Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/2001/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 25/07/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2001/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2001

PHÁP LỆNH

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 36/2001/PL-UBTVQH10 NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định trong Pháp lệnh này bao gồm việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 2

Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng tài nguyên thực vật và các hoạt động khác có liên quan đến việc bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế.

Điều 3

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích.

2. Sinh vật gây hại bao gồm vi sinh vật, sâu bệnh, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật.

3. Sinh vật gây hại lạ là những sinh vật gây hại chưa được xác định trên cơ sở khoa học và chưa từng được phát hiện ở trong nước.

4. Sinh vật có ích bao gồm nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác dụng hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.

5. Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loại sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.

6. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.

7. Chủ tài nguyên thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý tài nguyên thực vật đó.

8. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đó.

9. Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

10. Giống cây bao gồm hạt, củ, cây, bộ phận của cây hoặc các sinh chất khác được dùng làm giống.

11. Giống cây nhập nội là giống cây được nhập từ nước ngoài vào để nghiên cứu, gieo trồng trong nước.

Điều 4

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo các nguyên tắc:

1. Phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời, triệt để; bảo đảm hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khoẻ cho người; hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;

2. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội;

3. áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp giữa khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm trong nhân dân.

Điều 5

Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư trong việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại và các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Điều 6

Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 7

Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khoẻ nhân dân, môi trường và hệ sinh thái.

Chương 2:

PHÒNG, TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TÀI NGUYÊN THỰC VẬT

Điều 8

Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, kịp thời trong các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, buôn bán, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh và các hoạt động khác liên quan đến tài nguyên thực vật.

Điều 9

Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm:

1. Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo và thông báo về khả năng, thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại;

2. Quyết định và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại;

3. Hướng dẫn việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại.

Điều 10

Chủ tài nguyên thực vật có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo tình hình sinh vật gây hại trong vùng và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, trừ;

2. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, trừ sinh vật gây hại;

3. Báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đối với tài nguyên thực vật;

4. áp dụng các biện pháp phù hợp với khả năng của mình để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật có hiệu quả, không để lây lan, phá hại tài nguyên thực vật của người khác;

5. áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, trừ để bảo vệ tài nguyên thực vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 11

1. Khi có dấu hiệu sinh vật gây hại có khả năng phát triển thành dịch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải nhanh chóng tiến hành xác định và hướng dẫn chủ tài nguyên thực vật thực hiện biện pháp phòng, trừ kịp thời.

2. Khi sinh vật gây hại phát triển nhanh, mật độ cao, trên diện rộng, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định công bố dịch và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp vùng dịch thuộc phạm vi từ hai tỉnh trở lên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định công bố dịch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 12

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có quyết định công bố dịch:

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương có dịch nhanh chóng dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; căn cứ mức độ nghiêm trọng của dịch mà quyết định hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để dập tắt dịch;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có dịch phải tổ chức chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp với các tổ chức xã hội, huy động nhân dân trong vùng có dịch thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu để dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang vùng khác. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nơi có dịch báo cáo cấp trên trực tiếp để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm dập tắt dịch, khắc phục hậu quả và phòng tránh dịch tái diễn;

3. Chủ tài nguyên thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Khi hết dịch, người có thẩm quyền đã ra quyết định công bố dịch bãi bỏ quyết định công bố dịch đó.

Điều 13

Nghiêm cấm những hành vi sau đây:

1. Sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích và huỷ hoại môi trường, hệ sinh thái;

2. Có khả năng áp dụng mà không áp dụng các biện pháp ngăn chặn để sinh vật gây hại lây lan thành dịch, huỷ diệt tài nguyên thực vật;

3. Đưa những sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép vào buôn bán, sử dụng;

4. Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc mang sâu bệnh nguy hiểm.

Chương 3:

KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 14

1. Công tác kiểm dịch thực vật phải bảo đảm phát hiện và kết luận chính xác, nhanh chóng, kịp thời tình hình nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

2. Công tác kiểm dịch thực vật bao gồm:

a) Thực hiện các biện pháp kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Quyết định biện pháp xử lý thích hợp đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật;

c) Giám sát, xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý;

d) Điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại trên giống cây nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho;

đ) Phổ biến, hướng dẫn phương pháp phát hiện, nhận biết đối tượng kiểm dịch thực vật, thể lệ và biện pháp kiểm dịch thực vật.

3. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật được trang bị các phương tiện cần thiết và hiện đại để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 15

Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và công bố Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 16

Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải theo dõi tình trạng nhiễm sinh vật gây hại ở vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của mình.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải áp dụng các biện pháp cần thiết để diệt trừ và ngăn chặn sự lây lan, đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Điều 17

1. Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải quyết định các biện pháp để bao vây, tiêu diệt đối tượng đó và yêu cầu chủ vật thể phải thực hiện ngay các biện pháp này.

2. Trường hợp đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ lây lan thành dịch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để quyết định công bố dịch theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 18

1. Việc kiểm dịch thực vật được tiến hành đối với tất cả vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

2. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thì được xử lý như sau:

a) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật chưa có trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì không được phép nhập khẩu và phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ;

b) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật có phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại lạ khác thì trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định.

3. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để kết luận về tình trạng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì phải được bảo quản nghiêm ngặt ở một địa điểm quy định. Trong thời hạn theo quy định của Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải có kết luận để vật thể đó được phép sử dụng hoặc bị xử lý theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 19

1. Sinh vật có ích, tài nguyên thực vật nhập nội để làm giống hoặc có thể được sử dụng làm giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật kiểm tra, giám sát và theo dõi chặt chẽ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Sinh vật có ích, tài nguyên thực vật được nhập nội để làm giống hoặc có thể được sử dụng làm giống khi vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác thì chủ vật thể phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương nơi đến để theo dõi, giám sát.

3. Giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu phải được gieo trồng ở một nơi quy định để theo dõi tình hình sinh vật gây hại, chỉ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận không mang đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mới được đưa vào sản xuất.

Điều 20

1. Việc kiểm dịch thực vật được tiến hành đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu nếu trong hợp đồng mua bán hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định phải kiểm dịch.

2. Trong trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật sau khi thực hiện các biện pháp xử lý mà vẫn không đạt tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Điều 21

Tổ chức, cá nhân trước khi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và phải được áp dụng các biện pháp ngăn chặn sinh vật gây hại nguy hiểm từ vật thể đó lây lan vào Việt Nam. Trong trường hợp xẩy ra lây lan thì chủ vật thể phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam nơi gần nhất và phải thực hiện các biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 22

1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 20 và Điều 21 của Pháp lệnh này phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam tại cửa khẩu đường bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường hàng không, bưu điện và phải được cơ quan này kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhận được giấy khai báo, căn cứ tính chất, số lượng, loại hàng hoá mà quyết định và thông báo cho chủ vật thể biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.

3. Việc kiểm dịch thực vật phải được tiến hành ngay sau khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được đưa đến địa điểm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

4. Chính phủ quy định cụ thể chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh.

Điều 23

Trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ nước ngoài mà bị rơi vãi, vứt bỏ, để lọt vào Việt Nam, thì chủ vật thể hoặc người phát hiện phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam nơi gần nhất để xử lý.

Điều 24

Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng phải có chứng chỉ hành nghề và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 25

Khi làm nhiệm vụ kiểm dịch, viên chức phải mang sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ kiểm dịch theo quy định của Chính phủ.

Điều 26

Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải trả phí và lệ phí bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

Điều 27

Nghiêm cấm việc đưa vào Việt Nam hoặc làm lây lan giữa các vùng trong nước:

1. Đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố;

2. Sinh vật gây hại lạ;

3. Đất có sinh vật gây hại.

Chương 4:

QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 28

Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại.

Điều 29

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Quy định việc khảo nghiệm và đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật mới ở Việt Nam;

2. Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam;

3. Hàng năm công bố danh mục cụ thể thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

Điều 30

1. Việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, sử dụng và tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi và môi trường.

