HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/NQ-HĐND
|
Đồng Tháp, ngày
01 tháng 7 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRONG QUY HOẠCH TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI KỲ 2021-2030, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoáng sản
ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Quy hoạch
ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm
2018;
Căn cứ Nghị định số
158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số
11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật
Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số
37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số
1195/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lập
quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
39/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm
2024 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua Phương án bảo vệ, khai thác,
sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng
nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông
qua Phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh
Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (kèm theo Phương án bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản), với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Đối với cát sông:
Gồm 06 thân khoáng được chia thành 18 khối tài
nguyên, được giới hạn bởi các vùng khép kín có tọa độ điểm đầu và điểm cuối thể
hiện trong Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản kèm theo.
Các nội dung còn lại thể hiện như sau:
- Cao trình khai thác: được phép khai thác đến cốt
tối đa -17m.
- Khoảng cách từ khu vực khai thác đến bờ sông: gần
nhất 200m.
- Tổng sản lượng cho kỳ quy hoạch 2021-2030 trên địa
bàn Tỉnh là: 73,4 triệu m3 cát.
- Công suất khai thác có thể được phân theo kỳ giai
đoạn như sau:
+ Đối với giai đoạn 2021-2025: Công suất cấp phép
hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.
+ Đối với giai đoạn 2026-2030: Công suất cấp phép
hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.
+ Giai đoạn sau 2030 - tầm nhìn đến năm 2050: Ủy
ban nhân dân Tỉnh quyết định cho rà soát, tổng hợp trữ lượng đã cấp phép khai
thác thực tế và trữ lượng dự báo khảo sát để thực hiện cho giai đoạn này, kết hợp
khảo sát lại hiện trạng đáy sông.
- Khu vực cấm hoạt động khai thác:
+ Giai đoạn 2021-2030: Gồm 11 khu vực cấm khai thác
(sông Tiền có 8 khu vực, sông Hậu có 3 khu vực) và các khu vực này có cụ thể tọa
độ giới hạn điểm đầu và điểm cuối. Trong đó:
Giai đoạn 2021-2023 (trước khi Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định
số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024): Toàn Tỉnh có 07 khu vực cấm khai thác (thể hiện
trong Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh).
Giai đoạn 2024-2030: Toàn Tỉnh có 11 khu vực cấm (bổ
sung thêm 04 khu vực cấm: Khu 4, Khu 5, Khu 8 và Khu 11 trong Bảng 2 của Phương
án).
+ Giai đoạn sau năm 2030 sẽ rà soát lại hiện trạng
và trình cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
2. Đối với đất sét:
- Gồm 26 thân sét (từ S1 đến S26), tổng trữ lượng dự
báo khoảng 299,53 triệu m3. Trong đó:
+ Có 21 thân sét (từ S1 đến S21) có thể xem xét
thăm dò, khai thác với tổng trữ lượng dự báo khoảng 222,26 triệu
m3.
+ Đối với 5 thân sét còn lại (từ thân sét S22 đến
S26) không đưa vào khai thác (thân sét chồng lấn vào khu di tích lịch sử; chồng
lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất quốc phòng; khu bảo tồn vườn quốc gia).
- Cao trình khai thác: Tối đa -3,0 mét.
- Trữ lượng có thể khai thác phân kỳ theo giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 2021-2025: Thăm dò, xem xét khai thác tối
đa 0,7 triệu m3.
+ Giai đoạn 2026-2030: Thăm dò, xem xét khai thác tối
đa 0,9 triệu m3.
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: 220,66 triệu m3.
- Việc phân bổ khối lượng tài nguyên sét theo giai
đoạn nêu trên căn cứ theo Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Tháp thời
kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số
1439/QĐ-UBND.HC ngày 29/12/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Căn cứ tình hình thực
tế, Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định việc rà soát, cân đối, điều chỉnh sản lượng
khai thác của từng giai đoạn theo quy định.
3. Đối với than bùn:
- Gồm 3 thân khoáng than bùn được chia làm 5 khối
tài nguyên, với tổng trữ lượng là 0,60 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng
than bùn có thể xem xét đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 m3 (giảm
0,12 triệu m3 do có một phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy
lợi, giao thông nông thôn).
- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 2021-2030: Không khai thác.
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: Tài nguyên dự báo đưa vào khai thác cho giai đoạn này khoảng
0,48 triệu m3, Ủy ban nhân dân Tỉnh rà soát lại hiện
trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại hiệu quả.
4. Đối với đất san lấp (vật liệu
xây dựng thông thường):
Toàn tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện
tích khoảng 200,47 ha. Các vị trí, khu vực khai thác cụ thể được thể hiện đồng
bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Hàng năm, các địa phương
rà soát, cân đối các vị trí đất khai thác để đưa vào kế hoạch sử dụng đất theo
quy định.
- Tổng nhu cầu khai thác đất: Khoảng 6,80
triệu m3.
- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 2021-2025: Dự kiến sản lượng khai thác 1,27 triệu m3.
+ Giai đoạn 2026-2030: Dự kiến sản lượng khai thác 3,05 triệu m3.
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: Dự kiến sản
lượng khai thác 2,48 triệu m3.
5. Đối với đất
san lấp thu hồi từ dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu:
Dự kiến toàn Tỉnh có 03 dự án, thực
hiện trên địa bàn huyện Hồng Ngự (92 ha), huyện Tam Nông (1.300 ha), huyện Cao
Lãnh (160 ha), với tổng diện tích 1.552 ha. Chi tiết về vị trí, khoanh vùng khu
vực các hồ thủy lợi đa mục tiêu thể hiện đồng bộ với phương án phát triển mạng
lưới thủy lợi, cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Phụ lục XII Quyết
định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.
6. Đối với khoáng
sản thu hồi từ các dự án nạo vét bãi bồi, cồn nổi:
Hàng năm khảo sát, có phương án nạo
vét cụ thể, phù hợp tình hình thực tế đối với 04 bãi bồi, cồn nổi, cụ thể: Bãi
bồi cồn Long Tả, bãi bồi cồn Long Khánh, bãi bồi cồn Đông Giang, bãi bồi cồn
Linh.
Ngoài các bãi bồi, cồn nổi nêu trên,
trên địa bàn Tỉnh còn một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem xét đưa vào nạo
vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng điểm của Tỉnh, của
Trung ương và các công trình dân sinh.
7. Đối với khoáng
sản thu hồi từ dự án nạo vét thông luồng đường thủy:
Các vị trí nạo vét sẽ được Sở Giao
thông vận tải đề xuất sau khi thống nhất với địa phương và cơ quan quản lý đường
sông.
Điều 2. Giao Ủy ban
nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo đúng theo quy định và phù hợp với
Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.
Trong quá trình thực hiện quy
hoạch, đối với các điểm mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ do Ủy
ban nhân dân Tỉnh căn cứ phương án quy hoạch này và các phương án quy hoạch
khác có liên quan, rà soát và tự điều chỉnh số lượng, ranh giới, công suất, lộ
trình khai thác, mục tiêu sử dụng (nếu cần) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của
địa phương và các quy định hiện hành, trình Hội đồng
nhân dân Tỉnh để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Điều 3. Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa X, Kỳ họp thứ tám thông qua ngày 01 tháng 7
năm 2024 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ TN-MT;
- TT.TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng
|
PHƯƠNG
ÁN BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRONG QUY HOẠCH TỈNH ĐỒNG
THÁP THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Nghị
quyết số 27/NQ-HĐND ngày 01/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
I. PHƯƠNG ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
1. Phân tích, đánh giá điều
kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản
Địa hình tỉnh Đồng Tháp tương đối
bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 mét so với mặt biển, với đặc điểm này Tỉnh
không có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như các tỉnh khác. Theo
đánh giá quy hoạch khoáng sản của tỉnh năm 2009 và được phê duyệt tại Quyết định
số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp thì trên địa bàn Tỉnh
có 3 loại khoáng sản: Cát sông, Sét và than bùn.
Hiện tại tỉnh Đồng Tháp mới chỉ cấp
phép khai thác cho 01 loại hình khoáng sản là cát sông. Còn lại sét (gạch,
ngói) và than bùn chưa được cấp phép khai thác.
Thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác trên địa bàn Tỉnh, UBND Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép bằng nhiều hình
thức như: ban hành kế hoạch, chỉ thị nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đồng
thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của
chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản
sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác nói
chung, qua đó cơ bản kịp thời ngăn chặn các hành vi khai thác khoáng sản trái
phép. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản được
quan tâm thực hiện nhằm từng bước chấn chỉnh đưa hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản của Tỉnh nhà từng bước đi vào nề nếp và đúng quy định của pháp luật;
hạn chế khai thác khoáng sản trái phép gây thất thoát nguồn tài nguyên của Tỉnh.
