Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Bình Định

Số hiệu: 94/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
Ngày ban hành: 08/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/2017/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHDT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 46/BCTT-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH; Chính phủ (b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu VT, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Nguy
ễn Thanh Tùng

 

QUY HOẠCH

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Bảo đảm các hệ sinh thái (HST) tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ HST thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của tỉnh; xây dựng và nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) của tỉnh.

- Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn đến năm 2025

- Khu dự trữ thiên nhiên An toàn huyện An Lão quy mô cấp tỉnh với diện tích 22.450 ha;

- Khu bảo vệ cảnh quan quy mô cấp tỉnh: Núi Bà (huyện Phù Cát); Vườn cam Nguyễn Huệ (huyện Vĩnh Thạnh) và Quy Hòa - Ghềnh Ráng (thành phố Quy Nhơn);

- Khu dự trữ thiên nhiên quy mô cấp tỉnh: Đầm Thị Nại (trọng tâm là khu vực Cồn chim);

- Khu bảo tồn loài sinh cảnh quy mô cấp tỉnh: Đầm Trà Ổ (Bảo tồn và phát triển Chình mun);

- Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học kết nối Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn huyện An Lão với khu bảo tồn Kon Chư Răng tỉnh Gia Lai;

- Quy hoạch hệ thống vườn thực vật tại tiểu khu 36, Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão với diện tích 20 ha; Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại phân khu Dịch vụ - Hành chính - Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão với diện tích 500m2;

- Quy hoạch bảo tồn giống cây trồng vật nuôi đặc hữu của tỉnh; bảo vệ và phát triển các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh;

- Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm soát và phòng chống các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh;

- Xác lập và khoanh vùng bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái: rừng tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên ven biển (đất ngập nước ven biển, rạn san hô), thủy vực nội địa và cồn cát thuộc đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh;

- Lâm viên Quy Nhơn (Núi Bà Hỏa).

b. Giai đoạn đến năm 2030

- Mở rộng, nâng cấp Khu dự trữ thiên nhiên An toàn lên quy mô cấp quốc gia với tổng diện tích được quy hoạch là 26.050 ha (diện tích Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn cũ: 22.450 ha và bổ sung 3.600 ha của xã Vĩnh Sơn);

- Khu bảo vệ cảnh quan biển Quy Nhơn, quy mô cấp tỉnh;

- Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học kết nối khu dự trữ thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão với khu bảo tồn thiên nhiên Tây huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

II.1 Đến năm 2025:

- Quy hoạch hành lang ĐDSH kết nối Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn với Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tỉnh Gia Lai với giới hạn Hành lang ĐDSH nằm trong tiểu khu tiểu khu 42, 50 và 71 của Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn.

- Quy hoạch Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn, An Lão cấp tỉnh với ranh giới có giới cận Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Đông giáp xã An Vinh, An Quang, An Nghĩa huyện An Lão và giáp huyện Hoài Ân; phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh; phía Tây giáp Khu BTTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai. Mục đích bảo vệ các mẫu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới với tính ĐDSH cao; bảo vệ và phục hồi môi trường; bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực Trung Bộ; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Quy hoạch Khu bảo vệ cảnh quan Núi Bà cấp tỉnh với ranh giới thuộc địa bàn các xã Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Hưng của huyện Phù Cát, Bình Định. Mục đích bảo vệ cảnh quan của 22 khu di tích lịch sử, di sản văn hóa có giá trị khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái.

- Khu bảo vệ cảnh quan Vườn cam Nguyễn Huệ với ranh giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Mục đích bảo vệ và phát triển di tích lịch sử thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và bảo vệ cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của Vườn Cam Nguyễn Huệ.

