Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 24/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2004

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 16/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 2004 VỀ GIỐNG VẬT NUÔI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về giống vật nuôi.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định và công nhận giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Giống vật nuôi bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.

2. Giống vật nuôi thuần chủng là giống ổn định về di truyền và năng suất; giống nhau về kiểu gen, ngoại hình và khả năng kháng bệnh.

3. Đàn giống cụ kỵ là đàn giống vật nuôi thuần chủng hoặc đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống ông bà.

4. Đàn giống ông bà là đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống bố mẹ.

5. Đàn giống bố mẹ là đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống ông bà để sản xuất ra giống thương phẩm.

6. Đàn giống hạt nhân sử dụng trong nhân giống gia súc lớn là đàn giống tốt nhất, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, được nuôi dưỡng và chọn lọc theo một quy trình nhất định nhằm đạt được tiến bộ di truyền cao để sản xuất ra đàn nhân giống.

7. Đàn nhân giống sử dụng trong nhân giống gia súc lớn là đàn giống do đàn giống hạt nhân sinh ra để sản xuất giống thương phẩm hoặc được chọn lọc để bổ sung vào đàn giống hạt nhân.

8. Giống thương phẩm là đàn giống vật nuôi được sinh ra từ đàn giống bố mẹ hoặc từ đàn nhân giống.

9. Giống giả là giống không đúng với tên giống đã ghi trên nhãn.

10. Chọn giống là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người.

11. Tạo giống là việc chọn và phối giống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới.

12. Cải tạo giống là việc làm thay đổi một hoặc nhiều đặc tính của giống hiện có bằng cách cho phối giống để có các đặc tính tương ứng tốt hơn.

13. Kiểm tra năng suất cá thể là việc đánh giá năng suất, chất lượng của con giống trước khi đưa vào sử dụng.

14. Hợp tử là tế bào được tạo ra do sự thụ tinh của tinh trùng và trứng.

15. Phôi là hợp tử đã phát triển ở các giai đoạn khác nhau.

16. Nguồn gen vật nuôi là những động vật sống hoàn chỉnh và các sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống vật nuôi mới.

17. Bảo tồn nguồn gen vật nuôi là việc bảo vệ và duy trì nguồn gen vật nuôi.

18. Khảo nghiệm giống vật nuôi là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định giống vật nuôi mới nhập khẩu lần đầu hoặc giống vật nuôi mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đó.

19. Kiểm định giống vật nuôi là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sở công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn.

20. Giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi là giống vật nuôi có mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại.

21. Giống vật nuôi nhân bản vô tính là giống vật nuôi được tạo ra bằng kỹ thuật nhân bản từ một tế bào sinh dưỡng.

22. Giống vật nuôi mới là giống mới được tạo ra hoặc giống mới được nhập khẩu lần đầu nhưng chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

2. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

3. Bảo đảm giống vật nuôi có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống vật nuôi; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với kinh nghiệm của nhân dân.

5. Phát huy quyền tự chủ, bảo đảm sự bình đẳng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giống vật nuôi.

6. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen vật nuôi; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống vật nuôi

1. Bảo đảm phát triển giống vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi.

2. Ưu tiên đầu tư cho các hoạt động thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới và nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân có năng suất và chất lượng cao.

3. Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ nhân giống, nuôi giữ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về giống vật nuôi; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lực trong hoạt động về giống vật nuôi.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng giống vật nuôi mới; tham gia bảo hiểm giống vật nuôi.

6. Hỗ trợ việc phục hồi giống vật nuôi trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 6. Giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi và giống vật nuôi nhân bản vô tính

Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi, giống vật nuôi nhân bản vô tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống vật nuôi

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống vật nuôi.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi nông nghiệp trong phạm vi cả nước.

Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi thủy sản trong phạm vi cả nước.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi tại địa phương.

Điều 8. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động về giống vật nuôi hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giống vật nuôi thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Nhà nước tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chọn, tạo ra giống vật nuôi mới.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, kinh doanh giống giả, giống vật nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giống không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

2. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phép nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

3. Thử nghiệm mầm bệnh, thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và thức ăn chăn nuôi mới trong khu vực sản xuất giống vật nuôi.

4. Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.

5. Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

6. Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống vật nuôi.

7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN VẬT NUÔI

Điều 10. Quản lý nguồn gen vật nuôi

1. Nguồn gen vật nuôi là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Nguồn gen vật nuôi ở khu bảo tồn của Nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý nguồn gen vật nuôi tại địa phương.

Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen vật nuôi

1. Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen vật nuôi phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loài vật nuôi.

2. Bảo tồn lâu dài và an toàn nguồn gen đã được xác định phù hợp với đặc tính sinh học cụ thể của từng giống vật nuôi.

3. Đánh giá nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồn gen vật nuôi.

Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm

1. Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen vật nuôi quý hiếm; bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.

Điều 13. Trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm để phục vụ cho việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

Chương 3:

NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG VẬT NUÔI MỚI

Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống vật nuôi phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành Chăn nuôi, ngành Thuỷ sản.

Điều 15. Khảo nghiệm giống vật nuôi mới

1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành sau khi đã qua khảo nghiệm đạt kết quả theo yêu cầu.

2. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:

a) Xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi mới;

b) Đánh giá tác hại của giống.

3. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới phải làm hồ sơ xin khảo nghiệm gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản. Hồ sơ xin khảo nghiệm bao gồm:

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm;

b) Hồ sơ giống vật nuôi, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống;

c) Dự kiến cơ sở khảo nghiệm.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;

b) Trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận khảo nghiệm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu từ chối phải nêu rõ lý do.

5. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới tự chọn cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này để ký hợp đồng khảo nghiệm và phải chịu chi phí khảo nghiệm.

Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới

1. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Có địa điểm phù hợp với quy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản.

3. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi mới theo các quy trình khảo nghiệm đối với từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

b) Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.

Điều 17. Đặt tên giống vật nuôi mới

1. Mỗi giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp.

2. Không chấp nhận các trường hợp đặt tên giống vật nuôi mới sau đây:

a) Trùng hoặc tương tự với tên giống đã có;

b) Chỉ bao gồm các chữ số;

c) Vi phạm đạo đức xã hội;

d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống vật nuôi đó.

Điều 18. Công nhận giống vật nuôi mới

1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới;

b) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận giống vật nuôi mới.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhận giống vật nuôi mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

Chương 4:

SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 19. Điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản và phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh doanh của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản nếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm;

đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;

e) Có hồ sơ theo dõi giống;

g) Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo hình thức chăn nuôi truyền thống mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 20. Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tinh đực giống để thụ tinh nhân tạo và phôi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi;

c) Đực giống, cái giống cho phôi phải có nguồn gốc từ các cơ sở nhân giống đã được kiểm tra năng suất cá thể, đã được kiểm dịch, có lý lịch rõ ràng, đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Không được khai thác, sử dụng tinh của đực giống và trứng của cái giống trong khu vực đang có dịch bệnh;

đ) Phôi chỉ được khai thác từ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;

e) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đực giống trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa để phối giống trực tiếp và đực giống, cái giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Đực giống trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa phải được hộ gia đình, cá nhân đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã;

b) Đực giống trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa và đực giống, cái giống thuỷ sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch thú y;

c) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa; đực giống, cái giống thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trứng giống và ấu trùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này;

b) Trứng giống, ấu trùng chỉ được khai thác từ giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống;

d) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng trứng giống, ấu trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

Điều 21. Nhãn giống vật nuôi

1. Giống vật nuôi có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải được ghi nhãn với nội dung như sau:

a) Tên giống vật nuôi;

b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

c) Định lượng giống vật nuôi;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

đ) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng;

e) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

2. Giống vật nuôi không có bao bì chứa đựng thì phải có hồ sơ giống kèm theo, trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.

Điều 22. Xuất khẩu giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

Điều 23. Nhập khẩu giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

Việc nhập khẩu tinh, phôi phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản cho phép.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống vật nuôi chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, kiểm định hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

Chương 5:

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 24. Nguyên tắc quản lý chất lượng giống vật nuôi

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống vật nuôi do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn.

