Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 29/NQ-HĐND Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Điện Biên 2020 2025 2016

Số hiệu: 29/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Muôn
Ngày ban hành: 14/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 3003/TTr-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Báo cáo thẩm tra số 49/BC- HĐND, ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 như sau:

I. Quan điểm phát triển

Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và người dân. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; mở rộng mô hình liên kết “ Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học "; chuyển giao khoa học công nghệ, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn; cơ cấu lại sản xuất lúa và rau màu chất lượng cao những nơi có điều kiện, vùng cánh đồng Mường Thanh theo hướng cánh đồng lớn. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, môi trường sinh thái, giữ gìn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Là cơ sở để giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Phát triển toàn diện nông lâm nghiệp gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Chú trọng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế (lúa gạo, ngô, cao su, cà phê, chè, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc); áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây, con; tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng sản xuất và dược liệu theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nông, lâm nghiệp. Tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị sản phẩm (VA) khu vực nông, lâm nghiệp đạt 3,67%/năm. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp chiếm 22,53% GRDP của tỉnh.

- Diện tích gieo trồng cây lương thực 79.922 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 260 nghìn tấn.

- Cây cao su: tập trung chăm sóc diện tích hiện có, trồng mới theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

- Cây cà phê: thực hiện thâm canh diện tích cà phê hiện có và còn khả năng phát triển tốt. Mở rộng diện tích khi có điều kiện, dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 4.900 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 10.708 tấn. Chú trọng chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Cây chè: Tập trung đầu tư thâm canh cải tạo diện tích chè hiện có để khai thác, đổi mới công nghệ chế biến, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng chè đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 605 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 150 tấn.

- Khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả kinh tế của cây mắc ca, cây dứa.

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn) 676 nghìn con. Tốc độ phát triển bình quân đàn gia súc 4,85%/năm.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.075 ha; tổng sản lượng thủy sản đạt 2.998 tấn.

- Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện còn và diện tích rừng tăng thêm hàng năm, chú trọng nâng cao chất lượng khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới; tỷ lệ độ che phủ rừng tăng 3,5% so với năm 2015 (tăng bình quân 0,7%/năm).

3. Định hướng đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4%/năm.

- Diện tích gieo trồng cây lương thực 92.000 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 280 nghìn tấn.

- Chè, cà phê, cao su: Phát triển theo quy hoạch.

- Cây mắc ca và cây dứa: đánh giá hiệu quả kinh tế đối với diện tích đã trồng, thực hiện nhân rộng khi có hiệu quả rõ nét.

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn) 920 nghìn con; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3-6%/năm.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng tăng 2-3% so với năm 2020.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.100 ha.

III. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Phát triển cây lương thực: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất các cây lương thực chủ lực có lợi thế; gắn sản xuất với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng cường áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm; xây dựng, phát huy thương hiệu (chỉ dẫn địa lý) gạo đặc sản Điện Biên... Cắm mốc, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa, mở rộng diện tích lúa ruộng. Giảm dần diện tích canh tác nương rẫy; tăng cường các biện pháp canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất, nguồn nước, hạn chế xói mòn rửa trôi, rà soát, chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng cỏ, trồng ngô để tăng thức ăn cho gia súc, trồng rừng nhằm tăng giá trị, hiệu quả kinh tế.

2. Phát triển cây rau màu: thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Tập trung trồng rau, quả an toàn ở thành phố Điện Biên Phủ, các huyện: Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo và các khu vực gần trung tâm các huyện, thị xã. Nhằm tăng nhanh sản lượng rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả và thu nhập của người sản xuất; tạo điều kiện để nhân rộng ra các vùng khác phát triển sản xuất rau, quả bền vững, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.

3. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả

3.1. Cây công nghiệp: tập trung đầu tư thâm canh cải tạo, khai thác hiệu quả diện tích Cây chè, Cà phê hiện có, chuyển đổi diện tích Cà phê kém hiệu quả; đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng đảm bảo yêu cầu về tiêu dùng tại chỗ và xuất ra ngoài tỉnh. Phát triển Cây chè, Cà phê theo quy hoạch, xây dựng mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ dân tạo cơ sở phát triển sản xuất bền vững; xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ và hoàn thành điều kiện chỉ dẫn địa lý.

Tập trung chăm sóc diện tích Cây cao su hiện có, tạo điều kiện để Công ty cổ phần Cao su Điện Biên xây dựng nhà máy chế biến mủ. Liên kết với các công ty cao su để thu mua, chế biến sản phẩm, nhằm hạn chế rủi ro cho người dân; quy hoạch các vùng có khả năng trồng Mắc ca (Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tiếp tục trồng thí điểm Cây mắc ca, sau đó mới thực hiện nhân rộng khi có hiệu quả rõ nét.

3.2. Cây ăn quả: chăm sóc, bảo vệ diện tích cây ăn quả hiện có; chọn, tạo một số các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa. Mở rộng diện tích nhãn ghép tại một số địa phương. Phục tráng lại một số giống cây ăn quả (Cam Mường Pồn, Quýt Thanh Chăn, Hồng không hạt,...). Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với diện tích cây dứa đã trồng để có phương án phù hợp; quy hoạch và phát triển cây chuối.

