CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/2025/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 01 năm 2025
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2022/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 29 tháng 11 năm
2024;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày
06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Phòng thủ dân sự ngày 20 tháng 6 năm
2023;
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như
sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Nước trao đổi nhiệt là nước phục vụ mục đích giải
nhiệt (nước làm mát) hoặc gia nhiệt cho thiết bị, máy móc trong quá trình sản
xuất, không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hóa chất
sử dụng trong các công đoạn sản xuất.”.
b) Bổ sung các khoản 23, 24,
25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32 vào sau khoản 22 như sau:
“23. Nước thải phải xử lý là nước thải nếu không xử
lý thì không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn
kỹ thuật, quy định để tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc
quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải tập trung của
khu đô thị, khu dân cư tập trung.
24. Nguồn phát sinh nước thải là hệ thống, công
trình, máy móc, thiết bị, công đoạn hoặc hoạt động có phát sinh nước thải. Nguồn
phát sinh nước thải có thể bao gồm nhiều hệ thống, công trình, máy móc, thiết bị,
công đoạn hoặc hoạt động có phát sinh nước thải cùng tính chất và cùng khu vực.
25. Dòng nước thải là nước thải sau xử lý hoặc phải
được kiểm soát trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải tại một vị trí xả thải
xác định.
26. Nguồn tiếp nhận nước thải (còn gọi là nguồn nước
tiếp nhận) là các dạng tích tụ nước tự nhiên, nhân tạo có mục đích sử dụng xác
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Các dạng tích tụ nước tự nhiên
bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá và các dạng tích tụ nước
khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo, bao gồm: Hồ chứa
thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ
nước khác do con người tạo ra.
Trường hợp nguồn nước tại vị trí xả nước thải chưa
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mục đích sử dụng thì nguồn tiếp nhận
nước thải là nguồn nước liên thông gần nhất đã được xác định mục đích sử dụng.
27. Bụi, khí thải phải xử lý là bụi, khí thải nếu
không xử lý thì không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
28. Nguồn phát sinh bụi, khí thải (sau đây gọi
chung là nguồn phát sinh khí thải) là hệ thống, công trình, máy móc, thiết bị,
công đoạn hoặc hoạt động có phát sinh bụi, khí thải và có vị trí xác định. Trường
hợp nhiều hệ thống, công trình, máy móc, thiết bị tại cùng một khu vực có phát
sinh bụi, khí thải có cùng tính chất và được thu gom, xử lý chung tại một hệ thống
xử lý khí thải thì được coi là một nguồn khí thải.
29. Dòng khí thải là khí thải sau khi xử lý được xả
vào môi trường không khí thông qua ống khói, ống thải.
30. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là hoạt
động của tổ chức, cá nhân thực hiện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không bao
gồm hoạt động dịch vụ hành chính công khi xem xét cấp giấy phép môi trường.
31. Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước là dự án
được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc dự án
được triển khai trên đất, đất có mặt nước theo quy định của pháp luật có liên
quan.
32. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
phê duyệt kết quả thẩm định là:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, trừ trường hợp được
quy định tại điểm b khoản này;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh
sửa, bổ sung theo nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định
tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 4 như sau:
“c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách
để thực hiện lộ trình quy định tại khoản 5 Điều này;”.
3. Sửa đổi đoạn dẫn khoản 3 Điều 15 như sau:
“3. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm:”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 6 Điều 21 như
sau:
“a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và
phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên nằm
trên địa bàn tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng quy chế,
kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức xây dựng và
phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đối
với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở
lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với các di sản thiên nhiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường đã có quy chế, kế
hoạch, phương án quản lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch, phương án quản lý đó có trách nhiệm
chỉ đạo việc điều chỉnh để lồng ghép, cập nhật các nội dung theo quy định tại
Nghị định này vào quy chế, kế hoạch, phương án theo quy định của pháp luật về
đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa trong thời hạn 06 tháng
kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Việc điều chỉnh để lồng ghép, cập nhật các nội dung
quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên vào quy chế, kế hoạch, phương
án quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định
về xây dựng, thẩm định, phê duyệt của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp,
thủy sản và di sản văn hóa;
b) Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản
thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức, huy động lực lượng và nguồn lực, quản lý và
bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật, các quy chế,
kế hoạch đã được phê duyệt; được bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các
hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức giám sát, kịp
thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thiên nhiên; tổ chức bán vé, thu phí tham
quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; tuyên
truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản
lý di sản thiên nhiên; tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu
tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản
thiên nhiên; thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.
Đối với khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên
địa chất toàn cầu nằm trên địa bàn rộng, có các khu vực sản xuất, khu dân cư, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý liên ngành và bảo đảm nguồn lực hoạt
động để quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 23 như sau:
“a) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải quy định
giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm phù hợp với yêu cầu bảo vệ của
phân vùng môi trường đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải;
quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải quy định giá trị giới hạn cho phép của
các chất ô nhiễm phù hợp với mục đích quản lý và cải thiện chất lượng nước của
nguồn nước tiếp nhận, trừ vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được
quản lý theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 25 như sau:
“4. Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi
trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường
được quy định như sau:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này có địa điểm thực hiện nằm trên: Phường của
đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III và loại IV theo quy định của pháp luật
về phân loại đô thị, trừ dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo
quy định mà không phát sinh bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý;
b) Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được sử
dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên
nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 86 Luật Bảo
vệ môi trường hoặc trường hợp dự án có đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý
nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp theo quy định;
c) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo
tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp hoặc
thủy sản, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên theo quy định của
pháp luật về lâm nghiệp, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp
luật về thuỷ sản, vùng đất ngập nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, di sản
thiên nhiên thế giới và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b,
c và d cột (3) số thứ tự 7a Phụ lục III Nghị định
này (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ
có một hoặc các mục tiêu: Phục vụ quản lý bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh);
d) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di
sản thế giới, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp
hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn
hóa (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau:
Dự án chỉ có một hoặc các mục tiêu: Bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án nhằm phục vụ việc quản lý, vệ
sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án bảo
trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);
đ) Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích đất chuyển đổi quy định tại cột
(3) số thứ tự 7c Phụ lục III Nghị định này; dự án
có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn
thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập
nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên và thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d cột (3) số thứ tự 7b Phụ lục III Nghị định này (trừ dự án đầu tư xây dựng
công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc các mục tiêu: Phục
vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng cháy,
chữa cháy rừng; lâm sinh);
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm
quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.”.
7. Bổ sung Điều 26a vào trước
Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm
quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường (nếu thuộc đối tượng
cấp giấy phép môi trường) đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ dự án thuộc
một trong các trường hợp: Nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở
lên; nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; có nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt liên tỉnh đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên
nước) sau đây:
a) Dự án đầu tư công không thuộc thẩm quyền quyết định,
chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án thực
hiện dịch vụ tái chế, xử lý chất thải;
b) Dự án chăn nuôi gia súc;
c) Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm;
d) Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên;
đ) Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên,
di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên và không thuộc thẩm quyền quyết định,
chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
e) Dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp, không bao gồm: Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất
thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
dự án khác thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường với công suất lớn quy định tại cột (3) Phụ
lục II Nghị định này; dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động được miễn
trừ đấu nối theo quy định của pháp luật có lưu lượng nước thải thuộc đối tượng
phải thực hiện quan trắc định kỳ trở lên;
g) Dự án thủy điện không thuộc thẩm quyền quyết định,
chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thời hạn thẩm định, phí thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này được xác định theo thời hạn thẩm định, phí thẩm định như đối
với dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Rà soát, chuẩn bị, hoàn thiện các điều kiện về
tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để bảo đảm việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Việc giải quyết thủ tục hành chính đối với
các trường hợp được phân cấp phải bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện;
b) Chịu trách nhiệm trước Bộ Tài nguyên và Môi trường
về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi
trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở đã được phân cấp;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp
luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đã được phân cấp phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo chỉ đạo
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Báo cáo định kỳ 06 tháng/lần (trước ngày 15
tháng 01 và ngày 15 tháng 7 hàng năm) hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm
vụ được phân cấp gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi;
đ) Chỉ đạo xây dựng, vận hành, cập nhật, tích hợp
cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của đối tượng
được phân cấp vào cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh, đảm bảo liên thông với cơ
sở dữ liệu môi trường quốc gia.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu
tư, cơ sở đã được phân cấp;
c) Tổng hợp kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng
mắc nếu có của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được
phân cấp để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi
trường
1. Đối tượng được tham vấn:
a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp
bởi dự án đầu tư, bao gồm: Cộng đồng người gồm các cá nhân thường trú theo quy
định của pháp luật về cư trú sinh sống tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn,
bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự tại nơi triển khai dự án đầu
tư; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ hộ gia đình có hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển nơi
triển khai dự án đầu tư.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động
trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến hoặc lấy ý
kiến bằng văn bản. Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp xã gửi giấy mời tới toàn bộ cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp
để tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến. Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân
không tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến thì phải lấy ý kiến bằng văn bản
thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều
này. Số lượng người tham dự họp lấy ý kiến và đã được tham vấn thông qua hình
thức gửi phiếu lấy ý kiến phải đảm bảo từ hai phần ba trở lên trên tổng số người
chịu tác động trực tiếp. Các cá nhân trong cùng một hộ gia đình có thể được lấy
ý kiến thông qua người đại diện của hộ gia đình đó; trường hợp cá nhân nhận được
phiếu lấy ý kiến nhưng không tham gia cho ý kiến trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận được phiếu lấy ý kiến thì được coi là đã được tham vấn;
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự
án đầu tư, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã nơi thực hiện dự án và nơi chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư được xác
định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường; Ban quản lý khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý; cơ
quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào
công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi; cơ quan, tổ chức được
nhà nước giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại
các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều 25 Nghị định này (nếu
có); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh
đối với dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có); các cơ
quan, tổ chức khác có liên quan trực tiếp được xác định thông qua quá trình
đánh giá tác động môi trường.
Việc tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trực
tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức tham vấn bằng văn bản.
2. Nội dung tham vấn:
Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh
giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục
VIa ban hành kèm theo Nghị định này.
Nội dung tham vấn khác quy định tại điểm
đ khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm: Phương án cải tạo và phục
hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất thải;
phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đối với dự án có phương án bồi hoàn đa dạng
sinh học theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức tham vấn:
a) Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin
điện tử:
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư gửi báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án kèm theo nội dung tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đến đơn
vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường để tham vấn các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ thông
tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị đăng tải của chủ dự án đầu
tư, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định có trách nhiệm
đăng tải nội dung tham vấn. Việc tham vấn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày
đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại Phụ lục III,
10 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại Phụ lục
IV ban hành kèm theo Nghị định này, 05 ngày đối với dự án nằm trong khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày kể
từ ngày hết thời hạn tham vấn, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử có trách
nhiệm gửi kết quả tham vấn cho chủ dự án đầu tư;
b) Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến:
Chủ dự án đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi thực hiện dự án niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham
vấn lấy ý kiến các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trước thời điểm
họp ít nhất là 05 ngày. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết báo cáo
đánh giá tác động môi trường kể từ khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho đến khi kết thúc hoạt động tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân; tổ chức
họp tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều này trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị
của chủ dự án đầu tư.
Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm trình bày nội dung
tham vấn tại cuộc họp tham vấn. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp và các
phản hồi, cam kết của chủ dự án đầu tư phải được thể hiện đầy đủ, trung thực
trong biên bản họp tham vấn cộng đồng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định;
c) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi thực hiện dự án gửi phiếu lấy ý kiến tham vấn theo mẫu quy định
tại Phụ lục Vlb ban hành kèm theo Nghị định này tới
các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà không tham dự họp lấy ý
kiến.
Chủ dự án đầu tư gửi báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
kèm theo văn bản tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI và nội dung tham vấn theo mẫu
quy định tại Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định
này.
Các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách
nhiệm phản hồi bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định
này trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn. Trường
hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội
dung tham vấn.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với
chủ dự án tổ chức thực hiện tham vấn nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
theo quy định tại điểm b và điểm c khoản này; thông tin về số lượng phiếu lấy ý
kiến tham vấn đã gửi và số lượng phiếu lấy ý kiến tham vấn nhận được trong ý kiến
tham vấn bằng văn bản theo quy định tại điểm c khoản này; quyết định việc kết hợp
tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường với việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về dự án theo quy định của
pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong việc thực
hiện tham vấn:
a) Thực hiện các hình thức tham vấn theo quy định tại
khoản 4 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường và tham vấn ý kiến
các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại
các điểm e, g và h khoản này;
b) Đối với dự án đầu tư có hoạt động nhận chìm vật,
chất ở biển; dự án đầu tư có tổng lưu lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày
(24 giờ) trở lên, xả trực tiếp nước thải vào sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp
ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, chủ dự án đầu tư
thực hiện tham vấn thêm ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông
liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề
môi trường trong khu vực;
c) Đối với dự án quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có lưu lượng
nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên
hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên, khuyến khích chủ
dự án đầu tư thực hiện tham vấn thêm 05 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường. Đối với dự án còn lại
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này, khuyến khích chủ dự án đầu tư thực hiện tham vấn thêm 03 chuyên gia, nhà
khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường;
d) Đối với dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc
xâm nhập mặn do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương
đầu tư; dự án có hoạt động nhận chìm vật, chất nạo vét xuống biển có tổng khối
lượng từ 5.000.000 m3 trở lên; dự án có lưu lượng nước thải
công nghiệp từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ các trường hợp đấu
nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước trao đổi nhiệt và nước
thải của dự án nuôi trồng thủy sản) hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ
trở lên, nội dung về kết quả tính toán của mô hình áp dụng trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường được khuyến khích lấy thêm ý kiến của tổ chức chuyên
môn phù hợp (được chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của
pháp luật về khoa học và công nghệ và có lĩnh vực được chứng nhận phù hợp với
tính chất của mô hình);
đ) Đối với dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử
dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển,
khuyến khích chủ dự án đầu tư lấy thêm ý kiến của tổ chức chuyên môn (được chứng
nhận hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và
công nghệ và có lĩnh vực được chứng nhận phù hợp với lĩnh vực đa dạng sinh học)
về tác động của việc thực hiện dự án tới đa dạng sinh học;
e) Đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông, hạ tầng viễn thông, tuyến đường dây tải điện, cấp, thoát nước và cải tạo,
tu bổ kênh mương liên tỉnh, liên huyện, chủ dự án đầu tư chỉ thực hiện tham vấn
theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và tham vấn bằng văn bản đối với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh
trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai đơn vị
hành chính cấp huyện trở lên;
g) Đối với dự án nằm trên vùng biển, thềm lục địa
chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã,
chủ dự án đầu tư chỉ thực hiện tham vấn theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
này và tham vấn bằng văn bản đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất
thải vào bờ của dự án;
h) Đối với dự án nằm trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, chủ dự án đầu tư thực hiện tham vấn
theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và tham vấn thêm ý kiến của Ban quản
lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó; khuyến khích tham
vấn theo quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
i) Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm tổng hợp trung
thực, thể hiện đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn; tiếp
thu, giải trình kết quả tham vấn và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi
trường trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
k) Trường hợp chủ dự án đầu tư là một trong các cơ
quan cần tham vấn theo quy định tại khoản này thì không phải thực hiện tham vấn
đối với cơ quan đó.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3; bổ sung các khoản
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 vào sau khoản 3 Điều 27 như sau:
“2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này,
trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành,
chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một
hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Các trường hợp tăng quy mô, công suất sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều
này từ 30% trở lên dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại
khoản 5 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này; tăng quy mô quy
định tại điểm b khoản 3 Điều này dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường
quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Các trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất của dự
án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến
môi trường quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Các trường hợp thay đổi khác làm gia tăng tác động
xấu đến môi trường quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Tăng quy mô, công suất quy định tại khoản 3 Điều
này dẫn đến thay đổi phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường (trừ
trường hợp dự án đầu tư thay đổi thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ
trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ do bổ sung thêm hoạt động kinh
doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; hoạt động kinh doanh đặt cược,
ca-si-nô (casino); hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng
rừng, xuất bản, báo chí theo quy định của pháp luật về đầu tư).
3. Các trường hợp tăng quy mô, công suất sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của dự án đầu tư, cụ thể như sau:
a) Tăng công suất sản xuất;
b) Bổ sung dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất để
sản xuất ra nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất hoặc sản xuất ra sản phẩm mới, trừ
hạng mục công trình phụ trợ; bổ sung hạng mục cho thuê nhà xưởng trong trường hợp
có tiếp nhận chất thải của đơn vị thuê nhà xưởng để xử lý;
c) Tăng quy mô, công suất kinh doanh dịch vụ, cụ thể:
Tăng diện tích sàn đối với dự án xây dựng siêu thị, khu thương mại, trung tâm
thương mại; tăng số giường bệnh đối với dự án đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở
y tế khác; tăng số phòng nghỉ đối với cơ sở lưu trú du lịch; tăng dân số hoặc số
hộ sử dụng đối với dự án khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở; tăng công suất xử
lý chất thải đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải; tăng công suất hệ
thống xử lý nước thải tập trung đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tăng diện tích thuê nhà
xưởng.
4. Các trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất của dự
án đầu tư, bao gồm:
a) Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm; thay đổi
công nghệ của hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải để thực hiện dịch vụ
tái chế, xử lý chất thải;
b) Thay đổi công nghệ, biện pháp thi công, cách thức
nhận chìm đối với dự án đầu tư xây dựng đường giao thông hoặc dự án có một
trong các hoạt động sau: Nạo vét, nhận chìm, xây dựng đường dây tải điện, xây dựng
công trình cáp treo.
5. Việc làm gia tăng tác động xấu đến môi trường đối
với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Làm tăng tổng lưu lượng nước thải hoặc tổng lưu
lượng bụi, khí thải xả ra môi trường khi dự án đi vào vận hành chính thức;
b) Làm gia tăng tác động xấu đến đa dạng sinh học,
suy giảm đa dạng sinh học; gia tăng khả năng sạt lở, sụt lún, ngập lụt; gia
tăng thải lượng thông số ô nhiễm có trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất
lượng môi trường hoặc thay đổi cảnh quan thiên nhiên khu vực thực hiện dự án.
6. Các trường hợp thay đổi khác làm gia tăng tác động
xấu đến môi trường, bao gồm:
a) Tăng từ 30% trở lên khối lượng vật chất nạo vét
đối với dự án có hoạt động nạo vét; tăng từ 30% trở lên khối lượng nhận chìm vật
chất nạo vét; thay đổi ranh giới, diện tích giao khu vực biển để nạo vét, nhận
chìm đối với dự án có hoạt động nạo vét, nhận chìm dẫn đến phải thực hiện thủ tục
giao mới khu vực biển từ 10 ha trở lên theo quy định của pháp luật về tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo;
b) Tăng trữ lượng, công suất khai thác khoáng sản
hoặc thay đổi khác đến mức phải điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo
quy định của pháp luật về khoáng sản; thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi
trường dẫn đến giảm số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tính theo thời
điểm đã phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trừ trường hợp việc
giảm số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường do giảm diện tích, trữ lượng
khai thác khoáng sản;
c) Tăng quy mô khai thác và sử dụng tài nguyên nước,
thay đổi nguồn nước, tầng chứa nước khai thác, sử dụng đến mức phải điều chỉnh
giấy phép tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
d) Tăng yếu tố nhạy cảm về môi trường do tăng số lượng,
bề rộng làn đường, chiều dài tuyến đường, thay đổi hướng tuyến đường đối với dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, dự án có hạng mục cấp, thoát nước, cải
tạo, tu bổ kênh mương hoặc do tăng chiều dài tuyến, thay đổi hướng tuyến đối với
dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện, hạ tầng viễn thông;
đ) Thay đổi vị trí của một trong các công trình tuyến
đập, công trình dẫn nước, nhà máy, đường vận hành đối với dự án thủy điện;
e) Không xây lắp ít nhất một công đoạn xử lý của
công trình xử lý chất thải đã được phê duyệt hoặc thay thế công nghệ xử lý chất
thải đã được phê duyệt bằng công nghệ khác đối với trường hợp sau: Hệ thống xử
lý nước thải có công suất từ 50 m3/ngày trở lên (trừ trường hợp nước
thải của dự án đầu tư đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập
trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp) hoặc hệ
thống xử lý khí thải có công suất từ 20.000 m3/giờ trở lên;
g) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp
dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt;
h) Thay đổi vị trí xả nước thải sau xử lý vào nguồn
nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc làm phát sinh yếu tố nhạy cảm
về môi trường;
i) Thay đổi vị trí cột, ga hành khách, tăng số lượng
cột, tăng trên 10% diện tích ga hành khách đối với dự án có hạng mục xây dựng
công trình cáp treo;
k) Bổ sung hoạt động nhập khẩu phế liệu nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải để
thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
l) Tăng quy mô sử dụng đất, đất có mặt nước từ 10%
trở lên hoặc từ 30 ha trở lên đối với dự án thủy lợi, thủy điện, dự án đầu tư
xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp, dự án khu vui chơi, giải trí, sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản này;
m) Tăng quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước
từ 0,2 ha trở lên hoặc tăng diện tích đất, đất có mặt nước phải chuyển mục đích
sử dụng từ 0,1 ha trở lên đối với dự án tại các khu vực quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 4 Điều 25 Nghị định này.