2. Trường hợp để thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi, rò rỉ thì người gây ra hoặc người trực tiếp quản lý phải kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; nếu thuốc rơi vãi, rò rỉ với khối lượng lớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng thì phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương hoặc các cơ quan hữu quan biết để xử lý và phải chịu tránh nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Người phát hiện thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi, rò rỉ phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

Điều 31

1. Người trực tiếp quản lý, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán phải có chứng chỉ hành nghề và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

2. Việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài mà được phép dùng loại thuốc này và thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng thì phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 32

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có nhãn, nhãn hiệu được ghi đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng đối tượng, chủng loại, liều lượng, nồng độ quy định, đúng thời gian, thời hạn sử dụng, thời gian cách ly và phạm vi cho phép.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 33

1. Thuốc bảo vệ thực vật bị tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ bao gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam;

b) Thuốc bảo vệ thực vật giả;

c) Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn mà không còn giá trị sử dụng;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.

Chính phủ quy định cụ thể các loại thuốc bị tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ.

2. Việc tiêu huỷ thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương giám sát và xác nhận.

3. Thuốc bảo vệ thực vật bị xử lý bằng biện pháp tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, buôn bán loại thuốc bảo vệ thực vật đó phải chịu mọi chi phí.

Điều 34

Việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:

1. ở trung ương, có dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật;

2. ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật.

Việc lập dự trữ thuốc bảo vệ thực vật, quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ do Chính phủ quy định.

Điều 35

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng và được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Pháp lệnh này;

2. Nhập khẩu, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng;

3. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng, không đúng với nội dung đã đăng ký.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 36

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

3. Tổ chức theo dõi, phát hiện, xác minh sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chỉ đạo việc ngăn chặn, dập tắt dịch gây hại tài nguyên thực vật; quyết định công bố dịch, bãi bỏ quyết định công bố dịch;

4. Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật;

5. Tổ chức đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

6. Cấp, thu hồi giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

9. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 37

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước và chỉ đạo hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết hợp với hoạt động khuyến nông trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

5. Hệ thống chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 38

Thanh tra về bảo vệ và kiểm dịch thực vật là thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Chính phủ quy định.

Điều 39

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 40

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài nguyên thực vật, phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 41

Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận, giấy chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 42

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, giấy chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái với quy định của pháp luật; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bao che cho người vi phạm hoặc vi phạm những quy định khác của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 43

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật mà gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 41 hoặc Điều 42 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04 tháng 02 năm 1993.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 45

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------

No: 36/2001/PL-UBTVQH10

Hanoi, July 25, 2001

 

ORDINANCE

ON THE PLANT PROTECTION AND QUARANTINE

In order to enhance the State management effect, to raise the effectiveness of the prevention and elimination of organisms harmful to plant resources, contributing to developing the modern and sustainable agricultural production, protecting the people’s health, conserving the environment and maintaining the ecological balance;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, eighth session, on the 2001 law- and ordinance-making program;
This Ordinance prescribes the plant protection and quarantine,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The plant protection and quarantine prescribed in this Ordinance cover the prevention and elimination of organisms harmful to plant resources, the plant quarantine and the management of plant protection drugs.

Article 2.- This Ordinance is applicable to Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in the production of, trading in, and use of plant resources, and in other activities related to the plant protection and/or quarantine on the Vietnamese territory, except for cases otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded.

Article 3.- In this Ordinance, the following words and phrases are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. "Harmful organisms" include microorganisms, pests, weeds, mice and other organisms harmful to plant resources.

3. "Alien harmful organisms" mean harmful organisms not yet identified scientifically and not yet ever discovered at home.

4. "Useful organisms" include funguses, insects, animals and other organisms that have the effect on limiting the harms caused by harmful organisms to plant resources.

5. "Plant quarantine objects" are species of harmful organisms which are likely to cause serious damage to plant resources in areas where they have not yet appeared or have appeared on a narrow scale.

6. "Plant quarantine-liable articles" are plants, plant products, means of production, preservation and transport, or other articles capable of carrying plant quarantine objects.

7. "Plant resource owners" are organizations and individuals having the right to own, to use or directly manage plant resources.

8. "Owners of plant quarantine-liable articles" are organizations and individuals having the right to own, to use or directly manage such articles.

9. "Plant protection drugs" are preparations originating from chemicals, plants, animals, microorganisms and other preparations used to prevent and eliminate organisms harmful to plant resources.

10. "Plant varieties" include seeds, tubers, saplings, tree parts or other biological substances used for breeding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Plant protection and quarantine shall be carried out on the following principles:

1. Prevention is most important. Detection and elimination must be timely and thorough, ensuring the effective prevention and elimination of harmful organisms, safety for the peoples health; limiting environmental pollution and maintaining ecological balance.