4. Phát triển chăn nuôi: tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn người dân thay đổi phương thức chăn nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng, chống dịch, xử lý môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến năm 2020, tốc độ phát triển đàn gia súc (trâu, bò, lợn) bình quân 4,85%/năm (tính cả tăng về cơ học).

5. Phát triển thủy sản: phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; tập trung nâng cao chất lượng giống thủy sản, an toàn sinh học; lựa chọn lại phương thức tổ chức nuôi trồng thủy sản trên các hồ thủy điện, thủy lợi, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác mặt nước các công trình thủy lợi, thủy điện; đa dạng đối tượng và hình thức nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ.

6. Phát triển lâm nghiệp: tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện còn (367.469,5 ha). Trồng mới 15.761,58 ha, 05 triệu cây phân tán, chăm sóc: 7.269,24 lượt ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 125.836,20 lượt ha, hỗ trợ gạo chuyển tiếp 1.307,94 lượt ha. Phát triển 3 loại rừng theo qui hoạch, kết hợp hài hòa giữa sản xuất lâm nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp; bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng; khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển diện tích rừng phòng hộ; thu hút đầu tư phát triển rừng sản xuất, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng sản xuất. Từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế phá rừng làm nương trồng lương thực. Triển khai thực hiện Dự án đầu tư nâng cao năng lực PCCCR tỉnh Điện Biên. Thực hiện dứt điểm công tác quyết toán Chương trình 327 và 661 trong năm 2016, phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành việc cắm mốc 3 loại rừng ngoài thực địa.

7. Thủy lợi: đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện, nước sinh hoạt, du lịch, phòng chống lũ lụt, bảo vệ chất lượng nước và môi trường sinh thái. Đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích lúa ruộng. Tiếp tục cải tạo nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, ưu tiên đầu tư hoàn thành dứt điểm các công trình thủy lợi, hồ, đập lớn còn dở dang như Ảng Cang, Nậm Khẩu Hu; tập trung chỉ đạo khai hoang, chú trọng khai thác, phát huy tối đa hiệu quả các công trình sau đầu tư. Tăng cường kiểm tra, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hệ thống hồ, đập và hiệu quả đầu tư. Xây dựng và thực hiện tốt phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

8. Phát triển ngành nghề nông thôn: phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn, duy trì và phát triển các sản phẩm làng nghề mang bản sắc văn hóa dân tộc. Chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào các ngành nghề sản xuất, đặc biệt là bảo quản, chế biến nông sản, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. Hình thành các loại hình: Doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty… Đầu tư hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề, xúc tiến thương mại; khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị thu nhập của người làm ngành nghề nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm; thành lập mới một số làng nghề tại thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên khi có đủ điều kiện.

9. Dự kiến nhu cầu vốn cho cả giai đoạn 2016-2020 là: 2.873 tỷ 388 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách nhà nước: 1.826 tỷ 514 triệu đồng

Nguồn tài trợ: 250 triệu đồng

Vốn tín dụng ưu đãi: 2 tỷ 500 triệu đồng.

Vốn huy động khác: 500 triệu đồng.

Vốn khác để phát triển lâm nghiệp: 1.043 tỷ 624 triệu đồng.

IV. Các giải pháp chủ yếu

1. Công tác chỉ đạo điều hành: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đề cao vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá, khen thưởng và uốn nắn; kịp thời tuyên truyền, phản ánh những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến, nhân ra diện rộng.

2. Về qui hoạch: tập trung quản lý chặt chẽ quy hoạch, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, rà soát, bổ sung các quy hoạch sản phẩm mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Công bố rộng rãi quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân biết để tổ chức triển khai thực hiện.

3. Xây dựng chính sách: thực hiện tốt chính sách hiện có của Trung ương và tỉnh; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn, theo quy định của pháp luật.

4. Giải pháp vốn: tăng cường hỗ trợ đầu tư, từ ngân sách nhà nước, kết hợp giữa nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất như: thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, chợ nông thôn, lâm nghiệp, thủy sản...

5. Về tổ chức sản xuất

5.1. Sản xuất lương thực và rau màu

- Cây lương thực: tiếp tục đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, thâm canh nhằm tăng thêm diện tích canh tác, diện tích gieo trồng, tăng năng suất, sản lượng cây lương thực. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tăng cường liên kết tích tụ ruộng đất để sản xuất; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh theo quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất. Tăng cường áp dụng công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản; đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên.