7. Trường hợp có thay đổi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, chủ
dự án đầu tư có trách nhiệm cập nhật và thực hiện nội dung tự đánh giá tác động
đến môi trường của việc thay đổi để điều chỉnh, bổ sung báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, cấp giấy
phép môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Trường hợp dự án đầu tư có thay đổi khi chia tách
thành các dự án thành phần theo quy định của pháp luật, chủ dự án đầu tư thành
phần có trách nhiệm thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối
với dự án thành phần đó. Trường hợp dự án thành phần thuộc đối tượng phải cấp
giấy phép môi trường, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường là căn cứ để cấp giấy phép môi trường cho từng dự án thành
phần, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường là cơ quan đã phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp dự án thành
phần thuộc đối tượng quy định tại Điều 26a Nghị định này.
Trường hợp dự án thành phần có gắn với các thay đổi của dự án thuộc trường hợp
quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này thì thực hiện theo các quy định
tương ứng đối với dự án thành phần đó.
Trường hợp các dự án đầu tư được sáp nhập thành một
dự án đầu tư chung theo quy định của pháp luật, các quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư được sáp nhập
là căn cứ để cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư chung đó, cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường là cơ quan cấp trên trong trường hợp nhiều cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, trừ trường hợp dự án đầu tư chung thuộc đối tượng quy
định tại Điều 26a Nghị định này. Trường hợp dự án đầu tư
chung có gắn với các thay đổi của dự án thuộc trường hợp quy định tại các khoản
2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này thì thực hiện theo các quy định tương ứng đối với dự
án đầu tư chung đó.
9. Tỷ lệ tăng quy mô, công suất sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều
này được xác định theo tổng quy mô, công suất hoặc theo sản phẩm, dịch vụ có tỷ
lệ tăng cao nhất trong trường hợp không xác định được tổng quy mô, công suất.
10. Dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực
hiện trước khi vận hành có điều chỉnh, thay đổi quy định tại các điểm a, b, c
và d khoản 2 Điều này và dự án đầu tư có điều chỉnh, thay đổi không thuộc đối
tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thì thực hiện như sau:
a) Thực hiện việc cấp giấy phép môi trường đối với
dự án đầu tư có điều chỉnh, thay đổi nếu thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường
theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Thực hiện đăng ký môi trường đối với dự án đầu
tư có điều chỉnh, thay đổi nếu thuộc đối tượng đăng ký môi trường theo quy định
tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
11. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và
khoản 10 Điều này được xác định theo dự án đầu tư có điều chỉnh, thay đổi.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp
giấy phép môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư: Tên dự án, chủ
dự án; địa điểm thực hiện dự án; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự
án; hiện trạng sử dụng đất của dự án; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có),
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ dự án (nếu có); các loại giấy phép
có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án, văn bản thông báo kết quả thẩm định
nghiên cứu khả thi đối với dự án xây dựng công trình, quyết định phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và các văn bản
thay đổi (nếu có); quá trình thực hiện dự án; quy mô (phân loại theo tiêu chí
quy định của pháp luật về đầu tư công), công suất, công nghệ sản xuất, sản phẩm
(nếu có), lượng điện, nguồn và lượng nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin
khác có liên quan đến dự án; các công trình, hạng mục công trình còn tiếp tục
thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của
môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường (nếu có);
c) Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường (công trình được bàn giao, nghiệm thu giữa chủ dự án đầu tư, nhà
thầu và đơn vị giám sát thi công theo quy định của pháp luật về xây dựng): Các
công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, bụi, khí thải; công trình lưu giữ,
xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
nguy hại; công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; công trình, biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm,
vận hành chính thức và công trình bảo vệ môi trường khác. Các thông tin chính gồm:
Quy mô, công suất, quy trình vận hành; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử
lý nước thải; hóa chất, chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; các hệ thống,
thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, thiết bị quan trắc tự động, liên tục
(đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ của
thiết bị, nếu có); các thông số kỹ thuật cơ bản; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường áp dụng.
Đối với dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung,
chất thải nguy hại phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom và
xử lý chất thải.
Đối với dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu
từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có nội dung phù hợp với quyết định phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nêu rõ điều
kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án
xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn.
Đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào
công trình thủy lợi phải nêu rõ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường
đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
d) Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải
tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);
đ) Nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) kèm theo đánh giá
tác động đến môi trường từ việc thay đổi này trong trường hợp nội dung thay đổi
làm gia tăng tác động xấu tới môi trường, nhưng chưa đến mức phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường;
e) Nội dung đề nghị cấp phép môi trường quy định tại
khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;
g) Kế hoạch, thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
các công trình xử lý chất thải, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh
giá hiệu quả của công trình (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình,
thiết bị xử lý chất thải hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án
có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định này chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi
dự án đi vào vận hành;
h) Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên
tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và các nội dung khác về bảo vệ môi
trường (nếu có).
2. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá
tác động môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư: Tên dự án, chủ
dự án; địa điểm thực hiện dự án; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự
án; hiện trạng sử dụng đất của dự án; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có),
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ dự án (nếu có); các loại giấy phép
có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án, văn bản thông báo kết quả thẩm định
nghiên cứu khả thi đối với dự án xây dựng công trình (không yêu cầu đối với dự
án đầu tư nhóm III); quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về
đầu tư công), công suất, công nghệ, sản phẩm (nếu có), lượng điện, nguồn và lượng
nước sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế
liệu, hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến dự án;
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của
môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
c) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự
án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp không phải thực hiện); đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất,
công nghệ xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác; đánh giá, dự
báo tác động của các nguồn thải, tiếng ồn, độ rung; đánh giá, dự báo tác động của
dự án đầu tư tới đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, nguồn nước công trình thủy
lợi (nếu có), dòng chảy, sạt lở, bồi lắng, xâm nhập mặn và xã hội (nếu có);
Dự án đầu tư nhóm III thực hiện: Mô tả hiện trạng
môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư trong khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không phải thực hiện); mô tả
công nghệ sản xuất được đề xuất lựa chọn;
d) Đề xuất các công trình, biện pháp xử lý chất thải
kèm theo thuyết minh và phương án thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở hoặc thiết
kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của các công
trình bảo vệ môi trường, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối,
thiết bị quan trắc tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) và thiết
bị xử lý khác (kèm theo CO/CQ, nếu có); phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm, vận hành chính thức; kế hoạch
xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý hạng mục xả thải và các công
trình xử lý chất thải, kèm theo dự toán kinh phí xây dựng công trình; biện pháp
bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi đối với dự án đầu tư
có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi;
đ) Các nội dung bảo vệ môi trường đặc thù (đối với
dự án đầu tư nhóm II): Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, chôn lấp chất
thải, trong báo cáo đề xuất phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Đối
với dự án đầu tư có hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, hồ, xây dựng công
trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ, hành lang
bảo vệ nguồn nước có nguy cơ gây mất ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và hành
lang bảo vệ nguồn nước, trong báo cáo đề xuất phải có nội dung đánh giá tác động
và phương án thực hiện để bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ...
Đối với dự án đầu tư gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học, trong báo cáo đề
xuất phải có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);
e) Nội dung đề nghị cấp phép môi trường quy định tại
khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;
g) Kế hoạch, thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
các công trình xử lý chất thải, kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh
giá hiệu quả của công trình (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình,
thiết bị xử lý chất thải hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án
có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định này chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi
dự án đi vào vận hành;
h) Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên
tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung khác về bảo vệ môi trường
(nếu có).
3. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp đang hoạt động, dự án đầu tư mở rộng của cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, dự án có phân kỳ đầu
tư đang hoạt động (sau đây gọi chung là cơ sở khi xem xét cấp giấy phép môi trường),
bao gồm:
a) Thông tin chung về cơ sở: Tên cơ sở, chủ cơ sở;
địa điểm hoạt động; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hiện trạng sử dụng
đất của cơ sở; văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên
quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có); quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường thành phần (nếu
có); quy mô (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công);
công suất, công nghệ sản xuất, sản phẩm (nếu có), lượng điện, nguồn và lượng nước
sử dụng, nguồn tiếp nhận nước thải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu,
hóa chất sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến cơ sở;
b) Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của
môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường (nếu có);
c) Các chất thải phát sinh, bao gồm: Khối lượng, chủng
loại chất thải rắn; lưu lượng, thông số ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, độ
rung; lưu lượng, thông số ô nhiễm nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải; công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều này.
Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung, chất
thải nguy hại phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom và xử
lý chất thải.
Đối với cơ sở có nhu cầu sử dụng phế liệu nhập khẩu
từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có nội dung phù hợp với quyết định phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc văn bản
tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương theo quy định của
pháp luật) phải nêu rõ điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu và phế liệu
trong nước (nếu có); hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất;
phương án tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn.
Đối với cơ sở có hoạt động xả nước thải vào công
trình thủy lợi phải nêu rõ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối
với nguồn nước công trình thủy lợi;
d) Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải
tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) đối với
cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư nhóm I hoặc nhóm
II;
đ) Nội dung đề nghị cấp phép môi trường quy định tại
khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường;
e) Kết quả quan trắc môi trường trong 02 năm trước
liền kề (đối với cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư
nhóm I hoặc nhóm II), 01 năm trước liền kề (đối với cơ sở có tiêu chí về môi
trường tương đương với dự án đầu tư nhóm III) đối với trường hợp phải thực hiện
quan trắc chất thải theo quy định hoặc kết quả quan trắc mẫu chất thải bổ sung
theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp không phải thực
hiện quan trắc chất thải theo quy định;
g) Kế hoạch, thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
các công trình xử lý chất thải (nếu có công trình xử lý chất thải thuộc trường
hợp phải vận hành thử nghiệm), kèm theo kế hoạch quan trắc chất thải để đánh
giá hiệu quả của công trình (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn); trường hợp công trình,
thiết bị xử lý chất thải hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc cơ sở
có công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định này chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; phương án
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi
đi vào vận hành;
h) Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về
môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất, kèm theo các quyết định,
kết luận (nếu có);
i) Nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động,
liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và nội dung khác về bảo vệ môi
trường (nếu có).
4. Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối
với từng đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định
tương ứng tại các Phụ lục VIII, IX và X ban hành kèm theo
Nghị định này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép
môi trường
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy phép
môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định
cụ thể như sau:
1. Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường được quy
định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng của
cơ sở đang hoạt động không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường: Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo
cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng theo quy định của
pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây
dựng;
b) Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định
tại điểm a khoản này: Chủ dự án đầu tư, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý
và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
2. Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
trường được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mở rộng
của cơ sở đang hoạt động; dự án có phân kỳ đầu tư đang hoạt động) thuộc đối tượng
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
trường sau khi đã hoàn thành toàn bộ dự án hoặc phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự
án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc công trình, hạng mục công trình
có phát sinh chất thải và các công trình bảo vệ môi trường kèm theo;
b) Chủ dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mở rộng
của cơ sở đang hoạt động) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
sau khi đã có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 43
Luật Bảo vệ môi trường và điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp dự án đã có
thủ tục về môi trường theo quy định, đang trong quá trình xây dựng, chủ dự án đầu
tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trước khi đi vào vận hành;
c) Chủ cơ sở tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường
theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này nhưng chậm nhất trước
45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ,
trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy
phép môi trường.
3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí
thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định. Một số trường hợp cụ thể được
quy định như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở có cùng địa điểm
hoạt động, cùng chủ đầu tư và có các quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc hồ sơ về môi trường khác do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác nhau phê duyệt thì thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
thuộc cơ quan cấp trên;
b) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở có địa điểm hoạt
động liền kề nhau, cùng chủ đầu tư, cùng chung hệ thống xử lý nước thải hoặc
khí thải thì được xem xét tích hợp trong một giấy phép môi trường. Trường hợp
có các quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc hồ sơ về môi trường khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau phê
duyệt thì thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc cơ quan cấp trên;
c) Trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có nhu cầu
chia tách dự án phải thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động
môi trường theo quy định tại khoản 8 Điều 27 Nghị định này
trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
d) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã được cấp giấy
phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần theo quy định chia tách thành
nhiều dự án, cơ sở thì chủ dự án, cơ sở được kế thừa nội dung giấy phép môi trường,
giấy phép môi trường thành phần đã được cấp trong thời hạn của giấy phép; trong
thời gian 06 tháng kể từ ngày chia tách theo quy định của pháp luật, chủ dự án,
cơ sở sau chia tách phải lập hồ sơ cấp đổi giấy phép môi trường theo quy định của
pháp luật. Dự án, cơ sở sau chia tách thực hiện thủ tục cấp, cấp điều chỉnh, cấp
lại hoặc thực hiện đăng ký môi trường theo quy định trước khi giấy phép môi trường,
giấy phép môi trường thành phần đã cấp hết hiệu lực.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy
đủ hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này), cơ quan cấp giấy
phép môi trường thực hiện các nội dung sau:
a) Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy
quyền, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật; thời gian công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường ít
nhất là 10 ngày kể từ ngày đăng tải;
b) Gửi văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan nhà nước
quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi), chủ đầu
tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp đó), trừ trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thay
đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải so với quyết định phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cơ quan, tổ chức được lấy ý
kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong
thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định
tại khoản 9 Điều này; trường hợp quá thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả
lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.
Đối với dự án đầu tư xả nước thải trực tiếp ra môi
trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên (trừ nước trao đổi nhiệt,
nước nuôi trồng thủy sản) vào sông, hồ liên tỉnh, sông, hồ giáp ranh giữa các tỉnh
hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, cơ quan cấp giấy phép môi trường lấy
ý kiến tham vấn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông, hồ liên tỉnh,
sông, hồ giáp ranh hoặc biển ven bờ của tỉnh liền kề để phối hợp giải quyết những
vấn đề bảo vệ môi trường trong khu vực, trừ trường hợp dự án đầu tư đã có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không
thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải so với quyết định phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được lấy ý
kiến trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, trường hợp
quá thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với
việc cấp giấy phép môi trường.
Đối với dự án đầu tư xả trực tiếp ra môi trường từ
10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải trở lên (trừ nước trao đổi nhiệt,
nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ
trở lên, cơ quan cấp giấy phép môi trường lấy ý kiến tham vấn của tổ chức
chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi
trường (nếu có), trừ trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thay đổi nội dung liên
quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so với quyết định phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức chuyên môn được lấy
ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được lấy ý kiến trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, trường hợp quá thời hạn
nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy
phép môi trường;
c) Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, việc
thẩm định cấp giấy phép môi trường được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có
thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc có thay đổi nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và chưa đến mức
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, không tổ chức kiểm tra thực tế.
Đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng
thẩm định tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư.
Tùy theo quy mô, tính chất, mức độ của dự án việc tổ chức khảo sát thực tế do
chủ tịch hội đồng thẩm định quyết định cử đại diện thành phần hội đồng thực hiện.
Đối với trường hợp cơ sở, dự án đầu tư đã có quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng có
thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ
môi trường và chưa đến mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập đoàn kiểm tra.
Đoàn kiểm tra, hội đồng thẩm định có ít nhất 07
thành viên đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cơ
quan trung ương; hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra có ít nhất 05 thành viên đối
với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, ít nhất 03 thành viên đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép
môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó chủ tịch hội đồng thẩm định
(hoặc trưởng đoàn kiểm tra) là đại diện của cơ quan thẩm định hoặc cơ quan
chuyên môn được ủy quyền, giao nhiệm vụ.
Cơ cấu, thành phần của hội đồng thẩm định, đoàn kiểm
tra gồm: 01 chủ tịch hội đồng hoặc trưởng đoàn kiểm tra; 01 phó chủ tịch hội đồng
hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp cần thiết; 01 thành viên thư ký;
đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; đại diện cơ quan nhà nước quản lý công
trình thủy lợi, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao của tỉnh (nếu có); các chuyên gia, cán bộ, công chức trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường và lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư, cơ sở.
Thành viên hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra có
trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, viết bản nhận
xét, đánh giá về các nội dung quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ
môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá
của mình.
Chuyên gia tham gia xây dựng báo cáo đề xuất cấp giấy
phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở không được tham gia hội đồng thẩm định,
đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở đó.
5. Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định
hoặc kết quả của đoàn kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ
điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ
dự án đầu tư, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy
phép môi trường.
Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm
đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp giấy phép môi trường có văn bản thông
báo cho chủ dự án đầu tư, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện
các công việc khác ngoài các nội dung nêu trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh
sửa, bổ sung hồ sơ. Thời gian trả kết quả hoặc thông báo chỉnh sửa, bổ sung hồ
sơ phải bảo đảm trong thời hạn cấp phép theo quy định.
Trong thời hạn tối đa 12 tháng, kể từ ngày có văn bản
yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu
tư, cơ sở hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường và gửi cơ quan cấp
phép. Trường hợp giấy phép môi trường đã được cấp có thời hạn còn lại dưới 12
tháng, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan cấp phép để được
cấp giấy phép môi trường trước khi giấy phép môi trường đã được cấp hết hiệu lực.
Sau thời hạn này, việc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở được thực
hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường.
6. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này,
trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, 15 ngày đối với trường hợp
thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 10 ngày đối với trường
hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, kể từ ngày nhận được
hồ sơ cấp giấy phép môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung (trường hợp hồ sơ phải
chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường), cơ quan
cấp giấy phép môi trường xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ
sở; trường hợp không cấp giấy phép môi trường phải có văn bản trả lời chủ dự án
đầu tư, cơ sở và nêu rõ lý do.
7. Trong quá trình kiểm tra cấp giấy phép môi trường
đối với cơ sở, đoàn kiểm tra thực hiện quan trắc chất thải sau xử lý trước khi
xả thải ra môi trường đối với cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư
nhóm I, nhóm II và cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư có số thứ tự
1 Mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Việc quan trắc chất thải của đoàn kiểm tra thực hiện tối thiểu 01 lần (lấy mẫu
đơn). Trường hợp cơ sở có nhiều công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng về
thông số ô nhiễm đặc trưng được xử lý, công nghệ, thiết bị xử lý thì đoàn kiểm
tra lựa chọn 01 công trình có công suất xử lý lớn nhất để quan trắc, đánh giá
hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng này. Chi phí
cho hoạt động lấy và phân tích mẫu chất thải của đoàn kiểm tra được lấy từ nguồn
phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về phí và lệ
phí.
Thời gian phân tích mẫu chất thải và hoàn thiện hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của cơ sở không tính vào thời hạn cấp giấy
phép môi trường.