Tổng hợp các tài liệu đã có và tài liệu
“Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản
cát trên sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp (phục vụ tích hợp vào quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050) đã UBND Tỉnh thông qua tại Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023.
Toàn Tỉnh có: 3 thân than bùn với tài nguyên dự báo là 0,48 triệu m3;
21 thân Sét (gạch, ngói) với tài nguyên dự báo là 222,26 triệu m3;
06 thân Cát với tài nguyên dự báo là 73,4 triệu m3 (tính đến
cote-17m); Ngoài ra, còn thu hồi một số loại sản phẩm như nạo vét các bãi bồi,
cồn nổi, nạo vét giao thông đường thủy, thu hồi đất từ dự án thủy lợi, hồ đa mục
tiêu....
2. Đánh giá tác động của việc
thăm dò, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản
2.1 Tác động việc
thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản đến phát triển Kinh tế - Xã hội
2.1.1 Đối với
khoáng sản cát sông
Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai
thác khoáng sản đã tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội,
đem lại những lợi ích lâu dài và thiết thực:
Hoạt động khoáng sản đã có kỷ cương,
chịu sự quản lý của nhà nước;
Các vấn đề về môi trường đã được quan
tâm và tuân thủ; từng bước giảm thiểu tác động xấu;
Tạo nguồn vật liệu xây dựng rất lớn
cho phát triển kinh tế của Tỉnh nhà và khu vực;
Đóng góp ngân sách nhà nước và tạo việc
làm cho người lao động.
Tuy nhiên, các dự án khai thác cát nếu
không quản lý tốt, để xảy ra hiện tượng khai thác lậu, khai thác quá độ sâu quá
gần bờ, khai thác trong luông tàu thì ít nhiều cũng gây ra tác động xấu đến sạt
lở đường bờ, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy....
Bảng 1: Tổng sản lượng đã khai thác từ
năm 2015 đến năm 2023 trên địa bàn Tỉnh
Năm khai thác
|
Sản
lượng khai thác (m3)
|
Năm 2015
|
8.721.137
|
Năm 2016
|
9.465.101
|
Năm 2017
|
9.700.037
|
Năm 2018
|
7.080.823
|
Năm 2019
|
7.108.157
|
Năm 2020
|
7.008.894
|
Năm 2021
|
4.442.739
|
Năm 2022
|
7.933.566
|
Năm 2023
|
5.474.870
|
Tổng cộng
|
66.935.324
(làm tròn 66,94
triệu m3)
|
2.1.2 Đối với khoáng sản Sét (gạch,
ngói)
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh mới chỉ
có một số lò sản xuất gạch ngói thủ công, lấy từ bề mặt sét đến độ sâu hạ mặt
ruộng trung bình là 0,5m. Với loại hình khai thác này không làm mất diện tích đất
sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết vấn đề thuỷ lợi trong sản xuất
nông nghiệp đối với khu vực đất cao, tuy nhiên về lâu dài dẫn đến nhiều vùng
trũng thấp ngập sâu khi mùa nước nổi và lũ lớn. Việc khai thác tự phát không
theo quy hoạch làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực tạo các hố lõm chõm làm mất
vẻ mỹ quan. Việc quy hoạch khoáng sản sét trong thời gian
tới đảm bảo đúng theo Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh
Đồng Tháp nhằm cung cấp cho nhu cầu vật liệu xây dựng của Tỉnh.
2.1.3 Đối với khoáng sản than
bùn
Do chưa có
nhu cầu sử dụng và chất lượng than bùn tương đối thấp nên giai đoạn 2021-2030
không đưa vào khai thác khoáng sản than bùn. Sau năm 2030
sẽ rà soát lại và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện.
2.2 Tác động việc
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến quốc phòng, an
ninh
Tất cả các khu vực hoạt động khoáng sản
trên địa bàn Tỉnh không nằm trong khu vực đất quốc phòng, an ninh nên không ảnh
hưởng. Một số khu vực có khoáng sản đã được loại bỏ trong vùng cấm, tạm cấm hoạt
động khoáng sản.
2.3 Tác động việc
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến môi trường, đa dạng
sinh học, cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái
- Tuy có ảnh hưởng đến môi trường
song hầu hết các chủ đầu tư đều tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã được
nêu và phê duyệt trong báo cáo ĐTM để giảm thiểu tác động xấu trong khai thác
khoáng sản.
- Đối với khoáng sản cát lòng sông:
có tác động đến hệ thủy sinh, nuôi trồng thủy sản; xong đều đã áp dụng các biện
pháp giảm thiểu tối đa để không ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.
- Đối với các mỏ sét gạch ngói: hiện
chưa khai thác.
- Đối với Than bùn chưa được đầu tư
khai thác.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THĂM
DÒ, KHAI THÁC CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG KỲ
QUY HOẠCH
1. Quan điểm
Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050, nhằm quản lý tài nguyên khoáng sản của Tỉnh phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế ngành, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh, quy hoạch vùng chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản của cả nước,
xác định nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; các vấn đề môi trường, an
ninh, quốc phòng …, trên cơ sở đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng
sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác trong kỳ.
Đẩy nhanh công tác khảo sát, đánh
giá hiện trạng, đề xuất quản lý khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền,
sông Hậu; Tiếp tục đầu tư thăm dò, đánh giá trữ lượng đáp ứng nhu cầu khai
thác, chế biến đến năm 2050; hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản phải tuân thủ quy hoạch, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi thành phần
có ích, kiểm soát chất thải trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng
quát
- Phân vùng khai thác tài nguyên
khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.
- Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại
khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực
thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm
khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỉ lệ thích hợp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên số liệu “Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai
thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ năm
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đã được phê duyệt tại Quyết định
362/QĐ-UBND-HC, ngày 29/03/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp và số liệu của Phương
án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên trong Quy hoạch Tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.
- Đối với khoáng sản cát sông: Dựa
trên số liệu khảo sát, đánh giá hiện trạng khoáng sản cát trên lòng sông Tiền,
sông Hậu khoanh định các thân cát đảm bảo đưa vào quy hoạch như: Diện tích; trữ
lượng; độ sâu khai thác; thời gian khai thác; khoảng cách xa bờ; công suất; mục
tiêu sử dụng; tiến độ quy hoạch thăm dò khai thác trong kỳ quy hoạch. Khoanh định
khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
- Đối với khoáng sản Sét (gạch, ngói)
và than bùn
+ Thu thập tài liệu của các Báo cáo
quy hoạch khoáng sản năm 2009 và 2015 để tổng hợp, rà soát, đánh giá loại hình
khoáng sản này trong việc tích hợp với Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
+ Khoanh định lại các khối tài nguyên
sét và than bùn có triển vọng có thể cấp phép trong thời gian tới.
+ Khoanh định lại các khu vực cấm, tạm
cấm hoạt động khoáng sản đối với sét và than bùn cho phù hợp với Quy hoạch Tỉnh
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Và loại trừ các khu vưc này ra khỏi
các khối tài nguyên sét và than bùn có triển vọng có thể cấp phép trong thời
gian tới.
- Ngoài ra, còn đánh giá, khoanh định
một số khu vực có tài nguyên khoáng sản khác đó là vật liệu san lấp: Từ các dự
án nạo vét cồn nổi, nạo vét giao thông đường thủy, dự án đào hồ thủy lợi đa mục
tiêu (thu hồi đất san lấp).
III. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI KHU VỰC
VÙNG CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản được
khoanh định dựa trên các tiêu chí đã quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản số
60/2010/QH12 ngày 17/11/2010. Cụ thể với từng loại khoáng sản như sau:
1. Đối với khoáng sản cát
sông
Năm 2015, UBND Tỉnh phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát
sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tại Quyết
định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015: gồm 07 khu vực cấm khai thác cát sông.
