Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 55/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Dương Văn Trang
Ngày ban hành: 11/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 11 tháng 7 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2024; Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 10/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét Báo cáo số 17/BC-ĐGS ngày 04 tháng 7 năm 2024 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung của Báo cáo số 17/BC-ĐGS ngày 04/7/2024 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có báo cáo kèm theo), với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Kết quả đạt được

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhờ đó, ý thức và trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường đã có chuyển biến tích cực.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản dưới luật[1]. Các văn bản được ban hành cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đã giúp công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh từng bước đi dần vào nề nếp.

- Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; hoạt động kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện các dự án đầu tư, thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quan tâm triển khai thực hiện.

- Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhận được sự quan tâm từ các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý chất thải được triển khai[2]; đã cơ bản kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn thông qua hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường có trọng tâm, trọng điểm. Những sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được chấn chỉnh.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Những tồn tại, hạn chế

- Công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường theo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường đã cấp cho các chủ dự án/cơ sở kinh doanh chưa được chủ động và quyết liệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đăng ký môi trường trên địa bàn quản lý (trừ huyện Đăk Tô, huyện Ngọc Hồi).

- Việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn các huyện, thành phố còn lúng túng.

- Vẫn còn tình trạng người dân xả rác thải sinh hoạt bừa bãi; còn lạm dụng các loại thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt tỷ lệ thấp làm tăng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây bức xúc trong nhân dân[3].

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các quy định về khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh[4]. Nhiều trang trại chăn nuôi heo chưa bảo đảm thủ tục pháp lý về môi trường[5].

- Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, còn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, nhất là các Nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột sắn[6]... xử lý chưa triệt để mùi hôi, nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh.

- Công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động xây dựng chưa tốt. Tình trạng đổ thải bừa bãi làm ảnh hưởng đất sản xuất của người dân, đất rừng và đất ven sông, suối dễ gây sạt lở, bồi lắng trong mùa mưa bão vẫn còn xảy ra[7]. Một số dự án đầu tư, xây dựng chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường, chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy định[8].

- Đa số các điểm mỏ khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường chưa được quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực tập kết, đường giao thông kết nối,... Tình trạng lấn chiếm, sử dụng bãi bồi lòng sông, suối để tập kết khoáng sản, đổ thải làm thay đổi dòng chảy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, suối[9]. Một số điểm mỏ khai thác khoáng sản đá, sỏi khu vực khai thác, tập kết đá, sỏi không cắm mốc ranh giới khu vực được cấp phép khai thác, không che chắn dễ phát tán bụi ô nhiễm[10]. Vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường; chưa thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác[11].

- Chưa ban hành mới giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh[12] nên gây khó khăn cho việc xây dựng giá dịch vụ để đấu thầu, đặt hàng đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lập là chủ yếu. Nhiều bãi chôn lấp đã bị quá tải, không hợp vệ sinh, phát sinh ruồi, muỗi, phát tán mùi hôi[13]. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để[14].

- Còn 4 cơ sở y tế chưa đủ hồ sơ môi trường và 104 cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải[15].

- Tình trạng xử lý chất thải nguy hại lây nhiễm tại Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung của Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng hiện nay quá tải, không có khả năng xử lý đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường[16]. Trong khi đó, 02 lò đốt chất thải y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh không sử dụng nhưng chưa có phương án xử lý tài sản công theo quy định.

- Các cụm công nghiệp (có 08 cụm) đã đi vào hoạt động chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (trừ Cụm công nghiệp Đăk La, huyện Đăk Hà). Các khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, còn nhiều địa phương chưa quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ[17]. Việc giám sát thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm túc. Vẫn còn tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước nhắc nhở nhiều lần nhưng các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường không xử lý hoặc xử lý không triệt để[18].

