Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/1999/QĐ-BNN-PTLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành: 05/01/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 02/1999/QĐ-BNN-PTLN

 

Hà Nội, ngày 05 Tháng 01 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991;
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ quyết định 245/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về khai thác gỗ, lâm sản".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Viện, Trường có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Tổng Công ty, Công ty, Doanh nghiệp có hoạt động khai thác gỗ, lâm sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đẳng 

 

QUY CHẾ

KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN/PTLN ngày 05/01/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước.Việc khai thác rừng phải bảo đảm mục tiêu giữ vững và phát triển vốn rừng hiện có. Mọi hoạt động làm suy giảm chất lượng rừng, số lượng rừng đều bị nghiêm cấm.

Điều 2. Quy chế này quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác gỗ, lâm sản ở rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ; tận thu gỗ, tận dụng gỗ, lâm sản trên các loại đất lâm nghiệp và đất khác. Mọi đối tượng thuộc các khu rừng đặc dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này.

Điều 3. Rừng đưa vào khai thác phải theo đúng quy định tại điều 37, 38, 39 của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Việc khai thác tỉa thưa, tận dụng gỗ, lâm sản phải tuân thủ theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật, phương án điều chế rừng hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Việc khai thác gỗ, lâm sản chỉ được tiến hành đối với các khu rừng đã có chủ được pháp luật thừa nhận, bao gồm:

Rừng và đất rừng được nhà nước giao cho các doanh nghiệp các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (gọi chung là chủ rừng) để gây trồng, quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh.

Chủ rừng phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm quy định ở điều 40, điều 41 của luật bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện chế độ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định thống nhất trên toàn quốc của quy chế này.

Đối với những khu rừng chưa có chủ, do chính quyền địa phương sở tại quản lý không nằm trong đối tượng khai thác gỗ, chỉ được phép tận dụng cây khô chết để sử dụng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Điều 5. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác gỗ, lâm sản theo quy định của quy chế này.

Chương 2

KHAI THÁC GỖ, TRE NỨA, LÂM SẢN TRONG RỪNG SẢN XUẤT, RỪNG PHÒNG HỘ ÍT XUNG YẾU

Mục 1.KHAI THÁC CHÍNH GỖ RỪNG TỰ NHIÊN (GỌI TẮT LÀ KHAI THÁC GỖ RỪNG TỰ NHIÊN)

Điều 6. Đối tượng rừng khai thác:

1. Rừng gỗ tự nhiên thuần loại hoặc hỗn loại khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của một luân kỳ khai thác và có trữ lượng đạt tiêu chuẩn sau:

a) Đối với rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá, có trữ lượng:

Trên 90 m3/ha đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra.

Trên 110 m3/ha đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Trên 130 m3/ha đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào.

b) Đối với rừng khộp có trữ lượng trên 100 m3/ha

c) Đối với rừng lá kim có trữ lượng trên 130 m3/ha

Cả ba đối tượng thuộc điểm a, b, c nói trên trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác phải đạt trên 30% so với tổng trữ lượng.

d) Đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ có trữ lượng trên 70 m3/ha

e) Đối với rừng gỗ hỗn loài với tre nứa, trữ lượng gỗ phải đạt:

Trên 50 m3/ha đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra.

Trên 70 m3/ha đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào.

2. Rừng gỗ tự nhiên thuần loài, đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ.

Điều 7. Căn cứ pháp lý ban đầu:

1. Định kỳ 5 năm, các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (gọi tắt là doanh nghiệp) phải rà soát lại phương án điều chế rừng để lập kế hoạch khai thác và phương án sản xuất kinh doanh cho 5 năm tiếp theo trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

2. Chỉ tiêu khai thác hàng năm được phê duyệt trong phương án điều chế rừng, được khống chế theo diện tích là chính, còn sản lượng có thể tăng giảm tuỳ theo trạng thái rừng. Diện tích khai thác hàng năm có thể thấp hơn hoặc cao hơn nhưng tối đa không vượt quá 20% so với diện tích cho phép để bù trừ, sao cho bình quân 5 năm về diện tích không được vượt mức cho phép.

3. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hạn mức khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên được phép khai thác cho năm sau.

Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chỉ tiêu hướng dẫn tạm thời sản lượng khai thác cho các địa phương, đơn vị. Dựa vào chỉ tiêu hướng dẫn tạm thời được giao và phương án điều chế đã phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh để tạm giao kế hoạch hướng dẫn sản lượng gỗ cho các doanh nghiệp, chỉ đạo việc thiết kế và lập phương án sản xuất kinh doanh.

Điều 8. Thiết kế khai thác:

1. Đơn vị được phép thiết kế khai thác:

Việc lập hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh phải do cơ quan chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân đảm nhiệm, gồm:

Các tổ chức thiết kế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của các doanh nghiệp được Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.

Các tổ chức thiết kế thuộc Viện Điều tra quy hoạch, Viện Khoa học Lâm nghiệp, các trường kỹ thuật lâm nghiệp, các Công ty, Tổng Công ty trực thuộc Trung ương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2. Trách nhiệm của đơn vị thiết kế:

Đơn vị thiết kế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

Thiết kế đúng đối tượng.

Xác định đúng địa danh, diện tích khai thác theo tiểu khu, khoảnh, lô;

Xác định đúng các chỉ tiêu kỹ thuật (cường độ, tỷ lệ lợi dụng)

Xác định đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác, đóng dấu búa bài cây theo đúng quy định.

Bảo đảm sai số về sản lượng thiết kế trong phạm vi ± 10%

Lập đầy đủ các bảng biểu, bản đồ, thuyết minh theo đúng hướng dẫn.

3. Căn cứ để thiết kế:

Phương án điều chế rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan.

4. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu trong thiết kế khai thác:

a) Phương thức khai thác:

Khai thác chọn đối với đối tượng thuộc khoản 1 Điều 6.

Khai thác trắng hoặc khai thác chọn để chuyển thành rừng không đồng tuổi đối với rừng thuộc khoản 2 Điều 6.

b) Luân kỳ khai thác:

35 năm đối với rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim, rừng gỗ hỗn loài với tre nứa.

40 năm đối với rừng khộp.

10 năm đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ.

c) Cường độ khai thác:

Cường độ khai thác được tính theo tỷ lệ phần trăm trữ lượng cây chặt trong lô so với trữ lượng lô trước khi chặt.

Cường độ khai thác bao gồm cả chặt thải loại và đổ vỡ trong khai thác không được vượt quá 45%.

Cường độ khai thác không kể chặt thải loại và đổ vỡ được định hướng như sau:

Đối với rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng lá kim kinh doanh gỗ lớn

Trữ lượng từ 90 - 150 m3/ha, cường độ từ 18 - 24%

Trữ lượng từ 150 - 200 m3/ha, cường độ từ 22 - 28%

Trữ lượng từ 200 - 300 m3/ha, cường độ từ 26 - 34 %

Trữ lượng trên 300 m3/ha, cường độ từ 32 - 38 %

Đối với rừng khộp cường độ được tăng lên một cấp so với cấp trữ lượng nói trên.

Đối với rừng gỗ hỗn loài với tre nứa, cường độ từ 20 - 40 %.

Đối với rừng kinh doanh gỗ mỏ:

Trữ lượng từ 70 - 100 m3, cường độ từ 20 - 25%

Trữ lượng từ 100 - 120 m3, cường độ từ 26 - 30 %

Cường độ khai thác trên được xác định cho nơi có độ dốc dưới 150, nếu trên150 thì cường độ phải giảm tương ứng 5% khi độ dốc tăng 100.

d) Cấp kính khai thác tối thiểu đối với rừng kinh doanh gỗ lớn:

Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra:

Gỗ nhóm I, II                           =          45 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI         =          35 cm

Gỗ nhóm VII và VIII                =          25 cm

Đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế:

Gỗ nhóm I và II             =         45 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI         =          40 cm

Gỗ nhóm VII và VIII                =          30 cm

Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào:

Gỗ nhóm I và II                         =         50 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI         =         45 cm

Gỗ nhóm VII và VIII                            =          35 cm

e) Tỷ lệ lợi dụng:

Tỷ lệ lợi dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng sản phẩm so với khối lượng toàn bộ thân cây (thể tích cây đứng). Cụ thể như sau:

Gỗ lớn là gỗ khúc thân từ mạch cắt gốc chặt đến mạch cắt ở chiều cao dưới cành. Tuỳ theo phương tiện vận chuyển mà khúc thân có thể cắt đoạn để kéo ra bãi giao. Đơn vị tích là m3.

Gỗ cành, ngọn là gỗ cành, đoạn ngọn không phân biệt kích cỡ to hay nhỏ, dài hay ngắn. Đơn vị tính là m3.

Củi là phần cành, ngọn không thể tận dụng làm gỗ.

Tuỳ theo đặc tính loài cây chặt, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, khả năng tiêu thụ mà tỷ lệ lợi dụng được phép thiết kế trong giới hạn sau:

Gỗ lớn từ 55 - 70%

Gỗ cành, ngọn từ 5 - 15%

Củi từ 5 - 7 %

Trong trường hợp có chặt bài thải, vệ sinh rừng, thì khối lượng sản phẩm tận dụng được thống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và việc đóng búa bài cây theo quy định tại Điều 34 dưới đây.

Riêng đối với gỗ trụ mỏ tỷ lệ lợi dụng như sau:

Gỗ lớn khúc thân (ặ > 25 cm ) từ          10 - 15 %

Gỗ trụ mỏ          (ặ Ê 24 cm ) từ            65 - 70 %

Củi                                                        5 %

5. Nội dung chủ yếu thiết kế khai thác:

a) Ngoại nghiệp:

Phân chia lô, khoảnh trên thực địa.

Phát đường ranh giới lô, khoảnh, đo đạc, lập sơ đồ tỷ lệ 1/5000 của khu khai thác.

Đóng mốc lô; xác định rõ địa danh, diện tích khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khu theo mã số quy định.

Đo đếm cây để xác định trữ lượng gỗ, trên cơ sở đó dự kiến cường độ khai thác.

Dựa vào cường độ khai thác dự kiến, tiến hành bài cây và đóng dấu búa bài những cây đạt tiêu chuẩn khai thác (không thuộc các loài cây bị cấm); những cây bài thải,vệ sinh nuôi dưỡng rừng; cây phải chặt để làm đường vận xuất, vận chuyển, làm bãi gỗ.

Đo đếm các cây bài chặt.