- Năm 2022, UBND
Tỉnh phê duyệt Phương án “Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất
định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và
khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào Quy
hoạch Tỉnh thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định
362/QĐ-UBND-HC, ngày 29/03/2023. Theo đó, Phương án đã đề xuất và đưa ra 11 khu
vực cấm khai thác đến hết năm 2030, cụ thể:
Bảng 2: Các khu vực cấm hoạt động khoáng
sản cát
Số
hiệu khu vực cấm
|
Tên khu vực cấm
|
Thân cát
|
Tọa độ VN2000
|
Chiều dài khu vực
cấm (m)
|
Ghi chú
|
Căn cứ pháp lý
|
KTT105o;
múi 3o
|
X (m)
|
Y (m)
|
KHU CẤM 1
|
Sông Tiền, đoạn từ
biên giới Việt Nam - Campuchia về hạ lưu
|
C1
|
1206680
|
520267
|
500
|
Khu vực từ ranh giới
Campuchia về hạ lưu khoảng 500m
|
Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC
ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1206633
|
521316
|
1206121
|
521346
|
1206191
|
520327
|
KHU CẤM 2
|
Sông Tiền, đoạn bến
phà Tân Châu - TT Thường Thới Tiền và bờ kè Hồng Ngự
|
C1
|
1195759
|
525508
|
4200
|
Cách trung tâm bến
phà 2,1km về mỗi phía thượng và hạ lưu
|
Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1194527
|
527863
|
1195209
|
525184
|
1.195.259
|
528008
|
KHU CẤM 3
|
Nhánh sông Tiền,
đoạn chảy qua trung tâm thành phố Hồng Ngự
|
C1
|
1.196.859
|
535011
|
3.500
|
Đoạn chảy
qua trung tâm thành phố Hồng Ngự
|
Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1194358
|
537011
|
KHU CẤM 4
|
Sông Tiền, Bến phà
Mương Lớn
|
C1
|
1190971
|
537762
|
300
|
Đoạn chảy qua xã An
Bình A, TP Hồng Ngự và xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự
|
Công văn số
2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải
|
1191629
|
538527
|
1191345
|
538657
|
1190599
|
537789
|
KHU CẤM 5
|
Sông Tiền, Bến phà
An Phong - Tân Bình
|
C1
|
1171322
|
545447
|
300
|
Đoạn chảy qua xã
An Phong và xã Tân Bình, huyện Thanh Bình
|
Công văn số
2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải
|
1171578
|
546241
|
1171315
|
546402
|
1171050
|
545561
|
KHU CẤM 6
|
Sông Tiền, đoạn chảy
qua khu vực cảng Đồng Tháp
|
C4
|
1161348
|
561719
|
1.500
|
Đoạn chảy qua khu
vực cảng Đồng Tháp
|
Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1159848
|
562219
|
KHU CẤM 7
|
Sông Tiền, đoạn chảy
qua địa bàn phường 6, xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh và Cầu Cao Lãnh
|
C4
|
1151946
|
568721
|
3.000
|
Đoạn chảy qua địa
bàn phường 6, xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh và Cầu Cao Lãnh
|
Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1151946
|
571722
|
KHU CẤM 8
|
Sông Tiền, Bến phà
Sa Đéc
|
C5
|
1140100
|
583302
|
300
|
Đoạn chảy qua xã
Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc
|
Công văn số
2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải
|
1140521
|
584174
|
1140220
|
584240
|
1139837
|
583446
|
KHU CẤM 9
|
Sông Hậu, đoạn chảy
qua phà Vàm Cống
|
C6
|
1143196
|
553495
|
800
|
Đoạn chảy qua phà
Vàm Cống
|
Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp
|
1142597
|
554015
|
KHU CẤM 10
|
Sông Hậu, đoạn chảy
qua cầu Vàm Cống
|
C6
|
1142410
|
554228
|
3.000
|
đoạn chảy qua cầu
Vàm Cống
|
1140412
|
556519
|
1164898
|
558541
|
1164753
|
558695
|
1164472
|
559240
|
1162717
|
560593
|
1162848
|
560825
|
1164390
|
559727
|
KHU CẤM 11
|
Sông Hậu, Bến phà
Phong Hòa, Thới An
|
C6
|
1122532
|
571335
|
300
|
Đoạn chảy qua xã
Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ
|
Công văn số
2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải
|
1122975
|
572371
|
1122706
|
572504
|
1122303
|
571563
|
Theo kết quả khảo sát giai đoạn
này thì trên địa bàn Tỉnh có 11 khu vực cấm với tổng tài nguyên cấp 333 nằm
trong vùng cấm là 12,47 triệu m3; trong đó sông Tiền là 9,88 triệu m3,
sông Hậu là 2,59 triệu m3.
- Giai đoạn 2021-2023 (trước
khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024): toàn tỉnh có 07 khu vực
cấm khai thác (thể hiện trong Quyết định số 1472/QĐ-UBND-HC ngày 31/12/2015 của
UBND tỉnh).
- Giai đoạn 2024-2030: toàn tỉnh
có 11 khu vực cấm (bổ sung thêm 04 khu vực cấm: khu 4, khu 5, khu 8 và khu 11
nêu trên).
2. Đối với
khoáng sản sét
Giai đoạn quy hoạch
năm 2009 đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày
31/12/2009 và Quyết định số 1150/QĐ-UBND.HC ngày 22/12/2011 về việc phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu
xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến
năm 2020. Theo Quy hoạch cũ (2009-2020) toàn tỉnh có 26 thân sét (S1-S26) với tổng
tài nguyên dự báo khoảng 299,53 triệu m3.
Sau khi rà soát toàn bộ toàn bộ 26
thân sét đã được quy hoạch cho thấy: Một số thân sét chồng lấn vào khu di tích
lịch sử; chồng lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất Quốc phòng; khu bảo tồn
vườn quốc gia.... Cụ thể như: Các thân sét từ S1 đến S21 bị loại bỏ một phần diện
tích và thân sét từ S22 đến S26 không đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác giai
đoạn này. Kết quả đã xác định được tài nguyên sét nằm trong các khu vực loại bỏ
nêu trên khoảng 77,27 triệu m3.
Như vậy, giai đoạn
quy hoạch này còn lại 31 khối tài nguyên thuộc 21 thân sét có tổng tài nguyên dự
báo khoảng 222,26 triệu m3.
3. Đối với
than bùn
- Giai đoạn quy hoạch năm 2009 đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2009, với tài nguyên dự báo than bùn khoảng 0,60 triệu m3, được
phân bổ trên 5 khối tài nguyên.
- Sau khi rà soát lại hiện trạng các
khối tài nguyên cho thấy: có 1 phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy lợi,
giao thông nông thôn,…(Kết quả đã xác định được tài nguyên than bùn nằm trong
các khu vực loại bỏ nêu trên là 0,12 triệu m3). Do đó, tài nguyên
than bùn còn lại có thể xem xét đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 triệu m3.
Sau năm 2030, tài nguyên dự báo đưa
vào khai thác cho giai đoạn này khoảng 0,48 triệu m3, UBND Tỉnh sẽ
rà soát lại hiện trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại hiệu quả.
IV. KHOANH ĐỊNH
CHI TIẾT KHU VỰC MỎ, LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐẦU TƯ THĂM DÒ, KHAI THÁC
VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
Hiện nay, Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 4 loại
hình tài nguyên khoáng sản: Cát (xây dựng, san lấp); Sét (sét gạch ngói); Than
bùn và đất san lấp. Tuy nhiên, giai đoạn này than bùn chưa có nhu cầu sử dụng
vì vậy không quy hoạch khai thác trong giai đoạn này. 03 loại tài nguyên khoáng
sản chính là cát (xây dựng và san lấp); sét (sét gạch, ngói) và đất san lấp.
Ngoài ra, có thể thu hồi một số khoáng sản cát lẫn sét nạo vét tại các bãi bồi,
cồn nổi; hồ thủy lợi đa mục tiêu; các dự án nạo vét luồng (vật liệu san lấp).
1. Công tác khảo
sát, đánh giá hiện trạng, làm cơ sở đề xuất định hướng quản lý, khai thác
khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp
- Đối với cát sông: Tài nguyên khoáng
sản bao gồm tài nguyên khoáng sản có thực tế cộng với tài nguyên khoáng sản bồi
lắng để phục vụ cho việc phân bổ khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 (sau khi đã loại bỏ các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản).