- Quy hoạch và xây dựng Lâm viên Quy Nhơn trên núi Bà Hỏa với ranh giới thuộc các phường Đống Đa, Quang Trung, Ngô Mây, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, nằm tiếp giáp chân núi Bà Hỏa. Mục đích làm nơi sưu tập, trồng các cây rừng bản địa, các thực vật đặc hữu, quý hiếm nhằm bảo tồn gen cây rừng Việt Nam; làm địa bàn thực tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên các trường đại học tại Quy Nhơn và học sinh trung học của thành phố và các vùng phụ cận; làm lá phổi xanh cho thành phố, đồng thời cải thiện môi trường không khí của một đô thị đông dân; cải tạo thành công viên, tạo thành một quần thể nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

- Xây dựng vườn Thực vật tại tiểu khu 36, Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn, An Lão với diện tích 20 ha. Mục đích lưu giữ, phát triển các nguồn gen quý hiếm, đồng thời tham gia phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

- Quy hoạch Khu bảo vệ cảnh quan Quy Hòa - Ghềnh Ráng cấp tỉnh với ranh giới thuộc địa bàn phường Ghềnh Ráng thuộc thành phố Quy Nhơn. Mục đích bảo vệ cảnh quan với tổ hợp thắng cảnh du lịch, sinh hoạt văn hoá và nghỉ dưỡng.

- Quy hoạch Khu bảo tồn Loài - sinh cảnh Đầm Trà Ổ cấp tỉnh với ranh giới thuộc địa bàn xã Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Châu, Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định. Mục đích bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đầm, những cảnh quan; bảo tồn và phát triển loài cá Chình, đặc biệt là cá Chình mun, loài đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Quy hoạch Khu Dự trữ thiên nhiên Đầm Thị Nại cấp tỉnh với ranh giới thuộc địa bàn thuộc địa bàn phường Nhơn Bình, Đống Đa, Hải Cảng, Thị Nại và xã Nhơn Hội (thành phố Quy Nhơn), xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và xã Cát Chánh (huyện Phù Cát). Mục đích bảo vệ HST tự nhiên đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ của quốc gia; bảo vệ sinh cảnh sống quan trọng của nhiều loài.

- Quy hoạch trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại phân khu Dịch vụ - Hành chính của Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn với diện tích 500 m2. Mục đích: Chăm sóc kịp thời cho loài động vật hoang dã bắt giữ từ các các vụ săn bắn, buôn bán trái phép trong khu bảo tồn và các vùng lân cận. Đồng thời phát triển các loài nguy cấp, quý, hiếm. Nghiên cứu về động, thực vật rừng, phục vụ tham quan du lịch.

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương.

- Quy hoạch bảo tồn cây trồng, vật nuôi có giá trị về kinh tế và ĐDSH nhằm mục đích kiểm kê, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi nông nghiệp; đề ra các công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp.

- Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm soát và phòng chống các loài ngoại lai xâm hại, tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại.

II.2 Đến năm 2030:

- Quy hoạch hành lang ĐDSH kết nối hai Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn (Bình Định) với Khu dự trữ thiên nhiên Tây huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) với giới hạn hành lang ĐDSH nằm trong tiểu khu tiểu khu 24, 28, 31, 36 và 42 của Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn.

- Mở rộng, nâng cấp Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn, An Lão cấp quốc gia với ranh giới thuộc địa bàn xã An Toàn thuộc huyện An Lão với ranh giới trùng khớp ranh giới xã An Toàn và diện tích bổ sung của Tiểu khu 70B, 87, 88,và 98 thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Diện tích: 26.050 ha (diện tích Khu Bảo tồn An Toàn cũ: 22.450 ha và bổ sung 3.600 ha của xã Vĩnh Sơn).

