ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU - ĐỒNG NAI
- BÌNH DƯƠNG - TÂY NINH - LONG AN - TIỀN GIANG - LÂM
ĐỒNG - BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2017
|
QUY CHẾ PHỐI HỢP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC VÙNG GIÁP RANH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, TỈNH ĐỒNG NAI, TỈNH BÌNH DƯƠNG, TỈNH TÂY
NINH, TỈNH LONG AN, TỈNH TIỀN GIANG, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng
11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21
tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23
tháng 06 năm 2014;
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Lâm Đồng (gọi chung là các tỉnh, thành
phố) thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong trong lĩnh vực
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp
ranh giữa các tỉnh, thành phố với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
áp dụng
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo
vệ môi trường ở vùng giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Bà Rịa
- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và
Lâm Đồng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng cho các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ
môi trường trên địa bàn giáp ranh các tỉnh và thành phố bao gồm: Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao
thông vận tải, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh,
Thành phố; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan vùng giáp ranh.
Điều 3. Nguyên tắc
phối hợp
1. Đảm bảo tuân thủ các quy định của
pháp luật về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
2. Đảm bảo tính đồng thuận trong công
tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi
trường ở vùng giáp ranh nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
quan, địa phương tham gia phối hợp.
3. Đảm bảo tính chủ động, kịp thời,
hiệu quả và thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi vùng
giáp ranh; từng địa bàn tỉnh, thành phố thành lập tổ công tác để thực hiện nhiệm
vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra trong phạm
vi vùng giáp ranh, tổ công tác được quyền truy bắt, xử lý đối tượng vi phạm mà
không phân biệt địa giới hành chính và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý
theo luật định.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
Điều 4. Nội dung
phối hợp
1. Phối hợp lấy ý kiến góp ý khi xây
dựng các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng giáp ranh.
2. Phối hợp trong công tác thanh tra,
kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong phạm vi vùng
giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố.
3. Phối hợp trong công tác chia sẻ
thông tin
a) Chia sẻ thông tin về quan trắc chất
lượng nước (các báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ) tại các vùng giáp ranh hoặc
toàn bộ lưu vực khi có yêu cầu;
b) Chia sẻ thông tin khi có đề nghị về
các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, nạo vét luồng lạch, khai
thác nước mặt, nước dưới đất và xả chất thải vào nguồn nước;
kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ở vùng giáp ranh hoặc toàn bộ lưu
vực khi có yêu cầu;
c) Chia sẻ thông tin về khu vực cấm,
tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và khu vực cấm, khu vực hạn chế khai thác nước
dưới đất ở vùng giáp ranh để đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý giữa các
địa phương.
Điều 5. Phương thức
phối hợp
1. Đối với cơ quan chủ trì
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong phạm vi vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố;
b) Gửi văn bản đến cơ quan phối hợp đề
nghị cử người tham gia phối hợp đối với kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc điện thoại
theo đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất;
c) Phân công trách nhiệm cho từng cơ
quan phối hợp trên cơ sở phù hợp với chức năng và nhiệm vụ;
d) Khi cần thiết có thể lấy ý kiến của
các sở ngành liên quan của các tỉnh, thành phố trong vùng giáp ranh về lĩnh vực
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
e) Trao đổi với các tỉnh, thành phố đối
với các dự án nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thủy có tận thu khoáng sản,
các dự án khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước (thuộc đối tượng phải lấy
ý kiến) ở vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố bằng hình thức văn bản hoặc tổ
chức cuộc họp để thống nhất ý kiến trước khi gửi các Bộ ngành;
f) Trao đổi với các tỉnh, thành phố bằng
văn bản để tham khảo ý kiến khi thực hiện cấp phép khai thác nước, xả nước thải
vào nguồn nước ở vùng giáp ranh nếu cần thiết
2. Đối với cơ quan phối hợp
Có trách nhiệm tham gia góp ý khi có
đề nghị; tham gia tổ kiểm tra và chịu sự điều phối của cơ quan chủ trì. Trường
hợp cơ quan phối hợp không thể tham dự thì phải thông báo bằng văn bản đến cơ
quan chủ trì hoặc điện thoại theo đường dây nóng đối với trường hợp đột xuất.
Điều 6. Trách nhiệm
của các sở ngành và địa phương có liên quan
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và
Môi trường
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ
việc tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm
vi vùng giáp ranh và thông báo cho các tỉnh, thành phố liên quan biết để phối hợp.