Trường hợp kết quả phân tích mẫu chất thải vượt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, khắc phục và thực
hiện quan trắc bổ sung 01 mẫu đối với công trình xử lý chất thải đã được khắc
phục để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải. Sau
khi khắc phục, chủ cơ sở nộp lại báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường để được
tiếp tục xem xét, xử lý theo quy định.
8. Việc tiếp nhận và trả kết quả giấy phép môi trường
theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường
phải bảo đảm đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử theo quy định của Chính phủ.
9. Việc tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép môi
trường được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công
trực tuyến toàn trình của cơ quan cấp phép trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải vận hành thử
nghiệm công trình xử lý chất thải. Việc tiếp nhận và trả kết quả cấp giấy phép
môi trường được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ
công trực tuyến toàn trình quy định tại khoản này chỉ được thực hiện khi có yêu
cầu của chủ dự án đầu tư.
10. Hoạt động thẩm định cấp giấy phép môi trường đối
với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này được thực hiện thông qua hội đồng
thẩm định do cơ quan cấp phép thành lập với không quá 05 thành viên đối với trường
hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; không quá 03 thành viên đối với trường hợp thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân
cấp huyện. Cơ quan cấp giấy phép môi trường không tổ chức kiểm tra thực tế. Thời
hạn lấy ý kiến đối với cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 4 Điều này là
05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến. Thời hạn cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép môi trường xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư hoặc
có văn bản trả lời chủ dự án đầu tư về việc không cấp giấy phép môi trường quy
định là 05 ngày.
11. Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của chủ
dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ
lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này.
12. Hồ sơ thực hiện trên môi trường điện tử thông
qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại Nghị định này được thực hiện
theo các hình thức bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc; bản sao điện tử được chứng
thực từ bản chính.
13. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
các mẫu văn bản liên quan đến quá trình thực hiện cấp giấy phép môi trường, trừ
trường hợp quy định tại khoản 11 Điều này.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
“Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi
giấy phép môi trường
1. Cấp đổi giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp đổi của chủ dự án đầu tư,
cơ sở, kèm theo hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi. Cơ quan cấp giấy
phép môi trường cấp đổi giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời
hạn còn lại của giấy phép.
Việc cấp đổi giấy phép môi trường được thực hiện
trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình của
cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền và không phải nộp phí thẩm định
theo quy định.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện điều chỉnh
giấy phép môi trường trong thời hạn còn lại của giấy phép khi thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Thay đổi quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép
môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh. Trường
hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc điều chỉnh giấy phép môi
trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp
thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh, chủ dự án đầu tư, cơ sở
có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định
kỳ của dự án, cơ sở;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay
đổi công nghệ sản xuất như đối với trường hợp quy định tại khoản
3, khoản 4 Điều 27 Nghị định này và dẫn đến thay đổi nội dung cấp phép, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư không thuộc
danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
d) Thay đổi khác như đối với trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại
khoản 5 Điều này.
Việc điều chỉnh giấy phép môi trường được thực hiện
trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh giấy
phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở và được thực hiện trên môi trường
điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cơ quan cấp
phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng cấp điều chỉnh
giấy phép môi trường gửi hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường trước
khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp
điều chỉnh giấy phép môi trường.
3. Trường hợp hệ thống dịch vụ công trực tuyến toàn
trình chưa được triển khai tại cơ quan cấp phép hoặc cơ quan được ủy quyền cấp
giấy phép môi trường theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy
phép môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được gửi trực tiếp hoặc
qua đường bưu điện.
4. Việc kiểm tra và quyết định việc điều chỉnh loại,
khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được
phép nhập khẩu của cơ quan cấp giấy phép môi trường quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường không được coi
là thủ tục hành chính. Cơ quan cấp giấy phép môi trường, căn cứ kết quả kiểm
tra của đoàn kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự
án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kết quả đo đạc, phân tích mẫu
chất thải, mẫu quan trắc chất thải bổ sung (nếu có) và báo cáo kết quả vận hành
thử nghiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở để thực hiện việc điều chỉnh giấy phép
môi trường như sau:
a) Thông báo với chủ dự án đầu tư, cơ sở về các nội
dung điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý chất thải
hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để phù hợp
với năng lực hoạt động thực tế của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có văn bản giải trình, bổ
sung về các nội dung điều chỉnh quy định tại điểm này gửi cơ quan cấp giấy phép
môi trường (nếu có);
b) Cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp giấy phép
môi trường (điều chỉnh) cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy
phép môi trường.
5. Đối tượng cấp lại giấy phép môi trường được quy
định như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay
đổi công nghệ sản xuất như đối với trường hợp quy định tại khoản
3, khoản 4 Điều 27 Nghị định này dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi
trường quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này, trừ trường
hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định này hoặc
thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;
c) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư thuộc danh mục
loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
d) Các thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến
môi trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi
trường, bao gồm: Tăng từ 10% lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia
tăng thải lượng các thông số ô nhiễm về chất thải ra môi trường; thay đổi vị
trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy
chuẩn xả thải; bổ sung phương pháp tự tái chế, xử lý, đồng xử lý chất thải bằng
công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có; bổ sung hoạt
động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt
để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải; thay thế hoặc bổ sung công trình, hệ thống,
thiết bị tái chế, xử lý chất thải; bổ sung loại chất thải nguy hại (trừ trường
hợp bổ sung loại chất thải nguy hại có tính chất tương tự với chất thải nguy hại
đã được cấp phép) đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; bổ
sung loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung
loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung trạm trung chuyển chất
thải nguy hại; thay đổi công nghệ của hệ thống, công trình xử lý nước thải, bụi,
khí thải, trừ trường hợp bổ sung thêm thiết bị hoặc công đoạn xử lý; giảm quy
mô hoặc không xây lắp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của hệ thống
xử lý nước thải.
6. Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng cấp lại
giấy phép môi trường quy định tại điểm a khoản 5 Điều này gửi hồ sơ đề nghị cấp
lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng; các trường hợp quy định tại
các điểm b, c và d khoản 5 Điều này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường
trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được
cấp lại giấy phép môi trường.
7. Chủ dự án đầu tư, cơ sở tự xem xét, quyết định
và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường
hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều này; tích hợp các nội dung thay đổi
trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của dự án, cơ sở theo quy định.
8. Việc cấp lại giấy phép môi trường quy định tại
khoản 5 Điều này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 29 Nghị định này. Thời hạn cấp lại
giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và quy định
tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường.
9. Dự án đầu tư, cơ sở được cấp lại giấy phép môi
trường phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trong trường hợp có
thay đổi về công trình xử lý chất thải hoặc thay đổi nguyên, nhiên liệu sử dụng
dẫn đến làm tăng thêm các thông số ô nhiễm có trong chất thải.
10. Cơ sở đang hoạt động theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường chưa có giấy
phép môi trường khi có một trong các điều chỉnh, thay đổi quy định tại khoản 2
và khoản 5 Điều này phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gửi cơ quan
có thẩm quyền để được cấp phép trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được
triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường, trừ trường hợp quy
định tại điểm a khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường.
11. Trường hợp giấy phép môi trường được cấp theo
quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường mà có
thay đổi liên quan đến giai đoạn, hạng mục, công trình đang trong quá trình chuẩn
bị, triển khai thực hiện trước khi vận hành thì chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường.
12. Việc quan trắc chất thải của đoàn kiểm tra
trong quá trình xem xét, điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 và khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường
hoặc cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Nghị định này.
13. Trường hợp phát hiện giấy phép môi trường phải
bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi
trường trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, việc thu hồi giấy phép được
thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc cấp giấy
phép môi trường được thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp giấy phép môi trường được cấp không
đúng thẩm quyền, trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm, chủ dự án đầu tư, cơ
sở thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định này;
b) Trường hợp giấy phép môi trường có nội dung trái
quy định của pháp luật, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép
môi trường có nội dung trái quy định của pháp luật do người có thẩm quyền xử phạt
chuyển đến, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm xem
xét cấp thay thế giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở, trong đó có
điều chỉnh nội dung trái pháp luật.
14. Trường hợp phát hiện giấy phép môi trường phải
bị thu hồi quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường
nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 13 Điều này, việc thu hồi và cấp
giấy phép môi trường được thực hiện như sau:
a) Cơ quan nhà nước phát hiện giấy phép môi trường
phải bị thu hồi có văn bản gửi cơ quan đã cấp giấy phép môi trường để thông báo
việc cấp phép không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung cấp phép trái quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường phải bị thu
hồi có trách nhiệm xem xét, rà soát lại trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định cấp
giấy phép môi trường sau khi nhận được văn bản thông báo quy định tại điểm a
khoản này.
Trường hợp giấy phép môi trường được cấp không đúng
thẩm quyền theo quy định, cơ quan đã cấp giấy phép môi trường hướng dẫn chủ dự
án đầu tư, cơ sở lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gửi cơ quan có thẩm
quyền cấp phép để được cấp mới giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này. Cơ quan đã cấp giấy phép môi trường thực
hiện việc thu hồi giấy phép môi trường sau khi dự án đầu tư, cơ sở đã được cơ
quan có thẩm quyền cấp mới giấy phép môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp giấy phép môi trường được cấp có nội
dung trái quy định của pháp luật, cơ quan đã cấp giấy phép môi trường thực hiện
cấp mới giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở, đảm bảo phù hợp với quy định
của pháp luật. Việc thu hồi giấy phép môi trường có nội dung trái quy định của
pháp luật được thực hiện đồng thời với thời điểm cấp mới giấy phép môi trường
cho dự án đầu tư, cơ sở.
15. Báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường
của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ
lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy
phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường và dự án đầu tư nhóm III thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động thực
hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm
theo Nghị định này; báo cáo đề xuất điều chỉnh giấy phép môi trường của cơ sở
đang hoạt động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục
XI ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản đề nghị cấp, cấp điều chỉnh, cấp
lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục XIII, văn bản đề nghị cấp đổi giấy
phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo các mẫu quy định tại
Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định
này.
16. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
các biểu mẫu liên quan đến quy trình cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi
giấy phép môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 15 Điều này.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý
chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
1. Công trình xử lý chất thải không phải thực hiện
vận hành thử nghiệm gồm:
a) Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản;
b) Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự
cố kết hợp hồ sinh học);
c) Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường
hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm
soát khí thải lò hơi, thiết bị gia nhiệt, máy phát điện sử dụng nhiên liệu là
khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng; hệ thống lọc bụi phát
sinh từ các băng chuyền vận chuyển, silo chứa nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;
d) Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ
theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường; bể
tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng
yêu cầu theo quy định của pháp luật; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại
chỗ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
đ) Hệ thống xử lý nước trao đổi nhiệt có sử dụng
Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
e) Công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư mở rộng,
nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần,
giấy phép môi trường đã cấp;
g) Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản
2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp giấy phép môi trường, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
h) Công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp, cấp
điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy
phép môi trường thành phần, giấy phép môi trường đã cấp, trừ trường hợp quy định
tại khoản 9 Điều 30 Nghị định này;
i) Công trình xử lý nước thải của dự án, cơ sở mà
nước thải sau xử lý được tái sử dụng, tuần hoàn cho quá trình sản xuất, không xả
ra môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh
giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường và có công trình xử
lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đó đồng thời với quá trình vận
hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án
có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất
thải độc lập của dự án khi đã hoàn thành việc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Xây dựng các công trình xử lý chất thải theo giấy
phép môi trường; lập hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải theo quy định
của pháp luật về xây dựng (có biên bản bàn giao nghiệm thu giữa chủ đầu tư, nhà
thầu thi công, giám sát thi công công trình xử lý chất thải) và có quy trình vận
hành bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Chủ dự án đầu tư chịu
trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải;
b) Lắp đặt các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải,
bụi, khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) để giám sát
chất lượng nước thải, khí thải theo quy định tại Nghị định này.
3. Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá
tác động môi trường và phải có giấy phép môi trường và có công trình xử lý chất
thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm vận
hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đó đồng thời với quá trình vận hành
thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có
phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải
độc lập của dự án theo giấy phép môi trường đã được cấp. Trường hợp có thay đổi
kế hoạch vận hành thử nghiệm theo giấy phép môi trường đã được cấp thì phải thực
hiện trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2
Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường có bổ sung, nâng công suất công trình xử lý
chất thải, thay đổi công nghệ xử lý chất thải phải thực hiện vận hành thử nghiệm
công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường.
5. Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này
thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất
thải của dự án cho cơ quan cấp giấy phép môi trường trước ít nhất là 10 ngày kể
từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để theo dõi,
giám sát; trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để
phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
6. Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý
chất thải (bao gồm cả thời gian quan trắc chất thải, lập báo cáo kết quả vận
hành thử nghiệm) do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm thời gian, tần
suất quan trắc chất thải theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định
tại khoản này. Thời điểm kết thúc vận hành thử nghiệm không quá 06 tháng kể từ
ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm và được ghi trong giấy phép môi trường, được
quy định như sau:
a) Từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp dự
án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu
tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thời gian vận hành thử nghiệm đối với dự án
không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do chủ dự án đầu tư quyết
định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá
được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
c) Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử
nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời
gian gia hạn nhưng không quá 06 tháng; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì phải
thực hiện cải tạo, nâng cấp đối với công trình xử lý chất thải và thực hiện vận
hành thử nghiệm theo quy định. Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo
từng giai đoạn, thời gian vận hành thử nghiệm được kéo dài theo quy định của cơ
quan cấp phép.
7. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công
trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện một số nội
dung sau:
a) Phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh (trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cấp huyện (trường hợp cơ quan cấp giấy
phép môi trường là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi triển khai dự án để được kiểm
tra quá trình vận hành thử nghiệm. Trường hợp dự án thuộc đối tượng quan trắc
nước thải, bụi, khí thải tự động phải tổ chức theo dõi, giám sát kết quả quan
trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi và kết nối,
truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển
khai dự án;
b) Tự thực hiện quan trắc chất thải khi đáp ứng
theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc phối hợp với tổ chức
có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải,
đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải. Việc quan trắc chất thải phải
tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và pháp luật về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc quan trắc
chất thải, lấy mẫu chất thải (mẫu đơn, mẫu tổ hợp) đối với các loại hình dự án
thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tự chịu trách nhiệm đối với nội dung kế hoạch vận
hành thử nghiệm và toàn bộ quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải;
d) Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông
tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Đối tượng quy
định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường phải ghi
chép đầy đủ về khối lượng chất thải nguy hại, phế liệu sử dụng của từng hệ thống,
thiết bị xử lý, tái chế;
đ) Tự đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực
đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải của dự án; tổng hợp,
đánh giá số liệu quan trắc chất thải, phân định chất thải và lập báo cáo kết quả
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, gửi cơ quan cấp giấy phép môi
trường trước thời điểm kết thúc vận hành thử nghiệm 20 ngày, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường; trường hợp
cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chủ dự án đầu
tư gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Báo cáo kết
quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải phải bảo đảm đầy đủ kết quả
quan trắc chất thải theo kế hoạch vận hành thử nghiệm được nêu trong giấy phép
môi trường. Sau khi hoàn thành quan trắc chất thải theo số lượng, tần suất được
nêu trong giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư không phải tiếp tục quan trắc
chất thải trong thời gian còn lại của kế hoạch vận hành thử nghiệm.
8. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công
trình xử lý chất thải của dự án, nếu chất thải xả ra môi trường không đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải, chủ dự án đầu tư phải thực hiện các
biện pháp sau:
a) Dừng hoạt động các công đoạn có phát sinh chất
thải hoặc giảm công suất của dự án đầu tư để bảo đảm các công trình xử lý chất
thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường về chất thải và giấy phép môi trường;
b) Rà soát các công trình, thiết bị xử lý chất thải,
quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm
và đưa ra giải pháp khắc phục; cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung (nếu có) các
công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô
nhiễm môi trường, chủ dự án đầu tư phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm
và báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường để được hướng dẫn giải
quyết; trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường
thì phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để phối
hợp giải quyết các vấn đề về môi trường; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi
trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Lập kế hoạch và thực hiện vận hành thử nghiệm
các công trình xử lý chất thải hoặc từng hạng mục công trình xử lý chất thải
không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải.
9. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh,
cấp huyện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử
nghiệm công trình xử lý chất thải đối với dự án đầu tư trên địa bàn theo đề nghị
của cơ quan cấp giấy phép môi trường.
10. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Cử cán bộ, công chức, chuyên gia (trong trường hợp
cần thiết) kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải của dự án đầu tư; tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra
môi trường. Trường hợp chất thải của công trình phải vận hành thử nghiệm xả ra
môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải thì yêu cầu
chủ dự án đầu tư phải thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 8 Điều này; tiếp
tục tổ chức đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải xả ra môi trường trong quá
trình vận hành thử nghiệm lại của chủ dự án đầu tư.
Việc quan trắc chất thải của cơ quan cấp phép được
thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Nghị định này.
Sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan cấp phép thông
báo về kết quả kiểm tra vận hành thử nghiệm, trong đó nêu rõ sự phù hợp của giấy
phép môi trường và các vấn đề khác có liên quan để chủ dự án đầu tư tiếp tục thực
hiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường, việc kiểm tra và quyết định điều chỉnh loại,
khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép
nhập khẩu và xử lý vi phạm (nếu có) thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định này;
d) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của chủ dự án đầu
tư liên quan đến việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và hướng
dẫn chủ dự án khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận
hành thử nghiệm.
11. Chủ dự án đầu tư, cơ sở báo cáo kết quả vận
hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường và dự án khác thực hiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo
Nghị định này.
12. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
các mẫu văn bản liên quan đến vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
theo quy định tại Nghị định này trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều
này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
1. Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Dự án đầu tư quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc đáp ứng đồng thời các tiêu
chí sau:
a) Phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại dưới
20 kg/tháng hoặc dưới 240 kg/năm;
b) Phát sinh thường xuyên chất thải rắn công nghiệp
thông thường phải xử lý dưới 100 kg/tháng hoặc dưới 1.200 kg/năm;
c) Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300
kg/ngày;
d) Phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày
và phát sinh khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết
bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
3. Đối tượng quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
15. Bổ sung điểm đ và điểm e
vào sau điểm d khoản 1 Điều 36 như
sau:
“đ) Cơ sở khai thác khoáng sản có thay đổi nội dung
của phương án cải tạo, phục hồi môi trường ở giai đoạn đóng cửa mỏ so với
phương án đã được phê duyệt thì tích hợp nội dung thay đổi vào đề án đóng cửa mỏ
và được thẩm định trong quá trình thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
e) Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình có hoạt động
thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thực hiện dự
án, dự án nạo vét có hoạt động kết hợp thu hồi khoáng sản tại khu vực thực hiện
dự án phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường
và không phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại khoản
này.
Dự án khai thác khoáng sản đã được phê duyệt phương
án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
tại thời điểm trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và không thuộc đối
tượng cấp giấy phép môi trường có thay đổi nội dung của phương án cải tạo, phục
hồi môi trường thì trình cơ quan đã phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi
trường để thẩm định, phê duyệt lại theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8 và 9 Điều này.”.
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất
cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ.
Trường hợp bên nhận ký quỹ không thực hiện hoạt động cho vay thì lãi suất ký quỹ
được xác định theo lãi suất cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tại thời
điểm nhận ký quỹ. Trường hợp bên nhận ký quỹ áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay
cho nhiều đối tượng khác nhau, lãi tiền gửi ký quỹ bên nhận ký quỹ phải trả cho
bên ký quỹ được tính bằng mức lãi suất cho vay bình quân số học của các mức lãi
suất cho vay đó.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ lần thứ
hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm ký quỹ;”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi
trường theo đúng phương án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt thì cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản
có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo,
phục hồi môi trường. Việc điều chỉnh phương án cải tạo, phục hồi môi trường
trong trường hợp này (nếu có) là một phần của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của
dự án khai thác khoáng sản và được thẩm định trong quá trình thẩm định đề án
đóng cửa mỏ khoáng sản.”.
d) Bổ sung các khoản 11, 12,
13 vào sau khoản 10 như sau:
“11. Trường hợp dự án tạm dừng hoạt động khai thác
khoáng sản từ 12 tháng trở lên theo yêu cầu, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì được phép tạm dừng việc ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường của
thời gian tạm dừng. Nếu dự án đã nộp tiền ký quỹ của thời gian tạm dừng thì được
khấu trừ vào lần ký quỹ kế tiếp.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát
việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
13. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, giám sát việc
quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản tại quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.”.