- Đối với sét và than bùn: Tài nguyên
khoáng sản bao gồm tài nguyên khoáng sản có thực tế trừ đi phần tài nguyên
khoáng sản nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản để phục vụ cho
việc phân bổ khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
1.1. Tổng hợp
tài nguyên khoáng sản cát sông
Bảng 3: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản cát
thực tế
Tài
nguyên cấp 333 khoáng sản cát tính đến các cốt khai thác theo các sông m3)
|
Sông Tiền (m3)
|
Sông Hậu (m3)
|
Tổng (m3)
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -15m
|
31.541.490
|
4.194.419
|
35.735.909
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -16m
|
41.099.717
|
5.668.485
|
46.768.202
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m
|
50.657.937
|
7.142.549
|
57.800.486
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -18m
|
62.154.041
|
8.812.992
|
70.967.033
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -19m
|
72.331.877
|
11.531.624
|
83.863.501
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -20m
|
84.364.766
|
12.267.543
|
96.632.309
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến đáy thân khoáng cát
|
119.973.258
|
13.835.088
|
133.808.346
|
Tài nguyên cấp 333 tính cho các khu vực cấm, tạm
cấm
|
9.878.524
|
2.591.553
|
12.470.077
|
Bảng 4: Tổng hợp tài nguyên cát có tính đến
lượng cát bồi hoàn từ năm 2022 đến năm 2030 (9 năm); 3% cát bồi hoàn mỗi năm
THỐNG KÊ
|
TÀI NGUYÊN CÁT THEO CÁC CỐT ĐỘ CAO
|
-15m
|
-16m
|
-17m
|
-18m
|
-19m
|
-20m
|
SÔNG TIỀN
|
Thực tế
|
31.541.490
|
41.099.717
|
50.657.937
|
62.154.041
|
72.331.877
|
84.364.766
|
Bồi hoàn
|
8.516.202
|
11.096.924
|
13.677.643
|
16.781.591
|
19.529.607
|
22.778.487
|
Tổng
|
40.057.692
|
52.196.641
|
64.335.580
|
78.935.632
|
91.861.484
|
107.143.253
|
SÔNG HẬU
|
Thực tế
|
4.194.419
|
5.668.485
|
7.142.549
|
8.812.992
|
11.531.624
|
12.267.543
|
Bồi hoàn
|
1.132.493
|
1.530.491
|
1.928.488
|
2.379.508
|
3.113.538
|
3.312.237
|
Tổng
|
5.326.912
|
7.198.976
|
9.071.037
|
11.192.500
|
14.645.162
|
15.579.780
|
TỔNG TOÀN TỈNH
|
Thực tế
|
35.735.909
|
46.768.202
|
57.800.486
|
70.967.033
|
83.863.501
|
96.632.309
|
Bồi hoàn
|
9.648.695
|
12.627.415
|
15.606.131
|
19.161.099
|
22.643.145
|
26.090.723
|
Tổng
|
45.384.604
|
59.395.617
|
73.406.617
|
90.128.132
|
106.506.646
|
122.723.032
|
1.2. Tổng hợp tài
nguyên khoáng sản sét
Bảng 5: Tổng
hợp tài nguyên khoáng sản sét thực tế
STT
|
Tài nguyên
khoáng sản sét và đất san lấp đi kèm trong các thân khoáng sét
|
Khoáng sản sét
(m3)
|
Khoáng sản đất
san lấp đi kèm (m3)
|
1
|
Tổng tài nguyên khoáng sản huy động vào khai thác
|
222.255.089
|
107.623.932
|
2
|
Tổng tài nguyên khoáng sản trong các khu cấm
|
77.274.366
|
32.164.540
|
1.3. Tổng hợp tài
nguyên khoáng sản than bùn
Bảng
6: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản than bùn thực tế
STT
|
Tài nguyên
khoáng sản than bùn và đất san lấp đi kèm trong các thân khoáng than bùn
|
Khoáng sản than
bùn (m3)
|
Khoáng sản đất
san lấp đi kèm (m3)
|
1
|
Tổng tài nguyên khoáng sản huy động vào khai thác
|
479.221
|
602.282
|
2
|
Tổng tài nguyên khoáng sản trong các khu cấm
|
124.188
|
356.509
|
1.4. Khối lượng
cát nạo vét tại các cồn nổi
Theo Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023 của UBND Tỉnh đã đề xuất
4 cồn nổi. Cụ thể như sau:
Bảng 7: Tổng
hợp khối lượng vật liệu nạo vét (dự kiến)
STT
|
Khu vực nạo vét
|
Cấp độ cao nạo
vét
|
Dự kiến Diện
tích khu nạo vét (m2)
|
Dự kiến chiều dày
nạo vét trung bình (m)
|
Dự kiến khối lượng
cát, bùn cát nạo vét (m3)
|
1
|
Cồn Đông Giang
|
Cấp 1 (-5m)
|
134.000
|
3,8
|
509.200
|
|
|
Cấp 2 (-7m)
|
135.000
|
4,5
|
607.500
|
|
|
Cấp 3 (-9m)
|
391.000
|
2,8
|
1.094.800
|
2
|
Cồn Linh
|
Toàn bộ (-9m)
|
545.000
|
1,9
|
1.035.500
|
3
|
Cồn Long Tả
|
Khu nạo vét (-5m)
|
13.800
|
4,6
|
63.480
|
|
|
Khu nạo vét (-9m)
|
136.200
|
7,2
|
980.640
|
4
|
Cồn Long Khánh
|
Khu nạo vét (-9m)
|
170.000
|
8,2
|
1.394.000
|
TỔNG
|
|
|
|
5.685.120
|
CỒN ĐÔNG GIANG
|
|
|
|
2.211.500
|
CỒN LINH
|
|
|
|
1.035.500
|
CỒN LONG TẢ
|
|
|
|
1.044.120
|
CỒN LONG KHÁNH
|
|
|
|
1.394.000
|
- Đây là khối lượng vật liệu san lấp
(cát san lấp) góp phần phục vụ cho việc phân bổ tài nguyên cát giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm giảm bớt áp lực khối lượng cát phân bổ
cho giai đoạn này.
- Ngoài các cồn
nổi nêu trên, trên địa bàn Tỉnh còn có một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem
xét đưa vào nạo vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng
điểm của tỉnh, của trung ương và các công trình dân sinh.
1.5. Đối với
đất san lấp (vật liệu xây dựng thông thường)
Toàn
tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện tích 200,47 ha. Các vị trí, khu vực
khai thác cụ thể được thể hiện đồng bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất
đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg
ngày 11/01/2024. Hàng năm, các địa phương rà soát, cân đối các vị trí đất khai
thác để đưa vào Kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
1.6. Khối lượng đất
san lấp thu hồi từ các dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu
Dự kiến toàn Tỉnh có 03 dự án, thực hiện trên địa bàn huyện Hồng
Ngự, huyện Tam Nông, huyện Cao Lãnh, với tổng diện tích khoảng 1.552 ha. Chi tiết
về vị trí, khoanh vùng khu vực các hồ thủy lợi đa mục tiêu thể hiện đồng bộ với
phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Phụ lục XII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.
+ Vị trí 01: Tại xã Thường Lạc, huyện
Hồng Ngự. Diện tích 92 ha
+ Vị trí 02: Tại ô bao số 39
(412 ha) và ô bao số 40 (888 ha), xã Phú Cường, huyện Tam Nông. Tổng 1.300 ha.
+ Vị trí 03: tại Khu A, Đội II, đất rừng
sản xuất thuộc Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng quản lý, tại
xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh. Diện tích 160 ha.
Khi Dự án được triển khai thực hiện
thì đây là một trong số nguồn tài nguyên làm vật liệu san lấp (khoáng sản vật
liệu xây dựng thông thường) chủ yếu của tỉnh trong giai
đoạn này.
1.7. Nạo
vét lưu thông luồng đường thủy
Ngoài các nguồn
vật liệu san lấp nêu trên, thời gian tới địa phương sẽ rà soát các nguồn khác để
kịp thời bổ sung vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có các dự án vét
luồng đường thủy nội địa do các cơ quan quản lý đề xuất.
2. Phương án lựa
chọn loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác trong kỳ quy hoạch
tỉnh.
2.1. Đối với khoáng
sản cát lòng sông
Căn cứ Phương án bảo vệ, khai thác và sử
dụng tài nguyên trong Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số
39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.
Như vậy, cát lòng sông Tiền,
sông Hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được Quy hoạch thời kỳ năm 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050 như sau:
- Cao trình khai thác: được phép khai
thác đến cốt tối đa -17m.
- Khoảng cách từ khu vực khai thác đến
bờ sông: gần nhất 200m.
- Tổng sản lượng cho kỳ quy hoạch
2021-2030 trên địa bàn Tỉnh là: 73,4 triệu m3 cát.
- Công suất khai thác có thể được
phân theo kỳ giai đoạn như sau:
+ Đối với giai đoạn 2021-2025: công
suất cấp phép hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.
Ghi chú: Qua khảo sát hiện trạng, hiện
có 18 khu vực với diện tích 369,69ha, tổng trữ lượng khoảng 6,89 triệu m3
(chi tiết tại Bảng số 10) tạm thời chưa xem xét khai thác trong giai đoạn
đến hết năm 2025, do đây là các khu vực có diện tích nhỏ, trữ lượng ít,
gần đạt cao trình cho phép khai thác, chất lượng cát không đạt
yêu cầu. Các khu vực này sẽ được thăm dò, đánh giá và xem xét khai thác trong
giai đoạn 2026-2030).
