HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/2017/NQ-HĐND
|
Hà Nam, ngày 07 tháng 12 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số
42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước;
Xét Tờ trình số 3471/TTr-UBND ngày
30 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến 2035; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo
luận, thống nhất của
các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2035
với một số nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
Xác định, đánh giá toàn diện tiềm
năng tài nguyên nước (nguồn nước mặt và nước dưới đất) để
quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hài
hòa, hợp lý của các đối tượng sử dụng
nước gắn với phòng, chống, giảm thiểu ô nhiễm và suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm các mục tiêu chất lượng nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Tiềm năng tài nguyên nước
Tổng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà
Nam khoảng 11,19 tỷ m3/năm gồm:
+ Nguồn nước mặt nội sinh trên địa
bàn tỉnh là 0,73 tỷ m3/ năm;
+ Nguồn nước mặt của các sông liên
tỉnh là 10,35 tỷ m3/ năm;
+ Nguồn nước dưới đất là 0,11 tỷ m3/năm;
- Lượng nước có thể phân bổ 11,08 tỷ
m3/năm
2. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước
Tổng nhu cầu khai thác, sử dụng nước
trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn như sau:
- Đến năm 2020 là 594,72 triệu m3/năm,
- Đến năm 2025 là 568,23 triệu m3/năm,
- Đến năm 2030 là 592,27 triệu m3/năm;
- Đến năm 2035
là 577,69 triệu m3/năm.
3. Phương án phân bổ nguồn nước
a) Chức năng nguồn nước
- Nguồn nước sông: gồm các sông: sông
Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu, sông sắt, sông Duy Tiên. Cung cấp nước
cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy,
thủy sản.
- Nguồn nước tại các hồ: gồm 10 hồ
địa bàn thành phố Phủ Lý, 04 hồ địa bàn huyện Kim Bảng và 01 hồ địa bàn huyện Thanh Liêm. Chủ yếu cung cấp nước cho nhu cầu tạo cảnh quan,
điều hòa môi trường, nông nghiệp, thủy sản.
b) Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn
nước
Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho
các đối tượng khai thác, sử dụng căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tại các địa phương. Thứ tự ưu tiên được xác định và sắp xếp như sau: (1) cấp nước cho sinh hoạt; (2) cấp nước cho công nghiệp;
(3) cấp nước cho du lịch, dịch vụ; (4) cấp nước cho nông nghiệp; (5) cấp nước
cho thủy sản.
c) Phân bổ nguồn nước cho các đối
tượng khai thác, sử dụng
- Trong trường hợp bình thường phân
bổ bảo đảm 100% nhu cầu khai thác cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước;
- Trong trường hợp hạn hán, thiếu
nước (nguồn nước đến tương ứng với tần suất từ 85% trở xuống) lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử
dụng nước theo thứ tự ưu tiên sinh hoạt 100%; công nghiệp 95%; du lịch dịch vụ
90%; nông nghiệp 85%; thủy sản 80%.
III. MỘT SỐ NHÓM NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
quản lý chất lượng nước gắn quản lý việc xả thải (tất cả các nguồn nước thải
phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn
nước); quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (hành lang sông, hồ) và khoanh vùng
bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các khu vực
phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Xây dựng mạng lưới giám sát tài
nguyên nước gồm 12 vị trí giám sát tài nguyên nước mặt và 16 vị trí giám sát
tài nguyên nước dưới đất.
3. Ban hành các
quy định phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên
nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của
Tỉnh. Cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất
đai bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài
nguyên và môi trường của Trung ương. Triển khai có hiệu quả các dự án phát
triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước đảm bảo đúng lộ trình, tiến độ đề ra. Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước
bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi,
giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.
4. Áp dụng công nghệ sử dụng nước
tiết kiệm và phát sinh ít nước thải và ứng dụng công nghệ
xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Chống thất
thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình
khai thác, sử dụng nước, đặc biệt là các công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập trung.
5. Huy động các nguồn lực đầu tư thực
hiện các chương trình dự án phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên
nước để thực hiện phân bổ nguồn nước và bảo vệ nguồn nước (Lập hành lang bảo vệ
nguồn nước, khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, xây
dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
nước...).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Hà Nam khóa XVIII kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017
và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2017./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT; Cục KTVB -Tư pháp;
- BTV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh;
- Các Sở: Tài nguyên và MT; Tư
pháp;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành
phố;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Phạm Sỹ Lợi
|