Riêng đối với gỗ trụ mỏ chỉ bài cây bằng dấu sơn, không phải đóng búa bài cây.

b) Nội nghiệp:

Tính toán xác định sản lượng gỗ theo kích cỡ và theo 8 nhóm gỗ. Sai số về sản lượng giữa thiết kế và thực tế cho phép trong phạm vi ± 10%.

Trường hợp có một số loài chưa được xếp vào bảng phân loại 8 nhóm gỗ, nếu một loài nào đó có khối lượng nhỏ hơn 500 m3 (trong phạm vi 1 tỉnh) thì dựa vào đặc tính gỗ và thị hiếu của thị trường để xếp tạm vào nhóm thích hợp. Nếu có khối lượng trên 500 m3 thì phải lấy mẫu đưa về Viện Khoa học lâm nghiệp để giám định và xếp loại. Trong khi chờ kết quả giám định, được tạm thời xếp vào nhóm gỗ thích hợp để lập hồ sơ thiết kế trình duyệt.

Xác định chính xác cường độ khai thác, tỷ lệ lợi dụng.

Lập phuơng án sản xuất kinh doanh gồm: mạng lưới đường vận xuất, kho bãi; tính toán chi phí sản xuất (công đầu tư hoặc tiền đầu tư cho một đơn vị sản phẩm); dự tính thuế tài nguyên, tiền trích lại để đầu tư cho khâu lâm sinh; lập kế hoạch khối luợng khâu lâm sinh.

Điều 9. Thẩm định thiết kế khai thác rừng:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định thiết kế khai thác với các nội dung chính sau:

Đối tượng khai thác là rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu đạt tiêu chuẩn như khoản 1 Điều 6, thuộc các tiểu khu cho phép khai thác trong phương án điều chế rừng.

Chất lượng bài cây: đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác.

Tính hợp lý của các đường vận xuất và bãi gỗ (trong trường hợp phải chặt cây để làm đường và bãi gỗ).

Điều 10. Duyệt thiết kế khai thác:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội đồng xét duyệt thiết kế khai thác cho các doanh nghiệp về các nội dung chủ yếu sau:

Đối tượng rừng khai thác.

Các chỉ tiêu kỹ thuật.

Diện tích, địa danh, sản lượng được phép khai thác theo điều chế.

Các chỉ tiêu xây dựng cơ bản, giá thành khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các chỉ tiêu lâm sinh.

Hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn.

Trường hợp có thay đổi địa danh so với phương án điều chế, nếu xét thấy hợp lý, Sở phải làm văn bản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin thay đổi. Trong khi chờ văn bản trả lời, được phép đưa địa danh đó vào diện tích thiết kế.

Điều 11. Thủ tục trình và ra quyết định:

Sau khi xét duyệt thiết kế khai thác cụ thể cho các doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng hợp thiết kế khai thác và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ theo nội dung tại Điều 10 và ban hành quyết định cho phép mở rừng khai thác cho từng tỉnh và toàn Quốc. Trong quyết định phải ghi rõ địa danh, diện tích, sản lượng được phép khai thác.

Các công việc nói trên phải được hoàn tất trước ngày 31/12 năm trước.

Trên cơ sở quyết định của Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cấp giấy phép khai thác cho doanh nghiệp.

Quyết định mở cửa rừng và giấy phép khai thác được gửi cho Chi cục Kiểm lâm sở tại để làm căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Điều 12. Tiến hành khai thác:

Sau khi có giấy phép khai thác, doanh nghiệp có thể bán cây đứng hoặc tự tổ chức khai thác theo các công việc sau:

1. Tổ chức đấu thầu bán cây đứng, hoặc thuê đơn vị khai thác để ký hợp đồng khai thác, hoặc ra văn bản giao nhiệm vụ khai thác (nếu đơn vị khai thác trực thuộc doanh nghiệp).

2. Giao nhận khu khai thác: Doanh nghiệp bàn giao hiện trường khai thác có hồ sơ thiết kế và bản đồ kèm theo cho đơn vị khai thác và lập biên bản bàn giao đồng thời gửi 1 bộ hồ sơ cho hạt kiểm lâm sở tại để giám sát việc thực hiện.

3. Chuẩn bị khai thác: Đơn vị khai thác tiến hành các công việc chuẩn bị khai thác như phát luỗng rừng, mở đường vận xuất mới, sửa chữa đường cũ, làm kho bãi gỗ.

4. Khai thác: chặt hạ những cây có dấu búa bài chặt và vận xuất ra bãi giao tại khu khai thác.

Nghiêm cấm chặt cây không có dấu bài.

Phải chặt hết tối thiểu 95% số cây đã bài.

Nếu số cây đã bài mà không chặt vượt 5% thì doanh nghiệp phải báo cáo lý do và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.

Gỗ chặt ra đến đâu phải vận xuất ngay ra bãi đến đấy, không được để tồn rừng quá 15 ngày.

Khi gỗ được kéo ra bãi quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm phân loại, xếp gỗ theo quy định và lập lý lịch gỗ.

Số lóng gỗ tại bãi (kể cả cây bị cắt đoạn) phải khớp đúng với số cây bài chặt có dấu búa bài cây.

Chủ rừng báo với hạt kiểm lâm sở tại để kiểm tra xác nhận và đóng dấu búa kiểm lâm theo quy định hiện hành.

5. Trong vòng 2 tháng kể từ khi hoàn thành việc chặt hạ, vận xuất gỗ ra khỏi lô phải tiến hành vệ sinh rừng.

6. Về việc thay đổi hiện trường khai thác đã được quyết định mở rừng khai thác:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nêu lý do phải thay đổi hiện trường, kèm theo hồ sơ thiết kế mới.

Điều 13. Thời hạn khai thác:

Thời hạn khai thác quy định từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng 3 năm sau.

Trường hợp khai thác không hết khối lượng đã phê duyệt, được phép chuyển hồ sơ thiết kế để trình duyệt vào kế hoạch khai thác năm sau.

Điều 14. Nghiệm thu khai thác:

Sau khi hoàn thành khai thác hoặc hết thời hạn khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm sở tại tiến hành kiểm tra hiện trường, lập biên bản đánh giá việc thực hiện khai thác theo các nội dung sau:

Khai thác có đúng vị trí không.

Chặt hạ có đúng cây bài không, có bỏ sót cây không.

Tổng khối lượng sản phẩm, sản phẩm theo chủng loại đã khai thác so với thiết kế cho phép sai số tối đa 10%. Riêng đối với nhóm gỗ IIa sai số tối đa 5%.

Tình hình lợi dụng gỗ, chiều cao gốc chặt, cành ngọn để lại, thực hiện vệ sinh rừng.

Kiến nghị đối với doanh nghiệp và đơn vị khai thác về những thiếu sót (nếu có) cần được tác động bổ xung.

Kiến nghị xử lý đối với những vi phạm nếu có.

Điều 15. Đóng cửa rừng sau khai thác:

Sau khi hoàn thành khai thác và nghiệm thu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đóng cửa rừng khai thác và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau khi đóng cửa rừng,rừng được đưa vào chế độ bảo vệ, nuôi dưỡng và nghiêm cấm khai thác trong suốt thời gian của 1 luân kỳ.

Lập hồ sơ lý lịch khu rừng sau khai thác để theo dõi trong suốt luân kỳ nuôi dưỡng.

Mục 2. KHAI THÁC TẬN DỤNG

Điều 16. Đối tượng rừng khai thác tận dụng

1. Các khu rừng phải khai thác để chuyển đổi mục đích sử dụng, có đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định hiện hành (khai thác mỏ, hồ đập nước, đường xá giao thông, các công trình xây dựng, trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp...).

2. Các khu rừng nghèo kiệt, năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lại rừng có năng xuất chất lượng cao hơn theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Rừng nằm trên các tuyến đường khai thác vận xuất, vận chuyển gỗ, kho bãi.

4. Các khu rừng chưa đến kỳ khai thác được tiến hành chặt nuôi dưỡng, chặt tỉa thưa. Các khu rừng được tuyển chọn để chặt chuyển hoá thành rừng giống.

5. Các khu rừng nghèo kiệt được tiến hành làm giàu bằng phương pháp trồng theo băng hoặc theo rạch.

6. Các khu rừng có những cây bị chết đứng do cháy, sâu bệnh hại, trích nhựa hoặc do các yếu tố thời tiết bất lợi.

7. Các cây đứng, mọc rải rác còn sót lại trên đất lâm nghiệp, có trữ lượng dưới 25 m3/ha; trên đất nông nghiệp (nương rẫy cố định, vườn cây công nghiệp, đồng ruộng).

 Điều 17. Khai thác tận dụng đối với các đối tượng rừng thuộc khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 16:

1. Thiết kế khai thác tận dụng:

Xác định rõ ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu hoặc theo cung đoạn của khu vực khai thác tận dụng theo đúng các văn bản pháp lý đã được phê duyệt.

Đo đếm và đóng dấu búa bài cây toàn bộ cây có đường kính trên 25 cm.

Tính toán khối lượng sản phẩm chính (đường kính trên 25 cm) có thể tận dụng theo kích thước, chủng loại.

Ước tính khối lượng sản phẩm gỗ nhỏ, củi có thể tận dụng.

2. Thủ tục trình duyệt.

Đối với đối tượng thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho khai thác tận dụng.

Đối với đối tượng thuộc khoản 3 Điều 16 việc thiết kế và thủ tục trình duyệt được thực hiện đồng thời với việc khai thác gỗ rừng tự nhiên quy định ở Mục 1 Chương II.

Đối với đối tượng thuộc khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, duyệt thiết kế và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định cho khai thác tận dụng.

3. Tiến hành khai thác tận dụng đối với các đối tượng nói trên:

Bảo đảm chặt đúng khu vực, đúng diện tích theo các văn bản pháp lý đã được phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng chặt gỗ nơi khác để nhập vào vùng khai thác tận dụng.

Bảo đảm tận dụng tối đa lâm sản tránh gây lãng phí.

Điều 18. Khai thác tận dụng đối với các đối tượng thuộc khoản 4 và khoản5 Điều 16:

1. Về nguyên tắc: Phải tuyệt đối tôn trọng các quy định về đối tượng, biện pháp tác động trong quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14 -92) và quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93).

Nghiêm cấm việc lợi dụng chặt nuôi dưỡng, làm giàu rừng để khai thác gỗ.

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Cường độ chặt theo thể tích không quá 15% đối với chặt nuôi dưỡng và không quá 30% đối với làm giàu rừng.

Gỗ tận dụng các loại không quá 10m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và 15 m3/ha đối với làm giàu rừng.

