Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Phan Văn Thắng
Ngày ban hành: 01/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 01 tháng 7 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRONG QUY HOẠCH TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lập quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (kèm theo Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản), với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Đối với cát sông:

Gồm 06 thân khoáng được chia thành 18 khối tài nguyên, được giới hạn bởi các vùng khép kín có tọa độ điểm đầu và điểm cuối thể hiện trong Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản kèm theo. Các nội dung còn lại thể hiện như sau:

- Cao trình khai thác: được phép khai thác đến cốt tối đa -17m.

- Khoảng cách từ khu vực khai thác đến bờ sông: gần nhất 200m.

- Tổng sản lượng cho kỳ quy hoạch 2021-2030 trên địa bàn Tỉnh là: 73,4 triệu m3 cát.

- Công suất khai thác có thể được phân theo kỳ giai đoạn như sau:

+ Đối với giai đoạn 2021-2025: Công suất cấp phép hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.

+ Đối với giai đoạn 2026-2030: Công suất cấp phép hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.

+ Giai đoạn sau 2030 - tầm nhìn đến năm 2050: Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định cho rà soát, tổng hợp trữ lượng đã cấp phép khai thác thực tế và trữ lượng dự báo khảo sát để thực hiện cho giai đoạn này, kết hợp khảo sát lại hiện trạng đáy sông.

- Khu vực cấm hoạt động khai thác:

+ Giai đoạn 2021-2030: Gồm 11 khu vực cấm khai thác (sông Tiền có 8 khu vực, sông Hậu có 3 khu vực) và các khu vực này có cụ thể tọa độ giới hạn điểm đầu và điểm cuối. Trong đó:

Giai đoạn 2021-2023 (trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024): Toàn Tỉnh có 07 khu vực cấm khai thác (thể hiện trong Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh).

Giai đoạn 2024-2030: Toàn Tỉnh có 11 khu vực cấm (bổ sung thêm 04 khu vực cấm: Khu 4, Khu 5, Khu 8 và Khu 11 trong Bảng 2 của Phương án).

+ Giai đoạn sau năm 2030 sẽ rà soát lại hiện trạng và trình cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

2. Đối với đất sét:

- Gồm 26 thân sét (từ S1 đến S26), tổng trữ lượng dự báo khoảng 299,53 triệu m3. Trong đó:

+ Có 21 thân sét (từ S1 đến S21) có thể xem xét thăm dò, khai thác với tổng trữ lượng dự báo khoảng 222,26 triệu m3.

+ Đối với 5 thân sét còn lại (từ thân sét S22 đến S26) không đưa vào khai thác (thân sét chồng lấn vào khu di tích lịch sử; chồng lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất quốc phòng; khu bảo tồn vườn quốc gia).

- Cao trình khai thác: Tối đa -3,0 mét.

- Trữ lượng có thể khai thác phân kỳ theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2025: Thăm dò, xem xét khai thác tối đa 0,7 triệu m3.

+ Giai đoạn 2026-2030: Thăm dò, xem xét khai thác tối đa 0,9 triệu m3.

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: 220,66 triệu m3.

- Việc phân bổ khối lượng tài nguyên sét theo giai đoạn nêu trên căn cứ theo Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-UBND.HC ngày 29/12/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định việc rà soát, cân đối, điều chỉnh sản lượng khai thác của từng giai đoạn theo quy định.

3. Đối với than bùn:

- Gồm 3 thân khoáng than bùn được chia làm 5 khối tài nguyên, với tổng trữ lượng là 0,60 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng than bùn có thể xem xét đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 m3 (giảm 0,12 triệu m3 do có một phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn).

- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2030: Không khai thác.

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: Tài nguyên dự báo đưa vào khai thác cho giai đoạn này khoảng 0,48 triệu m3, Ủy ban nhân dân Tỉnh rà soát lại hiện trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại hiệu quả.

4. Đối với đất san lấp (vật liệu xây dựng thông thường):

Toàn tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện tích khoảng 200,47 ha. Các vị trí, khu vực khai thác cụ thể được thể hiện đồng bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Hàng năm, các địa phương rà soát, cân đối các vị trí đất khai thác để đưa vào kế hoạch sử dụng đất theo quy định.

- Tổng nhu cầu khai thác đất: Khoảng 6,80 triệu m3.

- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2025: Dự kiến sản lượng khai thác 1,27 triệu m3.

+ Giai đoạn 2026-2030: Dự kiến sản lượng khai thác 3,05 triệu m3.

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: Dự kiến sản lượng khai thác 2,48 triệu m3.

5. Đối với đất san lấp thu hồi từ dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu:

Dự kiến toàn Tỉnh có 03 dự án, thực hiện trên địa bàn huyện Hồng Ngự (92 ha), huyện Tam Nông (1.300 ha), huyện Cao Lãnh (160 ha), với tổng diện tích 1.552 ha. Chi tiết về vị trí, khoanh vùng khu vực các hồ thủy lợi đa mục tiêu thể hiện đồng bộ với phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Phụ lục XII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.

6. Đối với khoáng sản thu hồi từ các dự án nạo vét bãi bồi, cồn nổi:

Hàng năm khảo sát, có phương án nạo vét cụ thể, phù hợp tình hình thực tế đối với 04 bãi bồi, cồn nổi, cụ thể: Bãi bồi cồn Long Tả, bãi bồi cồn Long Khánh, bãi bồi cồn Đông Giang, bãi bồi cồn Linh.

Ngoài các bãi bồi, cồn nổi nêu trên, trên địa bàn Tỉnh còn một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem xét đưa vào nạo vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng điểm của Tỉnh, của Trung ương và các công trình dân sinh.

7. Đối với khoáng sản thu hồi từ dự án nạo vét thông luồng đường thủy:

Các vị trí nạo vét sẽ được Sở Giao thông vận tải đề xuất sau khi thống nhất với địa phương và cơ quan quản lý đường sông.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo đúng theo quy định và phù hợp với Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, đối với các điểm mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ do Ủy ban nhân dân Tỉnh căn cứ phương án quy hoạch này và các phương án quy hoạch khác có liên quan, rà soát và tự điều chỉnh số lượng, ranh giới, công suất, lộ trình khai thác, mục tiêu sử dụng (nếu cần) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương và các quy định hiện hành, trình Hội đồng nhân dân Tỉnh để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa X, Kỳ họp thứ tám thông qua ngày 01 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ TN-MT;
- TT.TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRONG QUY HOẠCH TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 01/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. PHƯƠNG ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản

Địa hình tỉnh Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 mét so với mặt biển, với đặc điểm này Tỉnh không có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như các tỉnh khác. Theo đánh giá quy hoạch khoáng sản của tỉnh năm 2009 và được phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp thì trên địa bàn Tỉnh có 3 loại khoáng sản: Cát sông, Sét và than bùn.

Hiện tại tỉnh Đồng Tháp mới chỉ cấp phép khai thác cho 01 loại hình khoáng sản là cát sông. Còn lại sét (gạch, ngói) và than bùn chưa được cấp phép khai thác.

Thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Tỉnh, UBND Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép bằng nhiều hình thức như: ban hành kế hoạch, chỉ thị nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác nói chung, qua đó cơ bản kịp thời ngăn chặn các hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản được quan tâm thực hiện nhằm từng bước chấn chỉnh đưa hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của Tỉnh nhà từng bước đi vào nề nếp và đúng quy định của pháp luật; hạn chế khai thác khoáng sản trái phép gây thất thoát nguồn tài nguyên của Tỉnh.

