HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2007/NQ-HĐND
|
Nha Trang,
ngày 02 tháng 02 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY HOẠCH
KHU VỰC KHAI THÁC ĐẤT SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG HUYỆN DIÊN KHÁNH VÀ THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm
1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét Tờ trình số 510/TTr - UBND ngày 25 tháng
01 năm 2006 về việc đề nghị thông qua Quy hoạch khu vực khai thác đất san lấp
trên địa bàn Đông huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Báo
cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo
luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch khu vực khai
thác đất san lấp trên địa bàn Đông huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2010 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí khu vực quy hoạch khai thác đất san
lấp
Quy hoạch (05) năm khu vực khai thác đất san lấp
trên địa bàn Đông huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang (vị trí được thể hiện
trên bản đồ kèm theo), bao gồm:
a) Khu vực Vĩnh Phương (L1): Phân bố ven chân
núi Đá Bạc, thuộc thôn Đắc Lộc và một phần thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương,
thành phố Nha Trang; Diện tích khu vực quy hoạch là 148,168 ha, trữ lượng cấp
C2 + P1 tính được khoảng 8.149.256m3; Kéo dài từ ngã ba Nhà máy Sợi Nha Trang
qua phía Bắc QL 1A, bám theo trục đường nhựa liên thôn Đắc Lộc; Chiều dài trung
bình khoảng 2.500m , rộng khoảng 500m; Có độ cao khai thác từ 15m đến 100m.
b) Khu vực Diên Phú (L2): Phân bố ven phía Tây
Nam chân núi Hòn Chùa, thuộc thôn Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền; Thôn Phú Cấp,
xã Diên Phú, huyện Diên Khánh và thôn Xóm Núi, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha
Trang; Diện tích khu vực quy hoạch là 37,622 ha, trữ lượng cấp C2 + P1 tính
được khoảng 3.875.107 m3; Kéo dài từ các moong đang khai thác đất ở phía Bắc
nghĩa trang xã Diên Phú đến Công ty bia Miền Trung; Chiều dài trung bình khoảng
khoảng 1.500m, rộng khoảng 250m; cos độ cao khai thác từ 4,4m đến dưới 100m.
c) Khu vực Diên Điền (L3): Phân bố ở ven chân
núi phía Tây Hòn Chùa, thuộc thôn Đại Điền Đông 2, xã Diên Điền, huyện Diên
Khánh; Diện tích khu vực quy hoạch là 77,756ha, trữ lượng cấp C2 + P1 tính được
khoảng 3.499.015 m3; Chiều dài trung bình khoảng 1.700m, rộng khoảng 1000m; cos
độ cao khai thác từ 4,9m đến dưới 100m.
d) Khu vực Suối Hiệp - Suối Cát (L4): Phân bố
phía Tây núi Bùng Binh, núi Hòn Xuân, núi Hòn Cô thuộc thôn Vĩnh Cát, xã Suối
Hiệp và thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, kéo dài từ các moong
đang khai thác đất ở phía Đông nghĩa trang liệt sỹ huyện Diên Khánh xuống khu
vực nghĩa trang xã Suối Cát; Được chia làm hai khu vực bám theo hai bên đường
đang mở vòng ra đường Trảng É - Nha Trang. Tổng diện tích khu vực quy hoạch là
164,275 ha, trữ lượng cấp C2 + P1 tính được khoảng 13.015.682 m3; Chiều dài
trung bình khoảng 4.700m, rộng khoảng 350m; cos độ cao khai thác từ 22m đến
dưới 100m.
e) Khu vực Suối Tân - Suối Cát (L5): Phân bố ven
chân núi phía Nam Hòn Cậu, Hòn Xuân, núi Năm Tắc, thuộc xã Suối Tân và xã Suối
Cát, huyện Diên Khánh; Nằm ở phía bên trái đường Trảng É - Nha Trang, kéo dài
từ ngã ba Quốc Lộ 1A về gần trường lái xe Hồng Bàng; Diện tích khu vực quy hoạch
là 87,392 ha, trữ lượng cấp C2 + P1 tính được khoảng 6.816.591m3; Chiều dài
trung bình khoảng 5.000m, rộng khoảng 250m; cos độ cao khai thác từ 50m đến
dưới 100m.
Khu vực Diên Phú sẽ kết thúc khai thác sau khi
thi công xong cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú trên diện tích
thuộc địa phận huyện Diên Khánh và kết thúc khai thác vào tháng 12 năm 2007
trên phần diện tích thuộc địa phận thành phố Nha Trang.
2. Diện tích khu vực quy hoạch và tổng trữ
lượng khoáng sản
Tổng diện tích (05) năm khu vực được quy hoạch
là 515,213 ha; tổng trữ lượng cấp C2 + P1 tính được là 35.355.651m3.
3. Giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Thực hiện thu hồi, quản lý, sử dụng quỹ đất
trong và sau khi kết thúc khai thác theo đúng các quy định của Luật đất đai,
Luật khoáng sản, các văn bản hướng dẫn thực hiện và các văn bản khác có liên
quan.
Thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất trên diện
tích đất tại khu vực quy hoạch khai thác đất san lấp trên địa bàn đông huyện
Diên Khánh và thành phố Nha Trang sau khi kết thúc hoạt động khai thác cho phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
b) Về khai thác, bảo vệ cảnh quan môi trường và
phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác.
- Quy định chặt chẽ việc cấp giấy phép khai thác
đất san lấp trong khu vực quy hoạch bảo đảm việc bảo vệ các công trình xây
dựng, khu di tích lịch sử, công trình văn hoá… Trong thời gian chưa thực hiện
xong việc khoanh định để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công
bố các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản, việc xem xét
đề xuất cấp giấy phép khai thác đất san lấp phải căn cứ ý kiến bằng văn bản của
các cơ quan quản lý chuyên ngành kể cả khu vực nằm trong quy hoạch.
- Ban hành Quy định việc phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan trong công tác quản lý các hoạt động khai thác, quản lý, sử
dụng đất san lấp kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy
định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Sau khi kết thúc khai thác đất san lấp, các cá
nhân, tổ chức khai thác phải thực hiện phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai
tại khu vực khai thác, thực hiện sửa chữa đường giao thông bị hư hỏng do vận
chuyển đất san lấp gây ra.
c) Nguồn tài chính khắc phục môi trường
- Đối với nguồn thu tiền ký quỹ phục hồi môi
trường theo quy định của Luật khoáng sản và văn bản hướng dẫn thực hiện của các
cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản không thực hiện việc phục hồi môi trường
sau khai thác theo quy định được sử dụng cho mục đích: phục hồi môi trường, đất
đai sau khai thác; sữa chữa đường giao thông bị hư hỏng do vận chuyển đất san
lấp gây ra.
- Đối với Phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản được thu và sử dụng theo các mục đích theo quy định tại Nghị
định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh
Hòa tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc
phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 thông qua./.