Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Phạm Hoàng Bê
Ngày ban hành: 18/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 07/2009/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 18 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Qua xem xét Tờ trình số 19/TTr-STNMT ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quyết định này; đồng thời phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết và thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Bê

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Quy định này quy định chi tiết các nội dung về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi; quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động chăn nuôi.

2. Quy định này được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Giải thích từ ngữ dùng trong quy định:

Các từ ngữ trong quy định này được hiểu theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường, ngoài ra một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật nuôi trong chăn nuôi: Là các loài động vật bao gồm: Thú, cầm, bò sát, côn trùng và các loài động vật khác (trừ các loài dùng trong nuôi trồng thủy sản).

2. Hoạt động chăn nuôi: Là hoạt động nuôi nhốt vật nuôi trong danh mục cho phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật nhằm thu được các lợi ích về kinh tế, kể cả việc nuôi nhốt để sản xuất, kinh doanh con giống, giết mổ và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; nuôi nhốt động vật để tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, làm cảnh, nghiên cứu khoa học, ...

3. Cơ sở chăn nuôi: Là quy mô hoạt động chăn nuôi gắn với địa điểm tổ chức hoạt động chăn nuôi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Chất thải trong chăn nuôi: Là loại chất thải được thải ra từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm: Khí thải, mùi hôi, nước phân, rác, chất độn chuồng, nước tiểu, nước thải từ vệ sinh chuồng trại, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi và các loại hóa chất xử lý chuồng trại.

5. Tiêu độc khử trùng: Là việc dùng các tác nhân lý, hóa học để làm cho các vật dụng, phương tiện, thiết bị và môi trường xung quanh được an toàn, không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

6. Dịch bệnh động vật: Là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh, chết hoặc lây lan trong một hoặc nhiều vùng.

7. Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc: Là việc bắt buộc sử dụng vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y để phòng bệnh cho động vật; bắt buộc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích, nghiêm cấm:

1. Hoạt động chăn nuôi phải được gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và phải được tiến hành thường xuyên, lấy phòng ngừa chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

2. Các hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được khuyến khích:

a. Tuyên truyền, giáo dục và vận động đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động tại cơ sở và cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

b. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xử lý, tái sử dụng chất thải chăn nuôi; xây dựng cơ sở chăn nuôi thân thiện môi trường.

c. Bảo tồn phát triển các nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

d. Đóng góp kiến thức, công sức và tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động chăn nuôi:

a. Vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và các quy định khác có liên quan.

b. Thải chất thải chưa xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và vệ sinh thú y; hóa chất và chất thải nguy hại vào môi trường xung quanh.

c. Khai thác, kinh doanh, sử dụng các loài động vật hoang dã, quý hiếm thuộc danh mục cấm do nhà nước quy định.

d. Nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển các loài động vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép theo quy định của pháp luật.

e. Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ địa phương này sang địa phương khác; động vật, sản phẩm động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp ra các vùng khác.

f. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về thú y, giống vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Chương II

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Điều 4. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi:

1. Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ gia đình, cá nhân:

a. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu thành lập cơ sở chăn nuôi phải đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y với cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi triển khai xây dựng.

b. Các dự án đầu tư trong chăn nuôi, đối với gia súc có quy mô từ 1.000 đầu gia súc trở lên, chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 20.000 đầu gia cầm trở lên (đối với đà điểu từ 200 và chim cút từ 100.000 con trở lên) phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đối với cơ sở đang hoạt động trước ngày 01/7/2006, kể cả các cơ sở đang hoạt động sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành (ngày 21 tháng10 năm 2008) nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường hoặc phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường phải lập đề án bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng cấp tỉnh phê duyệt.

c. Đối với các dự án cùng loại hình và có quy mô dưới mức quy định tại điểm b Điều này, phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Đối với cơ sở đang hoạt động trước thời hạn được nêu ở điểm b điều này, nhưng chưa có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, phiếu xác nhận bản kê khai đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, phải tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng cấp huyện, thị xác nhận.

d. Các dự án đầu tư, các cơ sở chăn nuôi chỉ được triển khai hoạt động sau khi được xác nhận về điều kiện vệ sinh thú y cũng như thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải được nêu trong nội dung báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.