Tổng hợp các tài liệu đã có và tài liệu “Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050) đã UBND Tỉnh thông qua tại Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023. Toàn Tỉnh có: 3 thân than bùn với tài nguyên dự báo là 0,48 triệu m3; 21 thân Sét (gạch, ngói) với tài nguyên dự báo là 222,26 triệu m3; 06 thân Cát với tài nguyên dự báo là 73,4 triệu m3 (tính đến cote-17m); Ngoài ra, còn thu hồi một số loại sản phẩm như nạo vét các bãi bồi, cồn nổi, nạo vét giao thông đường thủy, thu hồi đất từ dự án thủy lợi, hồ đa mục tiêu....

2. Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản

2.1 Tác động việc thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản đến phát triển Kinh tế - Xã hội

2.1.1 Đối với khoáng sản cát sông

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội, đem lại những lợi ích lâu dài và thiết thực:

Hoạt động khoáng sản đã có kỷ cương, chịu sự quản lý của nhà nước;

Các vấn đề về môi trường đã được quan tâm và tuân thủ; từng bước giảm thiểu tác động xấu;

Tạo nguồn vật liệu xây dựng rất lớn cho phát triển kinh tế của Tỉnh nhà và khu vực;

Đóng góp ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, các dự án khai thác cát nếu không quản lý tốt, để xảy ra hiện tượng khai thác lậu, khai thác quá độ sâu quá gần bờ, khai thác trong luông tàu thì ít nhiều cũng gây ra tác động xấu đến sạt lở đường bờ, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy....

Bảng 1: Tổng sản lượng đã khai thác từ năm 2015 đến năm 2023 trên địa bàn Tỉnh

Năm khai thác

Sản lượng khai thác (m3)

Năm 2015

8.721.137

Năm 2016

9.465.101

Năm 2017

9.700.037

Năm 2018

7.080.823

Năm 2019

7.108.157

Năm 2020

7.008.894

Năm 2021

4.442.739

Năm 2022

7.933.566

Năm 2023

5.474.870

Tổng cộng

66.935.324

(làm tròn 66,94 triệu m3)

2.1.2 Đối với khoáng sản Sét (gạch, ngói)

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh mới chỉ có một số lò sản xuất gạch ngói thủ công, lấy từ bề mặt sét đến độ sâu hạ mặt ruộng trung bình là 0,5m. Với loại hình khai thác này không làm mất diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn góp phần giải quyết vấn đề thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp đối với khu vực đất cao, tuy nhiên về lâu dài dẫn đến nhiều vùng trũng thấp ngập sâu khi mùa nước nổi và lũ lớn. Việc khai thác tự phát không theo quy hoạch làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực tạo các hố lõm chõm làm mất vẻ mỹ quan. Việc quy hoạch khoáng sản sét trong thời gian tới đảm bảo đúng theo Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp nhằm cung cấp cho nhu cầu vật liệu xây dựng của Tỉnh.

2.1.3 Đối với khoáng sản than bùn

Do chưa có nhu cầu sử dụng và chất lượng than bùn tương đối thấp nên giai đoạn 2021-2030 không đưa vào khai thác khoáng sản than bùn. Sau năm 2030 sẽ rà soát lại và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện.

2.2 Tác động việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến quốc phòng, an ninh

Tất cả các khu vực hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh không nằm trong khu vực đất quốc phòng, an ninh nên không ảnh hưởng. Một số khu vực có khoáng sản đã được loại bỏ trong vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

2.3 Tác động việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái

- Tuy có ảnh hưởng đến môi trường song hầu hết các chủ đầu tư đều tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nêu và phê duyệt trong báo cáo ĐTM để giảm thiểu tác động xấu trong khai thác khoáng sản.

- Đối với khoáng sản cát lòng sông: có tác động đến hệ thủy sinh, nuôi trồng thủy sản; xong đều đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu tối đa để không ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.

- Đối với các mỏ sét gạch ngói: hiện chưa khai thác.

- Đối với Than bùn chưa được đầu tư khai thác.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG KỲ QUY HOẠCH

1. Quan điểm

Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm quản lý tài nguyên khoáng sản của Tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ngành, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, quy hoạch vùng chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản của cả nước, xác định nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; các vấn đề môi trường, an ninh, quốc phòng …, trên cơ sở đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác trong kỳ.

Đẩy nhanh công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất quản lý khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu; Tiếp tục đầu tư thăm dò, đánh giá trữ lượng đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050; hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ quy hoạch, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi thành phần có ích, kiểm soát chất thải trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát

- Phân vùng khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.

- Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỉ lệ thích hợp.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Dựa trên số liệu “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đã được phê duyệt tại Quyết định 362/QĐ-UBND-HC, ngày 29/03/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp và số liệu của Phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên trong Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.

- Đối với khoáng sản cát sông: Dựa trên số liệu khảo sát, đánh giá hiện trạng khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu khoanh định các thân cát đảm bảo đưa vào quy hoạch như: Diện tích; trữ lượng; độ sâu khai thác; thời gian khai thác; khoảng cách xa bờ; công suất; mục tiêu sử dụng; tiến độ quy hoạch thăm dò khai thác trong kỳ quy hoạch. Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

- Đối với khoáng sản Sét (gạch, ngói) và than bùn

+ Thu thập tài liệu của các Báo cáo quy hoạch khoáng sản năm 2009 và 2015 để tổng hợp, rà soát, đánh giá loại hình khoáng sản này trong việc tích hợp với Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Khoanh định lại các khối tài nguyên sét và than bùn có triển vọng có thể cấp phép trong thời gian tới.

+ Khoanh định lại các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản đối với sét và than bùn cho phù hợp với Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Và loại trừ các khu vưc này ra khỏi các khối tài nguyên sét và than bùn có triển vọng có thể cấp phép trong thời gian tới.

- Ngoài ra, còn đánh giá, khoanh định một số khu vực có tài nguyên khoáng sản khác đó là vật liệu san lấp: Từ các dự án nạo vét cồn nổi, nạo vét giao thông đường thủy, dự án đào hồ thủy lợi đa mục tiêu (thu hồi đất san lấp).

III. XÁC ĐỊNH RANH GIỚI KHU VỰC VÙNG CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Khu vực cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định dựa trên các tiêu chí đã quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010. Cụ thể với từng loại khoáng sản như sau:

1. Đối với khoáng sản cát sông

Năm 2015, UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản (cát sông) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tại Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015: gồm 07 khu vực cấm khai thác cát sông.