Trường hợp kiểm tra đột xuất thì thông báo cho các tỉnh, thành phố theo đường
dây nóng;
b) Thông báo kết quả thanh kiểm tra,
xử lý vi phạm ở khu vực giáp ranh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên
quan;
c) Cung cấp thông tin về kế hoạch ứng
phó và khắc phục sự cố tràn dầu, sự cố môi trường trong khu vực giáp ranh cho
các tỉnh, thành phố liên quan;
d) Kịp thời cử lực lượng phối hợp
trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh,
thành phố
a) Là lực lượng nòng cốt tham gia
trong các đợt kiểm tra, truy bắt đối tượng vi phạm;
b) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công
an quận - huyện, phường - xã - thị trấn hỗ trợ kịp thời cho tổ công tác khi có
yêu cầu.
3. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh, thành phố
a) Theo chức năng và quyền hạn, phối
hợp với lực lượng biên phòng các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra xử lý các trường
hợp khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, thành phố;
b) Cử lực lượng phối hợp với lực lượng
công an địa phương, tham gia trong các đợt kiểm tra, truy bắt đối tượng vi phạm
khi có yêu cầu của tổ công tác.
4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Xây dựng của
các tỉnh, thành phố
a) Theo chức năng nhiệm vụ, cử cán bộ
phối hợp với tổ công tác của địa phương hoặc tổ công tác của tỉnh, thành phố
giáp ranh khi có yêu cầu;
b) Phối hợp cung cấp, trao đổi thông
tin có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý cho các tỉnh, thành phố giáp ranh nhằm
phục vụ cho việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong phạm vi vùng giáp ranh khi có yêu cầu.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện các vùng giáp ranh
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá
nhân theo quy định;
b) Chủ động phối hợp với các địa
phương giáp ranh xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
c) Bố trí lực lượng hỗ trợ cho tổ
công tác khi truy bắt xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nạo
vét luồng lạch, xả chất thải vào nguồn nước ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh,
thành phố khi có yêu cầu;
d) Theo dõi, giám sát hoạt động của
các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác nước, xả chất thải
vào nguồn nước. Trao đổi thông tin cho các địa phương giáp ranh và cung cấp
thông tin cho các sở ngành của tỉnh, thành phố theo định kỳ và khi có yêu cầu;
e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã
vùng giáp ranh với các tỉnh, thành phố huy động lực lượng tham gia phối hợp kiểm
tra, truy bắt đối tượng vi phạm khi có yêu cầu của tổ công tác.
Chương 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Chế độ
báo cáo
Định kỳ hàng năm Sở Tài nguyên và Môi
trường các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả phối hợp
thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở
Xây dựng, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Ủy ban nhân
dân các quận - huyện - thị xã; Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn có địa
giới hành chính giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Long An, Tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Lâm Đồng; các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện - thị xã tổ chức quán triệt
đến Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn và tuyên truyền rộng rãi trong cộng
đồng dân cư nơi có các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác nước (nước mặt, nước
dưới đất), khai thác khoáng sản, nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thủy có
tận thu khoáng sản, xả chất thải vào nguồn nước để tham gia giám sát việc thực
hiện quy chế này và các quy định pháp luật về quản lý tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
3. Công an tỉnh, thành phố tổ chức
quán triệt nội dung quy chế phối hợp này cho công an các cấp quận - huyện - thị
xã, phường - xã - thị trấn ở vùng giáp ranh để chủ động, kịp thời hỗ trợ;
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,
thành phố quán triệt nội dung quy chế phối hợp này cho các đơn vị trực thuộc
đóng trên địa bàn vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố để chủ động, kịp thời
hỗ trợ cho tổ công tác;
5. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố có
trách nhiệm thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Quy chế phối hợp này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH - THÀNH PHỐ
HỒ
CHÍ MINH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Khoa
|
BÀ
RỊA - VŨNG TÀU
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
|
ĐỒNG
NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|
BÌNH
DƯƠNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng
|
TÂY
NINH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Chiến
|
LONG
AN
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Cảnh
|
TIỀN
GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Anh Tuấn
|
LÂM
ĐỒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
BÌNH
PHƯỚC
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Anh Minh
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để
b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- UB BVMT LVS Đồng Nai (để phối hợp);
- Thường trực Thành ủy, Tỉnh ủy và Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố: Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền
Giang, Bình Phước và Lâm Đồng (để báo cáo);
- UBND TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tỉnh Long An, Tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Lâm
Đồng;
- Các Sở TN&MT, GTVT, NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng, Công an TP. Hồ
Chí Minh, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tỉnh Long An, Tiền Giang; Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Lâm Đồng;
- Lưu VT.
|
|