+ Đối với giai đoạn 2026-2030: Công
suất cấp phép hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.
+ Giai đoạn sau 2030 - tầm nhìn đến
năm 2050: UBND Tỉnh quyết định cho rà soát, tổng hợp trữ lượng đã cấp phép khai
thác thực tế và trữ lượng dự báo khảo sát để thực hiện cho giai đoạn này, kết hợp
khảo sát lại hiện trạng đáy sông.
Kế hoạch thăm dò, phân kỳ khai thác
được nêu tại Bảng số 8 và Bảng số 9:
Bảng 8: Bảng thống kê tên thân khoáng,
khối tài nguyên, tọa độ và trữ lượng tài
nguyên
STT
|
Tên thân khoáng
|
Tên khối tài nguyên
|
VN2000 kinh tuyến trục 105º; múi 3º
|
Tài nguyên cát được tính đến độ sâu cốt -17,0m
|
Tổng tài nguyên cát đến đáy thân cát tính cả bồi lắng
(m3) (tài nguyên dự trữ dưới cốt -17m)
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Diện tích khối tài nguyên (m2)
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m (m)
|
Khối lượng cát bồi lắng trong 9 năm (3%/năm)
(2022-2030)
|
Tổng trữ lượng và tài nguyên cát đến -17m tính cả bồi
lắng còn lại đến T6.2022
|
X (m)
|
Y (m)
|
X (m)
|
Y (m)
|
1
|
C1
|
1-333
|
1.206.161
|
520.759
|
1.199.391
|
523.074
|
3.649.213
|
550.636
|
148.672
|
699.308
|
14.012.978
|
2
|
C1
|
2-333
|
1.199.391
|
523.074
|
1.195.209
|
525.185
|
1.220.130
|
1.905.296
|
514.430
|
2.419.726
|
6.637.507
|
3
|
C1
|
3-333
|
1.194.687
|
527.895
|
1.190.202
|
538.668
|
9.220.959
|
10.925.139
|
2.949.788
|
13.874.927
|
33.933.130
|
I.CÁT XÂY DỰNG
|
|
|
|
|
14.090.302
|
13.381.071
|
3.612.890
|
16.993.961
|
54.583.614
|
4
|
C1
|
4-333
|
1.196.444
|
531.949
|
1.196.536
|
534.976
|
1.209.574
|
1.670.581
|
451.057
|
2.121.638
|
4.451.232
|
5
|
C1
|
5-333
|
1.190.202
|
538.668
|
1.182.129
|
541.228
|
7.251.467
|
6.535.858
|
1.764.682
|
8.300.540
|
27.845.634
|
6
|
C1
|
6-333
|
1.182.129
|
541.228
|
1.171.283
|
545.839
|
6.410.256
|
4.064.564
|
1.097.432
|
5.161.996
|
21.538.461
|
7
|
C2
|
7-333
|
1.169.341
|
547.191
|
1.166.610
|
549.345
|
1.275.172
|
371.360
|
100.267
|
471.627
|
3.264.440
|
8
|
C2
|
8-333
|
1.166.610
|
549.345
|
1.165.142
|
552.601
|
631.199
|
656.382
|
177.223
|
833.605
|
2.827.771
|
9
|
C3
|
9-333
|
1.175.869
|
53.751
|
1.169.634
|
540.192
|
1.025.517
|
2.461.241
|
664.535
|
3.125.776
|
4.430.234
|
10
|
C4
|
10-333
|
1.164.802
|
558.675
|
1.161.201
|
561.343
|
349.434
|
|
|
|
615.003
|
11
|
C4
|
11-333
|
1.159.763
|
562.002
|
1.151.583
|
568.721
|
8.205.956
|
14.260.088
|
3.850.224
|
18.110.312
|
30197918,4
|
12
|
C4
|
12-333
|
1.151.355
|
571.722
|
1.147.009
|
581.205
|
6.542.019
|
3.262.782
|
880.951
|
4.143.733
|
17.794.291
|
13
|
C4
|
13-333
|
1.147.009
|
581.205
|
1.142.504
|
582.664
|
2.816.438
|
2.508.935
|
677.412
|
3.186.347
|
10.815.122
|
14
|
C5
|
14-333
|
1.140.379
|
583.826
|
1.138.740
|
589.477
|
4.813.950
|
528.238
|
142.624
|
670.862
|
7.702.320
|
15
|
C5
|
15-333
|
1.138.740
|
589.477
|
1.136.481
|
597.735
|
2.629.988
|
956.837
|
258.346
|
1.215.183
|
5.891.173
|
16
|
C6
|
16-333
|
1.140.065
|
556.225
|
1.135.037
|
562.937
|
3.910.124
|
3.900.961
|
1.053.259
|
4.954.220
|
10.635.538
|
17
|
C6
|
17-333
|
1.135.037
|
562.937
|
1.129.498
|
567.452
|
1.422.421
|
1.337.751
|
361.193
|
1.698.944
|
3.186.222
|
18
|
C6
|
18-333
|
1.129.498
|
567.452
|
1.120.870
|
574.522
|
3.247.805
|
1.903.837
|
514.036
|
2.417.873
|
8.314.381
|
II. CÁT SAN LẤP
|
|
|
|
|
51.741.320
|
44.419.415
|
11.993.241
|
56.412.656
|
159.509.739
|
III. TỔNG
|
|
|
|
|
65.831.622
|
57.800.486
|
15.606.131
|
73.406.617
|
214.093.354
|
IV. SÔNG TIỀN
|
|
|
|
|
|
50.657.937
|
13.677.643
|
64.335.580
|
191.957.213
|
V. SÔNG HẬU
|
|
|
|
|
|
7.142.549
|
1.928.488
|
9.071.037
|
22.136.141
|
Bảng
9: Bảng thống kê dự kiến kế hoạch thăm dò, phân kỳ khai thác cát sông tỉnh Đồng
Tháp đến từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
STT
|
Tên thân khoáng
|
Tên khối tài nguyên
|
Dự kiến Tài nguyên cát được tính đến độ sâu cốt
-17,0m
|
Dự kiến Tổng tài nguyên cát đến đáy thân cát tính cả
bồi lắng (m3) (tài nguyên dự trữ dưới cốt -17m)
|
Phương án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản cát
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Vị trí; Địa danh
|
Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m (m)
|
Khối lượng cát bồi lắng trong 9 năm (3%/năm)
(2022-2030)
|
Tổng trữ lượng và tài nguyên cát đến -17m tính cả bồi
lắng còn lại đến T6.2022
|
Loại hình quy hoạch
|
Giai đoạn năm 2021-2025 (theo nhu cầu sử dụng)
|
Giai đoạn năm 2026-2030 (Dự kiến)
|
Tầm nhìn đến năm 2050 (tài nguyên dự trữ)
|
Cốt khai
thác -17m
|
Khoảng cách xa bờ (m)
|
Công suất khai thác trong năm tối đa đối với các thân
cát (m3)
|
Tổng sản lượng khai thác trong giai đoạn này (m3)
|
Công suất dự kiến trong năm (m3)
|
Tổng sản lượng dự kiến giai đoạn này (m3)
|
Công suất dự kiến tối đa trong năm (m3)
|
Tổng tài nguyên cho giai đoạn này và dự trữ (m3)
|
1
|
C1
|
1-333
|
550.636
|
148.672
|
699.308
|
14.012.978
|
Thăm dò, khai thác công nghiệp
|
-17
|
200
|
13.550.000
|
54.210.000
|
8.000.000
|
19.196.617
|
10.700.000
|
214.093.354
|
Sông Tiền-Hồng Ngự
|
2
|
C1
|
2-333
|
1.905.296
|
514.430
|
2.419.726
|
6.637.507
|
-17
|
200
|
3
|
C1
|
3-333
|
10.925.139
|
2.949.788
|
13.874.927
|
33.933.130
|
-17
|
200
|
I.CÁT XÂY DỰNG
|
13.381.071
|
3.612.890
|
16.993.961
|
54.583.614
|
|
|
|
4
|
C1
|
4-333
|
1.670.581
|
451.057
|
2.121.638
|
4.451.232
|
Thăm dò, khai thác công nghiệp
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Hồng Ngự
|
5
|
C1
|
5-333
|
6.535.858
|
1.764.682
|
8.300.540
|
27.845.634
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Hồng Ngự, Tam Nông
|
6
|
C1
|
6-333
|
4.064.564
|
1.097.432
|
5.161.996
|
21.538.461
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Tam Nông, Thanh Bình
|
7
|
C2
|
7-333
|
371.360
|
100.267
|
471.627
|
3.264.440
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Thanh Bình
|
8
|
C2
|
8-333
|
656.382
|
177.223
|
833.605
|
2.827.771
|
-17
|
200
|
9
|
C3
|
9-333
|
2.461.241
|
664.535
|
3.125.776
|
4.430.234
|
-17
|
200
|
10
|
C4
|
10-333
|
|
|
|
615.003
|
|
|
Sông Tiền-Thanh Bình, Cao Lãnh
|
11
|
C4
|
11-333
|
14.260.088
|
3.850.224
|
18.110.312
|
30197918,4
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Cao Lãnh
|
12
|
C4
|
12-333
|
3.262.782
|
880.951
|
4.143.733
|
17.794.291
|
-17
|
200
|
13
|
C4
|
13-333
|
2.508.935
|
677.412
|
3.186.347
|
10.815.122
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Cao Lãnh, Châu Thành
|
14
|
C5
|
14-333
|
528.238
|
142.624
|
670.862
|
7.702.320
|
-17
|
200
|
Sông Tiền-Châu Thành
|
15
|
C5
|
15-333
|
956.837
|
258.346
|
1.215.183
|
5.891.173
|
-17
|
200
|
16
|
C6
|
16-333
|
3.900.961
|
1.053.259
|
4.954.220
|
10.635.538
|
-17
|
200
|
Sông Hậu-Lấp Vò, Lai Vung
|
17
|
C6
|
17-333
|
1.337.751
|
361.193
|
1.698.944
|
3.186.222
|
-17
|
200
|
Sông Hậu-Lai Vung
|
18
|
C6
|
18-333
|
1.903.837
|
514.036
|
2.417.873
|
8.314.381
|
-17
|
200
|
II. CÁT SAN LẤP
|
44.419.415
|
11.993.241
|
56.412.656
|
159.509.739
|
|
|
|
|
III. TỔNG
|
57.800.486
|
15.606.131
|
73.406.617
|
214.093.354
|
|
|
|
13.550.000
|
54.210.000
|
8.000.000
|
19.196.617
|
10.700.000
|
214.093.354
|
|
Ghi chú:
- Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo
cho giai đoạn 2021-2030 là 73,4 triệu m3.