2. Cơ sở chăn nuôi không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì chủ cơ sở chăn nuôi phải khai báo về hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn để được kiểm tra, giám sát về vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y.

3. Các cơ sở giết mỗ tập trung, trong quá trình hoạt động phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với động vật được nuôi nhốt tại cơ sở trong thời gian chờ giết mỗ, hoạt động kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và hoạt động nuôi nhốt động vật làm cảnh phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và được kiểm dịch, kiểm tra về vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Điều kiện của cơ sở chăn nuôi:

Các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, trong quá trình hoạt động tùy theo loại hình, quy mô chăn nuôi phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y, giống vật nuôi, các yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 của quy định này và các quy định cụ thể sau:

1. Điều kiện về vị trí xây dựng chuồng trại:

a. Chuồng trại chăn nuôi gia cầm phải có bán kính tối thiểu đến khu dân cư, các công trình, nguồn nước công cộng là 200m đối với quy mô đàn từ 3.000 - 10.000 con và trên 1.000m đối với quy mô đàn trên 10.000 con và phải có tường hoặc rào bao quanh khu vực chăn nuôi.

b. Chuồng trại chăn nuôi gia súc phải có bán kính tối thiểu đến khu dân cư, các công trình, nguồn nước công cộng là 500m đối với quy mô đàn từ 200 con đến 1.000 con và 1.000m đối với quy mô đàn trên 1.000 con.

c. Cơ sở ấp trứng gia cầm công nghiệp, cở sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp có khoảng cách tối thiểu đến trường học, bệnh viện, chợ, khu dân cư, nơi công cộng khác là 200m và có tường bao quanh nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.

2. Điều kiện về mặt bằng:

a. Các cơ sở chăn nuôi tùy theo loại hình, quy mô hoạt động mà bố trí diện tích mặt bằng cho phù hợp, ngoài diện tích xây dựng chuồng trại phải dành diện tích để xây dựng các công trình phục vụ cho vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

b. Đối với các hộ gia đình, cá nhân nuôi nhỏ lẻ ở khu vực, chợ, ven sông và khu dân cư tập trung không còn diện tích để xây dựng công trình, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phải tiến hành thu gom và xử lý riêng đối với mọi nguồn chất thải phát sinh, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, không được thải trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước chung của khu vực và môi trường xung quanh.

Điều 6. Vận chuyển vật nuôi:

1. Việc vận chuyển vật nuôi, sản phẩm vật nuôi ra khỏi huyện, thị thuộc phạm vi trong tỉnh, tùy thuộc vào số lượng vật nuôi, khối lượng sản phẩm vật nuôi phải đăng ký kiểm dịch với Trạm Thú y huyện, thị để tiến hành kiểm dịch, tiêm phòng, diệt ký sinh trùng, đánh dấu động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và các yêu cầu khác về kiểm dịch động vật theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp vận chuyển vật nuôi ra ngoài tỉnh phải đăng ký với Trạm Kiểm dịch xuất - nhập tỉnh để được kiểm tra và kiểm dịch theo quy định.

2. Các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển vật nuôi, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Sau vận chuyển các thiết bị, dụng cụ và phương tiện trên phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo quy định, kể cả khu kiểm dịch động vật, nơi tập trung động vật đối với hoạt động nuôi nhốt động vật tham gia hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và thi đấu thể thao.

Điều 7. Xử lý chất thải chăn nuôi:

1. Xử lý nước thải:

a. Hệ thống tiêu thoát nước và thu gom nước thải phải luôn thông thoáng và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, không để ứ đọng làm phát tán mùi hôi gây ô nhiễm môi trường cũng như các yếu tố khác gây tác động xấu đến môi trường.

b. Nước thải chăn nuôi phát sinh tại cơ sở phải được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận và phải được vận hành thường xuyên, đồng bộ.

