của cộng đồng.
Chương 6:
XÂY DỰNG QUỸ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 22. Mục đích của Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng
do cộng đồng tự thành lập
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng
phục vụ chủ yếu cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng: bảo vệ rừng, trồng
rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản,
quản lý rừng...
Điều 23. Nguồn tài chính
hình thành Quỹ
1. Kinh phí lấy từ nguồn tài trợ (nếu có).
2. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có)..
3. Sự đóng góp của cộng đồng.
4. Thu từ các nguồn khác . (Chi tiết các nguồn
thu như phụ lục III)
Điều 24. Cơ chế hoạt động
của Quỹ
1. Lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ: việc
lập kế hoạch hoạt động của Quỹ phải tiến hành đồng thời với lập kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng, kế hoạch về kinh tế- xã hội chung của cộng đồng và coi đây
là một bộ phận quan trọng của kế hoạch đó. Việc lập kế hoạch của Quỹ phải xác định
được các nội dung sau:
a) Xác định các hoạt động cần phải thực hiện
trong kế hoạch đề ra, xác định mức chi cho từng hoạt động và sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên.
b) Xác định nguồn vốn hiện có và các nguồn có khả
năng thu trong năm.
c) Cân đối thu chi, từ đó chọn lựa các hoạt động
chính thức để đưa vào kế hoạch.
2. Trình bày và thông qua kế hoạch tài chính trước
cộng đồng.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch
phải lập sổ sách ghi chép rõ ràng. Quỹ phải chịu sự kiểm tra giám sát của Tổ
thanh tra cộng đồng, Trưởng thôn và chính quyền xã.
4. Định kỳ báo cáo thu, chi trước cộng đồng
(hàng tháng hay hàng quý và hàng năm).
Điều 25. Tổ chức, quản
lý Quỹ
1. Tổ chức quỹ
a) Thành lập Ban quản lý Quỹ, Ban quản lý rừng cộng
đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ
lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng. Ban quản lý Quỹ có 3-5 người (1
lãnh đạo thôn làm trưởng ban, 2- 4 đại diện của các đoàn thể, trong đó có một
phó ban và một thủ quỹ) do nhân dân trong thôn bầu ra.
b) Trách nhiệm của Ban quản lý quỹ:
- Huy động và phát triển được Quỹ;
- Thực hiện các khoản thu và chi theo đúng quy định
của Quy chế quản lý Quỹ;
- Lập kế hoạch thu, chi hàng năm, cân đối thu
chi và thông qua Hội nghị thôn;
- Triển khai thực hiện kế hoạch;
- Tạo mối liên kết với các hoạt động tín dụng và
dịch vụ;
- Định kỳ (tháng hay quý và hàng năm) báo cáo trước
cộng đồng, bảo đảm sự minh bạch trong việc chi thu của Quỹ;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ thanh tra của
cộng đồng, của chính quyền, các tổ chức quần chúng.
2. Xây dựng Quy chế quản lý Quỹ, trong đó có các
nội dung sau: xác định các nguồn thu, các khoản được phép chi (theo phụ lục
III), trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng trong việc đóng góp
xây dựng và sử dụng Quỹ, trách nhiệm của Ban quản lý Quỹ, cơ chế hoạt động, định
mức các khoản chi.
Điều 26. Sự hỗ trợ của
Nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức khác đối với Quỹ
1. Hỗ trợ về luật pháp, cơ chế chính sách, về vốn
(nếu có).
2. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính
cho cán bộ của cộng đồng.
3. Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động của Quỹ, đồng thời giám sát trong quá trình thực hiện.
Chương 7:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
ĐÁNH GIÁ
Điều 27. Thành lập Ban
quản lý rừng cộng đồng
1. Ban quản lý rừng cộng đồng do thôn thành lập
và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận. Thành phần Ban quản lý rừng gồm
lãnh đạo thôn, và 3-5 thành viên được cộng đồng lựa chọn từ các đoàn thể như
Chi bộ thôn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý rừng cộng đồng
a) Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng;
b) Phân chia các nhóm hộ và phân công nhóm hộ thực
hiện kế hoạch quản lý rừng, mỗi nhóm hộ có nhóm trưởng và nhóm phó;
c) Huy động vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch
quản lý rừng;
d) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng;
khai thác rừng và lâm sản ngoài gỗ và việc phân chia lợi ích từ rừng của cộng đồng;
đ) Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng;
e) Lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý rừng cộng
đồng định kỳ cho xã.