- Năm 2022, UBND Tỉnh phê duyệt Phương án “Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (phục vụ tích hợp vào Quy hoạch Tỉnh thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định 362/QĐ-UBND-HC, ngày 29/03/2023. Theo đó, Phương án đã đề xuất và đưa ra 11 khu vực cấm khai thác đến hết năm 2030, cụ thể:

Bảng 2: Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản cát

Số hiệu khu vực cấm

Tên khu vực cấm

Thân cát

Tọa độ VN2000

Chiều dài khu vực cấm (m)

Ghi chú

Căn cứ pháp lý

KTT105o; múi 3o

X (m)

Y (m)

KHU CẤM 1

Sông Tiền, đoạn từ biên giới Việt Nam - Campuchia về hạ lưu

C1

1206680

520267

500

Khu vực từ ranh giới Campuchia về hạ lưu khoảng 500m

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1206633

521316

1206121

521346

1206191

520327

KHU CẤM 2

Sông Tiền, đoạn bến phà Tân Châu - TT Thường Thới Tiền và bờ kè Hồng Ngự

C1

1195759

525508

4200

Cách trung tâm bến phà 2,1km về mỗi phía thượng và hạ lưu

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1194527

527863

1195209

525184

1.195.259

528008

KHU CẤM 3

Nhánh sông Tiền, đoạn chảy qua trung tâm thành phố Hồng Ngự

C1

1.196.859

535011

3.500

Đoạn chảy qua trung tâm thành phố Hồng Ngự

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1194358

537011

KHU CẤM 4

Sông Tiền, Bến phà Mương Lớn

C1

1190971

537762

300

Đoạn chảy qua xã An Bình A, TP Hồng Ngự và xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự

Công văn số 2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải

1191629

538527

1191345

538657

1190599

537789

KHU CẤM 5

Sông Tiền, Bến phà An Phong - Tân Bình

C1

1171322

545447

300

Đoạn chảy qua xã An Phong và xã Tân Bình, huyện Thanh Bình

Công văn số 2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải

1171578

546241

1171315

546402

1171050

545561

KHU CẤM 6

Sông Tiền, đoạn chảy qua khu vực cảng Đồng Tháp

C4

1161348

561719

1.500

Đoạn chảy qua khu vực cảng Đồng Tháp

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1159848

562219

KHU CẤM 7

Sông Tiền, đoạn chảy qua địa bàn phường 6, xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh và Cầu Cao Lãnh

C4

1151946

568721

3.000

Đoạn chảy qua địa bàn phường 6, xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh và Cầu Cao Lãnh

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1151946

571722

KHU CẤM 8

Sông Tiền, Bến phà Sa Đéc

C5

1140100

583302

300

Đoạn chảy qua xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc

Công văn số 2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải

1140521

584174

1140220

584240

1139837

583446

KHU CẤM 9

Sông Hậu, đoạn chảy qua phà Vàm Cống

C6

1143196

553495

800

Đoạn chảy qua phà Vàm Cống

Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp

1142597

554015

KHU CẤM 10

Sông Hậu, đoạn chảy qua cầu Vàm Cống

C6

1142410

554228

3.000

đoạn chảy qua cầu Vàm Cống

1140412

556519

1164898

558541

1164753

558695

1164472

559240

1162717

560593

1162848

560825

1164390

559727

KHU CẤM 11

Sông Hậu, Bến phà Phong Hòa, Thới An

C6

1122532

571335

300

Đoạn chảy qua xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ

Công văn số 2027/SGTVT-KCHTGT ngày 20/12/2021 của Sở Giao Thông Vận tải

1122975

572371

1122706

572504

1122303

571563

Theo kết quả khảo sát giai đoạn này thì trên địa bàn Tỉnh có 11 khu vực cấm với tổng tài nguyên cấp 333 nằm trong vùng cấm là 12,47 triệu m3; trong đó sông Tiền là 9,88 triệu m3, sông Hậu là 2,59 triệu m3.

- Giai đoạn 2021-2023 (trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024): toàn tỉnh có 07 khu vực cấm khai thác (thể hiện trong Quyết định số 1472/QĐ-UBND-HC ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh).

- Giai đoạn 2024-2030: toàn tỉnh có 11 khu vực cấm (bổ sung thêm 04 khu vực cấm: khu 4, khu 5, khu 8 và khu 11 nêu trên).

2. Đối với khoáng sản sét

Giai đoạn quy hoạch năm 2009 đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2009 và Quyết định số 1150/QĐ-UBND.HC ngày 22/12/2011 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Theo Quy hoạch cũ (2009-2020) toàn tỉnh có 26 thân sét (S1-S26) với tổng tài nguyên dự báo khoảng 299,53 triệu m3.

Sau khi rà soát toàn bộ toàn bộ 26 thân sét đã được quy hoạch cho thấy: Một số thân sét chồng lấn vào khu di tích lịch sử; chồng lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất Quốc phòng; khu bảo tồn vườn quốc gia.... Cụ thể như: Các thân sét từ S1 đến S21 bị loại bỏ một phần diện tích và thân sét từ S22 đến S26 không đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn này. Kết quả đã xác định được tài nguyên sét nằm trong các khu vực loại bỏ nêu trên khoảng 77,27 triệu m3.

Như vậy, giai đoạn quy hoạch này còn lại 31 khối tài nguyên thuộc 21 thân sét có tổng tài nguyên dự báo khoảng 222,26 triệu m3.

3. Đối với than bùn

- Giai đoạn quy hoạch năm 2009 đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2009, với tài nguyên dự báo than bùn khoảng 0,60 triệu m3, được phân bổ trên 5 khối tài nguyên.

- Sau khi rà soát lại hiện trạng các khối tài nguyên cho thấy: có 1 phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn,…(Kết quả đã xác định được tài nguyên than bùn nằm trong các khu vực loại bỏ nêu trên là 0,12 triệu m3). Do đó, tài nguyên than bùn còn lại có thể xem xét đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 triệu m3.

Sau năm 2030, tài nguyên dự báo đưa vào khai thác cho giai đoạn này khoảng 0,48 triệu m3, UBND Tỉnh sẽ rà soát lại hiện trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại hiệu quả.

IV. KHOANH ĐỊNH CHI TIẾT KHU VỰC MỎ, LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐẦU TƯ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.

Hiện nay, Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 4 loại hình tài nguyên khoáng sản: Cát (xây dựng, san lấp); Sét (sét gạch ngói); Than bùn và đất san lấp. Tuy nhiên, giai đoạn này than bùn chưa có nhu cầu sử dụng vì vậy không quy hoạch khai thác trong giai đoạn này. 03 loại tài nguyên khoáng sản chính là cát (xây dựng và san lấp); sét (sét gạch, ngói) và đất san lấp. Ngoài ra, có thể thu hồi một số khoáng sản cát lẫn sét nạo vét tại các bãi bồi, cồn nổi; hồ thủy lợi đa mục tiêu; các dự án nạo vét luồng (vật liệu san lấp).

1. Công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, làm cơ sở đề xuất định hướng quản lý, khai thác khoáng sản cát trên lòng sông Tiền, sông Hậu và khoáng sản sét, than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Đối với cát sông: Tài nguyên khoáng sản bao gồm tài nguyên khoáng sản có thực tế cộng với tài nguyên khoáng sản bồi lắng để phục vụ cho việc phân bổ khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau khi đã loại bỏ các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản).

