ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2018/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 06 tháng 02 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày
21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số
42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến 2025, định
hướng đến năm 2035;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và
Môi trường tại Tờ trình số 453/TT-STN&TNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 và đề
nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số
114/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 01 năm 2018 (gửi kèm theo Báo cáo thẩm định số 03/BCTĐ-STP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Sở Tư pháp),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2035
2. Phạm vi thực hiện: trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam.
4. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
a) Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà
Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; gắn với quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch ngành nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Quy hoạch bảo đảm tính thống nhất,
toàn diện giữa tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước dưới
đất, giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, hướng
đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực;
- Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước
mặt phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế khai
thác nguồn nước dưới đất đối với những khu vực có điều kiện
khai thác, sử dụng nguồn nước mặt;
b) Mục tiêu quy hoạch
Xác định, đánh giá toàn diện tiềm năng
tài nguyên nước (nguồn nước mặt và nước dưới đất) để quản lý, khai thác,
sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa, hợp lý của các
đối tượng sử dụng nước gắn với phòng, chống, giảm thiểu ô
nhiễm, suy thoái, cạn
kiệt nguồn nước, bảo đảm các mục tiêu chất lượng nước cho các đối tượng khai
thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
5. Nội dung của quy hoạch
5.1. Tiềm năng tài nguyên nước
- Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh
Hà Nam khoảng là 11,19 tỷ m3/năm trong đó:
+ Nguồn nước mặt
là 11,08 tỷ m3/ năm (Nguồn nước mặt nội
sinh trên địa bàn tỉnh là 0,73 tỷ m3/năm; Nguồn nước mặt của các sông liên tỉnh
là 10 35 tỷ m3/năm).'
+ Nguồn nước dưới đất là 0,11 tỷ m3/năm;
- Lượng nước có thể đưa vào khai
thác, sử dụng 11,19 tỷ m3/năm
- Lượng nước có thể phân bổ 11,08 tỷ
m3/năm
(Chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)
5.2. Nhu cầu khai thác, sử dụng
nước trong kỳ quy hoạch
Tổng nhu cầu nước
cho các đối tượng khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn của
kỳ quy hoạch như sau:
- Đến năm 2020 là 594,72 triệu m3/năm,
- Đến năm 2025 là 568,23 triệu m3/năm,
- Đến năm 2030 là 592,27 triệu m3/năm;
- Đến năm 2035 là 577,69 triệu m3/năm.
(Chi tiết có Phụ lục số 02 kèm theo)
5.3. Nội dung và phương án phân bổ
nguồn nước
a) Nguyên tắc phân bổ nguồn nước
- Gắn liền với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, có xét đến quy hoạch khai thác, sử dụng nước của các ngành và
các yêu cầu chuyển nước.
- Xác định lượng nước có thể phân bổ
trước khi tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước.
- Các mục đích ưu tiên sử dụng nước
cho ổn định xã hội, phát triển chiến lược phải được bảo đảm trước khi phân bổ
cho các đối tượng sử dụng nước.
- Phương án phân bổ nguồn nước cụ thể,
phù hợp với sự biến động nguồn nước hàng năm và theo mùa.
- Phương án chia sẻ lượng nước đã được
phân bổ hàng năm theo vùng đến các địa phương và đối tượng sử dụng nước.
b) Xác định chức năng nguồn nước
- Xác định được chức năng nguồn nước
của 6 sông chính (sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt,
sông Nông Giang) trên địa bàn tỉnh phục vụ cho cấp nước,
bảo vệ môi trường hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước trong kỳ hoạch (chi tiết có Phụ lục số 03 kèm theo);
- Xác định được chức năng nguồn nước
của 15 hồ chứa (chi tiết có Phụ lục số 04 kèm
theo).
c) Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước
Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho
các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được căn cứ vào Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương. Thứ tự ưu được xác định và sắp xếp như sau: (1) cấp nước cho sinh
hoạt; (2) cấp nước cho công nghiệp; (3) cấp nước cho du lịch, dịch vụ; (4) cấp
nước cho nông nghiệp; (5) cấp nước cho thủy sản.