Củi tận dụng không quá 15 m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và 20m3/ha đối với làm giàu rừng.

3. Thiết kế khai thác tận dụng:

Xác định phạm vi diện tích, theo tiểu khu, khoảnh, lô.

Bố trí băng chặt, băng chừa hoặc rạch theo đúng kỹ thuật làm giàu rừng.

Bài cây, đóng búa những cây có khả năng tận dụng có đường kính trên 25 cm trên băng chặt.

Bài cây đóng búa những cây có khả năng tận dụng có đường kính trên 25 cm đối với nuôi dưỡng rừng. Cây bài chặt là những cây cong queo, sâu bệnh, già cỗi, cụt ngọn, cây phi mục đích kinh tế. Những cây chặt thải loại hoặc ken chết không tận thu chỉ cần bài bằng sơn.

Tính toán khối lượng sản phẩm có khả năng tận dụng.

4. Thủ tục trình duyệt:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hiện trường với 2 nội dung chính.

Đối tượng rừng

Cây bài chặt.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thực hiện.

Mục 3.TẬN THU GỖ NẰM CÁC LOẠI (GỌI TẮT LÀ TẬN THU)

Điều 19. Đối tượng gỗ tận thu:

Đối tượng gỗ được tận thu là các loại gỗ khô lục, lóc lõi, gỗ cháy ở dạng gỗ nằm (bao gồm các loại gỗ thân, cành, ngọn, gốc rễ, bìa bắp...) với mọi kích cỡ trên 2 loại đất sau:

1. Đất lâm nghiệp: gỗ còn bỏ lại trên các hiện trường khai thác cũ, trên nương rẫy bỏ hoang.

2. Đất nông nghiệp: gỗ trên nương rẫy cố định, đồng ruộng, vườn cây công nghiệp.

Điều 20. Thủ tục tiến hành:

Tiến hành thống kê cụ thể số lóng hoặc số gốc cây, kích thước, thể tích chủng loại cho từng tiểu khu, khoảnh, lô hay từng khu vườn, ruộng, nương rẫy... Đóng búa bài cây những lóng gỗ có đường kính đầu lớn từ 25 cm trở lên.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên hiện trường và hồ sơ, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thực hiện. Riêng đối với gỗ thuộc nhóm IIA theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992, phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản.

Mục 4.KHAI THÁC TRE NỨA VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TRE NỨA THUỘC RỪNG TỰ NHIÊN

Điều 21. Khai thác tre nứa:

1. Đối tượng: Rừng tre nứa có độ che phủ trên 70% và có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số cây.

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật: phải bảo đảm tuân thủ các quy trình quy phạm đã ban hành.

Luân kỳ khai thác 2-4 năm

Cường độ từ 1/4 đến 2/3 số cây

Đối với loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây.

Tuổi cây khai thác trên 2 năm.

3. Thiết kế khai thác:

Phân chia ranh giới, đóng mốc bảng lô, khoảnh trên thực địa

Lập sơ đồ tỷ lệ 1/5000 khu khai thác

Phân định rõ địa danh diện tích khai thác

Đo đếm số cây.

Tính toán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng lô và tổng hợp theo khoảnh, tiểu khu và toàn doanh nghiệp.

4. Thủ tục trình duyệt và tiến hành khai thác:

Doanh nghiệp lập hồ sơ thiết kế khai thác theo các nội dung kỹ thuật nêu trên và trình duyệt như sau:

Đối với các đơn vị thuộc tỉnh quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế, cấp giấy phép khai thác. Giấy phép khai thác được gửi cho hạt Kiểm lâm sở tại để làm cơ sở kiểm tra, giám sát.

Đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty, công ty trực thuộc trung ương quản lý, do Tổng công ty hoặc công ty duyệt thiết kế và cấp giấy phép khai thác. Giấy phép khai thác được gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hạt Kiểm lâm sở tại để kiểm tra, giám sát

Điều 22. Khai thác và thu hái lâm sản ngoài gỗ, tre nứa:

1. Khai thác sản phẩm có khối lượng lớn, tập trung: Doanh nghiệp phải tiến hành thiết kế và trình duyệt như sau:

Đối với Doanh nghiệp trực thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Đối với các Doanh nghiệp trực thuộc Công ty, Tổng công ty không trực thuộc Tỉnh do Công ty, Tổng công ty duyệt và cấp giấy phép khai thác.

2. Đối với thu hái sản phẩm có khối lượng nhỏ, phân tán, không thuộc diện cấm (nhóm IA) trong nghị định 18-HĐBT ngày 17/1/1992 như sa nhân, song, mây, ba kích, hạt dẻ, hạt ươi... được phép khai thác trên nguyên tắc không làm tổn hại đến sự phát triển của loại sản phẩm đó.

Người thu mua chỉ cần làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được cấp giấy phép thu mua. Trong đơn ghi rõ chủng loại, khối lượng và địa điểm thu mua.

Mục 5.KHAI THÁC RỪNG TRỒNG CỦA CÁC CHỦ RỪNG VÀ GỖ VƯỜN, GỖ RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC SỞ HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Điều 23. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp:

1. Các chỉ tiêu kỹ thuật:

a) Tuổi khai thác.

Tuổi khai thác rừng trồng được xác định tuỳ theo loài cây, yêu cầu chất lượng và quy cách sản phẩm, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng.  

Tuổi khai thác rừng trồng của các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo đề nghị của doanh nghiệp.

Tuổi khai thác rừng trồng của các doanh nghiệp thuộc Công ty, Tổng Công ty không trực thuộc Tỉnh do Công ty, Tổng Công ty quyết định theo đề nghị của doanh nghiệp.

b) Phương thức khai thác: chặt trắng toàn diện hoặc chặt trắng theo lô. Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

c)Tỷ lệ lợi dụng:

Gỗ nguyên liệu từ 70 -80%

Củi từ 10 - 15%

2. Hồ sơ khai thác: Việc lập hồ sơ khai thác được tiến hành đơn giản, không cần phải đo đếm ngoại nghiệp, chỉ cần mục trắc và kết hợp với tài liệu, bản đồ sẵn có để lập hồ sơ cụ thể như sau:

Xác định địa danh, diện tích khu khai thác

Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng.

Lập sơ đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5000

Lập phương án trồng lại rừng.

Tổng hợp hồ sơ khai thác cho từng chủ rừng.

3. Thủ tục cấp giấy phép khai thác:

a) Đối với các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt hồ sơ và cấp giấy phép khai thác.

b) Đối với các đơn vị thuộc Công ty,Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh do Công ty, Tổng Công ty duyệt Hồ sơ khai thác, cấp giấy phép khai thác và gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và quản lý.

c) Các quyết định và giấy phép nêu tại điểm a, điểm b được gửi cho Chi cục kiểm lâm sở tại để kiểm tra giám sát.

Điều 24. Khai thác rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tán do chủ rừng tự đầu tư gây trồng:

1. Tuổi khai thác rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn hay tự vay vốn để trồng do chủ rừng tự quyết định.

2. Đối với các loài cây không có hoặc hầu như không có trong rừng tự nhiên như bạch đàn, keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng, bồ đề, mỡ, tràm, đước, mít, soài, nhãn, phi lao... chủ rừng được tự chủ trong việc khai thác và tự do lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.

3. Đối với các loài cây trùng với các loài cây rừng tự nhiên, nhưng không nằm trong danh mục các loài cây bị cấm (nhóm IA) quy định tại nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng như lát, trám, re, dẻ... khi khai thác chủ rừng chỉ cần báo với Hạt kiểm lâm sở tại trong trường hợp khai thác với mục đích thương mại hoặc Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp khai thác với mục đích sử dụng tại chỗ để chứng nhận gỗ khai thác đúng là từ rừng trồng, gỗ vườn hoặc cây trồng phân tán.

Điều 25. Khai thác rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân bằng nguồn vốn viện trợ, vốn vay ưu đãi:

Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn viện trợ: Thực hiện theo quy định cụ thể đối với từng dự án.

Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện như Điều 24.

Điều 26. Chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) đối với rừng trồng:

1. Trường hợp không có tận thu lâm sản do chủ rừng tự quyết định.

2. Trường hợp có tận thu lâm sản:

a) Đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi.

Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Phải tôn trọng quy trình quy phạm tỉa thưa rừng.

Cường độ chặt không quá 50%. Cụ thể:

Đối với trường hợp tỉa chọn, cường độ chặt theo số cây (% số cây chặt trên tổng số cây) phải nhỏ hơn cường độ chặt theo thể tích % trữ lượng chặt trên tổng trữ lượng).

Đối với trường hợp tỉa cơ học, cường độ chặt theo số cây bằng cường độ chặt theo thể tích.

Cây bài chặt là cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, đang chết.

Tiến hành lập hồ sơ tỉa thưa:

Xác định địa danh, diện tích khu chặt

Bài cây: Bài cây bằng dấu sơn đối với trường hợp bài tỉa chọn; đánh dấu hàng chặt hoặc quy định cách bao nhiêu cây chặt 1 cây đối với trường hợp bài tỉa cơ học.

Lập hồ sơ ghi rõ tuổi, chiều cao, đường kính, số cây, thể tích của lâm phần

Xác định cường độ chặt

Tính toán số cây chặt và số cây để lại

Xác định thể tích chặt và thể tích để lại

Xác định sản lượng.

Thủ tục trình duyệt:

Các đơn vị thuộc tỉnh do sở duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa.

Các đơn vị thuộc Công ty,Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh do Công ty, Tổng Công ty duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa.

b) Đối với rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn: chủ rừng được tự chủ trong việc thực hiện.

Điều 27. Khai thác rừng khoanh nuôi do chủ rừng tự bỏ vốn; rừng tự nhiên thuộc sở hữu của tập thể, hộ gia đình:

a) Khai thác để sử dụng cho nhu cầu củi, gỗ gia dụng cho chủ rừng: chủ rừng chỉ cần báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã sở tại.

b) Khai thác thương mại:

Chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm sở tại để kiểm tra, xác nhận và đóng dấu búa kiểm lâm.

Chương 3

KHAI THÁC TẬN DỤNG GỖ, TRE NỨA, LÂM SẢN TRONG RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 28. Những quy định chung:

Các hoạt động khai thác phải bảo đảm nguyên tắc duy trì và phát triển khả năng phòng hộ của rừng. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác tận dụng lâm sản làm suy giảm vốn rừng và khả năng phòng hộ của rừng.

Nhà nước có thể tạm thời đình chỉ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ theo yêu cầu của việc bảo vệ rừng.