Điều 25. Tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi bao gồm:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Tiêu chuẩn ngành;

c) Tiêu chuẩn cơ sở;

d) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam.

2. Thẩm quyền ban hành danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn được quy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

Điều 26. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi có trong danh mục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi do mình sản xuất, kinh doanh; tiêu chuẩn công bố không được thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh này.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tự nguyện công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi không có trong danh mục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.

3. Trình tự và thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Điều 27. Công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi khi công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả chứng nhận chất lượng của cơ sở kiểm định đối với giống vật nuôi có trong danh mục giống vật nuôi phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá của cơ sở kiểm định đối với giống vật nuôi không có trong danh mục giống vật nuôi phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục giống vật nuôi phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống vật nuôi phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ngành.

4. Trình tự và thủ tục công bố chất lượng giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Điều 28. Kiểm định giống vật nuôi

1. Việc kiểm định giống vật nuôi do cơ sở kiểm định được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận tiến hành.

2. Cơ sở kiểm định giống vật nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định giống vật nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Có địa điểm phù hợp, bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc kiểm định của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản.

3. Cơ sở kiểm định giống vật nuôi có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kiểm định giống vật nuôi theo các quy trình kiểm định đối với từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định đã thực hiện.

4. Chi phí kiểm định do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định trả. Trong trường hợp cơ sở kiểm định xác nhận giống vật nuôi không đúng với kết quả khảo nghiệm hoặc chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng giống đã công bố thì cơ sở khảo nghiệm hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải bồi thường chi phí cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định.

Điều 29. Kiểm dịch giống vật nuôi

Tổ chức, cá nhân chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống vật nuôi phải thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Chương 6:

THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 30. Thanh tra giống vật nuôi

Thanh tra giống vật nuôi là thanh tra chuyên ngành.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 31. Giải quyết tranh chấp quyền tác giả giống vật nuôi

Tranh chấp quyền tác giả giống vật nuôi do Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Điều 33. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 16/2004/PL-UBTVQH11

Hanoi, March 24, 2004

 

ORDINANCE

ON LIVESTOCK BREEDS

Pursuant to the 1992 Constitution of Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the 10th session of the Xth National Assembly;
Pursuant to Resolution No. 21/2003/QH11 of November 26, 2003 of the 4th session of the XIth National Assembly on the 2004 law- and ordinance-making program;
This Ordinance prescribes livestock breeds.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Ordinance prescribes the management and conservation of livestock gene sources; research into, selection, creation, assay, testing and recognition of, new livestock breeds; production and trading of livestock breeds; management of the quality of livestock breeds.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where international agreements which Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Ordinance, such international agreements shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Ordinance, the terms below are construed as follows:

1. Livestock breed means a population of livestock of the same species and the same stock, having similar appearance and genetic structure, having been generated, consolidated and developed by human manipulations; a livestock breed must have a certain number of individuals for multiplication and inheritance of its characteristics by offspring generations.

Livestock breeds include cattle, poultry, bee, silkworm and aquatic animal breeds and their breeding products such as sperms, embryos, breeding eggs, larva and breeding genomes.

2. Purebred livestock breed means a breed stable in terms of genetics and productivity; identical in terms of genotype, appearance and disease resistance.

3. Prototypal breed stock means a stock of purebred domestic animals or a stock already selected, created or reared for production of grandparental stocks.

4. Grandparental breed stock means a stock of domestic animals multiplied from prototypal stock for production of parental stocks.

5. Parental breed stock means a stock of domestic animals multiplied from grandparental stock for production of commercial stocks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Breeding stock used in large-scale cattle breeding means the stock descended from nucleus stock for production of commercial breeds or selected for addition to nucleus stock.

8. A commercial breed means a stock of domestic animals descended from parental stock or breeding stock.

9. Fake breeds mean breeds inconsistent with labeled breed names.

10. Breed selection means the use of technical measures to select and keep as breeds individuals having favorable properties which satisfy human requirements.

11. Breed creation means the selection and cross-breeding or use of other genetic technical measures to create a new breed.