- Đối với giai đoạn 2021-2025: công
suất cấp phép hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.
- Đối với giai đoạn 2026-2030: Công
suất cấp phép hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.
Bảng
số 10: Thống kê 18 khu vực tạm thời chưa xem xét khai thác trong giai đoạn 2021-2025
STT
|
Tên mỏ (vị trú
mỏ)
|
Thân cát theo
quy hoạch và khối tài nguyên
(QH tỉnh 2021-2030)
|
Diện tích khu mỏ
(ha)
|
cao trình trung
bình
(m)
|
Cao trình khai
thác
(m)
|
Trữ lượng dự kiến
đề xuất (tạm tính đến cốt khai thác)
(m3)
|
Ghi chú
|
1
|
Mỏ cát xã Thường Phước
1, huyện Hồng Ngự
|
C1; 1-333
|
15,90
|
-16,6
|
-17
|
50.000
|
trữ lượng thấp
|
2
|
Mỏ Thường Phước 2,
(đã phê duyệt trong QĐ 220 về đấu giá)
|
C1; 2-333
|
21,30
|
-13,2
|
-17
|
809.400
|
gần kè Thường thới
Tiền
|
3
|
Mỏ cát xã
Long Khánh B, Phú Thuận B, Hồng Ngự
|
C1, 3- 333
|
6,22
|
-16,5
|
-17
|
31.000
|
trữ lượng thấp
|
4
|
Mỏ cát xã Phú Thuận
B, H. Hồng Ngự
|
C1; 3-333
|
8,39
|
-15,1
|
-17
|
159.410
|
diện tích nhỏ, trữ
lượng thấp
|
5
|
Mỏ cát xã Tân Hòa,
huyện Thanh Bình
|
C1; 5-333
|
2,7
|
-14,9
|
-17
|
50.000
|
trữ lượng thấp
|
6
|
Mỏ cát xã Tân Huề,
huyện Thanh Bình
|
C3; 9-333
|
20,0
|
-13,0
|
-17
|
0
|
dân ngăn cản không
cho khai thác
|
7
|
Mỏ cát Phường 11,
TP. Cao Lãnh
|
C4; 11-333
|
16,00
|
-15,5
|
-17
|
240.000
|
gần khu vực an
ninh - quốc phòng
|
8
|
Mỏ cát xã An Phong
và xã Tân Bình, huyện Thanh Bình
|
C1; 6-333
|
28,64
|
16,5
|
-17
|
143.500
|
Bề dầy cát mỏng
|
9
|
Mỏ cát Tân Bình và
Tân Thạnh (khu vực khoang định đấu giá tại QĐ 220 năm 2013 )
|
C2; 7-333
|
45,00
|
-16,7
|
0
|
0
|
Bề dầy cát mỏng
|
10
|
Mỏ cát thuộc xã
Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (khu vực cồn Linh)
|
C5; 14-333
|
45,00
|
từ -2m đến -12m
|
-17
|
3.260.000
|
Cát lẫn nhiều bùn
và tạp chất;
|
11
|
Bình Thạnh, huyện
Cao Lãnh (bãi sìn ngay Vàm sông Cái Nhỏ)
|
C5; 14-333
|
12,30
|
-7
|
-17
|
984.000
|
Cát lẫn nhiều bùn
và tạp chất;
|
12
|
Mỏ cát xã Bình Thạnh,
An Hiệp
|
C5; 15-333
|
23,24
|
-16,6
|
-17
|
90.000
|
Bề dầy cát mỏng
|
13
|
Mỏ cát xã An Nhơn
(dưới đường dây điện)
|
C5; 15-333
|
8,20
|
-15,5
|
-17
|
123.000
|
Chất lượng cát lẫn
nhiều bùn và tạp chất
|
14
|
Tân Thành, huyện
Lai Vung và xã Định Yên, huyện Lấp Vò
|
C6; 16-333
|
21,80
|
-16,0
|
-17
|
150.000
|
Chất lượng cát lẫn
nhiều bùn và tạp chất
|
15
|
Mỏ Tân Thành (Cảng
Bảo mai)
|
C6; 16-333
|
12,91
|
-16,4
|
-17
|
0
|
Bề dầy cát mỏng
|
16
|
Mõ cát xã Tân
Thành, huyện Lai Vung
|
C6; 16-333
|
8,29
|
-15,17
|
-17
|
70.000
|
Chất lượng cát có
nhiều bùn và tạp chất
|
17
|
Mỏ cát xã Tân Hòa,
huyện Lai Vung
|
C6; 18-333
|
36,80
|
-14,5
|
-17
|
368.000
|
cát lẩn nhiều bùn
và tạp chất
|
18
|
Mỏ cát xã Định
Hòa, huyện Lai Vung
|
C6; 18-333
|
37,00
|
-14,5
|
-17
|
370.000
|
cát lẩn nhiều bùn
và tạp chất
|
|
|
|
369,69
|
|
|
6.898.310
(6,89 triệu m3)
|
|
* Khu vực
cấm hoạt động khai thác:
- Giai đoạn 2021-2030: gồm 11 khu vực
cấm khai thác (sông Tiền có 8 khu vực, sông Hậu có 3 khu vực) và các khu vực
này có cụ thể tọa độ giới hạn điểm đầu và điểm cuối, cụ thể như sau:
+ Giai đoạn
2021-2023 (trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024):
toàn Tỉnh có 07 khu vực cấm khai thác (thể hiện trong Quyết định số
1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND Tỉnh).
+ Giai đoạn
2024-2030: toàn tỉnh có 11 khu vực cấm (bổ sung thêm 04 khu vực cấm: khu 4, khu
5, khu 8 và khu 11).
- Giai đoạn sau năm 2030 sẽ rà soát lại
hiện trạng và trình cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
(Chi
tiết được nêu trong Bảng số 2)
2.2. Đối với
khoáng sản đất sét
- Gồm 26 thân sét (từ S1 đến S26), tổng
trữ lượng 299,53 triệu m3. Trong đó:
+ Có 21 thân sét (từ S1 đến S21) có
thể xem xét thăm dò, khai thác với tổng trữ lượng 222,26 triệu m3.
+ Đối với 5 thân sét còn lại (từ thân
sét S22 đến S26) không đưa vào khai thác (thân sét chồng lấn vào khu di tích lịch
sử; chồng lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất Quốc phòng; khu bảo tồn vườn
quốc gia).
- Cao trình khai thác: tối đa -3,0
mét.