- Cây rau màu: tổ chức xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tập trung; từng bước nghiên cứu thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết”. Nhân rộng mô hình liên kết "4 nhà", mô hình Tổ hợp tác/Hợp tác xã mới. Đổi mới công nghệ: trồng trọt, thu hoạch, chế biến, xử lý - kiểm dịch, bảo quản, đóng gói. Xây dựng hệ thống dịch vụ, phục vụ sản xuất và các cơ sở: bảo quản, sơ chế/chế biến, điểm kinh doanh; tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

5.2. Cây công nghiệp, cây ăn quả: tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Bảo vệ và phát triển cây cà phê, cây chè, cây cao su theo quy hoạch đưa giống cà phê có chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đẩy nhanh tiến độ: xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Tủa Chùa, nâng cấp các xưởng chế biến chè, xây dựng nhà máy để thu mua, chế biến sản phẩm mủ cao su, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tạo điều kiện về đất đai, chính sách hỗ trợ khác, thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tham gia liên doanh, liên kết với các hộ nông dân trồng cao su, cà phê, chè, mắc ca để đầu tư phát triển tập trung vào các khâu: chế biến, xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại cây ăn quả, tiếp tục cải tạo vườn tạp, khuyến khích phát triển cây có giá trị kinh tế cao, tăng sản lượng, năng suất cây mắc ca trên diện tích đã trồng, rà soát đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dứa, cây chuối để có phương án phù hợp.

5.3. Phát triển chăn nuôi: rà soát xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại (đối với lợn và gia cầm). Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực: chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống gia súc, gia cầm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để bảo tồn các giống của địa phương và cung cấp giống tốt cho người chăn nuôi, liên kết với các hộ dân để chăn nuôi hoặc xây dựng các trại chăn nuôi. Tăng cường các biện pháp: kiểm soát, kiểm dịch, tiêm phòng, kiểm tra vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; kiểm soát giết mổ và quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại các đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh; xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.

5.4. Thủy sản: rà soát, quy hoạch nuôi trồng, phát triển nguồn lợi thủy sản theo từng loại hình mặt nước, phương thức nuôi, đối tượng nuôi. Tái tạo nguồn lợi thủy sản khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. Chuyển đổi những khu vực ruộng trũng sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Phối hợp tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhóm hộ, quy mô trang trại, doanh nghiệp nhỏ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Duy trì phát triển các loại giống cá truyền thống; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, lựa chọn các giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Quản lý chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, thức ăn, bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản.

5.5. Lâm nghiệp: tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân. Tập trung quản lý, bảo vệ rừng hiện có; ưu tiên nguồn lực để thực hiện khoanh nuôi tái sinh; đẩy mạnh trồng rừng mới, trồng cây phân tán. Đẩy nhanh tiến độ quyết toán Chương trình 327 và 661, cắm mốc ranh giới 3 loại rừng ngoài thực địa; thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đẩy mạnh liên kết, khuyến khích các nhà đầu tư thuê đất, liên kết trồng rừng gắn với đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm. Xây dựng, triển khai thực hiện tốt các dự án, đề án chuyên ngành về lâm nghiệp; kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác. Xây dựng kế hoạch sớm để chủ động đáp ứng mùa vụ, chuẩn bị diện tích đất trồng rừng và giao khoán khoanh nuôi tái sinh hàng năm. Củng cố, kiện toàn các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch và phát triển 3 loại rừng cho phù hợp. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, hỗ trợ xây dựng rừng giống, vườn ươm.

5.6. Thủy lợi: huy động các nguồn vốn, xã hội hóa công tác khai hoang đồng ruộng, xây dựng kênh mương nội đồng. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn cho đồng bào, nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân. Chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

5.7. Phát triển ngành nghề nông thôn: nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác, công chức, viên chức; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với thực tế sản xuất, chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân. Có cơ chế thu hút các chuyên gia và nhà khoa học giỏi, đội ngũ trí thức tham gia vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; tạo điều kiện cho trí thức trẻ vay vốn khởi nghiệp. Phát huy sản xuất ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Phối hợp liên kết sản xuất giữa các hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác, các doanh nghiệp. Huy động các nguồn lực để thực hiện một số dự án ưu tiên theo quy hoạch đã phê duyệt. Xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông nghiệp, lâm sản cho nông dân.

5.8. Lồng ghép các Chương trình xây dựng nông thôn mới, Tái cơ cấu ngành: tiếp tục huy động và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Tập trung hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho các xã gần hoàn thành 19 tiêu chí để tăng nhanh số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, hình thành các vùng chuyên canh. Liên kết sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực. Xây dựng hoàn thiện hệ thống các cơ sở sản xuất, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi.

6. Về khoa học công nghệ: tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ mới, công nghệ sinh học, quy trình tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng; hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Tiếp tục đổi mới phương pháp khuyến nông, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sản xuất gạo, cà phê, chè, rau, quả sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa khoa học công nghệ với nông dân.

7. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn: tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tập trung rà soát nhu cầu và tổ chức có hiệu quả việc bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

8. Về quản lý nhà nước: tăng cường quản lý Nhà nước về tất cả các lĩnh vực trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Làm tốt công tác quản lý từ chính sách đến quy trình kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, nhất là quản lý về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi... Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 11 tháng 10 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lò Văn Muôn

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 29/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 thông qua Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.649

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.79.188
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!