4. Trưởng thôn hoặc già làng là Trưởng Ban quản
lý rừng cộng đồng. Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra các hoạt động
lâm nghiệp trên địa bàn thôn được quy định trong Quy chế bảo vệ và phát triển
rừng cộng đồng.
Điều 28. Thiết lập các Tổ
chuyên trách quản lý rừng cộng đồng
1. Tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, cộng đồng
có thể thành lập các Tổ chuyên trách hoặc các Nhóm sở thích về lâm nghiệp (bảo
vệ, trồng rừng, khai thác rừng…).
2. Thành lập Tổ thanh tra lâm nghiệp, Tổ thanh
tra có 2 nhiệm vụ:
a) Giúp Trưởng thôn kiểm tra các hoạt động sản
xuất của cộng đồng, giải quyết các tranh chấp, xác minh làm rõ các vụ việc vi
phạm.
b) Đại diện cho quần chúng giám sát các hoạt động
của lãnh đạo thôn, của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thôn .
Điều 29. Nội dung giám sát, đánh giá
1. Giám sát việc thực hiện kế hoạch, gồm:
a) Thực hiện khai thác rừng (đúng vị trí, diện
tích, khối lượng, đúng kỹ thuật);
b) Quản lý bảo vệ rừng (chống chặt phá, chống cháy,
chống đốt nương làm rẫy, phòng cháy, chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng);
c) Các kế hoạch lâm sinh khác (khối lượng, kỹ thuật,
chất lượng, hiệu quả);
2. Giám sát thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển
rừng (tình trạng vi phạm, xử lý vi phạm, chia sẻ lợi ích…).
3. Giám sát Quỹ bảo vệ và phát triển rừng: các nguồn
thu và chi, hiệu quả sử dụng Quỹ (đầu tư cho bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng;
hỗ trợ sản xuất, dịch vụ sản xuất, tín dụng…).
Điều 30. Các tiêu chí cơ bản
đánh giá
1. Việc đánh giá quản lý rừng cộng đồng dựa trên
các tiêu chí về:
a) Kinh tế.
b) Về lâm sinh và bảo vệ môi trường.
c) Về xã hội.
2. Tuỳ theo khả năng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn các
tiêu chí đánh giá phù hợp với từng cộng đồng (phụ lục IV).
Chương 8:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ban hành các cơ chế, chính sách, các văn bản
hướng dẫn có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng như: giao rừng, lập kế hoạch
quản lý rừng, cơ chế hưởng lợi, các quy định về xây dựng Quy ước bảo vệ và phát
triển rừng.
2. Chỉ đạo ủy ban nhân cấp huyện và các cơ quan
liên quan trong tỉnh thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng và giám sát cộng đồng
thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
3. Chỉ đạo việc lập hoặc lồng ghép khu rừng của cộng đồng
vào chương trnh, dự án về lâm nghiệp.
Điều 32. Trách nhiệm của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Xem xét và quyết định việc giao rừng cho cộng
đồng, phê duyệt kế hoạch 5 năm về khai thác gỗ rừng tự nhiên, Quy ước bảo vệ và
phát triển rừng của cộng đồng.
2. Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về đất
đai, về lâm nghiệp và các cơ quan liên quan của huyện thực hiện việc giao rừng
cho cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
3. Xem xét để quyết định bổ sung hoặc lồng ghép
khu rừng của cộng đồng được tham gia vào chương trình, dự án về lâm nghiệp ở địa
phương và ghi hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng vào kế hoạch hàng năm của
chương trình, dự án đó.
4. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan
liên quan trong việc giám sát và đánh giá quản lý rừng cộng đồng.
Điều 33. Trách nhiệm của
Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính
sách về giao rừng và những quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
cho cộng đồng.
2. Xem xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện
quyết định, phê duyệt những văn bản có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
như: Quyết định giao rừng cho cộng đồng, phê duyệt Quy ước bảo vệ và phát triển
rừng cộng đồng.
3. Hướng dẫn cộng đồng thành lập Ban quản lý rừng;
hướng dẫn và theo dõi việc phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng theo phương
án đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện việc bàn giao rừng cho cộng
đồng ở thực địa, đôn đốc cộng đồng thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); quản
lý, sử dụng số tiền cộng đồng nộp ngân sách xã theo quy định của Luật Ngân
sách, hoặc nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã theo quy định.
5. Chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã, cán bộ lâm nghiệp
xã hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
6. Giám sát, đánh giá các hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng của cộng đồng.
7. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, hội
nghề nghiệp cấp thôn, xã trong việc vận động cộng đồng thực hiện kế hoạch quản
lý rừng và Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
Điều 34. Trách nhiệm của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành các văn bản liên quan đến quản lý rừng cộng đồng; xây dựng các chương
trình, dự án về lâm nghiệp trong đó quy định cộng đồng được tham gia các chương
trình, dự án đó.
2. Chỉ đạo cơ quan chức năng về lâm nghiệp cấp
huyện phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng.
3. Chỉ đạo trung tâm khuyến lâm, khuyến nông, hướng
dẫn và hỗ trợ cộng đồng thực hiện các mô hình quản lý, sản xuất lâm nghiệp,
nông nghiệp, lâm nông kết hợp.
4. Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu giám sát,
đánh giá, hướng dẫn thực hiện việc đánh giá quản lý rừng của cộng đồng.
Điều 35. Trách nhiệm của
Chi cục Kiểm lâm
1. Phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp báo cáo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
trong việc giao rừng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng
đồng.
2. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với các phòng
chức năng của cấp huyện và tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn cộng
đồng xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc khai thác lâm sản của cộng đồng; phân công và giao nhiệm vụ cho cán bộ Kiểm
lâm địa bàn để thực hiện giao rừng cho cộng đồng theo bản hướng dẫn này.
Điều 36. Trách nhiệm của
Phòng chức năng về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện/Hạt Kiểm lâm
1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện các nội dung quản lý rừng cộng đồng: thẩm định phương án giao rừng, trình
Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng cho cộng đồng; hướng dẫn cộng đồng xây dựng
và thực hiện kế hoạch quản lý rừng, phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm
sản, Quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
2. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cán bộ Lâm nghiệp,
Kiểm lâm địa bàn tư vấn, hướng dẫn cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản
lý rừng.
3. Thực hiện việc giám sát, đánh giá các hoạt động
về lâm nghiệp của cộng đồng:
b) Phòng chức năng về lâm nghiệp và cơ quan địa
chính cấp huyện giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng của cộng đồng.
c) Hạt Kiểm lâm giám sát việc thực hiện pháp luật,
thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn và xử lý các vi phạm./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị:
|
PHỤ LỤC
(T Phụ lục I đến Phụ lục IV)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27
tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHỤ LỤC I
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU GỖ VÀ
LÂM SẢN.
1. Xác định nhu cầu gỗ làm nhà: trong một thôn chọn điển
hình 3 nhà (nhà có quy mô lớn, trung bình và nhỏ) cán bộ kỹ thuật cùng người
dân đi đến từng nhà, đếm số cột, kèo, rui, mè, ván thưng, tính lượng gỗ cần
theo kích thước cho từng căn nhà và tính bình quân gỗ để làm một căn nhà.
2. Xác định chuồng trại: trong một thôn chọn ba hộ gia đình
có chăn nuôi nhiều, trung bình và ít, sau đó đến từng chuồng trại để tính toán
lượng gỗ bình quân để làm một chuồng trại.
3. Xác định số phai đập: xác định số phai đập có trong thôn
và khối lượng gỗ cần cho một phai đập.
4. Xác định nhu cầu củi: trong một thôn chọn ba hộ, hộ có
nhiều người, hộ có số người trung bình và hộ có ít người để đánh giá xem một
ngày dùng hết bao nhiêu bó củi và kích thước của bó củi.
5. Thảo luận với người dân về nhu cầu gỗ hàng năm và 5 năm
để sửa chữa và làm mới nhà, xây dựng chuồng trại, phai đập, xây dựng sửa chữa
trường học, trạm xá.
PHỤ LỤC II
CƠ CHẾ HƯỞNG LỢI VÀ PHÂN PHỐI LÂM SẢN
TRONG NỘI BỘ CỘNG ĐỒNG
1. Cơ chế hưởng lợi
Cơ chế hưởng lợi được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 5 Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg,
ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng
cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số
tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là:
“1. Được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng
được giao.
2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng
sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến nông, khuyến lâm
của Nhà nước.”
“5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện
hành của Nhà nước.”
2. Sử dụng, phân phối lâm sản và các lợi ích khác từ rừng
a) Lâm sản ngoài gỗ
Tuỳ theo khả năng cung cấp của rừng, hội nghị thôn, bản sẽ
quy định mỗi hộ gia đình được phép khai thác một khối lượng hay một số lượng
lâm sản cụ thể để sử dụng trong một tháng, một vụ hoặc một năm (số cây tre, số
gánh củi, số kilôgam măng...).
b) Gỗ sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng
Gỗ sử dụng vào các công trình của thôn, bản hoặc hỗ trợ cho
các công trình công cộng khác của xã sẽ do hội nghị thôn, bản quyết định về khối
lượng gỗ và loại gỗ khai thác để sử dụng vào công trình đó.