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 như sau:
“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thực
hiện việc đăng ký miễn trừ các chất POP và kiểm tra, giám sát việc ngừng nhập
khẩu, sản xuất, sử dụng các chất POP làm nguyên liệu sản xuất theo quy định về
đăng ký miễn trừ các chất POP; đánh giá nhu cầu sản xuất, sử dụng các chất POP;
kiểm soát nguồn phát sinh, đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm
khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị
có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật; ký thỏa thuận
công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp đối với nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó
phân hủy với các tổ chức quốc tế, quốc gia có năng lực theo quy định của pháp
luật; thông báo các thay đổi theo yêu cầu của Công ước Stockholm để thực hiện.”.
18. Bổ sung Điều
45 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Có giấy phép môi trường, trong đó có nội dung sử
dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môi trường
thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản
2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 168 Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu
phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Nội dung nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
trong giấy phép môi trường phải quy định rõ khối lượng, chủng loại phế liệu được
phép nhập khẩu, đảm bảo tối đa không quá 80% nhu cầu sử dụng phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất theo công suất thiết kế.”.
b) Bổ sung khoản 11 vào sau
khoản 10 như sau:
“11. Căn cứ tình hình phát triển của đất nước, nhu
cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và yêu cầu bảo vệ môi trường
trong từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quản
lý ngành và các hiệp hội ngành nghề tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét, điều chỉnh Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất theo các căn cứ sau:
a) Nhu cầu sử dụng loại phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất; nhu cầu nhập khẩu phế liệu của các cơ sở sản xuất đang hoạt động; báo cáo
đề xuất và tự đánh giá của cơ sở;
b) Hiệu quả về kinh tế và tác động đến môi trường của
loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Khả năng đáp ứng của công nghệ tái chế, công nghệ
xử lý chất thải khi sử dụng loại phế liệu nhập khẩu;
d) Tiêu chuẩn, quy định của quốc tế hoặc các quốc
gia trên thế giới về chất lượng phế liệu nhập khẩu (nếu có);
đ) Không nhập khẩu các loại phế liệu mà nguồn
nguyên liệu, phế liệu trong nước có khả năng đáp ứng.”.
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Được phép chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun)
phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung, cụm công nghiệp nhưng phải bảo đảm thu gom toàn bộ nước thải phát
sinh từ dự án mới hoặc nước thải phát sinh thêm đấu nối từ dự án đầu tư mở rộng,
nâng công suất để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g và điểm h khoản 4 như sau:
“g) Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập
trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ các nội dung: Lưu lượng (đầu
vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có);
lượng điện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng. Nhật ký vận hành viết bằng
tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm;
h) Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của hệ thống xử lý
nước thải tập trung phải được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường
và quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp.”.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 49
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 1 như sau:
“a) Việc tiếp nhận dự án mới hoặc dự án đầu tư mở rộng,
nâng công suất của cơ sở đang hoạt động có phát sinh nước thải vào khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải phù hợp với khả năng tiếp
nhận, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Dự án mới hoặc dự
án đầu tư mở rộng, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động có phát sinh nước thải
trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải đấu nối
nước thải phát sinh (đối với dự án mới) hoặc phát sinh thêm (đối với dự án đầu
tư mở rộng, nâng công suất) vào điểm thu gom trước khi đưa về hệ thống xử lý nước
thải tập trung;
b) Không tiếp nhận thêm dự án mới hoặc dự án đầu tư
mở rộng cơ sở đang hoạt động có phát sinh nước thải công nghiệp trong khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong các trường hợp sau:
Dự án mới có ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu
tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không có hoặc không đáp ứng một
trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường được quy định tại Điều
48 Nghị định này; trừ trường hợp dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng của
cơ sở đang hoạt động không phát sinh thêm nước thải ra môi trường hoặc không phải
đầu tư nâng công suất công trình xử lý nước thải của cơ sở đó, dự án được miễn
trừ đấu nối theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước ngày Luật Bảo
vệ môi trường có hiệu lực thi hành, nước thải công nghiệp phát sinh thêm được đấu
nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Dự án đầu tư mới trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải xử lý sơ bộ và đấu nối nước thải
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp, trừ trường hợp dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng của
cơ sở đang hoạt động không phát sinh thêm nước thải ra môi trường hoặc không phải
đầu tư nâng công suất công trình xử lý nước thải của cơ sở đó, dự án được miễn
trừ đấu nối theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước ngày Luật Bảo
vệ môi trường có hiệu lực. Nước thải chuyển giao để xử lý phải có khối lượng và
các thông số ô nhiễm không vượt quá tiêu chuẩn nước thải đầu vào của hệ thống xử
lý nước thải tập trung; đáp ứng điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu
tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp và giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp đó; trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo
quy định hoặc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.
Trường hợp có hoạt động cho thuê nhà xưởng trong
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì đơn vị cho
thuê nhà xưởng và đơn vị thuê nhà xưởng phải xác định trách nhiệm thu gom, xử
lý nước thải đáp ứng quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c; bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau:
“c) Cơ sở đang hoạt động có xả nước thải sau xử lý
vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải phối hợp với chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường;
d) Dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng của cơ sở
đang hoạt động có phát sinh nước trao đổi nhiệt được xả ra ngoài môi trường bằng
đường thải riêng phải có công trình, biện pháp giảm nhiệt độ, xử lý Clo hoặc
hóa chất khử trùng khác để diệt vi sinh vật (trong trường hợp có sử dụng) để đảm
bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.”.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Việc sử dụng chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
và nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trang trại làm phân bón
hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc làm thức ăn thuỷ sản được thực hiện như
sau:
a) Chất thải chăn nuôi chỉ được sử dụng làm phân bón,
nước tưới cho cây trồng hoặc làm thức ăn thuỷ sản khi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Việc vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi cơ sở
chăn nuôi trang trại phải sử dụng phương tiện, thiết bị đảm bảo kín khít, không
bị tràn đổ, rò rỉ, không gây ô nhiễm môi trường.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách
nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón có nguồn gốc từ chất thải
chăn nuôi; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn chăn nuôi có nguồn gốc
hữu cơ sử dụng làm thức ăn thuỷ sản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.”.
22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 53 như sau:
“1. Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp
dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản
xuất theo lộ trình như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2030 đối với dự án đầu
tư thuộc Mức I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2031 đối với dự án đầu
tư thuộc Mức II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này;
c) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2032 đối với dự án đầu
tư thuộc Mức III Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định này.
2. Chủ cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ
thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất
theo lộ trình như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2031 đối với cơ sở
thuộc Mức I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2032 đối với cơ sở
thuộc Mức II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
c) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2033 đối với cơ sở
thuộc Mức III Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này.”.
23. Bổ sung khoản 4 vào sau
khoản 3 Điều 54 như sau:
“4. Trường hợp dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí thuộc
đối tượng đăng ký môi trường thì thực hiện đăng ký môi trường với Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi tiếp nhận chất thải vào bờ.”.
24. Bổ sung khoản 5 và khoản 6
vào sau khoản 4 Điều 57 như
sau:
“5. Hệ thống xử lý nước thải của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này có lưu lượng xả thải ra môi trường từ 50
m3/ngày trở lên phải có công tơ điện độc lập, đồng hồ đo lưu lượng đầu
ra, nhật ký vận hành xử lý (ghi chép đầy đủ các nội dung: Lưu lượng đầu ra, các
thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ;
loại và lượng hóa chất sử dụng. Nhật ký vận hành viết bằng tiếng Việt và lưu giữ
tối thiểu 02 năm).
6. Các cơ sở không thuộc quy định tại khoản 5 Điều
này có phát sinh nước thải xả thải ra môi trường phải có đồng hồ đo lưu lượng đầu
ra; khuyến khích thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động của hệ thống xử lý
nước thải như quy định tại khoản 5 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 58 như sau:
“6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khoản 3 Điều này theo quy
định của pháp luật về giá; chi phí xử lý và hình thức thu đối với các trường hợp
quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này trên nguyên tắc chi phí xử lý chất thải
rắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt để thực hiện xử lý.”.
26. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 59 như sau:
“b) Là chủ công nghệ hoặc chủ của dây chuyền công
nghệ được mua hoặc chuyển giao từ các nhà sản xuất công nghệ hoặc từ bên có quyền
chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Trường hợp sử dụng công nghệ xử
lý có xuất xứ từ các nước châu Âu, nhóm các nước công nghiệp phát triển mà khác
với quy định kỹ thuật của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải
của Việt Nam thì khí thải, nước thải phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng của
các quốc gia đó và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải, nước thải của
Việt Nam;”.
27. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 63 như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình,
kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế
hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt theo quy định;
d) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
đ) Thực hiện trách nhiệm khác theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực
hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
c) Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt theo quy định;
d) Thực hiện trách nhiệm khác theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp trên.”.
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 65
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
“b) Hướng dẫn chi tiết việc thu gom bao gói thuốc bảo
vệ thực vật sau sử dụng phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.”.
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 69 như sau:
“4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy
hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện
vận chuyển chất thải nguy hại; cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
khi được yêu cầu;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận
chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu
trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê
và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản
4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thuê phương tiện vận chuyển công cộng như
phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải
nguy hại thì phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trong nội dung báo
cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định.”.
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 71
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc các nhóm I,
II, III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm
theo Nghị định này có phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại với tổng khối
lượng từ 100 kg/tháng trở lên hoặc từ 1.200 kg/năm trở lên trong quá trình vận
hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý
chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải
nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau thời hạn 06 tháng,
kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại, nếu không nhận được liên cuối cùng của
chứng từ chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức,
cá nhân tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải
báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và
Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển
giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn
giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại.”.
31. Sửa đổi, bổ sung Điều 74 như sau:
a) Sửa đổi tên điều như sau:
“Điều 74. Các trường hợp đặc thù về quản lý nước
thải, khí thải”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi tuần hoàn, tái sử dụng nước
thải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý sau khi
có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp nước thải sau khi tuần
hoàn, tái sử dụng được tiếp tục thu gom, xử lý trước khi xả ra môi trường.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với một số hoạt
động chuyển giao nước thải đặc thù:
a) Nước thải chuyển giao để tái sử dụng chỉ được
chuyển giao đến cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nước đầu vào cho hoạt động
sản xuất;
b) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
ngoài khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp chuyển giao
nước thải phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có phương án chuyển giao nước thải để xử
lý hoặc tái sử dụng và được nêu rõ tại quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; có hợp đồng chuyển
giao nước thải với cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng bảo đảm
các yêu cầu theo quy định tại điểm d khoản này; có hạ tầng, thiết bị chứa nước
thải tạm thời bảo đảm chống tràn, đổ, rò rỉ ra môi trường xung quanh;
c) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
ngoài khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tiếp nhận nước
thải để xử lý hoặc tái sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có phương án tiếp
nhận nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng và được nêu rõ tại quyết định phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
có hệ thống xử lý nước thải có công nghệ, công suất phù hợp để xử lý nước thải
tiếp nhận hoặc có dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp để tái sử dụng nước thải
tiếp nhận; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải sau xử lý; không chuyển giao nước
thải chưa xử lý đã tiếp nhận cho bên thứ ba;
d) Yêu cầu đối với việc vận chuyển nước thải: Nước
thải được chuyển giao bằng đường ống hoặc phương tiện giao thông. Đường ống phải
được thiết kế, lắp đặt bảo đảm các quy định kỹ thuật, không rò rỉ ra môi trường
xung quanh, phải có van, đồng hồ đo lưu lượng và được thể hiện đầy đủ trong
phương án chuyển giao nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng. Phương tiện giao
thông phải có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về
giao thông; phải có thiết bị, khoang chứa nước thải kín, chống thấm, chống rò rỉ,
chống phát tán mùi, chống ăn mòn do nước thải được vận chuyển.”.
d) Bổ sung khoản 5 và khoản 6
vào sau khoản 4 như sau:
“5. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc các nhóm I,
II, III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm
theo Nghị định này phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định
tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường khi thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt xả ra môi trường
phải được xử lý với tổng lưu lượng từ 20 m3/ngày trở lên;
b) Có phát sinh nước thải công nghiệp xả ra môi trường
phải được xử lý đối với những cơ sở, dự án thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định
này. Riêng loại hình chăn nuôi gia súc, giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện theo
quy định tại điểm c khoản này;
c) Có phát sinh nước thải công nghiệp xả ra môi trường
phải được xử lý với tổng lưu lượng từ 10 m3/ngày trở lên;
d) Có phát sinh khí thải xả ra môi trường phải được
xử lý với tổng lưu lượng từ 1.000 m3/giờ trở lên khi đi vào vận hành
chính thức.
6. Chủ dự án đầu tư, cơ sở tái sử dụng nước thải để
tưới cho cây trồng theo quy định tại khoản 3 Điều này phải có phương án tái sử
dụng nước thải về địa điểm, diện tích, số lượng cây, thời gian, tần suất và nêu
rõ trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường hoặc có văn bản báo cáo cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi thực hiện.”.
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 76
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau:
“e) Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được nộp, hoàn trả
bằng tiền đồng Việt Nam tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi
trường cấp tỉnh và được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi
trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Trường hợp bên nhận ký quỹ
không thực hiện hoạt động cho vay thì lãi suất ký quỹ được xác định theo lãi suất
cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tại thời điểm nhận ký quỹ. Trường hợp
bên nhận ký quỹ áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay cho nhiều đối tượng khác
nhau, lãi tiền gửi ký quỹ bên nhận ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ được tính bằng
mức lãi suất cho vay bình quân số học của các mức lãi suất cho vay đó.”.
b) Sửa đổi điểm b khoản 4 như sau:
“b) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ
môi trường cấp tỉnh quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật;”.
c) Bổ sung các khoản 8 và 9
vào sau khoản 7 như sau:
“8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát
việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo môi trường đối với bãi chôn lấp chất
thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
9. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, giám sát việc
quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải
tại quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.”.
33. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi
chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra
thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo
tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định
này.
Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản này là tổ
chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm (trừ kẹo cao su);”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:
“đ) Chế phẩm tẩy rửa dùng trong lĩnh vực gia dụng,
nông nghiệp, y tế;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 3 như sau:
“b) Nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán sản phẩm
quy định tại khoản 2 Điều này dưới 30 tỷ đồng/năm;
c) Nhà sản xuất đã đưa ra thị trường bao bì nhưng
bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị
trường; tỷ lệ thu hồi, đóng gói tiếp tục đưa ra thị trường bằng hoặc cao hơn tỷ
lệ tái chế bắt buộc theo quy định tại Cột 4 Phụ lục số
XXII ban hành kèm theo Nghị định này.”.
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tái chế
các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu và đưa ra thị trường theo lộ
trình sau đây:
a) Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt, dầu
nhờn (sau đây gọi chung là dầu nhớt); săm lốp: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
b) Sản phẩm điện, điện tử: Từ ngày 01 tháng 01 năm
2025;
c) Phương tiện giao thông: Từ ngày 01 tháng 01 năm
2027.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng
01 năm 2026.”.
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 78 như sau:
“Điều 78. Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản
phẩm, bao bì tối thiểu phải được thu gom và tái chế theo quy cách tái chế bắt
buộc trong năm thực hiện trách nhiệm trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản
xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao
bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm,
bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh
tế - xã hội từng thời kỳ.
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm,
bao bì trong 03 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ
lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều
chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu
bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh,
ban hành tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì cho các chu kỳ
03 năm tiếp theo.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm,
bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy
định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị
định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ
tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu; bao bì là chất thải phát
sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp; sản phẩm lỗi bị thải loại trong quá
trình sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập
khẩu.
4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái
chế sản phẩm, bao bì cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này thì được bảo lưu phần khối lượng chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế
bắt buộc của các năm tiếp theo.
5. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái
chế được lựa chọn cho từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.”.
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 79
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc
bên được ủy quyền thuê để thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì phải có giấy phép
môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần trong đó có nội dung tái chế sản
phẩm, bao bì đó theo quy định của pháp luật.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Được ít nhất 03 nhà sản xuất, nhập khẩu thuộc đối
tượng thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì ủy quyền tổ chức tái chế.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ đăng tải
thông tin đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì (bao gồm: Tên đơn vị; địa chỉ; họ và
tên người đại diện theo pháp luật; thông tin liên hệ; giấy phép môi trường hoặc
giấy phép môi trường thành phần) và thông tin bên được ủy quyền tái chế sản phẩm,
bao bì đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều này (bao gồm: tên đơn vị; địa chỉ; họ
và tên người đại diện theo pháp luật; thông tin liên hệ; loại sản phẩm, bao bì
nhận ủy quyền tổ chức tái chế) trên Hệ thống thông tin EPR quốc gia; việc đăng
tải thông tin được thực hiện chậm nhất không quá 05 ngày kể từ khi nhận được đề
nghị của đơn vị, tổ chức.
Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế
hoặc bên được ủy quyền khi không đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Bên được ủy quyền tổ chức tái chế có trách nhiệm tổ
chức thu gom và chịu trách nhiệm đối với khối lượng sản phẩm, bao bì làm nguyên
liệu cho đơn vị tái chế tương ứng với khối lượng nhận ủy quyền; bên được ủy quyền
tổ chức tái chế không được ủy quyền lại cho tổ chức khác, trừ trường hợp được sự
đồng ý của bên ủy quyền tổ chức tái chế.”.
36. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:
“Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả
tái chế
1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, nhà sản xuất, nhập
khẩu đăng ký kế hoạch tái chế đối với các sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu
được đưa ra thị trường của năm liền trước và báo cáo kết quả tái chế sản phẩm,
bao bì của năm trước theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định,
gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đăng ký kế hoạch tái chế, báo
cáo kết quả tái chế.
Nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì và các sản phẩm ắc
quy, pin; dầu nhớt; săm lốp đã đăng ký và thực hiện kế hoạch tái chế sản phẩm,
bao bì trong năm 2024 thì khối lượng sản phẩm, bao bì đã tái chế đáp ứng theo
quy định của pháp luật được tính vào kết quả tái chế sản phẩm, bao bì trong năm
2025.
2. Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm kê
khai thông tin về kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo mẫu do Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
3. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, đơn vị tái chế
và bên được ủy quyền quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều
79 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả
thực hiện tái chế của năm trước cho nhà sản xuất, nhập khẩu; mẫu báo cáo theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Khuyến khích nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện
trách nhiệm tái chế, sản phẩm bao bì theo hình thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.”.
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:
“Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì
1. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) được xác định theo công thức: F = R x V
x Fs, trong đó:
F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải
đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị
tính: Đồng);
R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm,
bao bì quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này (đơn vị
tính: %);
V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu
được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì (đơn vị
tính: Kg);
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với
một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: Đồng/kg), bao gồm chi phí
phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì (gọi tắt là chi phí
tái chế) và chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản
phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Chi phí tái chế áp dụng hệ số điều chỉnh thể hiện mức
độ thu gom và giá trị tái chế của sản phẩm, bao bì; sản phẩm, bao bì có tỷ lệ
thu gom cao, giá trị tái chế cao thì có hệ số điều chỉnh thấp; sản phẩm, bao bì
có tỷ lệ thu gom thấp, giá trị tái chế thấp thì hệ số điều chỉnh cao.
Chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách
nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu bằng 2% của chi phí
tái chế.