d) Phân bổ nguồn nước cho các đối
tượng khai thác, sử dụng
- Trong trường hợp bình thường phân bổ
bảo đảm 100% nhu cầu khai thác cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước (nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và thủy
sản). Cụ thể:
+ Nước dành cho sinh hoạt:
Nhu cầu nước cho sinh hoạt được ưu
tiên hàng đầu về số lượng và chất lượng. Dự kiến phân bổ
nước dành cho sinh hoạt năm 2020 là 30,67 triệu m3, năm 2025 là 33,48 triệu m3 và năm
2035 là 56,54 triệu m3.
+ Ngành công nghiệp:
Nhu cầu nước cho công nghiệp tăng lên
rất nhanh trong giai đoạn 2025 - 2030. Dự kiến phân bổ nước
dành cho công nghiệp năm 2020 là 19,98 triệu m3,
năm 2025 là 20,4 triệu m3 và năm 2035 là 43,43
triệu m3.
+ Ngành du lịch, dịch vụ: Nhu cầu nước
cho du lịch, dịch tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2025-2030. Dự kiến phân bổ
nước dành cho du lịch, dịch vụ năm 2020 là 17,94 triệu m3, năm 2025 là 19,98 triệu m3 và năm 2035
là 38,03 triệu m3.
+ Ngành nông nghiệp:
Nhu cầu nước ngành nông nghiệp lớn nhất,
có xu hướng giảm dần. Dự kiến phân bổ nước dành cho sinh hoạt năm 2020 là 463,6
triệu m3, năm 2025 là 435,31 triệu m3
và năm 2035 là 381,33 triệu m3.
+ Ngành thủy sản:
Nhu cầu nước ngành thủy sản có xu hướng giảm rất ít, duy trì ở mức ổn định khoảng 60 triệu m3. Dự kiến phân bổ nước dành cho sinh hoạt năm 2020
là 62,55 triệu m3, năm 2025 là 59,08 triệu m3
và năm 2035 là 58,35 triệu m3
- Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước
(lượng nước đến tương ứng với tần suất 85%) lượng nước phân bổ cho các đối tượng
khai thác, sử dụng nước được xác định theo thứ tự ưu tiên và lượng nước thiếu (Chi tiết có Phụ lục số 05 kèm theo).
6. Một
số nhóm nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu
a) Xác định và phân vùng mục tiêu chất
lượng theo mục đích sử dụng nước đối với 6 sông, suối và
quy định về yêu cầu chất lượng nước thải trước khi xả trực tiếp vào nguồn nước phải đạt tiêu chuẩn, bao gồm: nước thải sinh hoạt của
các khu dân cư tập trung; nước thải các khu công nghiệp; nước thải y tế. Xác định
các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước sông,
hồ như: Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt,
sông Duy Tiên và Hồ Chùa Bầu, Hồ Vân Sơn Hồ Nam Trần Hưng Đạo, Bắc Trần Hưng Đạo, Vực
Kiếu, Viện Lao, hồ điều hòa Lam Hạ 1, hồ điều hòa Lam Hạ 2, hồ điều hòa Quang
Trung, hồ Minh Khôi. Khoanh định vùng bảo hộ vệ sinh, vùng
cấm, hạn chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai
thác nước dưới đất.
b) Xây dựng mạng giám sát tài nguyên
nước bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất trong đó có 12 vị
trí giám sát tài nguyên nước mặt (04 vị trí giám sát quốc gia và 08 vị trí đề xuất)
và 16 vị trí giám sát tài mực nước và lưu lượng
nguyên nước dưới đất.
c) Ban hành các quy định phục vụ công
tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước phù hợp với
đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của
tỉnh. Cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước,
cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương. Triển khai có hiệu quả
các dự án phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước đảm bảo đúng lộ trình,
tiến độ đề ra. Công khai các thông
tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm
cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các
hoạt động bảo vệ nguồn nước.
d) Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết
kiệm và phát sinh ít nước thải và ứng dụng công nghệ xử lý
nước thải bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu
quả khai thác của các công trình khai thác, sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập
trung.