12. Breed improvement means the change of one or many characteristics of existing breeds by means of cross-breeding to obtain better corresponding characteristics.

13. Inspection of individual productivity means the assessment of productivity and quality of breed animals before putting them into use.

14. Zygote means a cell formed by the union of a spermatozoon and an egg.

15. Embryo means a zygote already developed through different stages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. Conservation of livestock gene sources means the protection and maintenance of livestock gene sources.

18. Assay of livestock breeds means the tending, rearing and monitoring under certain conditions and within a given duration new livestock breeds imported for the first time or new livestock breeds created at home, in order to determine their distinctness, stability and uniformity in productivity, quality and disease resistance, and assess their harms.

19. Testing of livestock breeds means the rechecking and reassessment of productivity, quality and disease resistance of livestock breeds after they are put to production or serves as basis for announcing that the quality of such breeds conforms with the standards.

20. Genetically modified livestock breeds mean those bearing a new combination of genomes (ADN) received through the use of modern biological technology.

21. Cloned livestock breeds mean those created by cloning techniques from a vegetal cell.

22. New livestock breeds mean new breeds created or imported for the first time but not yet on the list of livestock breeds permitted for production and trading.

Article 4.- Principles for activities related to livestock breeds

1. The elaboration of strategy, planning and plans on development of livestock breeds must be in line with the overall socio-economic development planning of the whole country and each locality.

2. Close management of livestock breed production and trading by production and/or business establishments of all economic sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Application of scientific and technological advances to the research into, selection, creation and production of livestock breeds; combination of modern technologies and people's experiences.

5. Promotion of autonomy, guaranty of equality and legitimate interests of organizations and individuals in livestock breed-related activities.

6. Conservation and rational exploitation of livestock gene sources; assurance of biological diversity; combination of immediate interests and long-term interests, guaranty of the entire society's common interests.

Article 5.- The State policies on livestock breeds

1. To ensure the development of livestock breeds along the direction of industrialization and modernization on the basis of livestock breed development strategy, planning and plans.

2. To prioritize investment in activities of collecting and conserving precious and rare livestock breeds; to research into, select, create, assay and test new livestock breeds and keep purebred livestock breeds, prototypal, grandparental and nucleus breed stocks with high productivity and quality.

3. To encourage and support organizations and individuals tasked to multiply or raise purebred livestock breeds, prototypal, grandparental and nucleus breed stocks.

4. To encourage organizations and individuals to invest in, conduct scientific researches into, and apply scientific and technological advances to livestock breeds; to construct infrastructure and develop human resources for livestock breed activities.

5. To encourage organizations and individuals to produce and use new livestock breeds; or participate in insurance for livestock breeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Genetically modified livestock breeds and cloned livestock breeds

The research into, selection, creation, experimentation, production, trading, use, international exchange of genetically modified livestock breeds and cloned livestock breeds and other activities related thereto shall comply with the Government's regulations.

Article 7.- Responsibility for State management over livestock breeds

1. The Government shall exercise the uniform State management over livestock breeds.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for performing the State management over agricultural livestock breeds nationwide.

The Ministry of Fisheries shall be responsible for performing the State management over aquatic livestock breeds nationwide.

3. The ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries in performing the State management over livestock breeds.

4. The People's Committees of all levels shall be responsible for organizing the State management over livestock breeds in their respective localities.

Article 8.- Commendation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State honors organizations and individuals that record outstanding achievements in selecting and creating new livestock breeds.

Article 9.- Prohibited acts

1. Producing and trading in fake livestock breeds, livestock breeds not up to the quality standards, and/or breeds not on the list of livestock breeds permitted for production and trading.

2. Sabotaging and misappropriating livestock gene sources, illegally exporting precious and rare livestock gene sources.

3. Experimenting new disease germs, veterinary drugs, growth stimulants and livestock feeds in the livestock breed production areas.

4. Obstructing lawful activities of researching into, selecting, creating, assaying, testing, producing and trading in livestock breeds.

5. Producing and trading in livestock breeds harmful to human health, livestock gene sources, environment and ecological system.

6. Announcing quality standards, making advertisements and/or supplying information which are untrue to livestock breeds.