Việc khai thác gỗ, tre nứa, lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thể hiện trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc trong dự án xây dựng rừng phòng hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc khai thác gỗ, tre nứa, lâm sản trong rừng phòng hộ chỉ là kết hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động sống tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vào bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ.

Điều 29. Khai thác tận dụng gỗ, lâm sản trong rừng tự nhiên thuộc khu phòng hộ rất xung yếu và xung yếu:

1. Được phép khai thác tận dụng những cây khô chết, sâu bệnh, già cỗi, đổ gẫy, cụt ngọn.

Thủ tục thiết kế và trình duyệt như sau:

Việc thiết kế do Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức thực hiện theo khoản 1 Điều 17.

Về thủ tục trình duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế trình UBND tỉnh ra quyết định cho phép khai thác.

2. Được phép tận thu các loại lâm sản phụ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

Các thủ tục cấp phép thực hiện theo Điều 22.

3. Được phép tận thu gỗ nằm như quy định tại Điều 19.

Các thủ tục lập hồ sơ cấp phép tận thu thực hiện theo Điều 20.

4. Riêng đối với rừng phòng hộ xung yếu: Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác như quy định tại điểm a, b, c, e khoản 1 Điều 6 được phép khai thác chọn với cường độ tối đa 20%.

Cây bài chặt chủ yếu là những cây già cỗi, cây sâu bệnh, đổ gẫy, cụt ngọn.

Thủ tục thiết kế, trình duyệt, tiến hành khai thác được thực hiện theo các Điều từ Điều 8 đến Điều 15 Mục 1, Chương II.

Điều 30. Khai thác gỗ đối với rừng khoanh nuôi từ đất không có rừng:

1. Đối với rừng do Nhà nước đầu tư thực hiện theo Điều 29.

Đối với rừng do chủ nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư:

a) Không phân biệt vùng rất xung yếu và xung yếu, khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác với cường độ tối đa 20%.

b) Về thủ tục trình duyệt:

Khai thác để giải quyết nhu cầu củi, gỗ gia dụng cho chủ rừng: chủ rừng làm đơn xin phép ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý kiểm tra cho phép khai thác.

Khai thác thương mại.

Chủ rừng làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có sự nhất trí của Ban quản lý rừng phòng hộ.

Sau khi được Sở chấp thuận, chủ rừng tiến hành thiết kế khai thác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép khai thác.

Điều 31. Khai thác tre nứa:

Đối với rừng tre nứa khi rừng đạt độ che phủ trên 80% mới được phép khai thác.

Cường độ khai thác tối đa 30%.

Về thủ tục thiết kế, trình duyệt và tiến hành khai thác thực hiện theo khoản 3 và 4 Điều 21.

Điều 32. Khai thác rừng trồng:

1. Đối với rừng do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ.

2. Đối với rừng trồng do ban quản lý rừng hoặc chủ nhận khoán tự đầu tư, khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 1/10 diện tích đã đầu tư gây trồng thành rừng. Phương thức chặt theo băng hoặc theo đám, băng hoặc đám không được liền kề nhau, có diện tích không quá 0,5 ha ở vùng rất xung yếu và không qúa 1 ha ở vùng xung yếu.

Tuổi khai thác thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 23.

Lập hồ sơ khai thác thực hiện theo khoản 2 Điều 23.    

Ban quản lý rừng phòng hộ tổng hợp hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Điều 33. Khai thác tận dụng khi chuyển đổi mục đích sử dụng:

Đối tượng như quy định tại khoản 1 Điều 16.

Thủ tục khai thác thực hiện theo các quy định tương ứng của Điều17

Chương 4

QUẢN LÝ SỬ DỤNG BÚA BÀI CÂY VÀ BÚA KIỂM LÂM

Điều 34. Búa bài cây:

1. Búa bài cây được chế tạo theo mẫu thống nhất do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Búa bài cây chỉ dùng trong thiết kế khai thác chính, thiết kế khai thác tận dụng, tận thu tương ứng với các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 6; và các đối tượng thuộc Điều 16, Điều 19; các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 3 Điều 29; điểm b (khai thác thương mại) khoản 2 Điều 30 và Điều 33. Đây là cơ sở để kiểm tra các cây khai thác có đúng là cây được phép chặt hay không, cũng như các lóng gỗ đúng là đã được phép tận thu.

3. Khi tiến hành thiết kế khai thác Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao búa bài cây cho các đơn vị thiết kế. Sau khi thiết kế xong phải thu hồi lại búa bài cây.

Đối với các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 6 và các đối tượng thuộc Điều 16 mỗi cây bài chặt phải đóng 3 dấu búa bài cây (hai dấu đối diện ở tầm cao ngang ngực, một dấu ở gốc dưới tầm chặt, cách mặt đất 1/3 đường kính gốc chặt).

Sau khi hoàn thành việc chặt các cây có dấu búa bài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì có sự tham gia của Hạt kiểm lâm sở tại và chủ rừng, tiến hành kiểm tra, lập biên bản và đóng dấu búa bài cây bổ sung những cây bị đổ gẫy; gỗ cành, ngọn tận dụng có đường kính trên 25 cm, những khúc gỗ thân được cắt ra làm nhiều đoạn.

Tỷ lệ gỗ cây đổ gẫy và gỗ cành, ngọn tận dụng có đường kính trên 25 cm (phải đóng búa bài cây) không vượt quá 10% so với sản lượng cây đứng.

Điều 35. Búa kiểm lâm:

1. Việc quản lý, sử dụng búa kiểm lâm được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Gỗ khai thác xong được kéo ra bãi giao quy định. Chủ rừng có trách nhiệm phân loại gỗ, xếp đống và lập lý lịch gỗ. Số lóng gỗ, khối lượng phải khớp với số cây bài chặt đã có dấu búa bài cây trong thiết kế và gỗ tận dụng được đóng dấu búa bổ sung quy định ở Điều 34. Sai số cho phép giữa khối lượng gỗ lớn theo thiết kế được duyệt và khối lượng gỗ khai thác không vượt quá 10% với điều kiện chặt đúng và đủ số cây bài chặt.

3. Tổ chức kiểm lâm sở tại có trách nhiệm đóng dấu búa kiểm lâm lên những lóng gỗ có dấu búa bài cây trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày chủ rừng trình kiểm và lập văn bản xác nhận lý lịch gỗ cho chủ rừng theo quy định.

Nghiêm cấm đóng búa kiểm lâm lên những lóng gỗ không có dấu búa bài cây.

4. Trường hợp công nghệ khai thác là xẻ nhống tại rừng, chủ rừng phải tự chịu trách nhiệm về việc đánh dấu vào khúc gỗ xẻ nhống đúng là cây có dấu búa bài chặt, kèm theo lý lịch để làm căn cứ cho kiểm lâm đóng dấu búa kiểm lâm.

5. Những loại gỗ thuộc đối tượng phải đóng búa kiểm lâm theo những quy định trên, khi đã có dấu búa kiểm lâm kèm theo lý lịch gỗ và biên lai thu thuế tài nguyên, được coi là gỗ hợp pháp và được lưu thông.

Chương 5

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Mục 1. ĐỐI VỚI CHỦ RỪNG

Điều 36. Trong quá trình khai thác, chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác để kịp thời uốn nắn trong quá trình thực hiện, phải chỉ đạo khai thác đúng hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt, chặt đúng cây bài, đúng quy trình quy phạm khai thác, đúng khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản, đúng thời hạn khai thác.

Điều 37. Hết thời hạn khai thác, chủ rừng phải tiến hành các công việc sau:

1. Cùng với đơn vị khai thác kiểm tra tại hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế khai thác, hợp đồng khai thác hoặc văn bản giao nhiệm vụ khai thác để đánh giá kết quả thực hiện quy trình, quy phạm và lập biên bản để làm cơ sở thanh lý hợp đồng và lưu vào hồ sơ lý lịch rừng.

2. Báo cáo đơn vị quản lý cấp trên về khối lượng và tình hình thực hiện, có biên bản nghiệm thu kèm theo.

3. Lập hồ sơ lý lịch rừng của khu khai thác để theo dõi trong suốt luân kỳ nuôi dưỡng kế tiếp.

Mục 2.ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KHAI THÁC

Điều 38. Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác tận dụng rừng tự nhiên phải do các tổ chức, đơn vị có đầy đủ lực lượng lao động, xe máy, thiết bị thực hiện, cụ thể:

Các lâm trường quốc doanh được thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp, các tổ chức khác.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép hành nghề khai thác cho các tổ chức, đơn vị có đủ điều kiện hành nghề khai thác.

Các đơn vị khai thác có quyền:

Tham gia đấu thầu bán cây đứng

Tham gia đấu thầu thuê khoán khai thác

Nhận khoán khai thác theo hợp đồng

Tự tổ chức khai thác.

Quy chế đấu thầu, thuê khoán hoặc tự tổ chức khai thác do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Các đơn vị khai thác có trách nhiệm:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về khai thác, các quy định trong thiết kế khai thác và thực hiện đầy đủ các khoản mục trong hợp đồng đã ký kết với chủ rừng.

Bảo đảm chặt đúng và hết số cây đã bài chặt, giảm tỷ lệ đổ gẫy, tận dụng gỗ tối đa.

Điều 39. Việc khai thác tre nứa; khai thác tỉa thưa rừng trồng; gỗ vườn và các lâm sản khác do chủ rừng tự lựa chọn đối tác khai thác.

Mục 3.ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP CÁC CẤP

Điều 40. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

Hướng dẫn kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên cho kế hoạch hàng năm.

Giao chỉ tiêu hướng dẫn tạm thời về sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên năm sau cho các tỉnh, thành phố.

Tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh cho các tỉnh, thành phố.

Tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư để giao kế hoạch chính thức cho các địa phương.

Ra quyết định cho phép các tỉnh mở rừng khai thác.

Kiểm tra việc quản lý khai thác rừng của các địa phương, đơn vị.

Điều 41. Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với từng loại rừng trên địa bàn của địa phương. Chỉ đạo các cấp chính quyền huyện, xã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn. Từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng phá rừng bừa bãi.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các Ban Ngành hữu quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

Cụ thể là:

Cụ thể hoá và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành có liên quan đến khai thác trên địa bàn tỉnh.

Giám sát, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt hồ sơ thiết kế khai thác cụ thể của các chủ rừng.

Phê duyệt tổng hợp thiết kế khai thác và ra quyết định cấp giấy phép khai thác (Sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định mở rừng khai thác).

Chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan thực thi các quy định về quản lý khai thác rừng.

Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, xã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước về khai thác rừng trong địa bàn mình quản lý.

Điều 42. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn:

Hướng dẫn kịp thời những văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

Dựa vào chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn tạm thời của Bộ giao, giao chỉ tiêu hướng dẫn khai thác gỗ cho các chủ rừng theo phương án điều chế rừng trong phạm vi của địa phương mình.

Đôn đốc việc thiết kế khai thác, tiến hành thẩm định rừng và duyệt thiết kế khai thác cho các đơn vị thuộc tỉnh.

Tổng hợp hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện việc cấp giấy phép khai thác gỗ và lâm sản theo thẩm quyền quy định cho chủ rừng tại quy chế này.

Hết thời hạn khai thác, thực hiện các thủ tục nghiệm thu khai thác và đóng cửa rừng. Công bố trước công luận những khu rừng mở cho khai thác và đóng cửa rừng.

Quản lý và hướng dẫn sử dụng búa bài cây.

Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác.

Điều 43. Tổ chức Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn:

Kiểm tra và giám sát việc khai thác rừng của các chủ rừng, đơn vị khai thác rừng theo luật định.

Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về khai thác lâm sản của các tổ chức và cá nhân trong việc khai thác rừng để kịp thời sử lý theo quy định hiện hành.

Thực hiện việc đóng dấu búa kiểm lâm theo đúng quy định để xác lập hồ sơ lý lịch gỗ, lâm sản làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên (nếu là sản phẩm từ rừng tự nhiên) và lưu thông lâm sản.

Mục 4.CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO

Điều 44. Hệ thống báo cáo:

Để nắm được thông tin về khai thác hàng năm các đơn vị, các cấp phải báo cáo tình hình khai thác theo hệ thống sau:

Các chủ rừng thuộc tỉnh báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng gửi cho huyện sở tại.

Các chủ rừng thuộc Công ty hoặc Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh báo cáo lên Công ty, Tổng Công ty và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, đồng gửi cho huyện sở tại.

Các chủ rừng thuộc các ngành (Quân đội, Nội vụ, Giáo dục...) báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.

Việc khai thác của hộ gia đình do xã chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo lên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo lên Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc báo cáo lên cấp Sở thực hiện vào 15 ngày cuối của năm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo lên Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh vào 15 ngày đầu của năm sau.

Điều 45. Nội dung báo cáo gồm:

Diện tích khai thác theo các đối tượng và so với thiết kế

Khối lượng, chủng loại sản phẩm theo các đối tượng so với thiết kế.

Đánh giá tình hình thực hiện quy chế, quy trình, quy phạm.

Các vi phạm nếu có và hình thức sử lý đã áp dụng.

Các vấn đề khác (giá thành, giá bán, tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Quy chế này áp dụng cho mọi hình thức khai thác đối với rừng tự nhiên, rừng trồng, tận thu gỗ, khai thác lâm sản thuộc khu vực rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Tất cả mọi tổ chức, cá nhân tác động vào rừng để khai thác gỗ lâm sản đều phải chấp hành các quy định của quy chế này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành./

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 02/1999/QD-BNN-PTLN

Hanoi, January 05, 1999

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON EXPLOITATION OF TIMBER AND FOREST PRODUCTS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Law on Protection and Development of Forests of August 19, 1991;
Pursuant to Decree No.73-CP of November 1, 1995 of the Government providing for the function, tasks and powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Directive No.286/TTg of May 2, 1997 of the Prime Minister on intensifying urgent measures to protect and develop forests;
Pursuant to Decision No.245/TTg of December 21, 1998 of the Prime Minister on the discharge of the State managerial responsibilities of the various levels over the forest and forest land;
At the proposal of the Director of the Forestry Development Department;

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the "Regulation on exploitation of timber and forest products".

Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its signing. The earlier regulations which are contrary to this Regulation are now annulled.

Article 3.- The Director of the Ministry Office, the Heads of the related Departments, institutes and schools, the directors of the Agriculture and Rural Development Services, the Heads of the Forest Control Departments, the directors of the General Corporations, Corporations and enterprises engaged in activities of timber and forest products exploitation shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

 

REGULATION

ON EXPLOITATION OF TIMBER AND FOREST PRODUCTS
(Issued together with Decision No.02/1999/QD- BNN-PTLN of January 5, 1999 of the Ministry of Agriculture and Rural Development)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Forests are a precious asset of the country. The exploitation of forests must ensure the objective of preserving and developing the existing forest asset. All activities that lead to the deterioration of the quality and quantity of forests are strictly forbidden.

Article 2.- This Regulation provides for State management in the domain of exploitation of timber and forest products in the natural forests, planted forests in the areas of productive and protection forests; the full harvesting of timber and forest products on different types of forest land and other lands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. - The exploitation of a forest must strictly abide by the provisions in Articles 37, 38 and 39 of the Law on Protection and Development of Forests.

Exploitation by pruning, full harvest of timber and forest products must comply with the technical process and regulations and the plan of forest regulation or the economic-technical thesis or investment project ratified by the competent authority.

Article 4.- The exploitation of timber and forest products can be conducted only in the forests of which the owners are recognized by law, including:

Forests and forest land are assigned by the State to enterprises, organizations, family households and individuals (collectively called forest owners) for planting, management, protection, production and business.

Forest owners have to discharge their obligations and responsibilities stipulated in Articles 40 and 41 of the Law on Protection and Development of Forests, carry out the regime of reporting to the State management agencies uniformly applied throughout the country under this Regulation.

For forest areas still without owners, managed by the local authorities and not being subject to timber exploitation, it is only allowed, to gather dried and dead trees for use and to exploit forest products other than timber.

Article 5.- State management agencies shall have to inspect and supervise the exploitation of timber and forest products according to this Regulation.

Chapter II

EXPLOITATION OF TIMBER, BAMBOO AND FOREST PRODUCTS IN PRODUCTION FORESTS AND NOT CRUCIAL PROTECTION FORESTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Forests subject to exploitation:

1. Natural timber forests of single breed or forests of mixed timber of different ages which have not been exploited or which have been exploited but have been fostered for a prescribed time of an exploitation cycle and have a reserve attaining the following criteria:

a/ For ever-green broad-leafed forests and semi-deciduous forests with reserves of:

- More than 90 m3/ha for provinces from Thanh Hoa northward.

- More than 110 m3/ha for provinces from Nghe An to Thua Thien-Hue.

- More than 130 m3/ha for provinces from Da Nang southward.

b/ For dry-open forests of diptcrocarps with reserves of more than 100m3/ha.

c/ For coniferous forests with reserves of more than 130 m3/ha

The rate of the trees with exploitable diameter in all the three above mentioned types of forests must exceed 30 per cent of the total reserve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ For forests with timber mixed with bamboo, the reserve of timber must be:

- More than 50 m3/ha for provinces from Thanh Hoa northward.

- More than 70 m3/ha for provinces from Nghe An southward.

2. Natural timber forests of single species which have attained the age of technological proficiency.

Article 7.- Initial legal basis.

1. Every five years, the organizations and enterprises of all economic sectors (enterprises for short) shall have to revise their plans of forest regulation to drawn up the plan of exploitation and their projects of production and business for the five subsequent years and to submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.

2. The annual targets of exploitation ratified in the plan of forest regulation shall be limited primarily according to their acreage, while the output may increase or decrease depending on the state of the forests. The acreage for exploitation in each year may be lower or higher, but the maximum must not exceed 20per cent compared with the area allowed to be left over for compensation so that the average area in five years shall not exceed the allowed level.

3. Each year the Ministry of Agriculture and Rural Development shall propose to the Prime Minister the level of exploitation of large timber in natural forests allowed for exploitation in the following year.

Pending ratification by the Government, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign the provisional guiding target for exploitation to the localities and units. Basing itself on this target and the plan of regulation already ratified, the Agriculture and Rural Development Service shall request the provincial Peoples Committee to provisionally assign the guiding plan on timber production to the enterprises so that they can direct the design and draw up the plan of production and business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Units allowed to design exploitation:

The establishment of the dossier for exploitation design and the plan of production and business must be done by the specialized agency with full legal status. This includes:

- Designing organizations of the Agriculture and Rural Development Service or of the enterprises decided by the provincial Peoples Committee.

- Designing organizations of the Survey and Planning Institute, the Forestry Science Institute, the forestry technical schools, the corporations, the General Corporations attached to the Central Government decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Responsibility of the designing unit:

The designing unit must take full responsibility before law for the quality of the design with the following main contents:

- To design for the right objects.

- To determine the right location and acreage of exploitation according to each area, piece and lot.

- To determine the technical norms (intensity and utilization rate).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To ensure that the margin of error on the design output does not exceed 10per cent.

- To establish the necessary tables, charts, maps and legends as directed.

3. Basis for designing:

- The forest regulation plan already ratified by the competent authority.

- The related technical norms and rules.

4. Main technical norms in designing for exploitation:

a/ Method of exploitation:

- Selective exploitation for objects under Clause 1, Article 6.

- Full exploitation or selective exploitation in order to change to forests not of the same age for forests under Clause 2, Article 6.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 35 years for ever-green forests, semi-deciduous forests, coniferous forests and forests of mixed timber and bamboo.

- 40 years for dry-open forests of diptcrocarps.

- 10 years for pit-prop yielding forests.

c/ Intensity of exploitation:

Exploitation intensity is based on the percentage of the trees felled in the lot compared with the reserve of the lot before the cutting.

Exploitation intensity including discard cutting and breakage during the exploitation shall not exceed 45 per cent).

Exploitation intensity not including discard cutting and breakage is determined as follows:

- For the ever-green broad-leafed forests, semi-deciduous forests and coniferous forests with large timber trees:

+ Reserve 90-150 m3/ha, intensity 18-24 per cent

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Reserve 200-300 m3/ha, intensity 26-34 per cent

+ Reserve over 300m3/ha, intensity 32-38 per cent

- For dry-open forests of diptcrocarps, intensity shall increase one grade as compared with the above- said reserve grades.

- For forests of mixed timber and bamboo species, intensity 20-40 per cent.