2. Việc ban hành Fs phải bảo đảm tính đúng, tính đủ
các chi phí tái chế và chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm
tái chế sản phẩm, bao bì. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Fs cho
từng sản phẩm, bao bì. Fs được điều chỉnh theo chu kỳ 03 năm một lần.
3. Việc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam của nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện như sau:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi về Bộ
Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 hằng năm bản kê khai số tiền
đóng góp tài chính đối với sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị
trường của năm liền trước theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính
xác của thông tin trong bản kê khai;
b) Trước ngày 20 tháng 4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập
khẩu nộp đủ tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì đã kê khai
quy định tại điểm a khoản này vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.”.
38. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau:
“Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản
phẩm, bao bì
1. Tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam quy định tại Điều 81 Nghị định này được sử dụng để
hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý sản phẩm,
bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành
kèm theo Nghị định này và chi quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm
tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Lãi tiền gửi ngân hàng của số tiền đóng góp tài
chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý, giám
sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất,
nhập khẩu.
2. Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính vào
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế phải công khai, minh bạch,
đúng mục đích. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng
tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm
tiếp theo.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành quy định việc hỗ
trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì.”.
39. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Nhà sản xuất, nhập khẩu có tổng doanh thu từ
bán thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm quy định tại Cột 2 Phụ
lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này dưới 30 tỷ đồng/năm.
Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản này là tổ
chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Mức đóng góp tài chính cụ thể đối với từng sản
phẩm, bao bì được quy định tại các Cột 3, 4 và 5 Phụ
lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này. Mức trích cho chi phí quản lý,
giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải hằng năm bằng
2% mức đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh,
ban hành mức đóng góp tài chính cho từng loại sản phẩm, bao bì và mức trích cho
chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải
cho các chu kỳ 05 năm tiếp theo.”.
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 84 như sau:
“Điều 84. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi về Bộ
Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 hằng năm bản kê khai số tiền
đóng góp hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải đối với sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập
khẩu được đưa ra thị trường của năm liền trước theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai.
2. Trước ngày 20 tháng 4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập
khẩu có trách nhiệm nộp đủ tiền đóng góp hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải đã kê
khai quy định tại khoản 1 Điều này vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Nhà sản xuất, nhập khẩu đã kê khai và nộp tiền đóng
góp tài chính hỗ trợ xử lý chất thải đối với lượng sản phẩm, bao bì sản xuất,
nhập khẩu trong năm 2024 thì được bảo lưu số tiền này cho kỳ kê khai và nộp tiền
đóng góp hỗ trợ tài chính hỗ trợ xử lý chất thải trong năm 2025.”.
41. Sửa đổi, bổ sung Điều 85 như sau:
“Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất
thải
1. Việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính
để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải phải công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo
cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp
nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải hằng
năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Lãi tiền gửi ngân hàng của tiền đóng góp tài
chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý, giám
sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất,
nhập khẩu.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành quy định việc hỗ
trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải.”.
42. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:
“1. Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại Điều 77 và Điều 83 Nghị định này có trách nhiệm công khai
thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu gồm: Thành phần nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu; hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế,
xử lý; cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.
Hình thức công khai các thông tin do nhà sản xuất,
nhập khẩu tự quyết định, có thể công khai trên nhãn hàng hóa, website hoặc hình
thức phù hợp khác.”.
43. Sửa đổi, bổ sung Điều 87 như sau:
“Điều 87. Hệ thống thông tin EPR quốc gia
1. Hệ thống thông tin EPR quốc gia được kết nối với
các cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác
có liên quan theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc đăng ký, báo cáo và kê
khai của nhà sản xuất, nhập khẩu đúng quy định của pháp luật.
2. Việc mở, phân cấp, phân loại tài khoản trên Hệ
thống thông tin EPR quốc gia được phân loại theo đối tượng đăng ký, kê khai,
báo cáo và các đối tượng khác có liên quan.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và
vận hành Hệ thống thông tin EPR quốc gia.
4. Sau khi Hệ thống thông tin EPR quốc gia được vận
hành chính thức, việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu quy định
tại Nghị định này phải được đăng ký, kê khai, báo cáo, tổng hợp, quản lý trên Hệ
thống thông tin EPR quốc gia.”.
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 88 như sau:
“Điều 88. Hội đồng EPR quốc gia
1. Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện
trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập
thể, quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng EPR quốc gia gồm đại diện Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương; đại diện các nhà sản xuất,
nhập khẩu; đại diện đơn vị tái chế, xử lý chất thải và đại diện tổ chức xã hội,
môi trường có liên quan.
2. Hội đồng EPR quốc gia có văn phòng giúp việc đặt
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Văn phòng EPR). Văn phòng EPR có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, tự chủ tài chính, hạch toán độc lập; được
sử dụng một số công chức, viên chức thuộc biên chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng
lao động.
Văn phòng EPR được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính
của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm
1).
Chi phí hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia được hạch
toán vào chi phí hoạt động của Văn phòng EPR. Định mức các khoản chi của Hội đồng
EPR quốc gia, Văn phòng EPR được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy chế chi tiêu nội bộ của Văn
phòng EPR.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định
thành lập và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia; quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng EPR.
4. Chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện
trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều
81, khoản 1 Điều 82 Nghị định này và chi phí quản lý, giám sát, hỗ trợ thực
hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải quy định tại khoản 3
Điều 83, khoản 2 Điều 85 Nghị định này được hạch toán chung thành chi phí
quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và
trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải.
Hội đồng EPR quốc gia quyết định phân bổ chi phí quản
lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách
nhiệm thu gom, xử lý chất thải cho hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia, Văn
phòng EPR và hoạt động giải ngân, giám sát của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
theo quy định của Nghị định này.
Chi phí được phân bổ cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam được hạch toán vào doanh thu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.”.
45. Sửa đổi, bổ sung Điều 91 như sau:
a) Sửa đổi điểm b khoản 2 như sau:
“b) Có năng lực thực hiện quan trắc môi trường đối
với tối thiểu một trong các nền mẫu môi trường bao gồm: Nước mặt lục địa; nước
thải; nước dưới đất; nước biển; không khí xung quanh; khí thải; đất; trầm tích;
bùn; chất thải rắn; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết
bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy. Đối với mỗi nền mẫu môi trường (trừ mẫu
khí thải) mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có năng lực thực hiện cả
hoạt động quan trắc hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Năng lực
phân tích môi trường đối với mỗi nền mẫu (trừ nền mẫu nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị) mà tổ chức đề nghị chứng nhận phải bảo
đảm điều kiện tối thiểu tại các điểm c, d, đ, e và g khoản này;”.
b) Sửa đổi điểm e, điểm g và bổ sung điểm h
vào sau điểm g khoản 2 như
sau:
“e) Đối với năng lực phân tích mẫu không khí xung
quanh mà tổ chức đề nghị chứng nhận: Tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi
trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường bao gồm: SO2, NO2, CO, tổng bụi lơ lửng
(TSP);
g) Đối với năng lực phân tích mẫu đất hoặc trầm
tích hoặc bùn thải hoặc chất thải rắn mà tổ chức đề nghị chứng nhận: Tổ chức phải
có đủ năng lực phân tích môi trường đối với thông số cơ bản bao gồm: pH (trừ nền
trầm tích); các kim loại nặng (gồm có: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) hoặc các
hợp chất hữu cơ (hợp chất Clo hữu cơ hoặc hợp chất phốt pho hữu cơ);
h) Đối với các thông số phân tích mà tổ chức đề nghị
chứng nhận, tổ chức phải có đủ năng lực lấy mẫu đối với thông số đó.”.
c) Sửa đổi điểm a khoản 4 như sau:
“a) Có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện
hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân
tích đề nghị chứng nhận; các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích
môi trường phải có đủ năng lực thực hiện phân tích môi trường đối với các thông
số đăng ký;”.
46. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 97 như sau
“2. Đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình
thức phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, quan trắc nước thải
định kỳ được quy định tại Phụ lục XXVIII
ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các trường hợp: Cơ sở đấu nối vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý
nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống
xử lý nước thải, cơ sở xả nước trao đổi nhiệt không sử dụng Clo hoặc hóa chất
khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở xả nước tháo khô mỏ, nước mưa chảy tràn,
nước thải sinh hoạt của khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường,
đá vôi). Cụ thể như sau:
a) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng
quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII
thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và quan trắc nước thải định kỳ
theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng
quy định tại Cột 5 Phụ lục XXVIII
thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc quan trắc nước thải định kỳ
theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”.
47. Sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 98 như sau:
“c) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã
thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục các thông số
quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết
quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu bụi,
khí thải công nghiệp đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có hành vi vi phạm
xả bụi, khí thải công nghiệp vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định thì được miễn thực
hiện quan trắc khí thải định kỳ.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có văn bản thông báo theo mẫu
do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường;
trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc
bí mật quốc phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;”.
48. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 111 như sau:
“5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách
nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống, ứng phó sự cố
môi trường do thiên tai, vỡ đê, hồ, đập, cháy rừng và dịch bệnh động vật;
b) Chủ trì tham mưu Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc
gia tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do thiên tai, vỡ
đê, hồ, đập, cháy rừng, dịch bệnh động vật; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp
quốc gia theo sự phân công của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.”.
49. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:
“Điều 134. Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập của
doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường
được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định
này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Ưu đãi về thuế xuất khẩu: Sản phẩm được sản xuất
từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường
được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại điểm đ khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định
này được miễn thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất
thải của dự án, cơ sở phù hợp với giấy phép môi trường, giấy phép môi trường
thành phần đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật,
không bao gồm sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ hoạt động
tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân khác;
b) Đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất
khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Hoạt động sản xuất phù hợp với ngành, nghề đăng
ký kinh doanh và mục tiêu hoạt động của dự án quy định tại giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với trường hợp dự
án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ
trương đầu tư) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
d) Sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất;
không sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Khối lượng sản phẩm miễn thuế xuất khẩu được tính theo
khối lượng thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có trong sản phẩm đề
nghị miễn thuế (không bao gồm: Phụ gia; phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài để sản
xuất; nguyên liệu có nguồn gốc từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của tổ chức,
cá nhân khác). Tổ chức, cá nhân kê khai khối lượng sản phẩm đề nghị miễn thuế
xuất khẩu căn cứ trên thực tế hoạt động tái chế, xử lý chất thải của doanh nghiệp
và tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm a, b, c và d khoản
này theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIa ban hành
kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác
khi kê khai, cung cấp thông tin để cơ quan hải quan xem xét, xử lý miễn thuế
theo quy định.
Trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo, cơ quan hải
quan nơi làm thủ tục miễn thuế xuất khẩu báo cáo thông tin về doanh nghiệp được
miễn thuế xuất khẩu kèm theo khối lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu từ hoạt
động tái chế, xử lý chất thải tới cơ quan đã cấp giấy phép môi trường, giấy
phép môi trường thành phần để thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm tra hoạt động
tái chế, xử lý chất thải của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Việc thanh tra, kiểm tra về thuế được thực hiện theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kết quả miễn
thuế xuất khẩu từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải trong báo cáo công tác bảo
vệ môi trường định kỳ của dự án, cơ sở.
3. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Máy móc, thiết bị,
phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng để sử dụng trong công trình xử lý chất
thải, bảo vệ môi trường được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư
chuyên dùng nhập khẩu để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường cho các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tập trung và dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư
chuyên dùng nhập khẩu để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường đã được ghi trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với
báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng theo quy định
của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư,
xây dựng;
c) Dự án đầu tư, cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã được cấp
giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần theo quy định;
d) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư
chuyên dùng nhập khẩu không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế,
phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước
đã sản xuất được do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Tổ chức, cá nhân chỉ được miễn thuế nhập khẩu khi
nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng cho dự
án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
nước thải sinh hoạt của dự án đầu tư, cơ sở. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin về chủng loại,
số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu
và tài liệu chứng minh đáp ứng các tiêu chí quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản này theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIb ban
hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính
xác khi kê khai, cung cấp thông tin để cơ quan hải quan xem xét, xử lý miễn thuế
theo quy định.
4. Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được
thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.”.
50. Sửa đổi, bổ sung Điều 151 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường,
bao gồm:
a) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối
với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: Khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến
tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô
nhiễm khác thuộc trách nhiệm xử lý của trung ương; xử lý ô nhiễm môi trường nước
mặt sông, hồ liên tỉnh;
b) Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; hoạt
động bảo vệ tài nguyên nước; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc trách nhiệm của trung
ương, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về
tài nguyên nước;
c) Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải
tạo, phục hồi đất thuộc trách nhiệm của trung ương, phù hợp với quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về đất đai.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động,
kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp
quốc gia, ngành, lĩnh vực và cơ sở, lập danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí
nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo
cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực và
cơ sở; xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực; xây dựng kế
hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, lĩnh vực; xây dựng báo cáo tổng
hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính lĩnh vực; phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 5 như sau:
“e) Xây dựng kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi
khí hậu; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi
khí hậu cấp quốc gia, lĩnh vực; xây dựng tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm
vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng tiêu chí đánh giá tác động, tính dễ
bị tổn thương, rủi ro và tiêu chí đánh giá tổn thất và thiệt hại do biến đổi
khí hậu; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn
thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp quốc gia, lĩnh vực;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 như sau:
“b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật
về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 9 như sau:
“h) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận
hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
(bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế
thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống
kê, xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp
hạng kết quả bảo vệ môi trường;”.
e) Sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 9 như sau:
“m) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều phối, Tổ
công tác liên ngành, các Ủy ban, các Hội đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu được cấp có thẩm quyền thành lập; tổ chức các hội nghị về bảo
vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền
và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;”.
g) Sửa đổi, bổ sung điểm o khoản 9 như sau:
“o) Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách
nhiệm của trung ương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”.
51. Sửa đổi, bổ sung Điều 152 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường,
bao gồm:
a) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với
khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm, gồm: Khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến
tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô
nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm
môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa
phương;
b) Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; hoạt
động bảo vệ tài nguyên nước; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc trách nhiệm của địa
phương, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về
tài nguyên nước;
c) Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải
tạo, phục hồi đất thuộc trách nhiệm của địa phương, phù hợp với quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về đất đai.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động
phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, cấp lĩnh vực; cập nhật
danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; theo
dõi, giám sát, thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính các cơ sở trong phạm vi
quản lý; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính cấp tỉnh;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 như sau:
“b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật
về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 9 như sau:
“e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận
hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
(bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế
thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống
kê, xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp
hạng kết quả bảo vệ môi trường;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm i và điểm k khoản 9 như sau:
“i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường
trực về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được cấp có thẩm quyền
quyết định;
k) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều phối, Tổ
công tác liên ngành, các Ủy ban, các Hội đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu được cấp có thẩm quyền thành lập; tổ chức các hội nghị về bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền
và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;”.
e) Sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 9 như sau:
“m) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc
trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của ngân sách địa phương cho các cấp
ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định.”.
52. Sửa đổi, bổ sung Điều 153 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại Điều 151 Nghị định này, gồm: Khoản 1; điểm a khoản 2 bao gồm
điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường;
điểm b và điểm c khoản 2; điểm a (đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin được sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo pháp luật về công nghệ thông
tin), điểm b và điểm c khoản 3; khoản 4; điểm a và điểm c (trừ điểm
d và điểm g khoản 3, Điều 73 Luật Đa dạng sinh học), các điểm d, đ, e và g
khoản 5; điểm a khoản 7; điểm a và điểm c khoản 8 (đối ứng dự án vốn viện trợ
thuộc nguồn sự nghiệp môi trường); các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản
9.
Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại Điều 152 Nghị định này, gồm: Điểm a và điểm b khoản 1; điểm a
khoản 2 bao gồm điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô
nhiễm môi trường; điểm b và điểm c khoản 2; điểm b (đối với hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin được sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo pháp luật về
công nghệ thông tin), điểm c và điểm d khoản 3; khoản 4; điểm a và điểm c (trừ điểm d và điểm g khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học),
các điểm d, đ, e và g khoản 5; điểm a khoản 7; điểm a và điểm b khoản 8 (đối ứng
dự án vốn viện trợ thuộc nguồn sự nghiệp môi trường); các điểm a, b, c, d, đ,
e, g, h và i khoản 9.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển cho bảo
vệ môi trường:
a) Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại
Điều 151 Nghị định này, gồm: Khoản 2 (theo dự án đầu tư),
điểm a khoản 3 (đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng
kinh phí chi đầu tư phát triển theo pháp luật về công nghệ thông tin), điểm b
và điểm h khoản 5, điểm c khoản 8 (đối ứng dự án vốn viện trợ thuộc nguồn đầu
tư) và điểm c và điểm n khoản 9;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại
Điều 152 Nghị định này, gồm: Điểm c và điểm d khoản 1, khoản
2 (theo dự án đầu tư), điểm a và điểm b khoản 3 (đối với hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin được sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển theo pháp luật
về công nghệ thông tin), điểm b và điểm h khoản 5, điểm b khoản 8 (đối ứng dự
án vốn viện trợ thuộc nguồn đầu tư), điểm l khoản 9;”.
53. Sửa đổi, bổ sung Điều 160 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 2 như sau:
“i) Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cơ
quan có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ bảo
vệ môi trường, thành lập thị trường các-bon trong nước, mua sắm xanh theo quy định
của pháp luật; tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền phân bổ nguồn chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
hải quan;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm l khoản 2 như sau:
“l) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện
chính sách quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.”.
54. Sửa đổi, bổ sung Điều 163 như sau:
a) Sửa đổi bổ sung điểm đ và điểm e khoản 5 như sau:
“đ) Thời hạn kiểm tra:
Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với một tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tối đa không quá 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm
tra tại nơi được kiểm tra. Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng
thì có thể gia hạn một lần không quá 07 ngày. Thời hạn kiểm tra không bao gồm
thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với nhiều tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm
tra tại nơi được kiểm tra. Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng
thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày. Thời hạn kiểm tra không bao gồm
thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra, gia hạn thời
hạn kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
e) Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng
kiểm tra chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất
không báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật
Bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan. Đoàn kiểm tra phải tiến
hành kiểm tra chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 5 như sau:
“h) Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản có
Trưởng đoàn kiểm tra hoặc Phó Trưởng đoàn kiểm tra được ủy quyền, đại diện theo
pháp luật của tổ chức ký, đóng dấu (nếu có) theo quy định của pháp luật, đại diện
hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên;”.
c) Bổ sung điểm k vào sau
điểm i khoản 5 như sau:
“k) Trước thời điểm kiểm tra đột xuất không báo trước,
thành viên đoàn kiểm tra, công chức, viên chức có liên quan không được thông
báo, cung cấp thông tin về quá trình đề xuất, ban hành quyết định kiểm tra đột
xuất cho đối tượng kiểm tra.”.
55. Sửa đổi, bổ sung Điều 168 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đã được
cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời gian 24 tháng trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa được phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường mà có điều chỉnh, thay đổi không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này, trừ
trường hợp với kết quả không thông qua.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:
“12. Trường hợp một trong các giấy phép môi trường
thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp phải lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại
Nghị định này, trừ trường hợp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc giấy
phép xả nước thải vào công trình thủy lợi hết thời hạn nhưng có giấy phép môi
trường thành phần khác vẫn còn thời hạn theo quy định.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 14 như sau:
“14. Dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa
đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm trong trường hợp có công trình xử lý chất
thải phải vận hành thử nghiệm hoặc vận hành chính thức trong trường hợp không
có công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm) và các cơ sở đang hoạt
động mà chưa có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thì bị xử phạt theo quy định của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sau khi xử
phạt, trường hợp dự án đầu tư, cơ sở không trái với quy hoạch; phù hợp với phân
vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải
thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư đang triển khai xây dựng có
tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, chủ
dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư có
hoạt động rà soát, cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định
theo quy định;
b) Đối với dự án đầu tư chưa đi vào vận hành có
tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường và phải cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư có hoạt động rà soát,
cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định và thực
hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đó;
c) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi
trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép
môi trường thành phần, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
cho cơ sở trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường (là cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với cơ sở đó
trong trường hợp cơ sở chưa được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường).