- Trữ lượng có thể khai thác phân kỳ
theo giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2021-2025: thăm dò, xem
xét khai thác tối đa là 0,7 triệu m3
+ Giai đoạn 2026-2030: thăm dò, xem
xét khai thác tối đa là 0,9 triệu m3
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến
2050: 220,66 triệu m3
- Việc phân bổ khối lượng tài nguyên Sét
theo giai đoạn nêu trên căn cứ theo Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng
Tháp thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định
số 1439/QĐ-UBND.HC ngày 29/12/2022 của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Căn cứ tình hình thực
tế, UBND Tỉnh quyết định việc rà soát, cân đối, điều chỉnh sản lượng khai thác
của từng giai đoạn theo quy định.
Tài nguyên được phân bổ cho các giai
đoạn theo Bảng số 11:
Bảng 11: Bảng phân bổ tài nguyên khoáng sản
sét cho các giai đoạn
STT
|
Tên thân khoáng
sét
|
Tên khối tài
nguyên sét
|
Tài nguyên
khoáng sản sét tính đến tháng 6 năm 2022 (m3)
|
Cao trình cho
phép khai thác tối đa (m)
|
Tài nguyên sét
phân bổ cho giai đoạn 2021-2025 (m3)
|
Tài nguyên sét
phân bổ cho giai đoạn 2026-2030 (m3)
|
Tài nguyên sét dự
trữ cho giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050 (m3)
|
1
|
S1
|
1-334b
|
19.177.164
|
-3,0
|
0,7 triệu
|
0,9 triệu
|
220,66 triệu
|
2
|
S2
|
2-334b
|
1.574.188
|
3
|
S3
|
3-334a
|
12.700.064
|
4
|
4-334b
|
2.516.618
|
5
|
S4
|
5-334b
|
9.036.936
|
6
|
S5
|
6-334b
|
2.375.769
|
7
|
S6
|
7-334b
|
5.702.128
|
8
|
S7
|
8-334a
|
5.774.856
|
9
|
9-334b
|
5.123.417
|
10
|
S8
|
10-334a
|
49.948.704
|
11
|
11-334b
|
10.944.285
|
12
|
S9
|
12-333
|
5.534.140
|
13
|
13-334a
|
6.351.260
|
14
|
14-334b
|
6.504.363
|
15
|
S10
|
15-334a
|
1.391.579
|
16
|
16-334b
|
2.451.039
|
17
|
S11
|
17-333
|
6.595.045
|
18
|
18-334a
|
3.825.908
|
19
|
19-333
|
5.035.086
|
20
|
20-334b
|
11.951.384
|
21
|
S12
|
21-334b
|
11.183.008
|
22
|
S13
|
22-334b
|
6.465.957
|
23
|
S14
|
23-334a
|
5.364.598
|
24
|
24-334b
|
1.714.265
|
25
|
S15
|
25-334b
|
2.686.638
|
26
|
S16
|
26-334b
|
9.795.215
|
27
|
S17
|
27-334b
|
2.258.872
|
28
|
S18
|
28-334b
|
1.095.306
|
29
|
S19
|
29-334b
|
1.636.011
|
30
|
S20
|
30-334b
|
1.793.711
|
31
|
S21
|
31-334b
|
3.747.575
|
TỔNG
|
222,26 triệu
|
-3,0
|
0,7 triệu
|
0,9 triệu
|
220,66 triệu
|
Trữ lượng khoáng sản Sét trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp rất lớn, Do đó, việc phân bổ trữ lượng như trên cần đánh giá đến
khả năng tăng trưởng của địa phương để bố trí trữ lượng khai thác phù hợp (có
thể xem xét bổ sung thêm trữ lượng khai thác trong các giai đoạn). Ngoài ra, nếu
nhu cầu của thị trường tăng mạnh trong thời gian tới để đáp ứng mức độ phát triển
của khu vực, khi cần thiết có thể xem xét điều chỉnh sản lượng khai thác sét
cho phù hợp nhưng không vượt quá 100% trữ lượng được phân bổ trong giai đoạn
2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
2.3. Đối với
khoáng sản than bùn
- Gồm 3 thân khoáng than bùn được
chia làm 5 khối tài nguyên, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 0,60 triệu
m3. Tuy nhiên, trữ lượng than bùn có thể xem xét đưa vào thăm dò khai
thác khoảng 0,48 triệu m3 (giảm 0,12 triệu m3 do có một
phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn).
- Trữ lượng có thể khai thác phân
theo giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2021-2030: Không khai
thác.
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến
2050: Tài nguyên dự báo đưa vào khai thác cho giai đoạn này khoảng 0,48 triệu m3,
UBND Tỉnh rà soát lại hiện trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại
hiệu quả.
Tài nguyên được phân bổ cho các giai
đoạn theo Bảng số 12:
Bảng 12: Bảng
phân bổ tài nguyên than bùn cho các giai đoạn
STT
|
Tên thân khoáng
than bùn
|
Tên khối tài
nguyên than bùn
|
Tài nguyên
khoáng sản than bùn tính đến tháng 6 năm 2022 (m3)
|
Tài nguyên phân
bổ cho giai đoạn 2021-2030 (m3)
|
Tài nguyên dự
trữ cho giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050 (m3)
|
1
|
T1
|
1-333
|
262.127
|
0
|
262.127
|
2
|
T1
|
2-334a
|
175.026
|
0
|
175.026
|
3
|
T2
|
3-333
|
15.717
|
0
|
15.717
|
4
|
T2
|
4-334a
|
17.777
|
0
|
17.777
|
5
|
T3
|
5-334a
|
8.574
|
0
|
8.574
|
TỔNG
|
479.221
(0,48 triệu m3)
|
0
|
479.221
(0,48 triệu m3)
|
2.4. Đối với đất san
lấp (vật liệu xây dựng thông thường)
Toàn tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai
thác, với diện tích khoảng 200,47 ha. Các vị trí, khu vực khai thác cụ thể được
thể hiện đồng bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất đai được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Hàng
năm, các địa phương rà soát, cân đối các vị trí đất khai thác để đưa vào Kế hoạch
sử dụng đất theo quy định.
- Tổng nhu cầu khai thác đất: khoảng 6,80
triệu m3.
- Trữ lượng có thể khai thác phân
theo giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2021-2025: dự kiến sản lượng
khai thác 1,27 triệu m3.
+ Giai đoạn 2026-2030: dự kiến sản lượng
khai thác 3,05 triệu m3.
+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến
2050: dự kiến sản lượng khai thác 2,48 triệu m3.
- Đất khi khai thác được sử dụng
để phục vụ cho việc san lấp các công trình giao thông; các khu, cụm, tuyến dân
cư và một số công trình khác có nhu cầu cấp thiết trên địa bàn
huyện, tỉnh.
- Đất sau khi khai thác là các ao, hồ,
địa phương sẽ sử dụng cho nhiều mục đích như: hồ sinh thái, ao nuôi trồng thủy
sản, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng cháy chữa cháy, hồ đa mục
tiêu.
Tài nguyên và vị trí được phân bổ cho
các giai đoạn được nêu tại Bảng số 13 và Bảng số 14:
Bảng
13: Bảng phân bổ tài nguyên đất san lấp cho các giai đoạn
STT
|
Tên
huyện, thành phố
|
Số
vị trí, khu vực khai thác
|
Diện
tích
(ha)
|
Dự
kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn 2021-2025
(m3)
|
Dự
kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn 2026-2030
(m3)
|
Dự
kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn sau năm 2030
(m3)
|
Tổng
(m3)
|
Ghi
chú
|
1
|
Tam
Nông
|
03
|
26,0
|
245.000
|
665.000
|
0
|
910.000
|
Khối lượng dự kiến
khai thác chiếm khoảng 70% khối lượng toàn mỏ (30% còn lại để làm bờ bao,
taluy mái)
|
2
|
Hồng
Ngự
|
04
|
25,0
|
150.000
|
400.000
|
300.000
|
850.000
|
|
3
|
Thanh
Bình
|
05
|
15,0
|
208.000
|
240.000
|
280.000
|
728.000
|
|
4
|
Lai
Vung
|
04
|
25,49
|
0
|
422.282
|
469.985
|
892.267
|
|
5
|
Tân
Hồng
|
06
|
25,0
|
200.000
|
300.000
|
500.000
|
1.000.000
|
|
6
|
TP.
Hồng Ngự
|
02
|
19,0
|
220.000
|
230.000
|
230.000
|
680.000
|
|
7
|
TP.