2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Nhu cầu nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật vệ sinh môi trường tại các đô thị, các cụm công nghiệp, các cơ sở y tế[19] hiện nay rất lớn, trong khi ngân sách của tỉnh và các địa phương trong tỉnh còn khó khăn; chưa huy động được các nguồn lực từ xã hội hóa để bảo vệ môi trường.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nên tỉnh chưa có căn cứ để xây dựng và ban hành quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Nguồn lực của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Số lượng biên chế làm công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Ở một số địa phương trong tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp chưa quyết liệt, chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả chưa cao. Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh với Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh chưa quyết liệt, đồng bộ. Nhiều địa phương chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chủ yếu là giải quyết các vụ việc phát sinh. Việc xử lý các vi phạm về môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa nghiêm, chưa triệt để.

- Ý thức, trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Khẩn trương chỉ đạo khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này. Đồng thời, xác định trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị và thời gian hoàn thành đối với những công việc cụ thể.

2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đồng thời, xem xét, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu và chính quyền địa phương các cấp khi để xảy ra các vụ vi phạm ô nhiễm môi trường tại địa bàn mình quản lý.

3. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường theo quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó cần tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; kiểm tra, thanh tra đột xuất, thực hiện thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường, nhất là các nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy tinh bột sắn, các trang trại chăn nuôi.

4. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tích cực tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo quy hoạch; thu hút các doanh nghiệp đủ điều kiện và năng lực tài chính tham gia đấu giá, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bãi rác, bảo đảm việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn đúng quy định.

5. Sớm có giải pháp cụ thể, hiệu quả để chỉ đạo triển khai thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh, nhất là bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi heo.

6. Chỉ đạo nâng cấp, sửa chữa hoặc xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với 02 lò đốt chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm tránh gây lãng phí.

7. Nghiên cứu, ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo luật định.

8. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phối hợp rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép hệ thống bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông tại vị trí quy hoạch khai thác khoáng sản; các điểm đấu nối đường giao thông với điểm khai thác khoáng sản,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

9. Chỉ đạo các sở, ngành và địa phương rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị triển khai thực hiện các nội dung được giao tại Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan để kịp thời ban hành các quy định, hướng dẫn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

10. Chỉ đạo, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường các cấp.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Giao Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2024./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; 
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài Phát thanh-Truyền tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Trang

 



[1] UBND tỉnh đã ban hành hơn 30 văn bản; các sở, ban, ngành đã ban hành 49 văn bản; Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành 200 văn bản.

[2] Như: Thực hiện lộ trình và giải pháp tái chế, tái sử dụng rác thải thay cho chôn lấp; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại và chất thải y tế đều đạt các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

[3] Nhà máy chế biến mủ cao su Đại Lợi tại xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi; Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà; các trang trại chăn nuôi heo...

[4] Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

[5] Hệ thống thu gom, xử lý chất thải chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng đã hoạt động; bể chứa chất thải dễ sạt lở, có nguy tràn ra môi trường khi mưa lũ sẽ gây ô nhiễm môi trường, như: Trang trại nuôi heo gia công Ngọc Ni, xã Kroong, thành phố Kon Tum; Trang trại chăn nuôi Anh Phong tại xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà; Trang trại chăn nuôi heo thịt Trần Hồng tại thôn Kon Đao Yôp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà; Trang trại chăn nuôi heo Hồ Xuân Lâm, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi....

[6] Nhà máy chế biến mủ cao su Đại Lợi tại xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi: Nước rỉ bốc mùi hôi thối từ các khoang chứa mủ cao su chảy lan ra sân; các bể chứa nước, hồ chứa chất thải bốc mùi hôi và hồ chứa nước thải không đảm bảo an toàn, dễ tràn ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường (Sau khi khảo sát thực tế, đến nay nhà máy đã khắc phục xong các bể chứa). Nhà máy sản xuất viên nén, gỗ, ván tại khu công nghiệp Hòa bình, cụm công nghiệp, làng nghề.... phát tán bụi, nước thải có mùi hôi gây ô nhiễm. Nhà máy xử lý rác Đăk Hà của Công ty TNHH Thương mại và Môi trường DH tại huyện Đăk Hà: Phát tán mùi hôi nặng; khu vực nhà máy xử lý rác thải nước thải chảy tràn; công nhân xử lý rác bằng tay, không có đồ bảo hộ lao động, dễ gây mất vệ sinh an toàn sức khỏe; công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế...