đ) Huy động mọi
nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình dự án phục vụ công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên nước để thực hiện phân bổ nguồn nước và
bảo vệ nguồn nước. Ưu tiên đầu tư các dự án: Lập hành lang bảo vệ nguồn nước,
Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác
nước dưới đất; Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước; Xây dựng Cơ sở dữ liệu Tài
nguyên nước; Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn
thải các sông chính. Các chương trình dự án được thực hiện trong kỳ quy hoạch,
nguồn vốn là từ ngân sách nhà nước; hợp tác công - tư (PPP); lồng ghép với các chương trình,
dự án Trung ương, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế
hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.
7. Nhu cầu vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư
a) Tổng vốn đầu tư: 32.000 triệu đồng.
Trong đó:
- Giai đoạn 2018-2020: 23.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2021-2030: 9.000 triệu đồng
b) Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn ngân
sách nhà nước (vốn ODA, vốn ngân sách Trung ương, ngân
sách tỉnh, trái phiếu Chính phủ) và vốn tư nhân.
8. Danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu
tư
(Chi tiết có Phụ lục số 06 kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tham mưu cho ban dân tỉnh
thực hiện việc phân bổ nguồn nước và điều phối các hoạt động
khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương
- Công bố, công khai quy hoạch được phê duyệt; quản lý giám sát việc
thực hiện quy hoạch tài nguyên nước theo đúng quy định;
- Hướng dẫn, đôn
đốc các Sở, ngành, huyện, thành phố, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đề án dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải
pháp của quy hoạch tài nguyên nước;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch; định kỳ hàng năm sơ kết tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm thực
hiện Quy hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh nội dung quy hoạch đảm bảo phù hợp các quy định, tình
hình thực tế ở địa phương;
- Trình Ủy ban
nhân dân tỉnh cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước
theo Quy hoạch được phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;
- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình thủy lợi;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước có liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xử lý chất thải trong
nông nghiệp
3. Sở Xây dựng
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp, thoát
nước phù hợp Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt;
- Tham mưu thực hiện có hiệu quả việc
cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước thải và thu gom rác thải đô thị;
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh:
Tăng cường giám sát hoạt động xử lý nước thải tập trung,
chỉ xả thải sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép vào nguồn nước.
5. Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài
chính tham mưu huy động nguồn lực, lồng ghép và bố trí nguồn vốn để thực hiện
quy hoạch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương;
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả.
7. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
nước và xả nước thải vào nguồn nước: Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước
hàng năm; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo mục tiêu chất lượng nước trước khi xả vào
nguồn nước
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2018.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ TN&MT (để
b/c);
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ tư pháp;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VPUB: LĐVP các CV liên quan;
- Lưu: VT, NN(HA).
H.A\QD.05.02.18
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đông
|
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 06 tháng
02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHỤ LỤC 01: TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đơn vị:
triệu m3/năm
TT
|
Huyện,
thị xã, TP
|
Tổng
lượng nước có thể sử dụng
|
Lượng
nước có thể phân bổ
|
1
|
TP Phủ Lý
|
1719,756
|
1715,6
|
2
|
Bình Lục
|
552,039
|
542,5
|
3
|
Duy Tiên
|
889,314
|
875,8
|
4
|
Kim Bảng
|
1833,688
|
1816,1
|
5
|
Lý Nhân
|
535,759
|
525,4
|
6
|
Thanh Liêm
|
5613,2
|
5605,6
|
PHỤ LỤC 02: NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Đơn vị:
Triệu m3
TT
|
Ngành
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Năm
2035
|
1
|
Sinh
hoạt
|
21,29
|
30,67
|
33,48
|
49,34
|
56,54
|
2
|
Công
nghiệp
|
13,47
|
19,98
|
20,40
|
42,56
|
43,43
|
3
|
Du lịch,
dịch vụ
|
12,79
|
17,94
|
19,98
|
33,35
|
38,03
|
4
|
Nông
nghiệp
|
511,02
|
463,60
|
435,31
|
408,07
|
381,33
|
5
|
Thủy
sản
|
80,54
|
62,55
|
59,08
|
58,95
|
58,35
|
|
Tổng
|
639,11
|
594,73
|
568,23
|
592,26
|
577,69
|
PHỤ LỤC 03: CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC CÁC SÔNG
TT
|
Tên
sông
|
Vị
trí nguồn nước, đoạn sông
|
Chức
năng chính của nguồn nước
|
Từ
vị trí
|
Đến
vị trí
|
1
|
Sông Hồng
|
|
|
Điểm vào tỉnh Hà Nam tại xã Mộc Bắc,
huyện Duy Tiên
|
Điểm ra tỉnh Hà Nam tại xã Hòa Hậu,
huyện Lý Nhân
|
1. Cấp nước sinh hoạt
2. Cấp nước nông nghiệp
3. Cấp nước thủy sản
4. Giao thông thủy
|
2
|
Sông Đáy
|
|
Đoạn 1
|
Xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng
|
Ranh giới hành chính giữa huyện Kim
Bảng và TP. Phủ Lý
|
1. Cấp nước sinh hoạt
|
2. Cấp nước công nghiệp
|
3. Cấp nước nông nghiệp
|
4. Giao thông thủy
|
|
Đoạn 2
|
Ranh giới hành chính giữa huyện Kim
Bảng và TP. Phủ Lý
|
Nhập lưu với sông Nhuệ tại TP. Phủ
Lý
|
1. Cấp nước sinh hoạt
|
2. Cấp nước nông nghiệp
3. Công nghiệp
4. Giao thông thủy
|
|
Đoạn 3
|
Nhập lưu với sông Nhuệ tại TP. Phủ
Lý
|
Ranh giới hành chính giữa TP. Phủ
Lý với huyện Thanh Liêm
|
1. Cấp nước công nghiệp
|
2. Cấp nước nông nghiệp
|
3. Giao thông thủy
|
|
Đoạn 4
|
Ranh giới hành chính giữa TP. Phủ
Lý với huyện Thanh Liêm
|
Xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm
|
1. Cấp nước sinh hoạt
|
2. Cấp nước công nghiệp
|
3. Cấp nước nông nghiệp
|
4. Giao thông thủy
|
3
|
Sông Nhuệ
|
|
|
|
Đoạn 1
|
Xã Duy Hải huyện Duy Tiên
|
Ranh giới hành chính giữa huyện Duy
Tiên và TP. Phủ Lý
|
1. Cấp nước nông nghiệp
|
2. Giao thông thủy
|
|
Đoạn 2
|
Ranh giới hành chính giữa huyện Duy
Tiên và TP. Phủ Lý
|
Nhập lưu với sông Đáy tại TP. Phủ
Lý
|
1. Cấp nước công nghiệp
|
2. Cấp nước nông nghiệp
|
3. Giao thông thủy
|
4
|
Sông Châu
|
|
|
|