- Đối với sét và than bùn: Tài nguyên khoáng sản bao gồm tài nguyên khoáng sản có thực tế trừ đi phần tài nguyên khoáng sản nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản để phục vụ cho việc phân bổ khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

1.1. Tổng hợp tài nguyên khoáng sản cát sông

Bảng 3: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản cát thực tế

Tài nguyên cấp 333 khoáng sản cát tính đến các cốt khai thác theo các sông m3)

Sông Tiền (m3)

Sông Hậu (m3)

Tổng (m3)

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -15m

31.541.490

4.194.419

35.735.909

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -16m

41.099.717

5.668.485

46.768.202

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m

50.657.937

7.142.549

57.800.486

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -18m

62.154.041

8.812.992

70.967.033

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -19m

72.331.877

11.531.624

83.863.501

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -20m

84.364.766

12.267.543

96.632.309

Tài nguyên cấp 333 tính đến đáy thân khoáng cát

119.973.258

13.835.088

133.808.346

Tài nguyên cấp 333 tính cho các khu vực cấm, tạm cấm

9.878.524

2.591.553

12.470.077

Bảng 4: Tổng hợp tài nguyên cát có tính đến lượng cát bồi hoàn từ năm 2022 đến năm 2030 (9 năm); 3% cát bồi hoàn mỗi năm

THỐNG KÊ

TÀI NGUYÊN CÁT THEO CÁC CỐT ĐỘ CAO

-15m

-16m

-17m

-18m

-19m

-20m

SÔNG TIỀN

Thực tế

31.541.490

41.099.717

50.657.937

62.154.041

72.331.877

84.364.766

Bồi hoàn

8.516.202

11.096.924

13.677.643

16.781.591

19.529.607

22.778.487

Tổng

40.057.692

52.196.641

64.335.580

78.935.632

91.861.484

107.143.253

SÔNG HẬU

Thực tế

4.194.419

5.668.485

7.142.549

8.812.992

11.531.624

12.267.543

Bồi hoàn

1.132.493

1.530.491

1.928.488

2.379.508

3.113.538

3.312.237

Tổng

5.326.912

7.198.976

9.071.037

11.192.500

14.645.162

15.579.780

TỔNG TOÀN TỈNH

Thực tế

35.735.909

46.768.202

57.800.486

70.967.033

83.863.501

96.632.309

Bồi hoàn

9.648.695

12.627.415

15.606.131

19.161.099

22.643.145

26.090.723

Tổng

45.384.604

59.395.617

73.406.617

90.128.132

106.506.646

122.723.032

1.2. Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét

Bảng 5: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản sét thực tế

STT

Tài nguyên khoáng sản sét và đất san lấp đi kèm trong các thân khoáng sét

Khoáng sản sét (m3)

Khoáng sản đất san lấp đi kèm (m3)

1

Tổng tài nguyên khoáng sản huy động vào khai thác

222.255.089

107.623.932

2

Tổng tài nguyên khoáng sản trong các khu cấm

77.274.366

32.164.540

1.3. Tổng hợp tài nguyên khoáng sản than bùn

Bảng 6: Tổng hợp tài nguyên khoáng sản than bùn thực tế

STT

Tài nguyên khoáng sản than bùn và đất san lấp đi kèm trong các thân khoáng than bùn

Khoáng sản than bùn (m3)

Khoáng sản đất san lấp đi kèm (m3)

1

Tổng tài nguyên khoáng sản huy động vào khai thác

479.221

602.282

2

Tổng tài nguyên khoáng sản trong các khu cấm

124.188

356.509

1.4. Khối lượng cát nạo vét tại các cồn nổi

Theo Quyết định số 362/QĐ-UBND-HC ngày 29/3/2023 của UBND Tỉnh đã đề xuất 4 cồn nổi. Cụ thể như sau:

Bảng 7: Tổng hợp khối lượng vật liệu nạo vét (dự kiến)

STT

Khu vực nạo vét

Cấp độ cao nạo vét

Dự kiến Diện tích khu nạo vét (m2)

Dự kiến chiều dày nạo vét trung bình (m)

Dự kiến khối lượng cát, bùn cát nạo vét (m3)

1

Cồn Đông Giang

Cấp 1 (-5m)

134.000

3,8

509.200

Cấp 2 (-7m)

135.000

4,5

607.500

Cấp 3 (-9m)

391.000

2,8

1.094.800

2

Cồn Linh

Toàn bộ (-9m)

545.000

1,9

1.035.500

3

Cồn Long Tả

Khu nạo vét (-5m)

13.800

4,6

63.480

Khu nạo vét (-9m)

136.200

7,2

980.640

4

Cồn Long Khánh

Khu nạo vét (-9m)

170.000

8,2

1.394.000

TỔNG

5.685.120

CỒN ĐÔNG GIANG

2.211.500

CỒN LINH

1.035.500

CỒN LONG TẢ

1.044.120

CỒN LONG KHÁNH

1.394.000

- Đây là khối lượng vật liệu san lấp (cát san lấp) góp phần phục vụ cho việc phân bổ tài nguyên cát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm giảm bớt áp lực khối lượng cát phân bổ cho giai đoạn này.

- Ngoài các cồn nổi nêu trên, trên địa bàn Tỉnh còn có một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem xét đưa vào nạo vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng điểm của tỉnh, của trung ương và các công trình dân sinh.

1.5. Đối với đất san lấp (vật liệu xây dựng thông thường)

Toàn tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện tích 200,47 ha. Các vị trí, khu vực khai thác cụ thể được thể hiện đồng bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Hàng năm, các địa phương rà soát, cân đối các vị trí đất khai thác để đưa vào Kế hoạch sử dụng đất theo quy định.

1.6. Khối lượng đất san lấp thu hồi từ các dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu

Dự kiến toàn Tỉnh có 03 dự án, thực hiện trên địa bàn huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông, huyện Cao Lãnh, với tổng diện tích khoảng 1.552 ha. Chi tiết về vị trí, khoanh vùng khu vực các hồ thủy lợi đa mục tiêu thể hiện đồng bộ với phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Phụ lục XII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.

+ Vị trí 01: Tại xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự. Diện tích 92 ha

+ Vị trí 02: Tại ô bao số 39 (412 ha) và ô bao số 40 (888 ha), xã Phú Cường, huyện Tam Nông. Tổng 1.300 ha.

+ Vị trí 03: tại Khu A, Đội II, đất rừng sản xuất thuộc Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng quản lý, tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh. Diện tích 160 ha.

Khi Dự án được triển khai thực hiện thì đây là một trong số nguồn tài nguyên làm vật liệu san lấp (khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường) chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn này.

1.7. Nạo vét lưu thông luồng đường thủy

Ngoài các nguồn vật liệu san lấp nêu trên, thời gian tới địa phương sẽ rà soát các nguồn khác để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có các dự án vét luồng đường thủy nội địa do các cơ quan quản lý đề xuất.

2. Phương án lựa chọn loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác trong kỳ quy hoạch tỉnh.

2.1. Đối với khoáng sản cát lòng sông

Căn cứ Phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên trong Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024.

Như vậy, cát lòng sông Tiền, sông Hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được Quy hoạch thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Cao trình khai thác: được phép khai thác đến cốt tối đa -17m.

- Khoảng cách từ khu vực khai thác đến bờ sông: gần nhất 200m.

- Tổng sản lượng cho kỳ quy hoạch 2021-2030 trên địa bàn Tỉnh là: 73,4 triệu m3 cát.

- Công suất khai thác có thể được phân theo kỳ giai đoạn như sau:

+ Đối với giai đoạn 2021-2025: công suất cấp phép hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.

Ghi chú: Qua khảo sát hiện trạng, hiện có 18 khu vực với diện tích 369,69ha, tổng trữ lượng khoảng 6,89 triệu m3 (chi tiết tại Bảng số 10) tạm thời chưa xem xét khai thác trong giai đoạn đến hết năm 2025, do đây là các khu vực có diện tích nhỏ, trữ lượng ít, gần đạt cao trình cho phép khai thác, chất lượng cát không đạt yêu cầu. Các khu vực này sẽ được thăm dò, đánh giá và xem xét khai thác trong giai đoạn 2026-2030).