Gỗ (hoặc lâm sản khác) khai thác với mục đích thương mại: cộng
đồng thôn bản tự quyết định về khách hàng và giá bán lâm sản. Tiền bán lâm sản
sau khi trừ các chi phí (khai thác, vận xuất, vận chuyển, nộp thuế - nếu
có)...phần còn lại được nộp vào quỹ của cộng đồng.
c) Gỗ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình trong nội
bộ cộng đồng.
Khối lượng gỗ khai thác phải căn cứ vào khả năng cung cấp của
rừng và nhu cầu của hộ gia đình. Loại gỗ khai thác gồm có gỗ gia dụng và gỗ làm
nhà. Đối với việc khai thác gỗ làm nhà, tuỳ theo trình độ quản lý của cộng đồng,
khả năng kinh tế của các hộ gia đình, cộng đồng tự chọn một trong các hình thức
giải quyết như sau:
Một là: giải quyết gỗ cho hộ gia đình có nhu cầu cần thiết
và được sắp xếp theo nguyên tắc hộ gia đình nào có nhu cầu trước thì giải quyết
trước, có nhu cầu sau thì giải quyết sau, và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như
sau: hộ gia đình bị thiên tai, để sửa chữa nhà, để làm nhà mới do tách hộ...
Hai là: bán gỗ cho hộ gia đình trong thôn có nhu cầu; khối
lượng gỗ, loại gỗ và giá bán do cộng đồng tự quyết định, tiền bán gỗ thu được nộp
vào quỹ của cộng đồng.
Ba là: Các hình thức khác phù hợp với nguyện vọng chung của
cộng đồng.
Hội nghị thôn bản quyết định danh sách hộ gia đình sẽ được
khai thác gỗ trong năm.
d) Lâm sản khai thác vì mục
đích thương mại: trường hợp lâm sản khai thác được nhiều hơn so nhu cầu sử
dụng của cộng đồng thì cộng đồng được bán số lâm sản đó. Khách hàng và giá bán
lâm sản do cộng đồng tự quyết định. Tiền bán lâm sản sau khi trừ chi phí quản
lý, khai thác, vận xuất, vận chuyển, nộp thuế (nếu có)... phần còn lại nộp vào
quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
đ) Các lợi ích khác
Các sản phẩm thu được từ sản xuất
nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ
chi phí, phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng.
e) Công khai việc sử dụng và
phân phối lâm sản
Các quy định nêu trên được thống
nhất trong hội nghị thôn và được ghi trong quy ước của cộng đồng hoặc được xây
dựng thành phương án ăn chia sản phẩm trong nội bộ cộng đồng.
PHỤ LỤC III
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG.
a) Cộng đồng họp thống nhất việc
xây dựng Quỹ. Cán bộ lâm nghiệp xã phải trình bầy rõ mục đích, ý nghĩa của quỹ,
đưa ra các nội dung thảo luận có liên quan đến xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ,
bầu Ban quản lý Quỹ.
b) Bầu ban quản lý Quỹ gồm 3-5
người, trong đó có một Trưởng ban, một Phó ban và một Thủ quỹ.
c) Xây dựng Quy chế quản lý Quỹ:
Ban quản lý Quỹ lập dự thảo Quy chế quản lý Quỹ gồm các nội dung sau đây: các
nguồn thu, các khoản được phép chi, trách nhiệm và quyền lợi của các thành
viên cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng và sử dụng Quỹ, trách nhiệm của Ban
quản lý Quỹ, cơ chế hoạt động, định mức các khoản chi.
Sau khi có dự thảo Quy chế quản
lý Quỹ, tiến hành họp thôn để xin ý kiến, hoàn chỉnh và thông qua toàn thôn để
cộng đồng cùng thực hiện .
d) Các nguồn thu, gồm:
- Các nguồn thu từ nội bộ cộng đồng:
tiền đóng góp tự nguyện của các thành viên cộng đồng; lệ phí đóng góp khi khai
thác sản phẩm trên rừng cộng đồng; tiền bồi thường do các vi phạm về bảo vệ rừng
trong phạm vi thôn; tiền bán lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng; tiền
lãi từ tín dụng, dịch vụ….