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được
thực hiện như đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28
Nghị định này;
d) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi
trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và không phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có giấy phép môi trường thành
phần hoặc giấy phép môi trường, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
môi trường cho cơ sở trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
theo quy định.
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được
thực hiện như đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28
Nghị định này;
đ) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi
trường tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
và không phải cấp giấy phép môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ cơ sở phải thực hiện
đăng ký môi trường theo quy định;
e) Đối với cơ sở nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành
chính cấp huyện trở lên thì thẩm quyền cấp giấy phép môi trường là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường.”.
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 15 như sau:
“15. Dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa
đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà chưa có xác nhận đăng ký kế hoạch
bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương theo quy định thì thực
hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có tiêu chí về môi
trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thì bị xử phạt
theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở không trái với quy hoạch; phù hợp với
phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở
phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được
thực hiện như đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28
Nghị định này;
b) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có tiêu chí về môi
trường tương đương với đối tượng phải đăng ký môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ
sở phải thực hiện đăng ký môi trường theo quy định.”.
đ) Bổ sung khoản 20 vào sau
khoản 19 như sau:
“20. Chương trình quan trắc chất thải được phê duyệt
trong hồ sơ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị
định này có hiệu lực thi hành có sự sai khác so với quy định tại Nghị định này
thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”.
56. Sửa đổi các Phụ lục I, II, III,
IV, V, VIII,
IX, X, XI,
XIII, XV, XVI,
XVII, XVIII và XXIX; bổ sung Phụ lục VIa, Vlb vào trước Phụ lục VI; bổ sung Phụ lục XXXIa và Phụ lục XXXIb vào trước Phụ lục XXXI của phần Phụ lục của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số
quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
1. Thay thế một số phụ lục sau
đây:
a) Phụ lục
XXII;
b) Phụ lục
XXIII.
2. Thay thế một số cụm từ sau
đây:
a) Thay thế cụm từ “Ủy ban quốc
gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo
Phòng thủ dân sự quốc gia” tại khoản 2 Điều 109, khoản 1
Điều 110;
b) Thay thế cụm từ “Lực lượng
Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường” bằng cụm từ “Đơn vị Công an nhân
dân có chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm về môi trường” tại Điều 163 và Điều 164.
3. Bãi bỏ điểm
b khoản 4 Điều 65, khoản 7 Điều 79, điểm c khoản 1 Điều 83, khoản
2 Điều 162, khoản 1 và các điểm a, d, đ khoản 2 Điều 167, Phụ lục XII.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
một số điều của các nghị định có liên quan
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định
số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25 như sau:
“3. Tiêu chí để xác định máy móc, thiết bị, phương
tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để bảo vệ môi trường và sản phẩm xuất
khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được thực hiện theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”.
b) Bãi bỏ khoản
6 Điều 40.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 32 như sau:
“4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề
nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về
nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp dự án thuộc đối tượng phải thực hiện
đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản
này đối với nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 33 như sau:
“c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề
nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về
nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
Trường hợp dự án thuộc đối tượng phải thực hiện
đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm
quy định tại khoản này đối với nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường.”.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 5. Quy định chuyển tiếp
1. Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về môi trường trước
ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải
quyết theo quy định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề
nghị thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Hồ sơ tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
đã thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành được tiếp tục sử dụng trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về
môi trường theo quy định của Nghị định này.
2. Dự án, cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường
trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không thuộc đối tượng
phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này thì được lựa chọn
tiếp tục sử dụng giấy phép môi trường đã được cấp đến hết thời hạn hoặc thực hiện
các quy định khác về bảo vệ môi trường. Giấy phép môi trường đã được cấp sẽ hết
hiệu lực trong trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký môi
trường theo quy định hoặc hết hiệu lực trong trường hợp dự án, cơ sở thuộc đối
tượng miễn đăng ký môi trường.
3. Dự án, cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường,
giấy phép môi trường thành phần trong đó có nội dung nhập khẩu phế liệu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục nhập khẩu đến hết thời hạn của
giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, cấp giấy
phép môi trường đối với dự án, cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của
pháp luật tại thời điểm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung tại khoản
56 Điều 1 Nghị định này, trừ dự án thuộc một trong các trường hợp: Nằm trên
địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; nằm trên vùng biển chưa xác định
trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có nguồn tiếp nhận
nước thải là nguồn nước mặt liên tỉnh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công
bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
b) Dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26a Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01
năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này;
c) Cơ sở đang hoạt động tương đương với đối tượng
quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Thời hạn thẩm định, phí thẩm định cấp giấy phép môi
trường đối với các trường hợp quy định tại khoản này được xác định theo thời hạn
thẩm định, phí thẩm định như đối với dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định, cấp
giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Cơ sở đang hoạt động thuộc trường hợp phải có giấy
phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu
lực thi hành theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo
vệ môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường
theo quy định tại Nghị định này thì thực hiện việc đăng ký môi trường trước
ngày 01 tháng 4 năm 2025, trừ trường hợp thuộc đối tượng miễn đăng ký môi trường.
6. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt
động nhưng không có giấy phép môi trường thành phần theo quy định phải vận hành
thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định tại Điều 31
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định này.
7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đã có kết
quả thẩm định, đang thực hiện chỉnh sửa, bổ sung trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành thì trong thời hạn tối đa 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu
lực, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan cấp
phép để được cấp giấy phép môi trường nhưng phải bảo đảm thời hạn phải có giấy
phép môi trường theo quy định. Sau thời hạn này, việc cấp giấy phép môi trường
cho dự án đầu tư, cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều
43 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điều, khoản được
giao trong Nghị định này và rà soát các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế cho phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ PHỤ LỤC CỦA NGHỊ ĐỊNH
SỐ 08/2022/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ)
1. Sửa đổi số thứ tự số 3 mục I; bổ sung số thứ tự 1.14 và 1.15
tại Mục II.1 Phụ lục I như sau:
STT
|
Đối tượng
|
I
|
Chiến
lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng
|
3
|
Chiến lược
về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật về địa chất, khai khoáng
|
II
|
Quy hoạch
|
1
|
Quy hoạch
ngành quốc gia
|
1.14
|
Quy hoạch
tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
|
1.15
|
Quy hoạch
hệ thống du lịch
|
2. Sửa đổi Phụ lục II như sau:
Phụ lục II
DANH MỤC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT, KINH
DOANH, DỊCH VỤ CÓ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TT
|
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường
|
Công suất
|
Lớn
|
Trung bình
|
Nhỏ
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
I
|
Mức I
|
|
|
|
1
|
Làm giàu, chế
biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng
hóa chất độc;1
|
Từ
200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm trở lên
|
Dưới
200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm
|
Không
|
Sản xuất
thủy tinh (trừ loại hình chỉ sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO đồng thời không
có công đoạn tinh chế silic)2
|
Từ
200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 5.000
đến dưới 200.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới
5.000 tấn sản phẩm/năm
|
2
|
Sản xuất
kim loại (trừ chỉ có một hoặc nhiều công đoạn: cán; kéo; đúc từ phôi nguyên
liệu)3
|
Từ
300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Dưới
300.000 tấn sản phẩm/năm
|
Không
|
3
|
Sản xuất
giấy và sản phẩm từ giấy (có công đoạn sản xuất bột giấy hoặc có sử dụng
nguyên liệu tái chế)4
|
Từ
50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 5.000
đến dưới 50.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới
5.000 tấn sản phẩm/năm
|
4
|
Sản xuất
hoá chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp)5, phân bón hóa học (trừ
chỉ có một hoặc nhiều công đoạn: nghiền; phối trộn; ép viên; sang chiết; đóng
gói)6, hóa chất bảo vệ thực vật (trừ chỉ có một hoặc nhiều công đoạn:
phối trộn; sang chiết; đóng gói)7
|
Từ 5.000
tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 1.000
đến dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới
1.000 tấn sản phẩm/năm
|
5
|
Sản xuất
vải, sợi, dệt may (có một trong các công đoạn: nhuộm; giặt mài; nấu sợi)8
|
Từ
50.000.000 m2/năm hoặc từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với
sản xuất sợi
|
Từ
5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm hoặc từ 1.000 tấn sản phẩm/năm
đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm đối với sản xuất sợi
|
Dưới
5.000.000 m2/ năm hoặc dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
|
6
|
Sản xuất
da (có công đoạn thuộc da)9; thuộc da
|
Từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 1.000
đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới
1.000 tấn sản phẩm/năm
|
7
|
Khai thác dầu
thô, khí đốt tự nhiên10
|
Tất cả
|
Không
|
Không
|
Lọc, hóa
dầu11
|
Từ
1.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Dưới
1.000.000 tấn sản phẩm/năm
|
Không
|
8
|
Nhiệt điện
than12
|
Từ 600
MW trở lên
|
Dưới 600
MW
|
Không
|
Sản xuất
than cốc13
|
Từ
100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Dưới
100.000 tấn sản phẩm/năm
|
Không
|
Sản xuất
khí đốt từ than đá14
|
Từ
50.000 m3 khí/giờ trở lên
|
Dưới
50.000 m3 khí/giờ
|
Không
|
II
|
Mức
II
|
|
|
|
9
|
Dịch vụ
tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường15
|
Từ 500 tấn/ngày
trở lên
|
Dưới 500
tấn/ngày
|
Không
|
Dịch vụ
tái chế, xử lý chất thải nguy hại16; phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng17;
hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất18
|
Tất cả
|
Không
|
Không
|
10
|
Sản xuất
sản phẩm có công đoạn mạ kim loại; mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng
hóa chất, trừ trường hợp quy định tại số thứ tự 17 cột này19
|
Từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 1.000
đến dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới
1.000 tấn sản phẩm/năm
|
11
|
Sản xuất
pin, ắc quy20
|
Từ 600 tấn
sản phẩm hoặc từ 200.000 KWh/năm trở lên
|
Dưới 600
tấn sản phẩm hoặc dưới 200.000 KWh/năm
|
Không
|
12
|
Sản xuất
xi măng (có công đoạn sản xuất clinker)21
|
Từ
1.200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Dưới
1.200.000 tấn/năm
|
Không
|
III
|
Mức III
|
|
|
|
13
|
Chế biến
mủ cao su22
|
Từ
15.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 6.000
đến dưới 15.000 tấn/năm
|
Dưới
6.000 tấn/năm
|
14
|
Sản xuất
tinh bột sắn, bột ngọt23
|
Từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 500 đến
dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm
|
Từ 5 đến
dưới 500 tấn sản phẩm/năm
|
Sản xuất
bia, nước giải khát có gas, rượu (trừ chỉ pha chế rượu từ cồn)24
|
Từ 30
triệu lít sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 01
triệu đến dưới 30 triệu lít sản phẩm/năm
|
Từ
50.000 lít đến dưới 01 triệu lít sản phẩm/năm
|
Sản xuất
cồn công nghiệp25
|
Từ 02
triệu lít sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 0,5
triệu đến dưới 02 triệu lít sản phẩm/năm
|
Dưới 0,5
triệu lít sản phẩm/năm
|
15
|
Sản xuất
đường từ mía26
|
Từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 500 đến
dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm
|
Từ 5 đến
dưới 500 tấn sản phẩm/năm
|
16
|
Chế biến
thủy sản27
|
Từ
20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 1.000
đến dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm
|
Từ 100 đến
dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm
|
Đầu tư
kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm28
|
Từ 1.000
gia súc/ngày hoặc từ 10.000 gia cầm/ngày trở lên
|
Từ 100 đến
dưới 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 1.000 đến dưới 10.000 gia cầm/ngày
|
Từ 20 đến
dưới 100 gia súc hoặc từ 200 đến dưới 1.000 gia cầm/ngày
|
Chăn nuôi gia
súc29
|
Từ 3.000
đơn vị vật nuôi trở lên
|
Từ 300 đến
dưới 3.000 đơn vị vật nuôi
|
Từ 10 đến
dưới 300 đơn vị vật nuôi
|
17
|
Sản xuất
sản phẩm điện tử, máy vi tính và thiết bị quang học30 (có một
trong các công đoạn: mạ; phủ màu bằng sơn hoặc hóa chất; làm sạch bằng hóa chất
độc; gia công, sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin
đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước
ngoài)
|
Từ
50.000.000 sản phẩm/năm trở lên
|
Từ
100.000 sản phẩm/năm đến dưới 50.000.000 sản phẩm/năm
|
Dưới
100.000 sản phẩm/năm
|
Sản xuất
thiết bị điện31 (có một trong các công đoạn: mạ; phủ màu bằng sơn
hoặc hóa chất; làm sạch bằng hóa chất độc)
|
Từ
50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
Từ 100 tấn
sản phẩm/năm đến dưới 50.000 tấn sản phẩm/năm
|
Dưới 100
tấn sản phẩm/năm
|
___________________
1 Mã B theo phân ngành kinh tế Việt Nam; khoáng sản độc hại theo
quy định pháp luật về khoáng sản; hóa chất độc theo quy định của pháp luật về
hóa chất.
2 Mã 231 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
3 Mã 24 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
4 Mã 17 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
5 Các mã: 20112, 20113, 20119 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (trừ
chi sản xuất hóa chất hữu cơ).
6 Mã 2012 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (trừ chi sản xuất phân
bón hữu cơ).
7 Mã 2021 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (trừ chi sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật sinh học theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật).
8 Mã 13 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
9 Mã 15 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
10 Mã 06 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
11 Các mã: 429, 20 (sản xuất hóa dầu từ dầu tinh luyện), 192 theo
phân ngành kinh tế Việt Nam.
12 Mã 35112 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
13 Mã 191 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
14 Mã 35201 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
15 Mã 38 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có dịch vụ tái chế, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường).
16 Mã 38 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có dịch vụ tái chế, xử
lý chất thải nguy hại theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường).
17 Mã 38301 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
18 Các mã ngành sản xuất theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có sử dụng
phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
19 Các mã ngành sản xuất theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có công
đoạn mạ kim loại; mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất, trừ
trường hợp quy định tại số thứ tự 17 cột này).
20 Mã 27200 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
21 Mã 23941 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có công đoạn sản xuất
clinker).
22 Các mã: 0125, 221 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có hoạt động
chế biến mủ cao su).
23 Mã 1062 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có hoạt động sản xuất
tinh bột sắn, bột ngọt).
24 Các mã: 1101, 1102, 1103 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
25 Các mã ngành sản xuất theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có hoạt
động sản xuất cồn công nghiệp).
26 Mã 1072 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
27 Mã 1020 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (trừ chi bảo quản).
28 Mã 10101 theo phân ngành kinh tế Việt Nam.
29 Mã 014 theo phân ngành kinh tế Việt Nam; công suất tính theo
công suất lớn nhất tại thời điểm nuôi.
30 Mã 26 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có một trong các công đoạn:
mạ, phủ màu bằng sơn hoặc hóa chất, làm sạch bằng hóa chất độc theo quy định của
pháp luật về hóa chất).
31 Mã 27 theo phân ngành kinh tế Việt Nam (có một trong các công đoạn:
mạ, phủ màu bằng sơn hoặc hóa chất, làm sạch bằng hóa chất độc theo quy định
pháp luật về hóa chất).
3. Sửa đổi Phụ lục III như sau:
Phụ lục III
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM I CÓ NGUY CƠ
TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở MỨC ĐỘ CAO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 3 ĐIỀU 28 LUẬT BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
STT
|
Dự án đầu tư
|
Quy mô, công suất/mức độ nhạy cảm môi trường/thẩm
quyền cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
I
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi
trường
|
|
1
|
Dự án đầu
tư có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ
trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (trừ dự án đầu tư kinh doanh
vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; dự án đầu tư có kinh doanh đặt
cược, ca-si-nô (casino), không bao gồm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
dành cho người nước ngoài; dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng
mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí theo quy định của pháp luật về đầu tư).
|
Tất cả
|
2
|
Dự án dịch
vụ tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; dự
án có hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; dự
án xây dựng lò phản ứng hạt nhân, điện hạt nhân.
|
Tất cả
|
3
|
Dự án
thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này
|
Tất cả
|
II
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi
trường
|
|
4
|
Dự án
thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này
|
Có yếu tố
nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định
này
|
5
|
Dự án
nhóm A có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật
về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
|
Có yếu tố
nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định
này
|
III.
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều 28 Luật Bảo
vệ môi trường
|
|
6
|
Dự án sử
dụng đất, đất có mặt nước (trừ các dự án phát triển rừng, lâm sinh theo quy định
của pháp luật về lâm nghiệp, dự án nuôi trồng thủy sản không theo phương pháp
thâm canh, bán thâm canh theo quy định của pháp luật về thủy sản)
|
Thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Có tổng
diện tích của dự án từ 100 ha trở lên;
b) Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha và có yếu tố nhạy cảm về môi trường
quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này, trừ các trường
hợp quy định tại số thứ tự 7, 8 Phụ lục này.
|
7
|
a) Dự án
có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, đất có rừng tự nhiên, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng đất ngập
nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới (trừ các
dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một
hoặc các mục tiêu: phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh);
|
Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha và thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, khu bảo
vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc của từ
0,5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của
khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,2 ha trở lên đối với vùng đất ngập nước
quan trọng;
d) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,2 ha trở lên đối với đất có rừng tự nhiên
hoặc từ 0,2 ha trở lên đối với rừng phòng hộ trở lên.
|
b) Dự án
có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn
thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập
nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên (trừ các
dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một
hoặc các mục tiêu: phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh)
|
Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha và thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên,
rừng đặc dụng, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển;
b) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,5 ha trở lên đối với
đất của vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của khu dự trữ
sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc có yêu cầu chuyển đổi mục
đích sử dụng đất có mặt nước từ 0,5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản
thiên nhiên thế giới, vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo
tồn thiên nhiên mà mặt nước không liên thông với vùng lõi di sản thiên nhiên
thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên đó;
c) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của: vùng đất ngập nước quan
trọng; đất có mặt nước của vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm
của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên có mặt nước
liên thông với vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển,
khu bảo tồn thiên nhiên đó;
d) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,1 ha trở lên đối với
đất có rừng tự nhiên hoặc của từ 0,1 ha trở lên đối với rừng phòng hộ.
|
c) Dự án
có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên
|
Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha và có yêu cầu chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên từ 05 ha trở lên
|
8
|
Dự án có
sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử -
văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc
biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ dự án đầu tư xây dựng
công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau: Dự án chỉ có một hoặc các mục
tiêu: Bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; dự án nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an
toàn giao thông)
|
Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha
|
9
|
a) Dự án
có sử dụng khu vực biển (trừ các dự án nuôi trồng thủy sản không theo phương
pháp thâm canh, bán thâm canh theo quy định của pháp luật về thủy sản)
|
Thuộc thẩm
quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường và từ 10 ha tổng diện
tích sử dụng khu vực biển trở lên
|
b) Dự án
có hoạt động nhận chìm ở biển
|
Thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép nhận chìm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
IV.
|
Dự án
quy định tại điểm d và điểm e khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ
môi trường
|
|
10
|
Dự án
khai thác khoáng sản (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình có hoạt động thu hồi
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thực hiện dự án, dự
án nạo vét có hoạt động kết hợp thu hồi khoáng sản tại khu vực thực hiện dự
án); dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
|
Thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
11
|
Dự án có
yêu cầu di dân, tái định cư
|
Từ 10.000
người ở miền núi hoặc từ 20.000 người ở các vùng khác trở lên
|
V.
|
Dự án
đầu tư mở rộng
|
|
12
|
Dự án đầu
tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất của dự án đầu tư đang triển khai, thực
hiện trước khi vận hành hoặc của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung, cụm công nghiệp đang hoạt động.