2. Combination of immediate and long-term benefits, ensuring common benefits of the entire society.

3. Application of scientific and technological advances, combination of modern sciences and technologies and the population’s experiences.

Article 5.- The State creates conditions for domestic and foreign organizations and individuals to invest in preventing and eliminating organisms harmful to plant resources.

The State encourages the investment and research in the production of, trading in and use of plant protection drugs of biological origin and less toxicity, as well as integrated preventive and eliminative measures.

Article 6.- State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, armed force units and all individuals shall have to abide by the provisions of this Ordinance.

The Vietnam Fatherland Front Committee and the Front’s member organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, have to propagate and mobilize people to abide by, and supervise the implementation of, the law provisions on plant protection and quarantine.

Article 7.- All acts of causing harms to the plant resources, people’s health, environment and ecological system shall be strictly prohibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PREVENTION AND ELIMINATION OF ORGANISMS HARMFUL TO PLANT RESOURCES

Article 8.- The prevention and elimination of organisms harmful to plant resources must be carried out regularly, synchronously and timely through studying, experimenting, producing, exploiting, processing, preserving, trading, using, exporting, importing, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, transiting and other activities related to plant resources.

Article 9.- The prevention and elimination of organisms harmful to plant resources cover:

1. Investigation, detection, projection, forecasting and notification of the possibility, time of emergence, distribution area and extent of harm caused by harmful organisms.

2. Decision and guidance on the application of measures to prevent and eliminate harmful organisms.

3. Guidance on the application of scientific and technological advances to the prevention and elimination of harmful organisms.

Article 10.- Plant resource owners shall have the following rights and obligations:

1. To request the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine to notify the situation of harmful organisms in the areas and provide guidance on the application of preventive and eliminative measures.

2. To take initiative in making and implementing plans to prevent and eliminate harmful organisms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To apply measures suited to their capability to effectively prevent and eliminate organisms harmful to plant resources, not to let them spread and destroy plant resources of other persons.

5. To apply preventive and eliminative measures in time in order to protect plant resources at the requests of the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine.

Article 11.-

1. Where there are signs that harmful organisms may develop into a plague, the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine must quickly determine and guide plant resource owners to promptly take preventive and eliminative measures.

2. When harmful organisms grow quickly and densely on a large scale, posing a danger of seriously damaging plant resources on the area of a province or centrally-run city, the president of the People’s Committee of such province or city shall consider and decide to declare the plague, then report it to the Minister of Agriculture and Rural Development. Where the plague occurs in an area covering two or more provinces, the Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to declare the plague, then report it to the Prime Minister.

Article 12.- Responsibilities of State bodies, organizations and individuals when there are plague declaration decisions:

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall guide and direct the localities where plagues occur to quickly stamp them out and prevent them from spreading to other areas; base himself/herself on the gravity of the plagues to decide or propose the Prime Minister to decide to apply necessary measures to stamp them out.

2. The presidents of the People’s Committees at all levels of the places where plagues outbreak must organize and direct concerned agencies to coordinate with social organizations, mobilize the people in these plague-stricken places to immediately take effective measures to stamp out the plagues and prevent them from spreading to other areas. Basing themselves on the danger and the contagiousness of the plagues, the presidents of the People’s Committees of the plague-stricken places shall report to their immediate superiors for the application of necessary measures to stamp out the plagues, overcome their consequences and prevent their possible re-occurrence.

3. Concerned plant resource owners, organizations and individuals in the plague-stricken places must apply measures to stamp out plagues under the guidance of the competent bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- The following acts are strictly forbidden:

1. Applying plant protection measures likely to pose danger to men, useful organisms and destroy the environment and ecological system.

2. Failing to apply preventive measures though being so capable of, thus letting harmful organisms develop into a plague and destroy plant resources.

3. Putting in trading and use products with residual volumes of plant protection drugs exceeding the permitted limits.

4. Importing, exporting, producing, transporting, stockpiling, trading in, and using plant varieties heavily infected with pests or carrying dangerous pests.