+ Đối với giai đoạn 2026-2030: Công suất cấp phép hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.

+ Giai đoạn sau 2030 - tầm nhìn đến năm 2050: UBND Tỉnh quyết định cho rà soát, tổng hợp trữ lượng đã cấp phép khai thác thực tế và trữ lượng dự báo khảo sát để thực hiện cho giai đoạn này, kết hợp khảo sát lại hiện trạng đáy sông.

Kế hoạch thăm dò, phân kỳ khai thác được nêu tại Bảng số 8 và Bảng số 9:

Bảng 8: Bảng thống kê tên thân khoáng, khối tài nguyên, tọa độ và trữ lượng tài nguyên

STT

Tên thân khoáng

Tên khối tài nguyên

VN2000 kinh tuyến trục 105º; múi 3º

Tài nguyên cát được tính đến độ sâu cốt -17,0m

Tổng tài nguyên cát đến đáy thân cát tính cả bồi lắng (m3) (tài nguyên dự trữ dưới cốt -17m)

Điểm đầu

Điểm cuối

Diện tích khối tài nguyên (m2)

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m (m)

Khối lượng cát bồi lắng trong 9 năm (3%/năm) (2022-2030)

Tổng trữ lượng và tài nguyên cát đến -17m tính cả bồi lắng còn lại đến T6.2022

X (m)

Y (m)

X (m)

Y (m)

1

C1

1-333

1.206.161

520.759

1.199.391

523.074

3.649.213

550.636

148.672

699.308

14.012.978

2

C1

2-333

1.199.391

523.074

1.195.209

525.185

1.220.130

1.905.296

514.430

2.419.726

6.637.507

3

C1

3-333

1.194.687

527.895

1.190.202

538.668

9.220.959

10.925.139

2.949.788

13.874.927

33.933.130

I.CÁT XÂY DỰNG

14.090.302

13.381.071

3.612.890

16.993.961

54.583.614

4

C1

4-333

1.196.444

531.949

1.196.536

534.976

1.209.574

1.670.581

451.057

2.121.638

4.451.232

5

C1

5-333

1.190.202

538.668

1.182.129

541.228

7.251.467

6.535.858

1.764.682

8.300.540

27.845.634

6

C1

6-333

1.182.129

541.228

1.171.283

545.839

6.410.256

4.064.564

1.097.432

5.161.996

21.538.461

7

C2

7-333

1.169.341

547.191

1.166.610

549.345

1.275.172

371.360

100.267

471.627

3.264.440

8

C2

8-333

1.166.610

549.345

1.165.142

552.601

631.199

656.382

177.223

833.605

2.827.771

9

C3

9-333

1.175.869

53.751

1.169.634

540.192

1.025.517

2.461.241

664.535

3.125.776

4.430.234

10

C4

10-333

1.164.802

558.675

1.161.201

561.343

349.434

615.003

11

C4

11-333

1.159.763

562.002

1.151.583

568.721

8.205.956

14.260.088

3.850.224

18.110.312

30197918,4

12

C4

12-333

1.151.355

571.722

1.147.009

581.205

6.542.019

3.262.782

880.951

4.143.733

17.794.291

13

C4

13-333

1.147.009

581.205

1.142.504

582.664

2.816.438

2.508.935

677.412

3.186.347

10.815.122

14

C5

14-333

1.140.379

583.826

1.138.740

589.477

4.813.950

528.238

142.624

670.862

7.702.320

15

C5

15-333

1.138.740

589.477

1.136.481

597.735

2.629.988

956.837

258.346

1.215.183

5.891.173

16

C6

16-333

1.140.065

556.225

1.135.037

562.937

3.910.124

3.900.961

1.053.259

4.954.220

10.635.538

17

C6

17-333

1.135.037

562.937

1.129.498

567.452

1.422.421

1.337.751

361.193

1.698.944

3.186.222

18

C6

18-333

1.129.498

567.452

1.120.870

574.522

3.247.805

1.903.837

514.036

2.417.873

8.314.381

II. CÁT SAN LẤP

51.741.320

44.419.415

11.993.241

56.412.656

159.509.739

III. TỔNG

65.831.622

57.800.486

15.606.131

73.406.617

214.093.354

IV. SÔNG TIỀN

50.657.937

13.677.643

64.335.580

191.957.213

V. SÔNG HẬU

7.142.549

1.928.488

9.071.037

22.136.141

Bảng 9: Bảng thống kê dự kiến kế hoạch thăm dò, phân kỳ khai thác cát sông tỉnh Đồng Tháp đến từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

STT

Tên thân khoáng

Tên khối tài nguyên

Dự kiến Tài nguyên cát được tính đến độ sâu cốt -17,0m

Dự kiến Tổng tài nguyên cát đến đáy thân cát tính cả bồi lắng (m3) (tài nguyên dự trữ dưới cốt -17m)

Phương án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản cát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vị trí; Địa danh

Tài nguyên cấp 333 tính đến cốt -17m (m)

Khối lượng cát bồi lắng trong 9 năm (3%/năm) (2022-2030)

Tổng trữ lượng và tài nguyên cát đến -17m tính cả bồi lắng còn lại đến T6.2022

Loại hình quy hoạch

Giai đoạn năm 2021-2025 (theo nhu cầu sử dụng)

Giai đoạn năm 2026-2030 (Dự kiến)

Tầm nhìn đến năm 2050 (tài nguyên dự trữ)

Cốt khai
thác -17m

Khoảng cách xa bờ (m)

Công suất khai thác trong năm tối đa đối với các thân cát (m3)

Tổng sản lượng khai thác trong giai đoạn này (m3)

Công suất dự kiến trong năm (m3)

Tổng sản lượng dự kiến giai đoạn này (m3)

Công suất dự kiến tối đa trong năm (m3)

Tổng tài nguyên cho giai đoạn này và dự trữ (m3)