|
Việc mở
rộng quy mô, nâng cao công suất (tính tổng cả phần dự án đang triển khai, thực
hiện, phần cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng, nâng cao công suất tương
đương với dự án tại Phụ lục này) được xác định như sau:
a) Có thay đổi
như đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 hoặc các
điểm b, c, d, đ, k, l, m khoản 6 Điều 27 Nghị định này;
b) Tăng quy mô,
công suất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như đối với trường hợp quy định
tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 27 Nghị định này từ 30%
trở lên dẫn đến làm gia tăng tác động xấu tới môi trường theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
|
VI.
|
Dự án
có một trong các hạng mục tương đương với các số thứ tự nêu trên
|
|
4. Sửa đổi Phụ
lục IV như sau:
Phụ lục IV
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM II CÓ
NGUY CƠ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 4 ĐIỀU 28 LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, TRỪ DỰ ÁN QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC III BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH NÀY
STT
|
Dự án đầu tư
|
Quy mô, công suất/mức độ nhạy cảm môi trường/thẩm
quyền cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
I
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Bảo
vệ môi trường
|
|
1
|
Dự án
thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất trung bình quy định tại Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này
|
Tất cả
|
2
|
Dự án
thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất nhỏ quy định tại Cột 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này
|
Có yếu tố
nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định
này
|
3
|
Dự án
nhóm B hoặc nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định
của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
|
II
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm c và điểm đ khoản 4 Điều 28 Luật Bảo
vệ môi trường
|
|
4
|
a) Dự án
sử dụng đất, đất có mặt nước (trừ các dự án phát triển rừng, lâm sinh theo
quy định của pháp luật về lâm nghiệp, dự án nuôi trồng thủy sản không theo
phương pháp thâm canh, bán thâm canh theo quy định của pháp luật về thủy sản);
|
Thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Có tổng
diện tích của dự án từ 50 ha đến dưới 100 ha;
b) Có tổng
diện tích của dự án dưới 50 ha và có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại
khoản 4 Điều 25 Nghị định này, trừ các trường hợp quy định
tại số thứ tự 5, 6 Phụ lục này.
|
b) Dự án
đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
|
Tất cả
|
5
|
a) Dự án
có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, đất có rừng tự nhiên, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng đất ngập
nước quan trọng, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới (trừ các
dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một
hoặc các mục tiêu: phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh);
|
Có tổng
diện tích của dự án dưới 50 ha và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, khu bảo
vệ nguồn lợi thủy sản;
b) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc của từ
0,5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của
khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,2 ha trở lên đối với vùng đất ngập nước
quan trọng;
d) Có sử
dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,2 ha trở lên đối với đất có rừng tự nhiên
hoặc của từ 0,2 ha trở lên đối với rừng phòng hộ.
|
b) Dự án
có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn
thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập
nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên (trừ các
dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ có một hoặc
các mục tiêu: phục vụ quản lý, bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; phòng cháy, chữa cháy rừng; lâm sinh).
|
Có tổng
diện tích của dự án dưới 50 ha và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên,
rừng đặc dụng, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển;
b) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất của từ 0,5 ha trở lên đối với đất của vùng đệm
của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm
của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
có mặt nước từ 0,5 ha trở lên đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới,
vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên mà mặt
nước không liên thông với vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ
sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên đó;
c) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của: vùng đất ngập nước quan
trọng; đất có mặt nước của vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm
của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên có mặt nước
liên thông với vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển,
khu bảo tồn thiên nhiên đó;
d) Có yêu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của từ 0,1 ha trở lên đối với
đất có rừng tự nhiên hoặc của từ 0,1 ha trở lên đối với rừng phòng hộ.
|
c) Dự án
có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên
|
Có tổng
diện tích của dự án dưới 50 ha và có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa nước từ 02 vụ trở lên từ 05 ha trở lên
|
6
|
Dự án có
sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử -
văn hóa, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc
biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ dự án đầu tư xây dựng
công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau: Dự án chỉ có một hoặc các mục
tiêu: Bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; dự án nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an
toàn giao thông).
|
Có tổng
diện tích của dự án dưới 50 ha
|
7
|
a) Dự án
có sử dụng khu vực biển (trừ các dự án nuôi trồng thủy sản không theo phương
pháp thâm canh, bán thâm canh theo quy định của pháp luật về thủy sản)
|
Thuộc thẩm
quyền giao khu vực biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và từ 10 ha tổng diện
tích sử dụng khu vực biển trở lên
|
b) Dự án
có hoạt động nhận chìm ở biển
|
Thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép nhận chìm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
c) Dự án
có hoạt động lấn biển
|
Thuộc thẩm
quyền giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
|
III
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm d và điểm e khoản 4 Điều 28 Luật Bảo
vệ môi trường
|
|
8
|
Dự án
khai thác khoáng sản (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình có hoạt động thu hồi
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thực hiện dự án, dự
án nạo vét có hoạt động kết hợp thu hồi khoáng sản tại khu vực thực hiện dự
án); dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
|
Thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp có khối lượng khai thác nước dưới
đất dưới 500 m3/ngày đêm hoặc có khối lượng khai thác nước mặt dưới
50.000 m3/ngày đêm)
|
9
|
Dự án có
yêu cầu di dân, tái định cư
|
Từ 1.000
người đến dưới 10.000 người ở miền núi; từ 2.000 người đến dưới 20.000 người
đối với vùng khác
|
IV
|
Dự án
đầu tư mở rộng
|
|
10
|
Dự án đầu
tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất của dự án đầu tư đang triển khai,
thực hiện trước khi vận hành hoặc của cơ sở, cụm công nghiệp đang hoạt động
|
Việc mở
rộng quy mô, nâng cao công suất (tính tổng cả phần cơ sở đang hoạt động và phần
dự án đang triển khai, thực hiện, phần mở rộng, nâng cao công suất tương
đương với dự án tại Phụ lục này) được xác định như sau:
a) Có thay đổi
như đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 hoặc các
điểm b, c, d, đ, k, l, m khoản 6 Điều 27 Nghị định này;
b) Tăng quy mô,
công suất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như đối với trường hợp quy định
tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 27 Nghị định này từ 30%
trở lên dẫn đến làm gia tăng tác động xấu tới môi trường theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
|
V
|
Dự án
có một trong các hạng mục tương đương các số thứ tự nêu trên
|
|
5. Sửa đổi Phụ
lục V như sau:
Phụ lục V
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM III ÍT
CÓ NGUY CƠ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 5 ĐIỀU 28 LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG, TRỪ DỰ ÁN QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC III VÀ PHỤ LỤC IV BAN HÀNH KÈM THEO
NGHỊ ĐỊNH NÀY
STT
|
Dự án đầu tư
|
Tính chất môi trường hoặc tổng khối lượng chất
thải rắn phát sinh của dự án
|
I
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm a khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi
trường
|
|
1
|
Dự án
thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
với công suất nhỏ quy định tại Cột 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này
|
Không có yếu
tố nhạy cảm về môi trường
|
II
|
Dự án
đầu tư quy định tại điểm b khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi
trường
|
|
2
|
Dự án có
cấu phần xây dựng không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường, có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử
lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản
lý chất thải
|
|
III
|
Dự án
đầu tư mở rộng
|
|
3
|
Dự án đầu
tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất của dự án đầu tư đang triển khai,
thực hiện trước khi vận hành hoặc của cơ sở đang hoạt động
|
Việc mở
rộng quy mô, nâng cao công suất (tính tổng cả phần dự án đang triển khai, thực
hiện, phần cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng, nâng cao công suất tương
đương với dự án tại Phụ lục này) được xác định như sau:
a) Có thay đổi
như đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 hoặc các
điểm b, c, d, đ, i, k, l, m khoản 6 Điều 27 Nghị định này;
b) Tăng quy mô,
công suất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như đối với trường hợp quy định
tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 27 Nghị định này từ 30%
trở lên dẫn đến làm gia tăng tác động xấu tới môi trường theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
|
IV
|
Dự án
có một trong các hạng mục tương đương các số thứ tự nêu trên
|
|
6. Bổ sung Phụ lục VIa, Vlb vào trước Phụ lục VI như sau:
Phụ lục VIa
MẪU NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Thông tin về
dự án:
1.1. Thông tin
chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án đầu tư
1.2. Phạm
vi, quy mô, công suất
1.3. Công nghệ
sản xuất (nếu có)
1.4. Các hạng
mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư
1.5. Các yếu
tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
2. Các nội
dung tham vấn
2.1. Vị
trí thực hiện dự án đầu tư:
- Mô tả vị
trí, ranh giới dự án; việc chiếm dụng các loại đất khác nhau.
- Mô tả mối
tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh.
- Mô tả
các đối tượng nhạy cảm xung quanh khu vực thực hiện dự án.
2.2. Tác động
môi trường của dự án đầu tư:
- Tóm tắt
các tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng, giai
đoạn vận hành.
- Tóm tắt
các tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng,
giai đoạn vận hành.
2.3. Biện
pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường:
- Mô tả
các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải trong
giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành.
- Mô tả
các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
trong giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành.
2.4. Chương trình
quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường:
- Tóm tắt
chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng,
giai đoạn vận hành.
- Tóm tắt
phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng,
giai đoạn vận hành.
2.5. Các nội
dung khác
- Phương án cải
tạo phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất
thải (nếu có).
- Phương án bồi
hoàn đa dạng sinh học đối với dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học theo
quy định của pháp luật (nếu có).
3. Cam kết
của Chủ dự án
- Các cam kết
về thực hiện các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Cam kết
về tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Cam kết
thực hiện nghĩa vụ bảo đảm kinh tế - xã hội, hỗ trợ hạ tầng, sinh kế người dân
tại địa phương (nếu có).
|
CHỦ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có))
|
Ghi chú: Báo cáo ĐTM được niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã từ
ngày...tháng...năm....
Phụ lục Vlb
MẪU PHIẾU LẤY Ý KIẾN THAM VẤN CỦA CHỦ
DỰ ÁN GỬI TỚI CÁC CÁ NHÂN CHỊU TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP BỞI DỰ ÁN MÀ KHÔNG THAM GIA DỰ
HỌP LẤY Ý KIẾN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: (3).
(1) là chủ
đầu tư của dự án (2), thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 33
Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi tham vấn ý kiến (3) các nội dung như sau:
Nội
dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (2) được niêm yết tại Ủy
ban nhân dân xã (4)
Tên của
(1): ……………………………………………………………………..
Địa điểm
thực hiện của (2):………………………………………………………
Thông tin liên hệ của (1): Địa chỉ:…..;
Điện thoại: ….; Fax: …; E-mail: ...
1. Ý kiến của (3) về
việc đầu tư dự án
1.1. Ý kiến
về vị trí thực hiện dự án đầu tư:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
1.2. Ý kiến
về tác động môi trường của dự án đầu tư:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
1.3. Ý kiến
về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
1.4. Ý kiến
về chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
1.5. Ý kiến
về các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Kiến
nghị đối với chủ dự án:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị
(3) gửi phiếu lấy ý kiến tham vấn về Ủy ban nhân dân xã (4) để tổng hợp trong
thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến. Trường hợp không có phản
hồi trong thời hạn này được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
|
KÝ
TÊN
(Ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Chủ dự
án.
(2) Tên dự
án.
(3) Cá nhân hoặc
đại diện hộ gia đình được lấy ý kiến tham vấn;
(4) Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi thực hiện tham vấn
7. Sửa đổi Phụ lục VIII như sau:
Phụ lục VIII
MẪU BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRƯỚC KHI ĐI VÀO VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
1. Mẫu
trang bìa và phụ bìa báo cáo
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của dự án đầu tư (2)
|
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ,
chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi
địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính
của chủ dự án đầu tư.
2. Cấu
trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH
MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ
dự án đầu tư (Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành toàn
bộ dự án, cơ sở): ………………………………………………………………..
- Địa chỉ
văn phòng: ………………………………………………….
- Người đại
diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
- Điện thoại:
……………..; Fax: …………….…..; E-mail: ……………..
- Giấy chứng
nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …….của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy
tờ tương đương.
2. Tên dự
án đầu tư: ……………………………………………………………
- Địa điểm
thực hiện dự án đầu tư: ……………………………………………..
- Giấy chứng
nhận đầu tư (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Cơ quan phê duyệt
chủ trương đầu tư: ……………………………………
- Cơ quan thẩm
định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của
dự án đầu tư (nếu có): …………………………….
- Quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay
đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường (nếu có):
- Loại
hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;
- Quy mô của
dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này: ……………………………………………………………………………………
- Yếu tố
nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định
này: ……………………………………………………………………………………
- Phân nhóm đầu
tư quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường: ……………………………………………………………………………………………..
3. Công suất,
công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:
3.1. Công suất
của dự án đầu tư: …………………………………………………….
3.2. Công nghệ
sản xuất của dự án đầu tư: …………………………………………
3.3. Sản
phẩm của dự án đầu tư: ……………………………………………………
4. Nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến
nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu
tư: ………………………………………………………………………………
5. Các thông tin
khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có): ……………………………..
Khoảng
cách an toàn về môi trường theo quy định; việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ
xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
(Đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại).
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù
hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự
phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường.
2. Sự phù
hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự
phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất
thải theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường (nếu có).
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện
đánh giá tác động môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực
hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Công trình, biện
pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom,
thoát nước mưa:
- Mô tả
chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công
trình thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa
bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát
(như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả
các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với dự
án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất
thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại).
1.2. Thu gom,
thoát nước thải:
- Công trình thu
gom nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích
thước, chiều dài,...) của từng tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ
nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý nước thải;
- Công trình
thoát nước thải: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích
thước, chiều dài,...) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường
tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả
nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải;
nguồn tiếp nhận nước thải. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình
thủy lợi thì nêu rõ tên công trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công
trình thủy lợi; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công
trình thủy lợi;
- Sơ đồ
minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả
các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự
án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất
thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại).
1.3. Xử lý
nước thải:
- Mô tả rõ
từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế,
thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử
lý nước thải đồng bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình;
quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công
trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm
sinh học sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận
hành; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử
lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết
bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm
định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự
động, liên tục; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục
nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả
các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
(Đối với dự
án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất
thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại).
2. Công trình, biện
pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Đối với từng
công trình xử lý bụi, khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu
gom khí thải trước khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản
(kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ
nguồn phát sinh dẫn về công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử
lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám
sát thi công; nhà thầu xây dựng,...) hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng
bộ, hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải
cho công đoạn hoặc dây chuyền sản xuất nào của dự án đầu tư); quy mô, công suất,
quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy
trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao
điện năng, hóa chất cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn,
tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý; CO/CQ của hệ thống
thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết
bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm
định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và
truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường
địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả
các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
(Đối với dự
án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất
thải nguy hại, phải báo cáo nội dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại).
3. Công trình, biện
pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ
từng công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông
thường, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu
tư (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật
cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với
dự án đầu tư xử lý chất thải rắn tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị,
phương tiện thu gom của dự án đầu tư phục vụ cho xử lý chất thải rắn;
- Đối với
dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
phải nêu rõ: công nghệ sản xuất; điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu;
- Mô tả
các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện
pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
- Dự báo về
khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (kg/năm và
kg/tháng);
- Mô tả rõ
từng công trình lưu giữ chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số
kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử
lý chất thải nguy hại tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư (nếu có): Mô tả
chức năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo
quy trình vận hành;
- Đối với
dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết
bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Mô tả
các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
(Đối với dự
án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: các hệ thống, thiết bị sơ
chế, xử lý chất thải nguy hại được mô tả chi tiết tại Mục 3, Chương I).
5. Công trình, biện
pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình,
biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư;
- Quy chuẩn,
tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư.
6. Phương án
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với
nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu
có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số
kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với
bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động
(nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các
thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các
công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải
làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình;
- Mô tả biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện
pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
Mô tả các công
trình bảo vệ môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các
thông số kỹ thuật cơ bản của công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường
khác áp dụng đối với dự án đầu tư.
8. Biện
pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động
xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có):
Nêu rõ các biện
pháp để thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy
lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
9. Kế hoạch,
tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi
hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Phần này
báo cáo về kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
10. Các nội
dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần
đã được cấp (nếu có)
- Nêu rõ các nội
dung thay đổi của dự án đầu tư so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường, giấy phép môi
trường thành phần đã được cấp nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động
động môi trường.
- Đánh giá tác động
đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường, giấy phép
môi trường thành phần đã được cấp.
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn
phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải phải xử lý (sinh hoạt,
công nghiệp) và nguồn phát sinh nước thải không phải xử lý.
+ Nguồn số
01:
+ Nguồn số
02:
……………………
- Lưu lượng
xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước
thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử
lý được xả ra môi trường (nguồn tiếp nhận nước thải)).
- Các chất
ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ
các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo
dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
- Vị trí,
phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải
(có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận
nước thải.
2. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải (nếu có):
- Nguồn
phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh bụi, khí thải phải xử lý và nguồn
phát sinh bụi, khí thải không phải xử lý.
+ Nguồn số
01:
+ Nguồn số
02:
…………………
- Lưu lượng
xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải:
Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được
xả ra môi trường).
- Các chất
ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các
chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo
dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
- Vị trí,
phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương
thức xả thải.
3. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn
phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp
phép.
- Giá trị
giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Nội
dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
(nếu có):
- Công trình, hệ
thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết
bị xử lý chất thải nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức
xử lý theo bảng sau:
TT
|
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải
nguy hại
|
Công suất xử lý (kg/năm)
|
Phương án xử lý
|
Ghi chú
|
1
|
Tên công trình
1
|
……
|
……
|
|
2
|
Tên công trình
2
|
……
|
……
|
|
3
|
……………….
|
|
|
|
….
|
……………….
|
|
|
|
- Mã chất
thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại
và khối lượng đề nghị cấp phép theo bảng sau:
TT
|
Tên chất thải
|
Mã chất thải nguy hại
|
Phương án xử lý
|
Khối lượng (kg/năm)
|
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng
|
|
|
|
- Số lượng
trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại đề nghị cấp phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải
nguy hại, gồm:
+ Tên trạm
trung chuyển chất thải nguy hại số: …………………………………….
+ Địa chỉ:……………………………………………………………………………………
+ Diện
tích:………………………………………………………………………………….
+ Điện thoại:
……………………….. Fax: ………………….. E-mail:………………….
- Địa bàn
hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội
dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế
liệu đề nghị nhập khẩu: Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng
phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư: Nêu rõ khối lượng từng loại
phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ
LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA
DỰ ÁN
Trên cơ sở
các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát và đề xuất kế
hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan trắc
môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành, cụ thể như sau:
A. Trường
hợp dự án đầu tư được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (báo cáo các nội dung Mục 1 dưới đây)
1. Kế hoạch
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:
1.1. Thời
gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục
chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn
thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự
kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc
giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch
quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
chất thải:
- Kế hoạch
chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra
ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch
đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công
trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công
trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải thuộc dự án có
công suất nhỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này chỉ
thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có
đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện
kế hoạch.
B. Trường
hợp dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (báo cáo các nội dung
Mục 1 dưới đây)
1. Kết quả
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện:
1.1. Kết
quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ
liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất,
phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc,
lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng).
Việc đánh
giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan
trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và
phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động,
liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý
(chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:
- Kết quả
đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh
giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng
để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được
trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý
|
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
|
Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn
.................... (Đơn vị tính)
|
Thông số A
|
Thông số B
|
v.v...
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Lần 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần n,
….
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệu suất
xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả
đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua
việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo
nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các
thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành
công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết
định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình
bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải được áp dụng
|
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
|
Thông số môi trường của dự án
|
Thông số A
(Đơn vị tính)
|
Thông số B
(Đơn vị tính)
|
v.v...
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Lần 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần
n,...
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN
(tương ứng với từng loại hình sản xuất).