Chapter III

PLANT QUARANTINE

Article 14.-

1. The plant quarantine work must ensure accurate, quick and timely detection and conclusion of the situation on plant quarantine-liable articles infected with plant quarantine objects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Applying measures to examine plant quarantine-liable articles;

b/ Deciding appropriate measures to handle articles infected with plant quarantine objects;

c/ Overseeing and certifying the application of handling measures;

d/ Investigating, monitoring and supervising the situation of harmful organisms on imported plant varieties and plant products kept in warehouses;

e/ Popularizing and guiding the methods of detecting and identifying plant quarantine objects, plant quarantine rules and measures.

3. The plant protection and quarantine agencies shall be furnished with necessary and modern equipment to discharge their assigned tasks.

Article 15.- For each period, the Minister of Agriculture and Rural Development shall determine and publicize the list of plant quarantine objects and the list of plant quarantine-liable articles

Article 16.- Owners of plant quarantine-liable articles must monitor the harmful organism-infection status of their plant quarantine-liable articles.

When detecting or doubting that there are plant quarantine objects which are on the publicized list or alien harmful organisms, the owners of the carrying articles must apply necessary measures to kill them and prevent their spread and at the same time immediately inform the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine or the nearest local administrations thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When detecting plant quarantine objects which are on the publicized list or alien harmful organisms, the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine must decide on measures to encircle and eliminate such objects and request the owners of the carrying articles to immediately apply these measures.

2. Where plant quarantine objects or alien harmful organisms have developed into a plague, the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine shall have to immediately report such to competent bodies for decision to declare the plague under the provisions of Article 11 of this Ordinance.

Article 18.-

1. Plant quarantine shall apply to all plant quarantine-liable articles, which are imported, temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import.

2. Where plant quarantine objects are detected, they shall be handled as follows:

a/ If the articles are infected with plant quarantine objects which have not yet appeared on the Vietnamese territory but are on Vietnam’s list of plant quarantine objects, they shall be either banned from import and returned to their origin place or destroyed.

b/ If the articles are infected with plant quarantine objects which are distributed on a narrow scale on the Vietnamese territory and on Vietnam’s list of plant quarantine objects or other alien harmful organisms, before being transported inland, thorough handling measures decided by the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine must be applied.

3. Where there are not enough grounds to make conclusions on the state of plant quarantine-liable articles being affected with plant quarantine objects, such articles must be put under strict preservation at a designated place. Within the time limit stipulated by the Government, competent State bodies in charge of plant protection and quarantine shall have to make conclusion so that such articles may be used or handled according to the provisions of Point a or Point b, Clause 2 of this Article.

Article 19.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When transporting useful organisms or plant resources imported for breeding or with possible use for breeding from one locality to another, the article owners must notify the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine of the destination localities for monitoring and supervision.

3. New plant varieties, which are imported for the first time, must be grown in mandated places to facilitate the monitoring of the situation of harmful organisms and can be put into production only after the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine conclude that they carry no plant quarantine objects.

Article 20.-

1. The plant quarantine shall apply to exported plant quarantine-liable articles if the purchase and sale contracts or international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to stipulate that they must be quarantined.

2. Where plant quarantine-liable articles against which handling measures have been applied fail to meet plant quarantine standards, the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine shall not grant plant quarantine certificates.

Article 21.- Organizations and individuals, before transiting plant quarantine-liable articles on the Vietnamese territory, must obtain the consent of the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine and apply measures to prevent harmful organisms on such articles from spreading into Vietnam. In case of a spread, the article owners shall have to immediately report thereon to Vietnam’s nearest competent State bodies in charge of plant protection and quarantine and must apply protective measures and plant quarantine as provided for by Vietnamese laws.

Article 22.- Organizations and individuals, when importing, exporting, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import or transiting plant quarantine-liable articles in the cases specified in Clause 1, Article 18, Clause 1, Article 20, and Article 21 of this Law, shall have to declare such to the competent Vietnamese State bodies in charge of plant protection and quarantine at Vietnam’s land road, railway, river way, seaway, airway and postal border-gates and must obtain plant quarantine certificates granted by these bodies.

2. The competent State bodies in charge of plant protection and quarantine shall, upon receiving such written declarations, base themselves on the character, quantity and category of the goods to decide on, and notify the article owners of, the quarantine time and place.