[7] Nhà máy thủy điện Đăk Mi 1, 1A; Công ty Cổ phần thủy điện Đức Bảo; Công ty Cổ phần thủy điện Thiên Tân; Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, Công ty TNHH Hòa Nghĩa; Dự án xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Pô Kô, đoạn qua trung tâm huyện Đăk Glei...

[8] Như dự án: Lò giết mổ tập trung thành phố Kon Tum tại phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; Trang trại nuôi heo gia công Ngọc Ni tại xã Kroong, thành phố Kon Tum; Trang trại chăn nuôi Anh Phong tại xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà;...

[9] Các điểm mỏ khai thác khoáng sản cát, đá làm VLXDTT của Công ty TNHH MTV Thạch Anh Sa tại thị trấn Đăk Glei và xã Kroong, huyện Đăk Glei; Điểm mỏ khai thác khoáng sản cát, đá làm VLXDTT của Công ty TNHH Xây dựng Đức Tiến Đăk Glei tại thôn Đông Lốc, xã Đăk Man và thị trấn Đăk Glei; Đầu tư khai thác khoáng sản cát xây dựng - Điểm số 5 trên sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum của Công ty TNHH Thanh Sơn; Đầu tư khai thác khoáng sản cát xây dựng điểm mỏ số 3 trên sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum của Công ty TNHH Thanh Tuấn; ...

[10] Điểm mỏ khoáng sản đá, đất làm VLXD tại xã Đăk Nông của Công ty TNHH Xây lắp và Thương mại Hoàng Quân; Các điểm mỏ khai thác khoáng sản cát, đá làm VLXDTT của Công ty TNHH MTV Thạch Anh Sa tại thị trấn Đăk Glei và xã Kroong huyện Đăk Glei; Điểm mỏ khai thác khoáng sản cát, đá làm VLXDTT của Công ty TNHH Xây dựng Đức Tiến Đăk Glei tại thôn Đông Lốc, xã Đăk Man và thị trấn Đăk Glei; ...

[11] Công ty TNHH MTV Thiện Chí Kon Tum (khai thác cát); Công ty TNHH MTV Thành Phú Ngọc Hồi (khai thác cát); Công ty TNHH Ngọc Thiên Phú Kon Tum (khai thác đá).

[12] Đơn giá thu gom, vận chuyển ban hành năm 2017; đơn giá xử lý ban hành năm 2015, năm 2019.

[13] (1) Bãi xử lý rác thải thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy; (2) Bãi xử lý rác thải thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy; (3) Bãi xử lý rác thải xã Đăk Man, huyện Đăk Glei.

[14] Bãi rác thải huyện Kon Rẫy; Bãi rác huyện Đăk Glei.

[15] Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm y tế huyện Kon Plông, Trung tâm y tế huyện Ia H’Drai; cơ sở 2 là Trung tâm Giám định y khoa và cơ sở 3 là Khu điều trị Phong Đăk Kia thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền, 03 phòng khám đa khoa khu vực và 99 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

[16] Lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại CKT-100 đã bị xuống cấp, hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý rác thải tại cụm, hiệu quả xử lý thấp.

[17] Theo báo cáo số 236/BC-STNMT ngày 05/6/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường đã có các huyện như: Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai, Đăk Glei và thành phố Kon Tum,... chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ.

[18] Lò giết mổ tập trung thành phố Kon Tum, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum; Trang trại chăn nuôi heo hộ kinh doanh Hồ Xuân Lâm, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi; Trang trại chăn nuôi heo của Hộ kinh doanh Phạm Thị Tuyến, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy,....(chưa lập thủ tục cấp Giấy phép môi trường); Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà và Trại chăn nuôi heo thịt của hộ kinh doanh Nguyễn Đức Thấn, tại thôn 5, xã Ngọk Wang; Nhà máy chế biến mủ cao su Đại Lợi tại xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi.

[19] Hệ thống thu gom, xử lý nước thải; thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải,...

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 55/NQ-HĐND ngày 11/07/2024 kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


296

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.172.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!