- Thành lập mới Khu Bảo vệ cảnh quan biển Quy Nhơn cấp tỉnh với mục đích bảo vệ và phát triển được các rạn san hô, các loài đặc hữu và quý hiếm tại các hòn và đảo Cù Lao Xanh xung quanh biển Quy Nhơn; bảo vệ và phát triển cảnh quan của khu vực xung quanh các hòn và đảo phục vụ cho du lịch và đánh bắt, nuôi trồng hải sản; tạo tuyến du lịch, tham quan giữa các vùng... Phạm vi ranh giới thuộc 04 khu vực của các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng và Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), cụ thể như sau:

+ Khu vực xã Nhơn Lý gồm: Hòn Cân, Hòn Sẹo, Hòn Cỏ;

+ Khu vực xã Nhơn Hải gồm: Hòn Khô, khu vực Mũi Yến;

+ Khu vực Ghềnh Ráng: gồm Hòn Đất, Hòn ngang, Hòn Nhạn;

+ Khu vực Nhơn Châu: Cù Lao Xanh.

III. CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Tổng số chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: 23 dự án.

(Danh mục dự án ưu tiên và phân ky đầu tư , đính kèm tại phụ lục).

IV. TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN

1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

Tổng kinh phí thực hiện: 24.500.000.000 đồng. (Hai mươi bốn tỷ, năm trăm triệu đồng). Trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2025          :           15.700.000.000 đồng;

- Giai đoạn từ 2025 đến 2030     :            8.800.000.000 đồng.

2. Nguồn vốn

Dự kiến nguồn kinh phí từ: sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, vốn ODA, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Định, vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, vốn từ chương trình phát triển rừng ven biển và các nguồn vốn hợp pháp khác.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Phân định rõ hệ thống cơ quan và chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Thực hiện việc phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, thể chế, chế tài xử lý các hành vi vi phạm Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Xây dựng thêm cơ chế chính sách của tỉnh về hỗ trợ vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nuôi trồng các nguồn giống bản địa, tìm đầu ra cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu đa dạng sinh học có trình độ, chuyên môn cao; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao khả năng quản lý trong lĩnh vực đa dạng sinh học; huy động sự tham gia của khối tư nhân, các tổ chức và toàn dân trong và ngoài tỉnh.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ: Tăng cường điều tra, nghiên cứu cơ bản về nguồn tài nguyên đa dạng sinh học; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của tỉnh; Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội dựa vào sử dụng hợp lý nguồn lợi từ ĐDSH, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong các khu bảo tồn và vùng đệm; điều tra nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo các giống loài quý hiếm chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân.

4. Giải pháp về hợp tác bảo tồn: Tăng cường hợp tác với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong xây dựng các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan, các địa phương trong tỉnh với các tỉnh lân cận và với cơ quan quản lý Trung ương; Đa dạng hóa hình thức hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; trao đổi học tập kinh nghiệm áp dụng các mô hình quản lý hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái nhạy cảm và đặc trưng trên địa bàn tỉnh.

5. Giải pháp tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Thực hiện khen thưởng các cá nhân, tổ chức có công bảo vệ, gây nuôi các loài động - thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

6. Giải pháp về vốn đầu tư: Huy động các nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Vốn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu cho việc tuyên truyền, lập báo cáo chi tiết các quy hoạch khu bảo tồn để tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ triển khai./.

 

DANH SÁCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

THỰC HIỆN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 94/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh)

Tên dự án ưu tiên

Kinh phí (triệu đồng)

Kế hoạch thực hiện

Cơ quan chủ trì

Năm thực hiện

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Nhóm dự án 1: Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh

Dự án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng tỉnh Bình Định

4.000

2.500

1.500

Sở TN&MT

2018-2030

Dự án 2: Xây dựng mô hình thí điểm truyền thông môi trường và bảo tồn ĐDSH ở cấp xã của KBTTN An Toàn

500

500

-

Sở TN&MT

2019-2021

Dự án 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn và các loài động, thực vật tỉnh Bình Định và nâng cao năng lực quản lý thông tin

6.000

2.000

4.000

Sở TN&MT

2020, 2025, 2030

Dự án 4: Điều tra, thống kê định kỳ các HST, các loài động vật, thực vật đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại khu bảo tồn An Toàn, đầm Thị Nại, đầm Trà Ổ

1.200

600

600

Sở TN&MT

2018-2030

Dự án 5 : Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ thiên nhiên và ĐDSH tại khu bảo tồn An Toàn và đầm Trà Ổ, đầm Thị Nại

900

600

300

Sở TN&MT

2018-2030

Dự án 6: Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, luật tục, phong tục, tập quán, các kiến thức bản địa. Đề xuất và áp dụng một số mô hình xã hội hóa công tác bảo tồn của đồng bào dân tộc.