Sa Đéc
|
01
|
6,20
|
0
|
248.000
|
0
|
248.000
|
|
8
|
Lấp
Vò
|
10
|
28,78
|
100.000
|
200.000
|
200.000
|
500.000
|
|
9
|
Tháp
Mười
|
04
|
30,00
|
150.000
|
350.000
|
500.000
|
1.000.000
|
|
10
|
Cao
Lãnh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
11
|
TP
Cao Lãnh
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
12
|
Châu
Thành
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
Tổng
|
39
|
200,47
|
1.273.000
(1,27
triệu)
|
3.055.282
(3,05
triệu)
|
2.479.985
(2,48
triệu)
|
6.808.267
(6,80
triệu)
|
|
|
Ghi chú: Trong
quá trình thực hiện quy hoạch, đối với các điểm mỏ thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh
sẽ do UBND Tỉnh căn cứ phương án quy hoạch này và các phương án quy hoạch khác
có liên quan, rà soát và tự điều chỉnh số lượng, ranh giới, công suất, lộ trình
khai thác, mục tiêu sử dụng (nếu cần) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa
phương và các quy định hiện hành. Đồng thời, căn cứ điều kiện thực tế, hồ sơ
đánh giá tác động môi trường để xem xét độ sâu khai thác từng vị trí cho phù hợp.
Bảng
14: Vị trí cụ thể từng khu vực khai thác đất san lấp:
STT
|
Tên
huyện, thành phố
|
Số
vị trí, khu vực khai thác
|
Diện
tích (ha)
|
Địa
điểm
|
Hiện
trạng đất
|
1
|
Tam
Nông
|
03
|
26,0
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
7,0
|
Xã Phú Cường
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
12,5
|
Vị
trí 3
|
|
6,5
|
2
|
Hồng
Ngự
|
04
|
25,0
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
9,8
|
Xã Thường
Lạc
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
7,2
|
Xã
Thường Lạc
|
Vị
trí 3
|
|
3,0
|
Xã
Long Khánh B
|
Vị
trí 4
|
|
5,0
|
Xã
Phú Thuận A
|
3
|
Thanh
Bình
|
05
|
15,0
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
3,0
|
Xã
Phú Lợi
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
3,0
|
Xã
Tân Mỹ
|
Vị
trí 3
|
|
3,0
|
Xã
An Phong
|
Vị
trí 4
|
|
3,0
|
Xã
Bình Tấn
|
Vị
trí 5
|
|
3,0
|
Xã
Tân Thạnh
|
4
|
Lai
Vung
|
04
|
25,49
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
6,90
|
Xã
Phong Hòa
|
Đất hộ gia đình, cá nhân đang trồng
lúa và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
5,16
|
Xã
Hòa Thành
|
Vị
trí 3
|
|
6,72
|
Xã
Long Thắng
|
Vị
trí 4
|
|
6,70
|
Xã
Tân Phước
|
5
|
Tân
Hồng
|
06
|
25,0
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
8,0
|
Xã
Tân Hộ Cơ
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
5,0
|
Xã
Bình Phú
|
Vị
trí 3
|
|
2,5
|
Xã
Thông Bình
|
Vị
trí 4
|
|
5,0
|
Xã
Tân Công Chí
|
Vị
trí 5
|
|
2,0
|
Xã
Tân Thành B
|
Vị
trí 6
|
|
2,5
|
Xã
Tân Thành A
|
6
|
TP
Hồng Ngự
|
02
|
19,0
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
9,5
|
Xã
Bình Thạnh
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
9,5
|
7
|
TP
Sa Đéc
|
01
|
6,2
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
6,2
|
Xã
Tân Quy Tây
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)
|
8
|
Lấp
Vò
|
10
|
28,78
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
4,0
|
Xã
Bình Thạnh Trung
|
Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng
lúa nước và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)
|
Vị
trí 2
|
|
13,78
|
Xã Định
An
|
Vị
trí 3
|
|
Vị trí
4
|
|
Vị
trí 5
|
|
Vị
trí 6
|
|
Vị
trí 7
|
|
11,0
|
Xã Định
Yên
|
Vị
trí 8
|
|
Vị
trí 9
|
|
Vị
trí 10
|
|
9
|
Tháp
Mười
|
04
|
30,00
|
|
|
|
Vị
trí 1
|
|
4,65
|
Xã Mỹ
Quý
|
Đất do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý
và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê để trồng lúa
|
Vị
trí 2
|
|
7,37
|
Vị
trí 3
|
|
9,08
|
Vị
trí 4
|
|
8,91
|
10
|
Cao
Lãnh
|
0
|
0
|
|
|
11
|
TP.
Cao Lãnh
|
0
|
0
|
|
|
12
|
Châu
Thành
|
0
|
0
|
|
|
Tổng
|
39
|
200,47
|
|
|
|
+ Đối với huyện Châu Thành sử dụng nguồn đất bãi lắng
để tận dụng nguồn đất đắp công trình.
Như vậy, với diện tích đất san lấp được phân bổ chi
tiết của từng địa phương như nêu trên, nhu cầu dùng đất cho san lấp hoàn toàn
khả thi cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050 của tỉnh Đồng Tháp.
2.5. Đối với đất san lấp
thu hồi từ dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu
Căn cứ Phụ lục XII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024, tổng
diện tích 03 hồ đa mục tiêu khoảng 1.552 ha, thực hiện trên địa bàn huyện Hồng
Ngự (92 ha), huyện Tam Nông (1.300 ha), huyện Cao Lãnh (160 ha), với tổng diện
tích 1.552 ha. Chi tiết về vị trí, khoanh vùng khu vực các hồ thủy lợi đa mục
tiêu thể hiện đồng bộ với phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh. Cụ thể:
a) Huyện Hồng Ngự: 01 vị trí khu vực tiếp
giáp với kênh Trà Đư - Cây Da, thuộc ấp Trà Đư, xã Thường Lạc, diện tích 92 ha
được giới hạn bởi 04 điểm khép góc như sau (Bảng số 15):
Bảng 15: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Hồng Ngự:
Điểm
|
Hệ toạ độ
VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°
|
X (m)
|
Y(m)
|
1
|
1199337,490
|
534113,965
|
2
|
1199153,291
|
534687,029
|
3
|
1197811,938
|
534142,531
|
4
|
1197901,958
|
533503,282
|
Diện tích: 92 ha.
|
b). Huyện Tam Nông: 01 vị trí với tổng diện tích 1.300 ha cụ
thể:
Vị trí: Tại ô bao số 39 (412 ha) và ô bao số 40 (888
ha) xã Phú Cường được giới hạn bởi 05 điểm
khép góc sau (Bảng số 16):
Bảng 16: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Tam Nông:
Điểm
|
Hệ toạ độ
VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°
|
X (m)
|
Y(m)
|
1
|
1181182,5523
|
568912,6629
|
2
|
1183849,6512
|
566824,0439
|
3
|
1187157,3320
|
569367,6320
|
4
|
1185197,1920
|
571168,1170
|
Diện tích: 1.300
ha.
|
c). Huyện Cao Lãnh: 01 vị trí với tổng diện tích: 160
ha tại Khu A, Đội II, đất rừng sản xuất thuộc Ban Quản lý rừng
tràm Gáo Giồng quản lý, tại xã Gáo Giồng, cụ thể như sau:
Vị trí: Tại xã Gáo Giồng, diện tích 160 ha, tờ bản đồ số 8 và
tờ bản đồ số 7 được giới hạn bởi 05 điểm khép góc (Bảng số 17):
Bảng 17: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Cao Lãnh:
Điểm
|
Hệ toạ độ
VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°
|
X (m)
|
Y(m)
|
1
|
1172840,8601
|
568872,3800
|
2
|
1172887,2547
|
568325,2689
|
3
|
1172343,3519
|
567764,7920
|
4
|
1170989,0734
|
568177,5227
|
5
|
1170938,7554
|
568791,6734
|
Diện tích: 160 ha.
|
2.6. Đối với
khoáng sản thu hồi từ các dự án nạo vét cồn nổi
Hàng năm khảo sát, có phương án nạo
vét cụ thể, phù hợp tình hình thực tế đối với 04 bãi bồi, cồn nổi, cụ thể: bãi
bồi cồn Long Tả, bãi bồi cồn Long Khánh, bãi bồi cồn Đông Giang, bãi bồi cồn
Linh.
Ngoài các bãi bồi, cồn nổi nêu trên,
trên địa bàn tỉnh còn một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem xét đưa vào nạo
vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng điểm của Tỉnh, của
Trung ương và các công trình dân sinh.
2.7. Đối với
khoáng sản thu hồi từ dự án nạo vét thông luồng đường thủy
Dự kiến các vị trí nạo vét sẽ được Sở
Giao thông vận tải đề xuất sau khi thống nhất với địa phương và cơ quan quản lý
đường sông./.