Đoạn 1
|
Âu Tắc Giang
|
Đập Trung
|
1. Chức năng Sinh hoạt
|
2. Chức năng nông nghiệp
|
3. Chức năng giao thông thủy
|
|
Đoạn 2
|
Đập Trung
|
Nhập lưu sông Nhuệ, Đáy tại TP. Phủ
Lý
|
1. Chức năng Sinh hoạt
|
2. Chức năng nông nghiệp
|
3. Chức năng giao thông thủy
|
|
Đoạn 3
|
Đập Trung
|
Đập Vĩnh Trụ
|
1. Chức năng Sinh hoạt
|
2. Chức năng nông nghiệp
|
|
Đoạn 4
|
Đập Vĩnh Trụ
|
Trạm bơm Hữu Bị
|
1. Chức năng Sinh hoạt
|
2. Chức năng nông nghiệp
|
3. Chức năng giao thông thủy
|
5
|
Sông Sắt
|
Ngã ba An Bài, huyện Bình Lục
|
Mỹ Đô - An Lão, huyện Bình Lục
|
1. Chức năng; Sinh hoạt
|
2. Chức năng; nông nghiệp
|
6
|
Sông Duy Tiên
|
Trạm bơm Hoành Uyển
|
Ngã 4 Thủy Cơ - Trác Văn, huyện Duy
Tiên
|
1. Chức năng; nông nghiệp
|
2. Chức năng giao thông thủy
|
PHỤ LỤC 04: CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC HỒ CHỨA
TT
|
Huyện,
TP
|
Danh
mục nguồn nước
|
Chức
năng hồ chứa
|
1
|
TP. Phủ Lý
|
Các hồ: Hồ Chùa Bầu, Hồ Vân sơn, Hồ
Nam Trần Hưng Đạo, Hồ Bắc Trần Hưng Đạo, Hồ Vực Kiếu, Hồ Viện Lao, Hồ điều
hòa Lam Hạ 1, Hồ điều hòa Lam Hạ 2, Hồ điều hòa Quang
Trung và Hồ Minh Khôi
|
Điều hòa, tạo cảnh quan môi trường
|
2
|
Huyện Kim Bảng
|
Các hồ: Hồ Tam Chúc - Bao Sao, Hồ Ngũ
Cố, Hồ Trứng, Ao Dong
|
Điều hòa, tạo cảnh quan môi trường
|
3
|
Huyện Thanh Liêm
|
Hồ Nam Công
|
Điều hòa, tạo cảnh quan môi trường
|
PHỤ LỤC 05: THỨ TỰ ƯU TIÊN VÀ TỶ LỆ PHÂN BỔ
BẢNG
1. TỶ LỆ PHÂN BỔ TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
Đơn vị:
Triệu m3
TT
|
Ngành
|
Tỷ
lệ phân bổ
|
Năm
2020
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Năm
2035
|
1
|
Sinh hoạt
|
100%
|
30,67
|
33,48
|
49,34
|
56,54
|
2
|
Công nghiệp
|
100%
|
19,98
|
20,40
|
42,56
|
43,43
|
3
|
Du lịch, dịch vụ
|
100%
|
17,94
|
19,98
|
33,35
|
38,03
|
4
|
Nông nghiệp
|
100%
|
463,60
|
435,31
|
408,07
|
381,33
|
5
|
Thủy sản
|
100%
|
62,55
|
59,08
|
58,95
|
58,35
|
BẢNG
2. TỶ LỆ PHÂN BỔ TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC
Đơn vị:
Triệu m3
TT
|
Ngành
|
Tỷ
lệ phân bổ
|
Năm
2020
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Năm
2035
|
1
|
Sinh hoạt
|
100%
|
30,67
|
33,48
|
49,34
|
56,54
|
2
|
Công nghiệp
|
95%
|
18,98
|
19,38
|
40,43
|
41,26
|
3
|
Du lịch, dịch vụ
|
90%
|
16,15
|
17,98
|
30,02
|
34,23
|
4
|
Nông nghiệp
|
85%
|
394,06
|
370,01
|
346,86
|
324,13
|
5
|
Thủy sản
|
80%
|
50,04
|
47,26
|
47,16
|
46,68
|
PHỤ
LỤC 06: DANH MỤC DỰ ÁN
ĐVT:
Triệu đồng
TT
|
Tên
dự án
|
Thời
gian thực hiện
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Kinh
phí
|
Nguồn
vốn
|
1
|
Lập hành lang bảo vệ nguồn nước
|
2018
- 2025
|
Sở
TN&MT
|
TT KTTV,
Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
5.000
|
Ngân
sách nhà nước; xã hội hóa
|
2
|
Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế
khai thác nước dưới đất
|
2018
- 2025
|
Sở
TN&MT
|
Sở
NN&PTNT
|
8.000
|
3
|
Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước
|
2018
- 2025
|
Sở
TN&MT
|
TT
KTTV, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
10.000
|
4
|
Xây dựng Cơ sở dữ liệu Tài nguyên
nước
|
2025
- 2030
|
Sở
TN&MT
|
Sở
NN&PTNT
|
4.000
|
5
|
Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận
nguồn thải các sông chính
|
2025
- 2030
|
Sở
TN&MT
|
UBND
các huyện, thành phố
|
5.000
|
Tổng
|
|
|
|
32.000
|
|