2. Xử lý chất thải rắn:

a. Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trường hợp tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi phải được tiến hành bằng quy trình kép kín nhằm đảm bảo không để rò rỉ, rơi vãi, phát tán mùi hôi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động thu gom, tồn trữ và vận chuyển chất thải.

b. Các phương tiện vận chuyển, dụng cụ nuôi nhốt, chất độn chuồng và các vật dụng khác có liên quan trong hoạt động chăn nuôi và vận chuyển vật nuôi phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng.

c. Đối với vật nuôi, xác vật nuôi, các dụng cụ nuôi nhốt, chất độn chuồng trại ở các cơ sở chăn nuôi bị nhiễm dịch bệnh thuộc đối tượng phải công bố dịch bệnh, có nguy cơ lây nhiễm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người phải được thu gom và xử lý riêng theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4. Xử lý khí thải, mùi hôi và tiếng ồn:

a. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, vật nuôi và các phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi; định kỳ thay mới chất độn chuồng trại nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong hoạt động chăn nuôi.

b. Các chất khí, mùi hôi gây tác động xấu đến môi trường được phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, hệ thống xử lý chất thải hay từ hoạt động tái sử dụng chất thải chăn nuôi phải được xử lý bằng các biện pháp thích hợp, đảm bảo không để phát tán gây ô nhiễm môi trường.

c. Tiếng ồn phát ra từ vật nuôi phải có biện pháp giảm thiểu đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực.

4. Trường hợp trong hoạt động chăn nuôi có phát sinh chất thải nguy hại, chủ cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm quản lý và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Điều 8. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi:

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, giống vật nuôi, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

2. Các dự án đầu tư, cơ sở chăn nuôi phải tiến hành lập báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan chức năng phê duyệt, xác nhận theo quy định.

3. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường được nêu trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.

4. Đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng theo định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.

5. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động chăn nuôi, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra.

6. Thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định, con giống, thức ăn và nước dùng trong chăn nuôi phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo không gây hại cho vật nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng sản phẩm vật nuôi.

7. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên và các thành viên khác trong đoàn khi đến thi hành công vụ, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, quy định của đoàn thanh tra, kiểm tra.

8. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trong hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại về vật chất, kinh tế và sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Điều 9. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 10. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và có các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

3. Tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền; phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền theo quy định.

4. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm.

5. Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.

Điều 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Phối hợp ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi cũng như các quy định về thú y, giống vật nuôi và các quy định khác có liên quan.

2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

3. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm.

4. Phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.

Điều 12. Các sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy định này.

Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị:

1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên phạm vi địa phương mình quản lý.

2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các quy định của pháp luật trong hoạt động chăn nuôi.

3. Tổ chức đăng ký, xác nhận và chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp cùng các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

6. Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.

7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện hoặc giữa huyện với thị.

8. Chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và các văn bản khác có liên quan trên địa bàn quản lý.

2. Tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi.

3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.

4. Tổ chức đăng ký, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị ủy quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi ở địa phương; tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Chương IV

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Điều 15. Thanh tra bảo vệ môi trường:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan. Nội dung, hình thức và phương thức hoạt động thanh tra môi trường được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 16. Xử lý vi phạm:

Tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hoặc áp dụng thêm các biện pháp xử lý khác theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường và quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 2004 và 2005.

2. Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định tại khoản 3 Điều 128 và Điều 129 của Luật Bảo vệ môi trường, quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 2004 và 2005.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành:

Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cơ sở chăn nuôi đã hoạt động trước khi quy định này được ban hành phải khẩn trương điều chỉnh và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y của quy định này.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành:

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có trách nhiệm thực hiện đúng quy định này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có các vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 07/2009/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.281

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!