3. The plant quarantine must be carried out right after the plant quarantine-liable articles arrive at the places designated by competent State bodies in charge of plant protection and quarantine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Where foreign-originated plant quarantine-liable articles are scattered, abandoned in or illegally introduced into Vietnam, their owners or detectors must immediately report such to the competent Vietnamese State bodies in charge of plant protection and quarantine in the nearest places for handling.

Article 24.- Organizations and individuals that handle plant quarantine-liable articles by sterile steaming method must have practicing certificates and meet other conditions prescribed by the Government.

Article 25.- When performing quarantine tasks, State employees must wear uniform, badges, insignia and quarantine cards as prescribed by the Government.

Article 26.- Owners of plant quarantine-liable articles must pay plant protection and quarantine charges and fees according to law provisions.

Article 27.- It is strictly forbidden to bring into Vietnam or spread from one region to another in the country:

1. Plant quarantine objects on the publicized list.

2. Alien harmful organisms.

3. Soil containing harmful organisms.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Plant protection drugs are goods subject to restricted and conditional business. The State performs the unified management over the production, export, import, preservation, stockpiling, transportation of, trading in, and use of plant protection drugs according to law provisions.

The State adopts preferential policies for research and investment in, production of, trading in, and use of plant protection drugs having biological origin and causing less toxicity.

Article 29.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to:

1. Provide for the assay and registration of new plant protection drugs for circulation in Vietnam.

2. Grant permits for the assay of new plant protection drugs, certificates of registration of plant protection drugs in Vietnam.

3. Annually publicize the detailed lists of plant protection drugs permitted for use, plant protection drugs for restricted use, and plant protection drugs banned from use, in Vietnam.

Article 30.-

1. The production, processing, bottling, packing, reservation, preservation, transportation of, trading in, use and destruction of plant protection drugs must ensure safety for human beings, plants, livestock and the environment.

2. Where plant protection drugs are scattered or leaked, the causers or their direct managers must promptly apply handling measures according to law provisions; if drugs are scattered or leaked in large quantities, thus possibly causing serious consequences, they must immediately report such to the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine, environmental protection bodies, local administrations or concerned bodies for handling and must bear responsibility therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.-

1. Those who personally manage and/or trade in plant protection drugs in the fields of production, processing, bottling, packing and trading must have practicing certificates and satisfy other conditions prescribed by the Government.

2. The licensing of foreign investment in the fields of plant protection drug production, processing, bottling and packing in Vietnam must be approved in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The importation of plant protection drugs not on the lists of plant protection drugs permitted for use for assay and for use in foreign-invested projects which are permitted to use these drugs, and of plant protection drugs on the list of those subject to restricted use, must be permitted in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 32.-

1. Organizations and individuals that import, produce, process, bottle, pack and/or trade in plant protection drugs must ensure the quality standards already registered with the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine and their marks and labels be inscribed according to law provisions.

2. Organizations and individuals that use plant protection drugs must ensure the right objects, kinds, dosages and concentrations as prescribed, the right time, use duration, isolation duration and permitted scale.

3. Organizations and individuals that use plant protection drugs must ensure safety for human beings, plants, livestock, food quality and hygiene as well as environment and bear responsibility for the use of plant protection drugs at variance with the provisions of Clause 2 of this Article.

Article 33.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Plant protection drugs on the list of those banned from use in Vietnam;

b/ Fake plant protection drugs;

c/ Expired plant protection drugs which no longer have use value;

d/ Plant protection drugs of unidentified origin;

e/ Plant protection drugs outside the lists of those permitted for use in Vietnam.

The Government shall specify kinds of drug to be destroyed or returned back to their origin places.

2. The destruction of plant protection drugs and their packages must comply with the Government’s stipulations, be supervised and certified by the competent State bodies in charge of plant protection and quarantine, environmental protection bodies and local administrations.

3. For plant protection drugs which have been handled with measures of destruction or returning back to their places of origin, organizations and individuals that have imported, produced and/or traded in such plant protection drugs must incur all expenses therefor.

Article 34.- The reservation of plant protection drugs is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In provinces and centrally-run cities, there shall be local reserves of plant protection drugs.

The setting up of the reserves of plant protection drugs, the management and use of reserve plant protection drugs shall be stipulated by the Government.