500

500

-

Sở VH&TT

2020-2021

Nhóm dự án 2: Xây dựng dự án đầu tư thiết lập hành lang Đa dạng sinh học (ĐDSH)

 

 

Dự án 7: Xây dựng hành lang ĐDSH kết nối KBTTN An toàn (Bình Định) với KBT Kon Chư Răng (Gia Lai)

500

500

-

Sở NN&PTNT

2020-2025

Dự án 8: Xây dựng hành lang ĐDSH kết nối KBTTN An toàn (Bình Định) với KBT Tây huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi)

500

-

500

Sở NN&PTNT

2026-2028

Nhóm dự án 3: Quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn

 

 

Dự án 9: Lập quy hoạch chi tiết Khu Bảo vệ cảnh quan Núi Bà

400

400

-

Sở VH&TT

2020-2021

Dự án 10: Lập quy hoạch chi tiết Khu Bảo vệ cảnh quan Vườn cam Nguyễn Huệ.

400

400

-

Sở VH&TT

2019-2020

Dự án 11: Lập quy hoạch chi tiết Khu Bảo vệ cảnh quan Quy Hòa-Ghềnh Ráng.

400

400

-

Sở VH&TT

2020-2021

Dự án 12: Lập Quy hoạch chi tiết đối với Khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Nại

500

500

-

Sở TN&MT

2020-2021

Dự án 13: Lập luận chứng quy hoạch chi tiết khu bảo tồn An Toàn nâng cấp thành Khu dự trữ thiên nhiên cấp Quốc gia.

500

-

500

Sở NN&PTNT

2027-2029

Dự án 14: Lập Quy hoạch chi tiết mở mới khu bảo vệ cảnh quan biển Quy Nhơn.

1.000

-

1.000

Sở NN&PTNT

2026-2030

Dự án 15: Lập luận chứng quy hoạch Lâm viên Quy Nhơn trên núi Bà Hỏa

500

500

-

Sở NN&PTNT

2020-2021

Dự án 16: Lập luận chứng quy hoạch cơ cở bảo tồn chuyển chỗ tại khu bảo tồn An Toàn

300

300

-

Sở NN&PTNT

2019-2020

Dự án 17: Lập luận chứng đề xuất khu Bảo tồn đất ngập nước Trà Ổ thành khu Ramsar

400

-

400

Sở NN&PTNT

2026-2028

Nhóm 4. Dự án khác

 

 

Dự án 18: Xây dựng kế hoạch Phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ĐDSH tỉnh Bình Định

500

500

-

Sở Du lịch

2018-2020

Dự án 19: Xây dựng 01 mô hình trồng dược liệu cho dân cư vùng đệm khu bảo tồn An Toàn.

2.000

2.000

-

Sở Y tế

2018-2021

Dự án 20: Điều tra khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

500

500

-

Sở TN&MT

2018-2019

Dự án 21: Phục hồi và trồng mới rừng phòng hộ ven biển và hệ thống RNM.

2.000

2.000

-

Sở NN&PTNT

2020-2025

Dự án 22: Nghiên cứu Bảo tồn ĐDSH thích ứng với BĐKH

500

500

-

Sở TN&MT

2019-2021

Dự án 23: Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển ĐDSH trong lĩnh vực nông nghiệp

500

500

-

Sở NN&PTNT

2020-2025

Tổng cộng

24.500

15.700

8.800

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.774

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.7.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!