1

C1

1-333

550.636

148.672

699.308

14.012.978

Thăm dò, khai thác công nghiệp

-17

200

13.550.000

54.210.000

8.000.000

19.196.617

10.700.000

214.093.354

Sông Tiền-Hồng Ngự

2

C1

2-333

1.905.296

514.430

2.419.726

6.637.507

-17

200

3

C1

3-333

10.925.139

2.949.788

13.874.927

33.933.130

-17

200

I.CÁT XÂY DỰNG

13.381.071

3.612.890

16.993.961

54.583.614

4

C1

4-333

1.670.581

451.057

2.121.638

4.451.232

Thăm dò, khai thác công nghiệp

-17

200

Sông Tiền-Hồng Ngự

5

C1

5-333

6.535.858

1.764.682

8.300.540

27.845.634

-17

200

Sông Tiền-Hồng Ngự, Tam Nông

6

C1

6-333

4.064.564

1.097.432

5.161.996

21.538.461

-17

200

Sông Tiền-Tam Nông, Thanh Bình

7

C2

7-333

371.360

100.267

471.627

3.264.440

-17

200

Sông Tiền-Thanh Bình

8

C2

8-333

656.382

177.223

833.605

2.827.771

-17

200

9

C3

9-333

2.461.241

664.535

3.125.776

4.430.234

-17

200

10

C4

10-333

615.003

Sông Tiền-Thanh Bình, Cao Lãnh

11

C4

11-333

14.260.088

3.850.224

18.110.312

30197918,4

-17

200

Sông Tiền-Cao Lãnh

12

C4

12-333

3.262.782

880.951

4.143.733

17.794.291

-17

200

13

C4

13-333

2.508.935

677.412

3.186.347

10.815.122

-17

200

Sông Tiền-Cao Lãnh, Châu Thành

14

C5

14-333

528.238

142.624

670.862

7.702.320

-17

200

Sông Tiền-Châu Thành

15

C5

15-333

956.837

258.346

1.215.183

5.891.173

-17

200

16

C6

16-333

3.900.961

1.053.259

4.954.220

10.635.538

-17

200

Sông Hậu-Lấp Vò, Lai Vung

17

C6

17-333

1.337.751

361.193

1.698.944

3.186.222

-17

200

Sông Hậu-Lai Vung

18

C6

18-333

1.903.837

514.036

2.417.873

8.314.381

-17

200

II. CÁT SAN LẤP

44.419.415

11.993.241

56.412.656

159.509.739

III. TỔNG

57.800.486

15.606.131

73.406.617

214.093.354

13.550.000

54.210.000

8.000.000

19.196.617

10.700.000

214.093.354

Ghi chú:

- Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cho giai đoạn 2021-2030 là 73,4 triệu m3.

- Đối với giai đoạn 2021-2025: công suất cấp phép hàng năm tối đa 13,55 triệu m3/năm.

- Đối với giai đoạn 2026-2030: Công suất cấp phép hàng năm tối đa 8,0 triệu m3/năm.

Bảng số 10: Thống kê 18 khu vực tạm thời chưa xem xét khai thác trong giai đoạn 2021-2025

STT

Tên mỏ (vị trú mỏ)

Thân cát theo quy hoạch và khối tài nguyên
(QH tỉnh 2021-2030)

Diện tích khu mỏ
(ha)

cao trình trung bình
(m)

Cao trình khai thác
(m)

Trữ lượng dự kiến đề xuất (tạm tính đến cốt khai thác)
(m3)

Ghi chú

1

Mỏ cát xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự

C1; 1-333

15,90

-16,6

-17

50.000

trữ lượng thấp

2

Mỏ Thường Phước 2, (đã phê duyệt trong QĐ 220 về đấu giá)

C1; 2-333

21,30

-13,2

-17

809.400

gần kè Thường thới Tiền

3

Mỏ cát xã Long Khánh B, Phú Thuận B, Hồng Ngự

C1, 3- 333

6,22

-16,5

-17

31.000

trữ lượng thấp

4

Mỏ cát xã Phú Thuận B, H. Hồng Ngự

C1; 3-333

8,39

-15,1

-17

159.410

diện tích nhỏ, trữ lượng thấp

5

Mỏ cát xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình

C1; 5-333

2,7

-14,9

-17

50.000

trữ lượng thấp

6

Mỏ cát xã Tân Huề, huyện Thanh Bình

C3; 9-333

20,0

-13,0

-17

0

dân ngăn cản không cho khai thác

7

Mỏ cát Phường 11, TP. Cao Lãnh

C4; 11-333

16,00

-15,5

-17

240.000

gần khu vực an ninh - quốc phòng

8

Mỏ cát xã An Phong và xã Tân Bình, huyện Thanh Bình

C1; 6-333

28,64

16,5

-17

143.500

Bề dầy cát mỏng

9

Mỏ cát Tân Bình và Tân Thạnh (khu vực khoang định đấu giá tại QĐ 220 năm 2013 )

C2; 7-333

45,00

-16,7

0

0

Bề dầy cát mỏng

10

Mỏ cát thuộc xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (khu vực cồn Linh)

C5; 14-333

45,00

từ -2m đến -12m

-17

3.260.000

Cát lẫn nhiều bùn và tạp chất;

11

Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (bãi sìn ngay Vàm sông Cái Nhỏ)

C5; 14-333

12,30

-7

-17

984.000

Cát lẫn nhiều bùn và tạp chất;

12

Mỏ cát xã Bình Thạnh, An Hiệp

C5; 15-333

23,24

-16,6

-17

90.000

Bề dầy cát mỏng

13

Mỏ cát xã An Nhơn (dưới đường dây điện)

C5; 15-333

8,20

-15,5

-17

123.000

Chất lượng cát lẫn nhiều bùn và tạp chất

14

Tân Thành, huyện Lai Vung và xã Định Yên, huyện Lấp Vò

C6; 16-333

21,80

-16,0

-17

150.000

Chất lượng cát lẫn nhiều bùn và tạp chất

15

Mỏ Tân Thành (Cảng Bảo mai)

C6; 16-333

12,91

-16,4

-17

0

Bề dầy cát mỏng

16

Mõ cát xã Tân Thành, huyện Lai Vung

C6; 16-333

8,29

-15,17

-17

70.000

Chất lượng cát có nhiều bùn và tạp chất

17

Mỏ cát xã Tân Hòa, huyện Lai Vung

C6; 18-333

36,80

-14,5

-17

368.000

cát lẩn nhiều bùn và tạp chất

18

Mỏ cát xã Định Hòa, huyện Lai Vung

C6; 18-333

37,00

-14,5

-17

370.000

cát lẩn nhiều bùn và tạp chất

369,69

6.898.310

(6,89 triệu m3)

* Khu vực cấm hoạt động khai thác:

- Giai đoạn 2021-2030: gồm 11 khu vực cấm khai thác (sông Tiền có 8 khu vực, sông Hậu có 3 khu vực) và các khu vực này có cụ thể tọa độ giới hạn điểm đầu và điểm cuối, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2021-2023 (trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024): toàn Tỉnh có 07 khu vực cấm khai thác (thể hiện trong Quyết định số 1472/QĐ-UBND.HC ngày 31/12/2015 của UBND Tỉnh).

+ Giai đoạn 2024-2030: toàn tỉnh có 11 khu vực cấm (bổ sung thêm 04 khu vực cấm: khu 4, khu 5, khu 8 và khu 11).

- Giai đoạn sau năm 2030 sẽ rà soát lại hiện trạng và trình cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

(Chi tiết được nêu trong Bảng số 2)

2.2. Đối với khoáng sản đất sét

- Gồm 26 thân sét (từ S1 đến S26), tổng trữ lượng 299,53 triệu m3. Trong đó:

+ Có 21 thân sét (từ S1 đến S21) có thể xem xét thăm dò, khai thác với tổng trữ lượng 222,26 triệu m3.

+ Đối với 5 thân sét còn lại (từ thân sét S22 đến S26) không đưa vào khai thác (thân sét chồng lấn vào khu di tích lịch sử; chồng lấn vào khu dân cư; đô thị mở rộng; đất Quốc phòng; khu bảo tồn vườn quốc gia).

- Cao trình khai thác: tối đa -3,0 mét.

- Trữ lượng có thể khai thác phân kỳ theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2025: thăm dò, xem xét khai thác tối đa là 0,7 triệu m3

+ Giai đoạn 2026-2030: thăm dò, xem xét khai thác tối đa là 0,9 triệu m3

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: 220,66 triệu m3

- Việc phân bổ khối lượng tài nguyên Sét theo giai đoạn nêu trên căn cứ theo Đề án Phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-UBND.HC ngày 29/12/2022 của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Căn cứ tình hình thực tế, UBND Tỉnh quyết định việc rà soát, cân đối, điều chỉnh sản lượng khai thác của từng giai đoạn theo quy định.