7. Other acts prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MANAGEMENT AND CONSERVATION OF LIVESTOCK GENE SOURCES

Article 10.- Management of livestock gene sources

1. Livestock gene sources constitute a national property uniformly managed by the State.

2. When arise demands for exploitation and use of livestock gene sources in the State's conservation zones, the permission of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries is required.

3. Organizations and individuals shall have to participate in the management of livestock gene sources in their localities.

Article 11.- Contents of conservation of livestock gene sources

1. Investigating, surveying and collecting livestock gene sources suitable to characteristics and properties of each livestock species.

2. Conserving for a long term and in a safe manner the gene sources already determined being compatible with specific biological characteristics of each livestock strain.

3. Assessing gene sources according to the biological criteria and use value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Collection and conservation of precious and rare livestock gene sources

1. The State shall invest in and render support for the collection and conservation of precious and rare livestock gene sources; build establishments for keeping precious and rare livestock gene sources; and preserve precious and rare livestock gene sources in localities.

2. Organizations and individuals shall have to conserve precious and rare livestock gene sources according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall periodically publicize the list of precious and rare livestock gene sources which need to be conserved.

Article 13.- Exchange of precious and rare livestock gene sources

1. Organizations and individuals are allowed to exchange precious and rare livestock gene sources in service of research into, selection and creation of new livestock breeds, and produce and trade in them according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. The international exchange of precious and rare livestock gene sources must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

Chapter III

RESEARCH INTO, SELECTION, CREATION, ASSAY AND RECOGNITION OF NEW LIVESTOCK BREEDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vietnamese and foreign organizations and individuals are allowed to research into, select and create new livestock breeds in the Vietnamese territory.

The research into, selection and creation of, new livestock breeds must comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on science and technology and other relevant law provisions.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall determine scientific and technological tasks regarding livestock breeds suitable to requirements of each period, in order to raise productivity, quality and competitiveness of products of the husbandry and fishery branches.

Article 15.- Assay of new livestock breeds

1. New livestock breeds shall be recognized and put on the lists of livestock breeds permitted for production and business promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries only after they are assayed with results as required.

2. Assay contents include:

a/ Determination of distinctness, stability and uniformity in productivity, quality and disease resistance of new livestock breeds;

b/ Assessment of harms of breeds.

3. Organizations and individuals that have new livestock breeds shall have to compile and send dossiers of application for assay to the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries. Each assay application dossier comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Files on livestock breed, clearly inscribed with the breed name, breed quality and grade, origin, quantity, econo-technical criteria and technical process for tending and rearing breeds;

c/ The projected assay establishment.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries have responsibility:

a/ To receive and examine dossiers;

b/ To reply in writing about the acceptance of assay within 15 days after receiving the valid dossiers. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated.

5. Organizations and individuals having new livestock breeds shall choose by themselves the assay establishments accredited under the provisions of Clause 1, Article 16 of this Ordinance to sign assay contracts and shall bear assay expenses.

Article 16.- Establishments for assaying new livestock breeds

1. Establishments for assaying new livestock breeds shall be accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries if they satisfy the conditions prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Establishments for assaying new livestock breeds must fully meet the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having locations suitable to the planning and ensuring veterinary and environmental sanitation according to the law provisions on veterinary medicine, fisheries and environmental protection;

c/ Having material foundations and technical equipment and facilities compatible with the assay of each livestock breed and each quality grade of breeds.

d/ Having or hiring technicians specialized in husbandry and veterinary medicine or aquaculture.

3. Establishments for assaying new livestock breeds have the responsibility:

a/ To organize the assay of new livestock breeds according to the assay process applicable to each livestock species and each quality grade of breeds, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries;

b/ To bear legal liability for results of assays already conducted.

Article 17.- Naming of new livestock breeds

1. Each livestock breed shall be given only one appropriate name.

2. The following cases of naming new livestock breeds shall not be accepted:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Consisting of only numerals;

c/ Violating social ethics;

d/ Being easily confused with properties and characteristics of such livestock breeds.