Article 35.- All the following acts are strictly forbidden:

1. Producing, processing, bottling, packing, importing, stockpiling, transporting, trading in and using plant protection drugs on the list of those banned from use; fake plant protection drugs, plant protection drugs of unidentified origin; plant protection drugs having marks or labels at variance with law provisions; plant protection drugs outside the lists of those restricted from use and permitted for use in Vietnam, except for cases where they are permitted under the provisions of Clause 3, Article 31 of this Ordinance.

2. Importing, trading in and using expired plant protection drugs.

3. Advertising plant protection drugs which are banned, or restricted from use, or outside the list of those permitted for use, or at variance with their registered contents.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER PLANT PROTECTION AND QUARANTINE

Article 36.- Contents of the State management over plant protection and quarantine include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Promulgating and organizing the implementation of, legal documents on plant protection and quarantine.

3. Organizing the monitoring, detection and identification of organisms harmful to plant resources; directing the prevention and stamping out of plagues damaging plant resources; issuing plague declaration decisions and annulling such decisions.

4. Organizing the implementation of the plant quarantine work.

5. Organizing the registration, examination and assay of plant protection drugs.

6. Granting and withdrawing permits for assay of new plant protection drugs, permits for import of plant protection drugs subject to restricted use or not on the list of those permitted for use, plant quarantine certificates, certificates of registration of plant protection drugs, practicing certificates of trading in plant protection drugs and practicing certificates of sterile steaming.

7. Organizing scientific research, professional training and fostering in plant protection and quarantine.

8. Propagating and popularizing the legislation on and knowledge about plant protection and quarantine.

9. Supervising, inspecting, handling violations and settling complaints and denunciations in the field of plant protection and quarantine.

10. Effecting international cooperation in the field of plant protection and quarantine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall perform the unified State management over plant protection and quarantine nationwide.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take responsibility to the Government for performing the State management over plant protection and quarantine nationwide.

3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the State management over plant protection and quarantine.

4. The Peoples Committees at all levels shall perform the State management over and direct plant protection and quarantine activities in combination with agricultural promotion activities in their respective localities according to the responsibility assignment by the Government.

5. The specialized plant protection and quarantine network shall be organized from the central to local level. The Government shall specify the organizational structure, tasks and powers of the specialized plant protection and quarantine agencies.

Article 38.- The plant protection and quarantine inspectorate is a specialized inspectorate.

The specialized plant protection and quarantine inspectorate shall have to inspect the observance of the legislation on prevention and elimination of organisms harmful to plant resources, the plant quarantine and management of plant protection drugs as well as propose measures to prevent and stop acts of violating the legislation on plant protection and quarantine.

The organization and operation of the specialized plant protection and quarantine inspectorate shall be stipulated by the Government.

Article 39.- Organizations and individuals shall be entitled to complain about acts of violating the legislation on plant protection and quarantine to the competent State bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The settlement of complaints and denunciations against acts of violating the legislation on plant protection and quarantine shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.

Chapter VI

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 40.- Organizations and individuals that record achievements in the protection of plant resources, the prevention of harmful organisms or make merits in the detection and stop of acts of violating the legislation on plant protection and quarantine shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 41.- Those who violate the provisions of this Ordinance, forge permits, certificates and practicing certificates in the field of plant protection and quarantine or violate other law provisions on plant protection and quarantine shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions.

Article 42.- Those who take advantage of their positions and powers or abuse their powers in the granting or withdrawal of permits, certificates and practicing certificates in the field of plant protection and quarantine in contravention of law; show irresponsibility or abuse their positions and powers in the enforcement of the legislation on plant protection and quarantine; cover up violators or violate other law provisions on plant protection and quarantine shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law provisions.

Article 43.- Those who violate the legislation on plant protection and quarantine, thus causing damage to the State, organizations and/or individuals, shall not only be handled according to the provisions of Article 41 or 42 of this Ordinance but also have to pay compensation therefor according to law provisions.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Ordinance replaces the Ordinance on the Plant Protection and Quarantine passed by the Standing Committee of the National Assembly on February 4, 1993.

All previous provisions contrary to this Ordinance are hereby annulled.

Article 45.- The Government shall specify and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No. 36/2001/PL-UBTVQH10 of July 25, 2001 on the plant protection and quarantine.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.875

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.167.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!