Tài nguyên được phân bổ cho các giai đoạn theo Bảng số 11:

Bảng 11: Bảng phân bổ tài nguyên khoáng sản sét cho các giai đoạn

STT

Tên thân khoáng sét

Tên khối tài nguyên sét

Tài nguyên khoáng sản sét tính đến tháng 6 năm 2022 (m3)

Cao trình cho phép khai thác tối đa (m)

Tài nguyên sét phân bổ cho giai đoạn 2021-2025 (m3)

Tài nguyên sét phân bổ cho giai đoạn 2026-2030 (m3)

Tài nguyên sét dự trữ cho giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050 (m3)

1

S1

1-334b

19.177.164

-3,0

0,7 triệu

0,9 triệu

220,66 triệu

2

S2

2-334b

1.574.188

3

S3

3-334a

12.700.064

4

4-334b

2.516.618

5

S4

5-334b

9.036.936

6

S5

6-334b

2.375.769

7

S6

7-334b

5.702.128

8

S7

8-334a

5.774.856

9

9-334b

5.123.417

10

S8

10-334a

49.948.704

11

11-334b

10.944.285

12

S9

12-333

5.534.140

13

13-334a

6.351.260

14

14-334b

6.504.363

15

S10

15-334a

1.391.579

16

16-334b

2.451.039

17

S11

17-333

6.595.045

18

18-334a

3.825.908

19

19-333

5.035.086

20

20-334b

11.951.384

21

S12

21-334b

11.183.008

22

S13

22-334b

6.465.957

23

S14

23-334a

5.364.598

24

24-334b

1.714.265

25

S15

25-334b

2.686.638

26

S16

26-334b

9.795.215

27

S17

27-334b

2.258.872

28

S18

28-334b

1.095.306

29

S19

29-334b

1.636.011

30

S20

30-334b

1.793.711

31

S21

31-334b

3.747.575

TỔNG

222,26 triệu

-3,0

0,7 triệu

0,9 triệu

220,66 triệu

Trữ lượng khoáng sản Sét trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp rất lớn, Do đó, việc phân bổ trữ lượng như trên cần đánh giá đến khả năng tăng trưởng của địa phương để bố trí trữ lượng khai thác phù hợp (có thể xem xét bổ sung thêm trữ lượng khai thác trong các giai đoạn). Ngoài ra, nếu nhu cầu của thị trường tăng mạnh trong thời gian tới để đáp ứng mức độ phát triển của khu vực, khi cần thiết có thể xem xét điều chỉnh sản lượng khai thác sét cho phù hợp nhưng không vượt quá 100% trữ lượng được phân bổ trong giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.

2.3. Đối với khoáng sản than bùn

- Gồm 3 thân khoáng than bùn được chia làm 5 khối tài nguyên, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 0,60 triệu m3. Tuy nhiên, trữ lượng than bùn có thể xem xét đưa vào thăm dò khai thác khoảng 0,48 triệu m3 (giảm 0,12 triệu m3 do có một phần diện tích đã chồng lấn vào hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn).

- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2030: Không khai thác.

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: Tài nguyên dự báo đưa vào khai thác cho giai đoạn này khoảng 0,48 triệu m3, UBND Tỉnh rà soát lại hiện trạng và đưa vào khai thác nếu đủ điều kiện, mang lại hiệu quả.

Tài nguyên được phân bổ cho các giai đoạn theo Bảng số 12:

Bảng 12: Bảng phân bổ tài nguyên than bùn cho các giai đoạn

STT

Tên thân khoáng than bùn

Tên khối tài nguyên than bùn

Tài nguyên khoáng sản than bùn tính đến tháng 6 năm 2022 (m3)

Tài nguyên phân bổ cho giai đoạn 2021-2030 (m3)

Tài nguyên dự trữ cho giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050 (m3)

1

T1

1-333

262.127

0

262.127

2

T1

2-334a

175.026

0

175.026

3

T2

3-333

15.717

0

15.717

4

T2

4-334a

17.777

0

17.777

5

T3

5-334a

8.574

0

8.574

TỔNG

479.221

(0,48 triệu m3)

0

479.221

(0,48 triệu m3)

2.4. Đối với đất san lấp (vật liệu xây dựng thông thường)

Toàn tỉnh có 39 vị trí đưa vào khai thác, với diện tích khoảng 200,47 ha. Các vị trí, khu vực khai thác cụ thể được thể hiện đồng bộ với phương án, phân bổ, khoanh vùng đất đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Mục VIII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024. Hàng năm, các địa phương rà soát, cân đối các vị trí đất khai thác để đưa vào Kế hoạch sử dụng đất theo quy định.

- Tổng nhu cầu khai thác đất: khoảng 6,80 triệu m3.

- Trữ lượng có thể khai thác phân theo giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 2021-2025: dự kiến sản lượng khai thác 1,27 triệu m3.

+ Giai đoạn 2026-2030: dự kiến sản lượng khai thác 3,05 triệu m3.

+ Giai đoạn sau 2030, tầm nhìn đến 2050: dự kiến sản lượng khai thác 2,48 triệu m3.

- Đất khi khai thác được sử dụng để phục vụ cho việc san lấp các công trình giao thông; các khu, cụm, tuyến dân cư và một số công trình khác có nhu cầu cấp thiết trên địa bàn huyện, tỉnh.

- Đất sau khi khai thác là các ao, hồ, địa phương sẽ sử dụng cho nhiều mục đích như: hồ sinh thái, ao nuôi trồng thủy sản, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng cháy chữa cháy, hồ đa mục tiêu.

Tài nguyên và vị trí được phân bổ cho các giai đoạn được nêu tại Bảng số 13 và Bảng số 14:

Bảng 13: Bảng phân bổ tài nguyên đất san lấp cho các giai đoạn

STT

Tên huyện, thành phố

Số vị trí, khu vực khai thác

Diện tích

(ha)

Dự kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn 2021-2025

(m3)

Dự kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn 2026-2030

(m3)

Dự kiến Khối lượng tài nguyên cần khai thác cho giai đoạn sau năm 2030

(m3)

Tổng

(m3)

Ghi chú

1

Tam Nông

03

26,0

245.000

665.000

0

910.000

Khối lượng dự kiến khai thác chiếm khoảng 70% khối lượng toàn mỏ (30% còn lại để làm bờ bao, taluy mái)

2

Hồng Ngự

04

25,0

150.000

400.000

300.000

850.000

3

Thanh Bình

05

15,0

208.000

240.000

280.000

728.000

4

Lai Vung

04

25,49

0

422.282

469.985

892.267

5

Tân Hồng

06

25,0

200.000

300.000

500.000

1.000.000

6

TP. Hồng Ngự

02

19,0

220.000

230.000

230.000

680.000

7

TP. Sa Đéc

01

6,20

0

248.000

0

248.000

8

Lấp Vò

10

28,78

100.000

200.000

200.000

500.000

9

Tháp Mười

04

30,00

150.000

350.000

500.000

1.000.000

10

Cao Lãnh

0

0

0

0

0

0

11

TP Cao Lãnh

0

0

0

0

0

0

12

Châu Thành

0

0

0

0

0

0

Tổng

39

200,47

1.273.000

(1,27 triệu)

3.055.282

(3,05 triệu)

2.479.985

(2,48 triệu)

6.808.267

(6,80 triệu)

Ghi chú: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, đối với các điểm mỏ thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh sẽ do UBND Tỉnh căn cứ phương án quy hoạch này và các phương án quy hoạch khác có liên quan, rà soát và tự điều chỉnh số lượng, ranh giới, công suất, lộ trình khai thác, mục tiêu sử dụng (nếu cần) để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương và các quy định hiện hành. Đồng thời, căn cứ điều kiện thực tế, hồ sơ đánh giá tác động môi trường để xem xét độ sâu khai thác từng vị trí cho phù hợp.