Article 18.- Recognition of new livestock breeds

1. New livestock breeds shall be recognized only when they satisfy the following requirements:

a/ Having assay results obtained from establishments for assaying new livestock breeds;

b/ Having their assay results assessed by a specialized scientific council, which is set up by the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries and proposes the recognition of the new livestock breeds.

2. The Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries shall consider and decide on the recognition of new livestock breeds and incorporate them in the list of livestock breeds permitted for production and trading.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Conditions for producing and trading in livestock breeds

1. Organizations and individuals that producing and/or trading in livestock breeds must fully satisfy the following conditions:

a/ Having certificates of registration of business in livestock breeds;

b/ Having locations for producing and/or trading livestock breeds suitable with the planning of the agriculture or fisheries sectors, and ensuring the standards of veterinary sanitation and environmental protection according to the law provisions on veterinary medicine, fisheries and environmental protection;

c/ Having material foundation and technical equipment and facilities compatible with the production and trading of each livestock species and each quality grade of breeds;

d/ Having or hiring technicians trained in husbandry and veterinary or aquaculture techniques if they produce or trade in parental breed stocks or commercial breeds;

e/ Having or hiring technicians possessing university degrees in husbandry or veterinary medicine or aquaculture if they produce or trade in purebred livestock breeds, prototypal breed stocks, grandparental breed stocks, nucleus breed stocks;

f/ Having dossiers for monitoring breeds;

g/ Carrying out the technical process for producing livestock breeds, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Production of, and trading in, sperms, embryos, breeding eggs and larva

1. Organizations and individuals that produce and/or trade in breeding sperms for artificial fertilization and embryos must satisfy the following requirements:

a/ The conditions prescribed at Points a, b, c, e and f, Clause 1, Article 19 of this Ordinance;

b/ Having or hiring technicians already granted diplomas or certificates of training in artificial fertilization and embryo-implanting techniques;

c/ Breeding males and females which give embryos must originate from breeding establish-ments, which have gone through individual productivity inspection, quarantine, have clear backgrounds and been registered with competent State agencies;

d/ Not exploiting or using sperms of breeding males and eggs of breeding females in epidemic-stricken areas;

e/ Embryos shall only be exploited from purebred livestock breeds, prototypal breed stocks, grandparental breed stocks, nucleus breed stocks;

f/ Complying with the regulations on management, exploitation and use of sperms and embryos and environment for preservation and preparation of sperms and embryos, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. Households and individuals trading in breeding male buffaloes, bulls, boars, goats, sheep and horses for direct breeding, or breeding male and female aquatic animals must satisfy the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Breeding male buffaloes, bulls, boars, goats, sheep and horses, or breeding male and female aquatic animals must have clear origin and have been given veterinary quarantine;

c/ Complying with the regulation on management, exploitation and use of breeding male buffaloes, bulls, boars, goats, sheep and horses; or breeding male and female aquatic animals, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

3. Organizations and individuals producing and/or trading in breeding eggs and larva must satisfy the following requirements:

a/ The conditions prescribed at Points a, b, c and e, Clause 1, Article 19 of this Ordinance;

b/ Breeding eggs and larva shall only be exploited from purebred livestock breeds, prototypal breed stocks, grandparental breed stocks, parental breed stocks;

c/ Having or hiring technicians already granted diplomas or certificates of training in incubation techniques or breeding technologies;

d/ Comply with the regulation on management, exploitation and use of breeding eggs and larva promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

Article 21.- Livestock breed labels

1. Livestock breeds contained in packages, when being traded, must be labeled with the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Names and addresses of production and/or trading establishments;

c/ Quantification of livestock breeds;

d/ Major quality standards;

e/ Date of production, use expiry date;

f/ Preservation and use instructions.

2. Livestock breeds not contained in packages must be accompanied with breeding dossiers, clearly stating their names, origins, econo-technical criteria, technical process for tending and rearing them.

Article 22.- Export of livestock breeds

1. Organizations and individuals may export livestock breeds not on the list of livestock breeds banned from export promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. Organizations and individuals that exchange with foreign countries precious and rare livestock breeds on the list of livestock breeds banned from export for scientific research or other special purposes must be permitted by the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals shall only be permitted to import livestock breeds on the list of livestock breeds permitted for production and trading.