- Các nguồn thu từ bên ngoài cộng
đồng: tiền trích từ các khoản đầu tư của các Dự án của Nhà nước và Dự án Quốc
tế; tiền hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…
e) Các khoản được chi từ Quỹ, gồm
:
- Chi cho các hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng: trả thù lao cho người trực tiếp bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng, trồng rừng, trồng bổ sung, làm giàu
và nuôi dưỡng rừng.
- Chi cho dịch vụ vật tư, tín dụng
hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo, giảm sức
ép đối với rừng. Có thể áp dụng hình thức cho vay bằng mua vật tư (giống, phân
bón, thuốc trừ sâu…) để ứng trước cho người vay (theo mức quy định trong quy
chế và theo yêu cầu của các hộ trong cộng đồng), sau khi thu hoạch sản phẩm người
vay sẽ trả lại bằng tiền với lãi suất thấp (đã được cộng đồng thống nhất trong
sử dụng Quỹ) để ổn định và phát triển Quỹ.
PHỤ LỤC IV
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
1. Các tiêu chí về kinh tế, gồm:
a) Diện tích rừng của cộng đồng
đã được trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng bổ sung; chất lượng các loại rừng;
tổng kinh phí đầu tư (bằng vốn của cộng đồng, bằng các nguồn vốn khác).
b) Diện tích rừng cộng đồng nhận
khoán để trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng bổ sung; tổng kinh phí nhận
khoán.
c) Khối lượng lâm sản khai thác
từ rừng (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ) cho tiêu dùng, để bán.
d) Thu nhập bằng tiền của cộng đồng
từ khai thác lâm sản, thực hiện dự án của Nhà nước và của các tổ chức, từ các
hợp đồng với chủ rừng khác.
đ) Cơ cấu thu nhập từ rừng trong
toàn bộ thu nhập của hộ gia đình.
2. Các tiêu chí đánh giá về
lâm sinh và bảo vệ môi trường, gồm:
a) Bảo vệ nguồn
nước.
b) Bảo vệ và sử
dụng hợp lý đất đai.
c) Duy trì tính
đa dạng sinh học (các loài cây quý hiếm được bảo vệ, được tái sinh lại trong rừng
tự nhiên; các loài cây bản dịa được gây trồng lại).
d) Cải thiện
môi trường của làng bản.
đ) Một số chỉ
tiêu đánh giá, gồm:
- Diện tích rừng
tăng, độ che phủ của rừng tăng so với năm trước, giai đoạn trước.
- Diện tích rừng
được bảo vệ, không bị chặt phá.
- Khai thác
đúng kỹ thuật, không làm giảm chất lượng rừng.
- Chất lượng rừng
tăng (nhiều loài cây có giá trị được tái sinh, trữ lượng bình quân/ha của các
loại rừng tăng…).
- Tác dụng về
duy trì nguồn nước, của các suối, ao hồ.
- Diện tích vườn
rừng, số cây trồng phân tán ở thôn bản
- Diện tích đất
đai bị xói lở.
- Trồng cây bổ
sung, cây bản địa, cây đa tác dụng.
- Diện tích,
loài cây áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, vừa bảo vệ đất vừa đa dạng hoá
sản phẩm, tăng thu nhập.
3. Các tiêu
chí đánh giá về xã hội, gồm:
a) Giải quyết
công ăn việc làm.
b) Nâng cao ý
thức của người dân về bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng.
c) Đóng góp vào
xoá đói giảm nghèo.
d) Đóng góp vào
phúc lợi xã hội.
đ) Giảm bớt khó
khăn trong đời sống, trong lao động của cộng đồng.
e) Một số chỉ
tiêu đánh giá, gồm:
- Số công lao động
cho các hoạt động lâm nghiệp (tỷ lệ tăng giảm so với trước đây và so với các hoạt
động khác).
- Số lớp tập huấn
và số người, số phụ nữ tham gia tập huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác
nông lâm nghiệp…
- Thực hiện ước
bảo vệ và phát triển rừng, số người và vụ vi phạm quy ước bảo vệ và phát triển
rừng .
- Đóng góp vào
thu nhập kinh tế hộ từ lâm nghiệp.
- Số lượng
nhà, trường học, trạm xá, chuồng trại, cột điện...được xây mới, được sửa chữa
bằng gỗ, tre nứa khai thác từ rừng cộng đồng.
- Giảm thiểu những
khó khăn trong việc giải quyết gỗ củi, lâm sản đối với cộng đồng.