Bảng 14: Vị trí cụ thể từng khu vực khai thác đất san lấp:

STT

Tên huyện, thành phố

Số vị trí, khu vực khai thác

Diện tích (ha)

Địa điểm

Hiện trạng đất

1

Tam Nông

03

26,0

Vị trí 1

7,0

Xã Phú Cường

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

12,5

Vị trí 3

6,5

2

Hồng Ngự

04

25,0

Vị trí 1

9,8

Xã Thường Lạc

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

7,2

Xã Thường Lạc

Vị trí 3

3,0

Xã Long Khánh B

Vị trí 4

5,0

Xã Phú Thuận A

3

Thanh Bình

05

15,0

Vị trí 1

3,0

Xã Phú Lợi

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

3,0

Xã Tân Mỹ

Vị trí 3

3,0

Xã An Phong

Vị trí 4

3,0

Xã Bình Tấn

Vị trí 5

3,0

Xã Tân Thạnh

4

Lai Vung

04

25,49

Vị trí 1

6,90

Xã Phong Hòa

Đất hộ gia đình, cá nhân đang trồng lúa và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

5,16

Xã Hòa Thành

Vị trí 3

6,72

Xã Long Thắng

Vị trí 4

6,70

Xã Tân Phước

5

Tân Hồng

06

25,0

Vị trí 1

8,0

Xã Tân Hộ Cơ

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

5,0

Xã Bình Phú

Vị trí 3

2,5

Xã Thông Bình

Vị trí 4

5,0

Xã Tân Công Chí

Vị trí 5

2,0

Xã Tân Thành B

Vị trí 6

2,5

Xã Tân Thành A

6

TP Hồng Ngự

02

19,0

Vị trí 1

9,5

Xã Bình Thạnh

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

9,5

7

TP Sa Đéc

01

6,2

Vị trí 1

6,2

Xã Tân Quy Tây

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)

8

Lấp Vò

10

28,78

Vị trí 1

4,0

Xã Bình Thạnh Trung

Đất hộ gia đình, cá nhân chuyên trồng lúa nước và cây lâu năm (đất sản xuất nông nghiệp)

Vị trí 2

13,78

Xã Định An

Vị trí 3

Vị trí 4

Vị trí 5

Vị trí 6

Vị trí 7

11,0

Xã Định Yên

Vị trí 8

Vị trí 9

Vị trí 10

9

Tháp Mười

04

30,00

Vị trí 1

4,65

Xã Mỹ Quý

Đất do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê để trồng lúa

Vị trí 2

7,37

Vị trí 3

9,08

Vị trí 4

8,91

10

Cao Lãnh

0

0

11

TP. Cao Lãnh

0

0

12

Châu Thành

0

0

Tổng

39

200,47

+ Đối với huyện Châu Thành sử dụng nguồn đất bãi lắng để tận dụng nguồn đất đắp công trình.

Như vậy, với diện tích đất san lấp được phân bổ chi tiết của từng địa phương như nêu trên, nhu cầu dùng đất cho san lấp hoàn toàn khả thi cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050 của tỉnh Đồng Tháp.

2.5. Đối với đất san lấp thu hồi từ dự án hồ thủy lợi đa mục tiêu

Căn cứ Phụ lục XII Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024, tổng diện tích 03 hồ đa mục tiêu khoảng 1.552 ha, thực hiện trên địa bàn huyện Hồng Ngự (92 ha), huyện Tam Nông (1.300 ha), huyện Cao Lãnh (160 ha), với tổng diện tích 1.552 ha. Chi tiết về vị trí, khoanh vùng khu vực các hồ thủy lợi đa mục tiêu thể hiện đồng bộ với phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh. Cụ thể:

a) Huyện Hồng Ngự: 01 vị trí khu vực tiếp giáp với kênh Trà Đư - Cây Da, thuộc ấp Trà Đư, xã Thường Lạc, diện tích 92 ha được giới hạn bởi 04 điểm khép góc như sau (Bảng số 15):

Bảng 15: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Hồng Ngự:

Điểm

Hệ toạ độ VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°

X (m)

Y(m)

1

1199337,490

534113,965

2

1199153,291

534687,029

3

1197811,938

534142,531

4

1197901,958

533503,282

Diện tích: 92 ha.

b). Huyện Tam Nông: 01 vị trí với tổng diện tích 1.300 ha cụ thể:

Vị trí: Tại ô bao số 39 (412 ha) và ô bao số 40 (888 ha) Phú Cường được giới hạn bởi 05 điểm khép góc sau (Bảng số 16):

Bảng 16: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Tam Nông:

Điểm

Hệ toạ độ VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°

X (m)

Y(m)

1

1181182,5523

568912,6629

2

1183849,6512

566824,0439

3

1187157,3320

569367,6320

4

1185197,1920

571168,1170

Diện tích: 1.300 ha.

c). Huyện Cao Lãnh: 01 vị trí với tổng diện tích: 160 ha tại Khu A, Đội II, đất rừng sản xuất thuộc Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng quản lý, tại xã Gáo Giồng, cụ thể như sau:

Vị trí: Tại xã Gáo Giồng, diện tích 160 ha, tờ bản đồ số 8 và tờ bản đồ số 7 được giới hạn bởi 05 điểm khép góc (Bảng số 17):

Bảng 17: Vị trí hồ thủy lợi đa mục tiêu địa bàn huyện Cao Lãnh:

Điểm

Hệ toạ độ VN2000,
kinh tuyến trục 105°, múi chiếu 3°

X (m)

Y(m)

1

1172840,8601

568872,3800

2

1172887,2547

568325,2689

3

1172343,3519

567764,7920

4

1170989,0734

568177,5227

5

1170938,7554

568791,6734

Diện tích: 160 ha.

2.6. Đối với khoáng sản thu hồi từ các dự án nạo vét cồn nổi

Hàng năm khảo sát, có phương án nạo vét cụ thể, phù hợp tình hình thực tế đối với 04 bãi bồi, cồn nổi, cụ thể: bãi bồi cồn Long Tả, bãi bồi cồn Long Khánh, bãi bồi cồn Đông Giang, bãi bồi cồn Linh.

Ngoài các bãi bồi, cồn nổi nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn một số bãi bồi, cồn nổi khác có thể xem xét đưa vào nạo vét để kịp thời bổ sung vật liệu san lấp các công trình trọng điểm của Tỉnh, của Trung ương và các công trình dân sinh.

2.7. Đối với khoáng sản thu hồi từ dự án nạo vét thông luồng đường thủy

Dự kiến các vị trí nạo vét sẽ được Sở Giao thông vận tải đề xuất sau khi thống nhất với địa phương và cơ quan quản lý đường sông./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 27/NQ-HĐND ngày 01/07/2024 thông qua Phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


535

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.117.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!