The import of sperms and embryos must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. Organizations and individuals that import livestock breeds not yet on the list of livestock breeds permitted for production and trading for the purposes of research, assay, inspection or in other special cases must obtain permission of the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries.

Chapter V

MANAGEMENT OF QUALITY OF LIVESTOCK BREEDS

Article 24.- Principles for management of quality of livestock breeds

Organizations and individuals producing and/or trading in livestock breeds must be responsible for the quality of livestock breeds they produce and/or trade in through the announcement of quality standards and quality of livestock breeds in conformity with such standards.

Article 25.- Livestock breed quality standards

1. The system of livestock breed quality standards consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The branch standards;

c/ The establishments' standards;

d/ International standards, regional standards, foreign standards permitted for application in Vietnam.

2. Competence to promulgate the list of livestock breeds subject to the application of standards is prescribed as follows:

a/ The Ministry of Science and Technology shall promulgate the list of livestock breeds subject to the application of the Vietnamese standards;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall promulgate the lists of livestock breeds subject to the application of their respective branch standards.

Article 26.- Announcement of livestock breed quality standards

1. Organizations and individuals producing and/or trading in livestock breeds on the list mentioned at Points a and b, Clause 2, Article 25 of this Ordinance shall have to announce quality standards of livestock breeds they produce and/or trade in; the announced standards must not be lower than the standards prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 25 of this Ordinance.

2. The State encourages organizations and individuals to voluntarily announce quality standards of livestock breeds not on the lists mentioned at Points a and b, Clause 2, Article 25 of this Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Announcement of livestock breed quality in conformity with standards

1. Organizations and individuals producing and/or trading in livestock breeds, when announcing the standard conformity quality, must base themselves on one of the following grounds:

a/ The results of quality certification by inspection establishments for livestock breeds on the list of livestock breeds subject to certification of standard conformity quality prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

b/ The results of self-assessment by organiza-tions and individuals or the results of assessment by inspection establishments regarding livestock breeds not on the list of livestock breeds subject to certification of standard conformity quality prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. The Ministry of Science and Technology shall promulgate the list of livestock breeds subject to certification of quality conformity with the Vietnamese standards.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Develop-ment and the Ministry of Fisheries shall promulgate the lists of livestock breeds subject to certification of quality conformity with the branch standards.

4. The order and procedures for announcing the livestock breed quality in conformity with the standards shall comply with the law provisions on goods quality.

Article 28.- Testing of livestock breeds

1. The testing of livestock breeds shall be conducted by testing establishments accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having certificates of registration of activities of testing livestock breeds, granted by competent State agencies;

b/ Having appropriate locations, ensuring veterinary sanitation and environmental protection according to the provisions of the legislation on veterinary medicine, the legislation on fisheries and the legislation on environmental protection;

c/ Having material foundations and technical equipment and facilities suitable for the testing of each livestock species and each quality grade of breeds;

d/ Having or hiring technicians specialized in husbandry and veterinary medicine or aquaculture.

3. Livestock breed-testing establishments have the responsibility:

a/ To organize the testing of livestock breeds according to the testing process applicable to each livestock species and each quality grade of breeds, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries;

b/ To be responsible for results of already conducted testing.

4. Testing expenses shall be paid by testing-requesting organizations and individuals. In cases where the testing establishments affirm that livestock breeds are inconsistent with the assay results or their quality does not conform with the announced breed quality, the assay establishments or organizations and individuals producing and/or trading in livestock breeds must compensate for expenses for testing-requesting organizations and individuals.

Article 29.- Quarantine of livestock breeds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

INSPECTION AND SETTLEMENT OF DISPUTES

Article 30.- Livestock breed inspectorate

The livestock breed inspectorate is a specialized inspectorate.

The organization and operation of the livestock breed specialized inspectorate shall comply with the law provisions on inspection.

Article 31.- Settlement of disputes over copyright of livestock breeds

Disputes over copyright of livestock breeds shall be settled by People's Courts according to law provisions.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Ordinance takes implementation effect as from July 1, 2004.

Article 33.- Implementation guidance

The Government details and guides the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.011

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.23.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!