- For pit-prop business forests:

+ Reserve 70-100 m3/ha, intensity 20-25 per cent

+ Reserve 100-120 m3/ha, intensify 26-30 per cent

The above exploitation intensity is determined for areas with a sloping level of less than 15o. Past this mark, the intensity shall have to decrease accordingly by 5 per cent when the sloping level increases by 10o.

d/ Minimum exploitation diameter for trees in the forests yielding large timber:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Timber of groups I and II = 45cm

Timber of groups from III to VI = 35cm

Timber groups VII and VIII = 25cm

- For provinces from Nghe An to Thua Thien-Hue:

Timber of groups I and II = 45cm

Timber of groups III to VI = 40cm

Timber of groups VII and VIII = 30cm

- For provinces from Da Nang southward:

Timber groups I and II = 50cm

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Timber groups VII and VIII = 35cm

e/ Utilization rate:

The utilization rate is based on the percentage of the product volume compared with the volume of the whole tree (volume of standing tree). More concretely:

- Large timber is the trunk of the tree from the base section to the section at the freight below the branches. Depending on the means of transport, the tree trunk can be divided into sections for hauling to the delivery ground. The unit is cubic meter.

- Branch and top timber is the timber of branches and the tree tops irrespective of size and length. The unit of measurement is cubic meter.

- Firewood is the part of the branches and tops that cannot be used as timber.

Depending on the characteristics of the species of tree cuts, the terrain condition, the distance of transportation and the capacity of consumption, the utilization rate is allowed to be designed within the following limits:

Large timber from 55 to 70 per cent

Branch and top timber from 5 to 15 per cent

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of discard cutting and forest clean-up, the volume of fully harvested products shall be listed separately in the table of products exploited. The marking with the discard tree hammer shall follow the provisions of Article 34 below:

Particularly for pit-prop timber, the utilization rate is calculated as follows:

Large timber of the tree trunk (diameter > 25cm) from 10 to 15 per cent

Pit-prop timber (diameter 24cm) from 65 to 70 per cent

Firewood 5 per cent

5. Main content of designing for exploitation:

a/ Extra work:

- Demarcation of lots and pieces on the site.

- To cut a boundary between the lots and pieces, to measure and draw a sketch of the exploitation area on the scale 1/5000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To measure and count the trees in order to determine the reserve of timber on which basis to project the intensity of exploitation.

- On the basis of the projected exploitation intensity, to discard trees and mark the trees eligible for exploitation (not belonging to the species on the ban list), the discard trees; to clean up the forests for fostering; to determine the trees to be cut for the making of exit and transport routes and to build timber yards.

- To measure and count the trees to be discarded.

Specifically for the pit-prop timber, there needs only to mark the discard trees with paint, no need to use the hammer markings.

b/ Internal work:

- To calculate to determine the timber output according to the sizes and the eight groups of timber. The permitted error margin in output between design and reality is 10 per cent.

In case a number of species are not yet classified among the 8 species of timber and if one of them has a volume smaller than 500 m3 (within a province), it shall be temporarily classified into in appropriate form on the basis of the characteristics of its timber and the preference of the market.

If its volume exceeds 500 m3/ha, a sample of this timber must be sent to the Forestry Science Institute for evaluation and classification. Pending the result of the evaluation it shall be temporarily classified into an appropriate group of timber for the making of the design dossier to be submitted for approval.

- To determine accurately the exploitation intensity and the utilization rate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Evaluation of the design for forest exploitation:

The Agriculture and Rural Development Service shall evaluate the design of production with the following main contents:

- The objects of exploitation are production forests and protection forests not lying in crucial areas and which attain the criteria as stipulated in Clause 1, Article 6 and in the sub-sectors allowed to be exploited in the plan of forest regulation.

- The quality of trees to be discarded: trees that have reached the criteria for exploitation.

- The rationality of the exit route and timber yards (in case trees must be cut to build routes and timber yards).

Article 10.- Ratifying the exploitation design:

The Agriculture and Rural Development Service shall set up a council to evaluate the design of exploitation for the enterprises based on the following main aspects:

- Forests subject to exploitation.

- Technical norms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Capital constriction norms, cost of exploitation, processing, consumption of products, forestry norms.

- Complete dossier as guided.

In case of a change of the location compared with the regulation plan, if it deems reasonable, the Service shall make a written proposal to the Ministry of Agriculture and Rural Development for the change. Pending the reply in writing, it is allowed to put this location into the designed acreage.

Article 11.- Procedures of reporting and issuing decision:

- After ratifying the concrete design for exploitation for the enterprises, the Agriculture and Rural Development Service shall sum up the situation and report it to the provincial People's Committee for approval.

- The provincial People's Committee shall ratify the overall exploitation design and submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for evaluation.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall evaluate the dossier according to the contents in Article 10 and issue the decision allowing the forests to be opened for exploitation in each province and in the whole country. In the decision, the locations, acreages and outputs allowed for exploitation must be clearly specified.

All the above works must be completed before the 31st of December of the previous year.

- On the basis of the decision of the Ministry the provincial People's Committees shall decide to issue permits for exploitation to the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Exploitation:

After getting the permit of exploitation, the enterprise may sell standing trees or organize itself the exploitation according to the following contents:

1. To organize bidding for the sale of standing trees or to hire an exploitation unit to sign exploitation contracts, or issue a document assigning the exploitation (if the exploitation unit is attached to the enterprise).

2. To deliver the exploitation area: the enterprise shall hand over the exploitation site attached with the design dossier and the trap to the exploitation unit and record in writing the hand-over and at the same time send one set of the dossier to the local ranger service in order to supervise the implementation.

3. Preparation for exploitation: The exploitation unit shall make preparations for exploitation such as cutting the creepers, open new exit routes, repair the old ones and build timber storages and yards.

4. Exploitation: Felling the trees marked with the discard tree hammer and move the trees to the delivery ground of the exploitation area.

- Cutting of trees without discard markings is strictly forbidden.

- Cutting must be made on at least 95 per cent of the marked trees.

If the number of marked trees which remain uncut exceed 5 per cent, the enterprise must report on the reason and must get the approval of the Agriculture and Rural Development Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After the timber has been hauled to the prescribed yard, the enterprise shall have to classify and pile them and record the timber history.

- The number of timber sections at the yard (including sectioned trees) must match the number of felled trees bearing the discard markings.

- The forest owner shall inform the local forest control service so that the latter can inspect and verify and mark the trees with the forest control hammer as currently prescribed.

5. Within 2 months after completion of the felling and hauling of the timber out of the lot, the forest must be cleaned up.

6. On the change of exploitation site of the forest already decided open to exploitation:

- The Agriculture and Rural Development Service shall send a written proposal to the Ministry of Agriculture and Rural Development stating the reason for the change of the site, attached to the dossier of the new design.

Article 13.- Time-limit of exploitation:

The time-limit for exploitation shall cover the period from the first of January to the 31st of March of the following year.

In case not all the ratified volume is exploited it is allowed to change the design dossier for submission to approval in the exploitation plan of the next year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After completion of the exploitation or at the end of the time limit for exploitation, the Agriculture and Rural Development Service together with the Forest Control Department and the local Forest Control Service shall inspect the site and make a written record evaluating the implementation of exploitation according to the following contents:

- Whether or not exploitation is made on the right location

- Whether or not the cutting is made on the trees with the discard marking and whether or not all the marked trees are cut.

- Maximum allowed margin of error between the total volume of products and the products yielded according to species and categories compared to the design is 10 per cent. The maximum error allowed for timber group IIa is 5 per cent.

- The state of timber utilization, the height of the cutting, the branches and tops left over, the forest clean-up.

- Suggestions to the enterprise and exploitation unit on shortcomings (if any) which need to be remedied.

- Suggestions of measures of handling the violations, if any.

Article 15.- Closing the forest after exploitation:

After completion of exploitation and test on completion, the Agriculture and Rural Development Service shall issue the decision to close the forest to exploitation and report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dossier on the forest history shall be made after exploitation with a view to monitoring throughout a cycle of fostering.

SECTION 2. FULL HARVESTING

Article 16.- Forests subject to full harvesting:

1. Forests that must be exploited to change the use objectives after filling all the procedures as currently required (mining, water reservoir, communication roads, construction works, planting of agricultural and industrial trees...).

2. Depleted forests with low output and quality that need to be exploited and replanted with forests of higher output and quality according to the economic and technical studies or projects already ratified by the competent authority.

3. Forests lying on routes of timber exit and transport or on timber storages and yards.

4. Forests not yet attaining the exploitation age which are allowed to conduct fostering cutting and pruning; selected forests for cutting to be converted into breeding forests.

5. Depleted forests allowed to be enriched through the method of planting by bands or strips.

6. Forests with trees that have died of fires, pests and diseases or from resin yielding or unfavorable weather conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Full harvesting of the forests defined in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 6 and Clause 7, Article 16:

1. Design for full harvesting:

- To determine the boundary and acreage by the lots, tracts and areas or by the sectors of the area of full harvesting according to the legal document already ratified.

- To measure, count and mark with the discard tree hammer all the trees of more than 25 cm in diameter.

- To calculate the volume of the main product (with diameter of more than 25 cm) that may be fully collected according to their sizes and species or types.

- To estimate the volume of products of small timber and firewood that may be fully harvested.

2. Procedures of report and ratification:

- For objects described in Clause 1 and Clause 2 Article 16, the Agriculture and Rural Development Service shall evaluate the dossier and report to the provincial People's Committee for decision to allow full harvesting.

- For objects described in Clause 3 Article 16, the designing and procedure of report and ratification shall be conducted at the same time as the exploitation of timber of natural forests stipulated in Section 1, Chapter II.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Full harvesting of the above forests:

- To see that the cutting is done in the right area and on the right acreage according to the ratified legal documents. It is strictly forbidden to introduce timber cut in other places into the area of full harvesting.

- To see that the forest products are fully exploited and avoid wastefulness.

Article 18.- Full harvesting of forests under Clauses 4 and 5, Article 16:

1. In principle: Absolute respect is required for the regulations on objects and measures of impacting in the regulations on technical forestrial measures applied to timber and bamboo productive forests (QPN 14-92) and the regulations on building breeding forests from conversion (QPN 16-93).

It is strictly forbidden to take advantage of fostering cutting and forest enrichment to exploit timber.

2. Technical norms:

- Cutting intensity by the volume shall not exceed 15 per cent for fostering cutting and shall not exceed 30 per cent for forest enrichment.

- Timber from full harvesting shall not exceed 10 m3/ha for fostering cutting and shall not exceed 15 m3/ha for forest enrichment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Design for full harvesting:

- To determine the enclosure and acreage according to each sub-sector, piece and lot.

- To arrange bands for cutting and left-over bands or strips according to the forest enrichment technique.

- To mark trees for discard, use the discard marking hammer on the trees that can be fully harvested with diameter of more than 25 cm on the cutting band.

- To mark trees for discard, use the discard marking hammer on the trees with diameter of more than 25 cm for forest fostering. The trees marked for discard must be bent, twisted, diseased, stunted trees without tops and trees without economic value. The trees to be discarded or killed without need of full harvesting, only marking with paint is needed.

- To calculate the volume of products that can be fully harvested.

4. Procedures for reporting and approval :

- The Agriculture and Rural Development Service shall inspect the site with the two following main contents:

+ The object- forests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Agriculture and Rural Development Service shall ratify the design and submit it to the provincial Peoples Committee for the issue of decision to allow the execution.

SECTION 3. FULL HARVEST OF LYING TIMBER OF VARIOUS KINDS (FULL HARVEST FOR SHORT)

Article 19.- Timber to be fully harvested:

Timbers that shall be fully harvested are all kinds of dried and sapless timber, burnt timber in the form of lying timber (including stump timber, branches, tops, roots, outer layers...) of all sizes on the two following kinds of land:

1. Forest land: timber left over on old exploitation sites, on waste fields.

2. Agricultural land: timber on fixed hilly fields, crop fields, gardens of industrial trees.

Article 20. - Procedures of work:

- To inventory the concrete number of sections or tree stumps, their sizes, volumes and categories in each sub-sector, tract, lot or garden plot, crop field, hilly field... To mark with the discard tree hammer the sections of trunks with diameter of 25 cm and more.

- The Agriculture and Rural Development Service shall inspect on the site and in the dossier, sum up the situation and report to the provincial People's Committee for decision to allow implementation. Particularly for timber of Group IIA under Decree No.18/HDBT of January 17, 1992, there must be written consent by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Exploitation of bamboo:

1. Objects: Bamboo forests with coverage of more than 70 per cent and with the number of old trees and middle-aged trees on 40 per cent of the total of trees.

2. Technical norms: compliance with the processes and regulations already promulgated.

- Exploitation cycle: 2-4 years.

- Intensity: from 1/4 to 2/3 number of trees.

- For the species growing in groves at least 10 trees must be left in each grove.

- Age of exploitable tree: more than 2 years.

3. Design for exploitation:

- To mark the boundary, planting markers for the plots and tracts on the terrain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To make a clear demarcation of the areas on the exploitation acreage.

- To measure and count the trees.

- To calculate the output of exploitation by the number of trees or the trees converted into metric tonnes for each lot and sum them up according to each piece, each sub-sector and the whole enterprise.

4. Procedures of reporting for approval and to conduct exploitation:

The enterprise shall make the dossier of the design for exploitation according to the technical contents mentioned above and report it for approval as follows:

- For the units under provincial management: the Agriculture and Rural Development Service shall ratify the design and issue the permit for exploitation. The permit shall be sent to the local Forest Control Service as basis for inspection and supervision.

- For units under the General Corporation or Corporation under central control, the General Corporation or Corporation shall approve the design and issue the permit for exploitation. The permit shall be sent to the Agriculture and Rural Development Service and the local Forest Control Service for inspection and supervision.

Article 22.- Exploitation and gathering of forest products other than timber and bamboo:

1. Exploitation of products with big and concentrated quantities: The enterprise shall have to make the design and report for approval as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the enterprises attached to the Corporations or General Corporation not attached to the province. the Corporations or General corporation shall ratify the design and issue the permit for exploitation.

2. With regard to the gathering of products with small and scattered quantities and not on the ban list (Group IA) as stipulated in Decree No.18-HDBT of January 17, 1992 such as cardamom, rattan, morinda officinalis, chestnuts... the enterprises are allowed to gather them on the principle of not damaging the growth of these products.

The buyer needs only to send an application to the Agriculture and Rural Development Service in order to be issued the permit for buying. In the application the kinds, volumes and places of purchase must be clearly specified.

SECTION 5. EXPLOITATION OF PLANTED FORESTS OF FOREST OWNERS, ORCHARD TIMBER AND TIMBER OF NATURAL FORESTS OWNED BY HOUSEHOLD FAMILIES

Article 23.- Exploitation of concentrated forests with budget fund, non-refund aid fund and preferential loans of the enterprises:

1. Technical norms:

a/ Age of exploitable trees

- The exploitable age of trees of planted forests depends on the kinds of trees, the quality requirement and the specifications of products, economic and social efficiency and the environment of the planted forests.

- The exploitable age of trees of forests planted by units in the province shall be decided by the Agriculture and Rural Development Service at the proposal of the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Method of exploitation: wholesale cutting or complete cutting on a lot. After exploitation, reforestation must be done immediately in the next afforestation drive.

c/ Utilization rate:

- Material timber: from 70 per cent to 80 per cent.

- Firewood: from 10 per cent to 15 per cent.

2. Dossier of exploitation: the making of the dossier of exploitation shall be done in a simple manner, no need of extra forestrial measurement and counting, but only visual estimate combined with the existing documents and maps. The following must be done:

- To determine the location and acreage for exploitation.

- To determine the age of the trees, their reserves, utilization rate and output.

- To make the sketch-plan of exploitation on a scale of 1/5000.

- To draw up the plan of reforestation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Procedures of issuing permits for exploitation:

a/ For units under the province, the Agriculture and Rural Development Service shall approve the dossier and issue the exploitation permit.

b/ For units under Corporations or General Corporations not attached to the province, the Corporations or General Corporations shall approve the dossier of exploitation, issue the exploitation permit and send them to the Agriculture and Rural Development Service for monitoring and management.

c/ The decisions and permits mentioned in Point a and Point b shall be sent to the local forest control sub-sector for inspection and supervision.

Article 24.- Exploitation of planted forests, orchard timber, scattered trees planted by the forest owners themselves with their own investment:

1. The exploitable age of trees in the forests planted by the forest owners from their own investment or borrowings shall be decided by the forest owners themselves.

2. For the kinds of trees not existing or almost not existing in the natural forests such as eucalyptus, acacia, pipal tree, prunus armeniaca, cajeput-tree, mangrove, jack-tree timber mango, longan and fir tree, the forest owners can decide themselves and are free to circulate and sell them.

3. For the kinds of tree that are also found in natural forests but are not listed among the banned trees (Group IA) stipulated in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers such as chukrasia, canari-tree, cinamomum albiflorum, chestnut-tree, the forest owner needs only to inform the local Ranger Sector if they are felled for commercial purposes or the commune Peoples Committee if they are felled for on-the-spot use so that they can be certified as trees cut from planted forests, gardens or scattered trees.

Article 25.- Exploitation of planted forests of family households and individuals with aid fund or preferential loans:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For forests planted with preferential loans: to comply with Article 24.

Article 26.- Pruning of planted forests:

1. The forest owner shall decide himself in case of no full harvest of forest products.

2. In case of full harvest of forest products:

a/ For forests planted with budget fund or preferential loans fund.

- Technical norms:

+ To observe the process and order in forest pruning.

+ Cutting intensity not exceeding 50 per cent. More concretely:

In case of select pruning, intensity of cutting by the number of trees (percentage of trees cut against total of trees) must be smaller than the cutting intensity by the volume (percentage of the reserve cut against the total reserve).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Discard trees are stunted trees, curved or bent, pest affected, having lost their tops, or are dying.

- Making the dossier for pruning:

+ To determine the location and acreage for pruning.

+ Discarding trees: marking for discard with paint in case of select discard: marking the row to be cut or the plan to cut one tree after many trees in case of mechanical pruning.

+ To make a dossier to record the age, height, diameter, number of trees and volume of the portion of forest to be pruned.

+ To determine the intensity of cutting.

+ To calculate the number of trees to be cut and those to be left over.

+ To determine the volume to be cut and that to be left over.

+ To determine the output.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For units under the province, the provincial service shall ratify and issue permits for pruning.

+ For units under the Corporations and General Corporations not attached to the province, the Corporations and General Corporations shall ratify and issue the permit for pruning.

b/ For planted forests funded by the forest owners themselves: the forest owners shall make their own decisions.

Article 27. - Exploitation of forests raised by the forest owners or natural forests owned by collectives and family households:

a/ Exploitation to meet the need in firewood and furniture timber of the forest owners: the forest owners need only to inform the local commune Peoples Committee.

b/ Commercial exploitation:

The forest owner needs only to inform the local Ranger Service for inspection and certification and marking with the forest control hammer.

Chapter III

FULL HARVEST OF TIMBER, BAMBOO AND FOREST PRODUCTS IN PROTECTION FORESTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Exploitation activities must ensure the principle of preserving and developing the protection capability of the forests. All activities of full harvest of forest products that reduce the forest assets and the protection capability of forests are strictly forbidden.

- The State may temporarily suspend the exploitation of natural forest timber in the protection forests as required by the protection of forests.

- The exploitation of timber, bamboo and forest products in the protection forests must be stated in the economic-technical study or in the project of building protection forests ratified by the competent authority.

- The exploitation of timber, bamboo and other forest products in the protection forests is only a secondary activity aimed at ensuring the interests of the working people living in the forest and attached to it, actively taking part in the protection and building of the protection forests.

Article 29. - Exploitation and full harvest of timber and forest products in natural forests belonging to the very crucial and crucial protection area:

1. It is permitted to fully exploit the dried, dead, diseased, stunted, fallen, broken trees and trees without tops.

The procedures of designing and reporting for approval is as follows:

- The design shall be made by the managing board of the protection forests according to Clause 1, Article 17.

- Regarding the procedures of reporting for approval: The Agriculture and Rural Development Service shall approve the design and report to the provincial Peoples Committee for decision to allow exploitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures for issuing the permit shall comply with Article 22.

3. It is allowed to fully harvest lying timber as stipulated in Article 19.

The procedures of making the dossier for issue of permit of full harvest shall comply with Article 20.

4. Particularly for the crucial protection forests:

When the forest is qualified to be exploited as stipulated in Points a, b, c, e, Clause 1, Article 6, it is allowed to conduct select exploitation with a maximum intensity of 20 per cent.

The discard trees are chiefly stunted, diseased, broken and fallen tree or trees without tops.

The procedures for designing, submission for approval and conducting exploitation shall comply with Articles from 8 to 15, Section 1, Chapter II.

Article 30.- Exploitation of timber in raised forests on land without forest:

1. For the State-invested forests, exploitation shall comply with Article 29.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Whether the forest lies in a very crucial or crucial area, when it reaches the standard for exploitation, it can be exploited with a maximum intensity of 20 per cent.

b/ On the procedures of reporting and approving.

- When the exploitation aims to meet the needs in firewood and household wood for the forest owner, the forest owner shall make an application for permit from the managing board of the forest. The latter shall inspect and allow the exploitation.

- Commercial exploitation:

+ The forest owner shall apply for permission from the Agriculture and Rural Development Service with agreement of the managing board of the protection forests.

+ After the Service has agreed, the forest owner shall conduct the design of exploitation.

+ The Agriculture and Rural Development Service shall ratify the design and submit it to the provincial Peoples Committee for decision to allow exploitation.

Article 31.- Exploitation of bamboo:

- Bamboo forests are allowed to be exploited only when the forest has reached the coverage of more than 80 per cent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures of designing, reporting for ratifying and the exploitation shall comply with Clauses 3 and 4, Article 21.

Article 32.- Exploitation of planted forests:

1. For the forests invested by the State, it is allowed to exploit supporting trees.

2. For the forests invested by the forest managing board or the contractor, when the forest reaches the exploitable age, each year it is allowed to exploit no more than one tenth (1/10) of the acreage already invested to build planted forests. In case the method of cutting according to band or patch, the bands and patches must not lie adjacent to each other and shall not exceed 0.5 ha in the very crucial areas and 1 ha in the crucial areas.

- For exploitable age, Point a, Clause 1, Article 23 shall apply.

- For the dossier of exploitation, Clause 2, Article 23 shall apply.

- The managing board of the protection forests shall sum up the situation in a dossier and send it to the Agriculture and Rural Development Service for approval and issue of permit for exploitation.

Article 33.- Full exploitation when the use objective changes:

- Objects as stipulated in Clause 1, Article 16.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

MANAGEMENT OF DISCARD TREE HAMMER AND FOREST CONTROL HAMMER

Article 34.- Discard tree hammer:

1. Discard tree hammers are manufactured according to the unified model managed by the Agriculture and Rural Development Service as provided for by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The discard tree hammer is used only in the main exploitation design, full harvest design, and in the full harvest corresponding with the objects defined in Clauses 1 and 2, Article 6; and objects defined in Articles 16 and 19, objects defined in Clauses 1 and 3, Article 29; Point b (commercial exploitation), Clause 2, Article 30 and Article 33. This is the basis to see if the exploited trees are the trees allowed to be cut and if the timber sections are allowed to be fully harvested.

3. During the exploitation design, the director of the Agriculture and Rural Development Service shall assign the discard tree hammer to the design units. After the designing, the hammer must be retrieved.

For the objects defined in Clauses 1 and 2, Article 6 and the objects defined in Article 16, each discard tree must have three markings with the tree discard hammer (two opposite markings at breast height, one marking at the root under the cutting, one third (1/3) of the diameter of the stump above the ground).

After completing the cutting of trees bearing the markings of the discard tree hammer, the Agriculture and Rural Development Service shall assume the main role and together with the local Ranger Service and the forest owner, inspect and make a written record and put supplementary markings with the hammer on the fallen and broken trees, on branches and tree tops with diameter of more than 25 cm and the sections of tree trunks.

The rate of timber of fallen and broken trees and branch and tree top timber fully harvested with diameters of more than 25 cm (hammer markings required) shall not exceed 10 per cent of the standing trees output.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The management and use of the forest control hammer shall comply with current regulations.

2. After cutting, the timber shall be hauled to the prescribed delivery ground. The forest owner shall have to classify the timber, pile them up and establish their history. The quantity and volume of timber must match the quantity of discard trees with markings of hammer in the design, and the fully harvested timber must bear the supplementary markings of hammer stipulated in Article 34.

The error margin allowed between the volume of large timber according to the approved design and the volume exploited shall not exceed 10 per cent on condition of conformity with the right and adequate number of the discard trees.

3. The local forest control organization shall have to put forest control hammer markings on the sections of timber bearing the discard tree hammer within 15 days after the forest owner reports to the control authority and the document of certification of the timber history is made as prescribed.

It is strictly forbidden to put forest control hammer markings on the sections of timber without the discard tree hammer marking.

4. In case the exploitation technology is primary sawing in the forest, the forest owner shall have to take responsibility for the marking of the sawn timber sections to certify that they are actually the trees with discard tree markings, attached to the history record as basis for the forest control authority to put the control hammer marking.

5. All kinds of timber in the categories that require forest control hammer marking as prescribed above, once having got the forest control hammer marking attached with the origin certificate and the receipt of resource tax, shall be considered lawful timber and are allowed to be circulated.

Chapter V

TASKS AND POWERS OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES AND RESPONSIBILITY OF THE BUSINESS UNIT, REPORTING REGIME

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.- In the process of exploitation, the forest owner shall have to constantly monitor and supervise the exploitation activities in order to correct them. In the course of implementation, exploitation must be directed toward full compliance with the exploitation design already ratified, cutting of the right discard trees, and in conformity with the process and rules of exploitation, with the right volume and category of timber and forest products and with the time-limit for exploitation.

Article 37. - At the end of the time for exploitation, the forest owners shall have:

1. Together with the other exploitation units to inspect the site, compare with the exploitation design dossier and exploitation contract or the document assigning the exploitation task in order to evaluate the results of carrying out the process and rules and draw up a written record as basis for the settlement of the contract which shall be put into the dossier of the history of the forest.

2. To report to the higher managerial level on the volume and situation of exploitation attached to record of test on completion.

3. To draw up the history of the forest in the exploitation areas in order to monitor throughout the next fostering cycle.

SECTION 2. FOR THE EXPLOITATION UNITS

Article 38.- The exploitation of timber in natural forests and full harvest of natural forests must be conducted by organizations and units with adequate labor, machinery and equipment. More concretely:

- State-owned farms set up under Decree No.388/HDBT of November 20, 1991.

- Other enterprises, cooperatives, producers groups and organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The exploitation units have the right:

+ To take part in bids for selling standing trees

+ To take part in bidding for hiring exploitation contractors

+ Accepting exploitation on contract

+ Organizing exploitation by themselves

The Regulation for bidding, hiring contractors or organizing exploitation by oneself shall be decided by the provincial Peoples Committee.

- Exploitation units have the responsibility:

+ To seriously carry out the regulations and rules about exploitation, the regulations in the exploitation designs and fully observe the clauses in the contract already signed with the forest owner.

+ To ensure the cutting of the right trees and all the trees that have discard markings, to reduce the rate of fallen and broken trees, to make the fullest use of the timber.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SECTION 3. WITH REGARD TO FOREST MANAGEMENT AGENCY OF VARIOUS LEVELS

Article 40.- The Ministry of Agriculture and Rural Development has the duty:

- To provide timely guidance about the guiding documents of the Government in the domain of management of forest exploitation.

- To submit to the Prime Minister for approval the overall target of exploiting large timber in natural forests in the annual plans.

- To assign provisional guiding target for the volume of timber exploited from natural forests for the next year to the provinces and cities.

- To evaluate the design dossier of exploitation and the production and business plan of the provinces and cities.

- To sum up the plan of timber exploitation and send it to the Ministry of Planning and Investment in order to assign the official plans to the localities.

- To issue the decision allowing the provinces to open the forests for exploitation.

- To inspect the management of forest exploitation by the localities and units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities shall take responsibility for State management of each type of forest in their localities:

- To direct the authorities in the districts and communes to carry out fully the function of overall State management in their localities; step by step to overcome and eventually to end the wanton destruction of forests.

- To regularly inspect and supervise in order to direct the Agriculture and Rural Development Services, the Forest Control Department and the related commissions and branches to perform their State management function on forest exploitation.

More concretely:

+ To concretize and direct the implementation of the regulatory documents of the State and the branches related to forest exploitation in the province.

+ To supervise and direct the Agriculture and Rural Development Service to ratify the dossier of the concrete design of exploitation of the forest owners.

+ To ratify the general design of exploitation and issue the decision of exploitation (after the Ministry of Agriculture and Rural Development issues the decision to open the forest for exploitation).

+ To direct the related services and branches to implement the regulations on management of forest exploitation.

+ To direct the authorities at the district and commune levels to fully carry out their function of State management of forest exploitation in the territory under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To guide in time the guiding documents of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial People's Committees in the domain of State management over forest exploitation.

- Basing themselves on the targets in the provisional guiding plan assigned by the Ministry, assign the guiding targets for timber exploitation to the forest owners according to the forest regulating plan within their locality.

- To urge the designing of exploitation, to conduct the evaluation of forests and ratify the exploitation designs for the units in the province.

- To sum up the dossier and submit it to the provincial Peoples Committee for ratification in order to submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- To conduct the issue of permits for exploitation of timber and forest products according to the competence stipulated for the forest owners in this Regulation.

- At the end of the term of exploitation, to carry out procedures to test on completion of exploitation and closing the forests. To announce to the public the forests open to exploitation and closed to exploitation.

- To manage and guide the use of the discard tree hammer.

- To coordinate with the Forest Control Service in inspecting and supervising the exploitation.

Article 43.- The Forest Control Organization has the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To detect in time the violations of the regulations on exploitation of forest products by the organizations and individuals in the exploitation of forests in order to handle in time as currently prescribed.

- To conduct the marking with forest control hammer as prescribed in order to establish the dossier on the history of the timber and forest products as basis for the calculation of resource tax (if it is a product from the natural forests) and for the circulation of forest products.

SECTION 4. REPORTING REGIME AND THE CONTENT OF THE REPORTS

Article 44.- Reporting system:

In order to get the information on exploitation, each year the units and various levels must report on the situation of exploitation according to the following system:

- The forest owners in the provinces shall report to the Agriculture and Rural Development Service and at the same time to the local district authorities.

- The forest owners belonging to the Corporations or General Corporation not attached to the province shall report to the Corporations or General Corporation and the local Agriculture and Rural Development Service and at the same time to the local district authorities.

Forest owners of various branches (the Army, the Interior, the educational service...) shall report to the higher management agency and the local Agriculture and Rural Development Service.

- The commune authorities shall have to inventory the exploitation activities by family households and report them to the Agriculture and Rural Development Section. The latter shall sum up and report them to the district Peoples Committee and the Agriculture and Rural Development Service. The report to the provincial level shall be conducted in the last 15 days of the year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45. - Contents of the reports:

- Acreage of the exploited forests achieved by various objects and compared with the design.

- Volume and types of products achieved by the various objects compared with the design.

- Evaluation of the realization of the regulation, process and rules.

- The violations (if any) and the forms of sanction already applied.

- Other questions (production cost, selling price, the situation of processing and marketing the products)

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 46.- This Regulation applies to all forms of exploitation in the natural forests, planted forests, full harvesting of timber and exploitation of forest products in the area of productive and protection forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999 ban hảnh Quy chế khai thác gỗ, lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.743

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.72.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!