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh
giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước
thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực
hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự
động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết
quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của
các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối
đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương
ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy
và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật) và được trình bày theo bảng sau:
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết
quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất
thải
|
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
|
Thông số quan trắc tự động, liên tục
|
Thông số A
(Đơn vị tính)
|
Thông số B
(Đơn vị tính)
|
v.v...
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý
|
Sau xử lý
|
Ngày thứ
1
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ
2
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ
n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN
(tương ứng với từng loại hình sản xuất).
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Kết
quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc
đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết
quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng
công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới
dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 1 nêu trên.
2. Chương trình
quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
pháp luật.
2.1. Chương trình
quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc
nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ
thuật áp dụng.
2.2. Chương trình
quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc
nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt
động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác
theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực
hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Chương VI
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này
nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết
về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết
việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục
1:
- Bản sao
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ
về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định
của pháp luật;
- Các chứng
chỉ, chứng nhận, công nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ
được nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
- Biên bản
nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng các công trình bảo vệ môi trường hoặc các
văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư
theo quy định của pháp luật;
- Bản sao
báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Phụ lục
2:
* Đối với dự án phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng: Đính
kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Quy trình kiểm
soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây
mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
- Hồ sơ
hoàn thành công trình xây dựng đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động phá dỡ tàu biển (nếu có);
- Các tài liệu
khác liên quan đến biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong
quá trình phá dỡ tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu
biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng
nhận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc
tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (nếu có).
* Đối
với dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
Bản sao hợp
đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp
(trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu
nhập khẩu, chất thải phát sinh), nếu có.
* Đối
với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
Các văn bản
liên quan đến nội dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3
Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định
của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản
3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại.
- Các giấy
tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải
nguy hại;
- Quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu
tư; bản sao kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ
hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại
(trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép môi trường).
- Sơ đồ
phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất
thải và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về
cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Kế hoạch
quản lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường.
* Đối
với dự án khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ
sơ sau:
Bản đồ vị
trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc
không có) lộ vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai
đoạn khai thác; Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện
tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ
(tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000
hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản
đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản
đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ
không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
8. Sửa đổi Phụ lục IX như sau:
Phụ lục IX
MẪU BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP, CẤP LẠI GIẤY
PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM II KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM III
1. Mẫu trang bìa và phụ bìa báo cáo
Cơ quan cấp trên của chủ dự án đầu tư
(1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của dự án đầu tư (2)
|
CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (*)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Địa danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản dự án đầu tư; (2) Tên gọi đầy đủ,
chính xác của dự án đầu tư; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**) Ghi địa
danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc nơi đặt trụ sở chính của
chủ dự án đầu tư.
2. Cấu
trúc, nội dung báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu
tư
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ
dự án đầu tư (Chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành toàn
bộ dự án, cơ sở):………………………………………………………………..
- Địa chỉ
văn phòng: ………………………………………………………………….
- Người đại
diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ………………………….
- Điện thoại:……………….……;
Fax: ……….………….; E-mail:…….……………..
- Giấy chứng
nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:……ngày……..của chủ dự án đầu tư hoặc các giấy
tờ tương đương.
2. Tên dự
án đầu tư:…………………………………………………………
- Địa điểm
thực hiện dự án đầu tư:…………………………………………
- Cơ quan thẩm
định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của
dự án đầu tư (nếu có):………………………………………………………
- Quy mô của
dự án đầu tư theo quy định tại Điều 25 Nghị định này:……………………………………………………………………
- Loại
hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:……………………………………….
- Phân nhóm dự
án đầu tư: (ghi rõ là nhóm II hoặc nhóm III)…………………
3. Công suất,
công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất
của dự án đầu tư:…………………………………………………..
3.2. Công nghệ
sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án
đầu tư:………………………………………………………………
3.3. Sản
phẩm của dự án đầu tư:………………………………………….
4. Nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,
nước của dự án đầu tư:…………………………………………………….
5. Các thông tin
khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có):………………
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù
hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự
phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,
phân vùng môi trường.
2. Sự phù
hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự
phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất
thải.
Ghi chú: Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp giấy phép
môi trường nhưng không có thay đổi, chủ dự án không phải thực hiện đánh giá lại
và ghi là không thay đổi.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Dữ liệu
về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu (nêu rõ nguồn
số liệu sử dụng) về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực
hiện dự án:
1.1. Thành phần
môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án:
a) Các thành phần
môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
b) Chất lượng
của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án;
c) Số liệu,
thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án.
1.2. Các đối
tượng nhạy cảm về môi trường bị tác động của dự án:
a) Các đối
tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có);
b) Danh mục
và hiện trạng các loài thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động
do dự án; số liệu, thông tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển
có thể bị tác động bởi dự án.
2. Mô tả về
môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
2.1. Mô tả
đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
a) Các yếu
tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải;
b) Hệ thống
sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải; chế độ thủy văn/hải
văn của nguồn nước: diễn biến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, thời kỳ kiệt nhất
trong năm, lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trong năm, chế độ thủy triều, hải văn.
2.2. Mô tả
chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải: đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp
nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và
kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước
tiếp nhận.
2.3. Mô tả
các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải: hiện trạng
khai thác, sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận (nêu rõ các hoạt động, mục
đích khai thác, sử dụng nước chính, khoảng cách, vị trí các công trình so với vị
trí dự kiến xả nước thải).
2.4. Mô tả
hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải: các hoạt động
xả nước thải khác vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải với các thông tin chính
sau:
a) Thống
kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực (vị trí, khoảng cách đến vị trí xả
nước thải).
b) Mô tả về
nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực (hoạt động sản xuất
phát sinh nước thải, các thông số ô nhiễm chính có trong nước thải, lưu lượng,
chế độ xả nước thải).
2.5. Đơn vị
quản lý công trình thủy lợi trong trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi
(nếu có): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
3. Đánh giá hiện
trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:
3.1. Kết
quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tiếp nhận
các loại chất thải của dự án được thực hiện ít nhất là 03 đợt khảo sát. Việc đo
đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về quan trắc môi
trường. Tổng hợp kết quả để đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn với đặc
điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án.
3.2. Đánh giá được
hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước khi triển khai xây dựng.
Việc đánh
giá hiện trạng môi trường không khí xung quanh chỉ yêu cầu đối với những dự án
phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường hoặc dự án sử dụng mô hình tính
toán lan truyền ô nhiễm (nếu có).
Ghi chú: Dự án đầu tư nhóm III không phải thực hiện nội dung quy định tại:
điểm b, c Mục 1.1 và điểm b Mục 1.2; điểm a Mục 2.1; Mục 2.3 và Mục 2.4 và Mục
3.2 Chương này.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá, dự
báo tác động môi trường
1.1. Đánh giá, dự
báo các tác động trong giai đoạn triển khai, thi công xây dựng dự án đầu tư: Việc
đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường của giai đoạn này tập trung vào
các hoạt động chính sau đây:
a) Đánh giá tác động
của việc chiếm dụng đất;
b) Đánh giá tác động
của hoạt động giải phóng mặt bằng;
c) Khai thác vật
liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc phạm vi dự án);
d) Vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
đ) Thi công các hạng
mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng;
e) Làm sạch
đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự
án (như: làm sạch bằng hóa chất, nước sạch, hơi nước,...).
Yêu cầu: Đối
với nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải cần cụ thể hóa về thải lượng,
tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và
so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không
gian và thời gian phát sinh chất thải.
(Trường hợp
đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc
thay đổi nội dung dự án đầu tư)
1.2. Đánh giá tác
động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành:
a) Đánh giá, dự
báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại,
bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng
khác). Mỗi tác động phải được cụ thể hóa về thải lượng, tải lượng và nồng độ của
tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các quy chuẩn
kỹ thuật hiện hành hoặc khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận (nếu có).
b) Đánh giá, dự
báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung).
c) Đối với
dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải đánh giá bổ sung tác động từ việc phát
sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của
khu công nghiệp; đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước
thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất
từ hoạt động của dự án đầu tư.
d) Đối với
dự án đầu tư khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch,
hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi
sông, dòng chảy theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với
dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có đánh giá
tác động và biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi.
e) Kết quả
tính toán của mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường đối với dự án đầu
tư xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) nước thải
trở lên (trừ nước trao đổi nhiệt, nước nuôi trồng thủy sản) hoặc xả bụi, khí thải
có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên, trừ trường hợp dự án đầu tư
không thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động xả nước thải, bụi, khí thải so
với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề xuất cấp lại giấy phép môi trường).
(Trường hợp
đề nghị cấp lại giấy phép môi trường phải đánh giá tổng hợp các tác động từ việc
thay đổi nội dung dự án đầu tư).
2. Đề xuất
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:
2.1. Đề xuất
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự
án:
a) Về nước
thải: Thuyết minh chi tiết về quy mô, công suất, công nghệ của công trình thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nếu có), bao gồm: Công
trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự
án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; công trình thu gom, xử lý các
loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống..., đảm
bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường (nếu có);
b) Về rác
thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và
chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí, biện pháp bảo vệ môi trường của khu vực
lưu giữ tạm thời các loại chất thải;
c) Về bụi,
khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình
thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
d) Về tiếng
ồn, độ rung: Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do hoạt động
của dự án;
đ) Các biện
pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp
có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường,
phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi)
2.2. Đề xuất
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận
hành:
a) Về công
trình, biện pháp xử lý nước thải (bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác):
- Thuyết
minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác
sử dụng của từng công trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng hoặc hệ thống thiết
bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử
lý); yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử
lý; CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số
cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ
thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế
một bước (sau đây gọi tắt là bản vẽ thiết kế, đính kèm tại Phụ lục của báo
cáo);
- Các thiết
bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có). CO/CQ và phiếu kiểm
định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự
động, liên tục (nếu có);
- Mô tả
các biện pháp xử lý nước thải khác (nếu có).
b) Về công
trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Thuyết
minh chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác
sử dụng của từng công trình xử lý bụi, khí thải; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn
(nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử
lý khí thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thông số
cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình xử lý bụi, khí thải, kèm theo bản
vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Các thiết
bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm
định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động,
liên tục (nếu có).
- Mô tả
các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác (nếu có).
c) Về công
trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải
rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại):
- Dự báo về
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát
sinh trong quá trình vận hành; chất thải nguy hại phát sinh (kg/năm và
kg/tháng);
- Thuyết minh
chi tiết về quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng
của từng công trình lưu giữ, xử lý chất thải;
- Các thông số
cơ bản của từng hạng mục và của cả công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm
theo dự thảo bản vẽ thiết kế (đính kèm tại Phụ lục báo cáo);
- Mô tả
các biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn khác (nếu có).
d) Về công
trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về
môi trường:
- Mô tả
chi tiết các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung phát sinh trong giai đoạn
vận hành của dự án;
- Mô tả
các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung khác (nếu có).
đ) Phương án
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
và khi dự án đi vào vận hành:
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với
nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động (nếu
có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số
kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với
bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động
(nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các
thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả
chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các
công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải
làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình;
- Mô tả biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (nếu có).
(Trường hợp
có thay đổi công trình bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường,
phải liệt kê đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường dự kiến thay đổi).
e) Biện
pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động
xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có).
3. Tổ chức
thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư;
- Kế hoạch
xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc
nước thải, khí thải tự động, liên tục;
- Kế hoạch
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác;
- Tóm tắt
dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức,
bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
4. Nhận
xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:
Nhận xét
khách quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về
các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu
tư. Đối với các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do
khách quan, chủ quan.
Ghi chú: Dự án đầu tư nhóm III không phải thực hiện đánh giá quy định tại
Mục 1 Chương này
Chương V
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG
SINH HỌC
(Chỉ yêu cầu đối với các dự án đầu tư nhóm II,
bao gồm: dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất,
suy giảm đa dạng sinh học)
1. Phương án cải
tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
1.1. Phương án cải
tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ
vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của
quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo
địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực; quy hoạch
sử dụng đất sau khai thác (nếu có), tổ chức, cá nhân phải xây dựng phương án cải
tạo, phục hồi môi trường khả thi.
- Phương án cải
tạo, phục hồi môi trường đưa ra cần làm rõ các nội dung sau:
+ Xác định
thời điểm, nội dung thực hiện một phần công tác cải tạo, phục hồi môi trường
(ngay trong quá trình khai thác) đối với các hạng mục công trình mỏ (công trình
phụ trợ khai thác, bãi thải mỏ,...) và khu vực khai thác (trường hợp mỏ khai
thác theo hình thức “cuốn chiếu”, có thể thực hiện được công tác cải tạo, phục
hồi môi trường đối với phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng);
+ Xác định
các hạng mục công trình mỏ, các hạng mục công việc cần cải tạo, phục hồi môi
trường tại khu vực khai thác (moong khai thác đối với mỏ lộ thiên; hệ thống đường
lò/giếng thông gió, vận chuyển, lò chợ... đối với mỏ hầm lò) trong giai đoạn
đóng cửa mỏ (thời điểm kết thúc khai thác mỏ theo dự án đầu tư đã lập);
+ Mô tả
các giải pháp, công trình và khối lượng, kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường;
lập bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo,
phục hồi môi trường.
- Đánh giá ảnh
hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi
môi trường của phương án (bao gồm: tác động liên quan đến chất thải, tác động
không liên quan đến chất thải như: cảnh quan, sinh thái sụt lún, trượt lở, chống
thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...) và đề xuất các công
trình, biện pháp giảm thiểu.
- Tính toán “chỉ
số phục hồi đất” cho các phương án lựa chọn. Trên cơ sở đánh giá và so sánh “chỉ
số phục hồi đất” và ưu điểm, nhược điểm của các phương án, lựa chọn phương án cải
tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
1.2. Nội
dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ phương
án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối
lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường, cụ thể:
- Thiết kế,
tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi
trường;
- Thiết kế,
tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu
đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế
các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường từng giai đoạn trong quá
trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng
các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện
theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng
thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng
trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá
trình cải tạo, phục hồi môi trường.
1.3. Kế hoạch
thực hiện
- Sơ đồ tổ
chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;
- Tiến độ
thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công
trình;
- Kế hoạch
tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác
nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Giải
pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm
tra, xác nhận.
Lập bảng
tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT
|
Tên công trình
|
Khối lượng/ đơn vị
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Thời gian thực hiện
|
Thời gian hoàn thành
|
Ghi chú
|
I
|
Khu vực
khai thác
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cải tạo
bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Trồng
cây khu A
|
|
|
|
|
|
|
…
|
….
|
|
|
|
|
|
|
1.4. Dự
toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường
a) Dự toán
chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Lập bảng tổng
hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi
phí cải tạo, phục hồi môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa
phương hoặc theo các bộ, ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa
phương chưa có định mức, đơn giá.
b) Tính toán khoản
tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ
thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu
và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị
nhận ký quỹ:
Tổ chức,
cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cải
tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải
2.1. Lựa
chọn giải pháp cải tạo môi trường
- Căn cứ
vào điều kiện thực tế của từng loại hình xử lý chất thải, ảnh hưởng của quá
trình xử lý chất thải đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo
địa chất và chất lượng môi trường của khu vực, tổ chức, cá nhân phải xây dựng
các giải pháp cải tạo môi trường khả thi. Giải pháp cải tạo môi trường phải đảm
bảo không để xảy ra các sự cố môi trường.
- Việc cải
tạo môi trường thực hiện theo quy định có liên quan.
- Mô tả
khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo môi trường.
Xây dựng bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải sau khi đóng bãi
chôn lấp chất thải sinh hoạt.
- Đánh giá ảnh
hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo môi trường
của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, sự
cố môi trường,...) để lựa chọn phương án cải tạo môi trường.
2.2. Nội
dung cải tạo môi trường
Từ giải
pháp cải tạo môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng
các hạng mục công trình cải tạo môi trường, cụ thể:
- Thiết kế,
tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo môi trường;
- Thiết kế,
tính toán khối lượng công việc để cải tạo môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra,
phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế
các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng
các công trình cải tạo môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng
giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo môi trường;
- Lập bảng
thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng
trong quá trình cải tạo môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải
tạo môi trường;
- Xây dựng
các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo môi trường.
Các chỉ
tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo môi trường dựa trên
báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế cơ sở.
2.3. Kế hoạch
thực hiện
- Trình bày sơ đồ
tổ chức thực hiện cải tạo môi trường;
- Trình bày tiến
độ thực hiện cải tạo môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình;
- Kế hoạch
tổ chức giám định các công trình cải tạo môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn
thành các nội dung của phương án cải tạo môi trường;
- Giải
pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Lập bảng
tiến độ thực hiện cải tạo môi trường theo mẫu sau:
TT
|
Tên công trình
|
Khối lượng/ đơn vị
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Thời gian thực hiện
|
Thời gian hoàn thành
|
Ghi chú
|
I
|
Khu vực
ô chôn lấp chất thải
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hệ thống
xử lý nước thải
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Hệ thống
xử lý khí thải
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Hệ thống
quan trắc, giám sát môi trường
|
|
|
|
|
|
|
…
|
….
|
|
|
|
|
|
|
2.4. Dự
toán chi phí cải tạo môi trường
a) Dự toán
chi phí cải tạo, phục hồi môi trường:
Lập bảng tổng
hợp chi phí và tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường; khối lượng;
đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo
môi trường trên cơ sở định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các bộ,
ngành tương ứng, giá thị trường trong trường hợp địa phương chưa có định mức,
đơn giá.
b) Tính toán khoản
tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ:
Trình bày cụ
thể các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu
và các lần tiếp theo.
c) Đơn vị
nhận ký quỹ:
Tổ chức,
cá nhân lựa chọn đơn vị và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
theo quy định của pháp luật.
3. Phương án bồi
hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Ghi chú: Dự án đầu tư nhóm III không phải thực hiện đánh giá quy định tại
Chương này
Chương VI
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn
phát sinh nước thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh nước thải phải xử lý (sinh hoạt,
công nghiệp) và nguồn phát sinh nước thải không phải xử lý.
+ Nguồn số
01:
+ Nguồn số
02:
………………….
- Lưu lượng
xả nước thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước
thải: Nêu rõ số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử
lý được xả ra môi trường (nguồn tiếp nhận nước thải)).
- Các chất
ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ
các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo
dòng nước thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
- Vị trí,
phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải
(có tọa độ địa lý), phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận
nước thải.
2. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải (nếu có):
- Nguồn
phát sinh khí thải: Nêu rõ từng nguồn phát sinh bụi, khí thải phải xử lý và nguồn
phát sinh bụi, khí thải không phải xử lý.
+ Nguồn số
01:
+ Nguồn số
02:
………………..
- Lưu lượng
xả khí thải tối đa: Nêu rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải:
Nêu rõ số lượng dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được
xả ra môi trường).
- Các chất
ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các
chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo
dòng khí thải, đảm bảo phù hợp với tính chất của dự án, nguồn thải và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
- Vị trí,
phương thức xả khí thải: Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương
thức xả thải.
3. Nội
dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn
phát sinh: Nêu rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp
phép.
- Giá trị
giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Chương VII
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở
đề xuất các công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư đề
xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chương trình quan
trắc môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành, cụ thể như sau:
1. Kế hoạch
vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:
1.1. Thời
gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục
chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn
thành của dự án đầu tư, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự
kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả dự án đầu tư tại thời điểm kết thúc
giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch
quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
chất thải:
- Kế hoạch
chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra
ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch
đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công
trình, thiết bị xử lý chất thải (lấy mẫu tổ hợp và mẫu đơn). Trường hợp công
trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ
thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc; thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức
có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực
hiện kế hoạch.
2. Chương trình
quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
pháp luật.
2.1. Chương trình
quan trắc môi trường định kỳ:
- Quan trắc
nước thải: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp: vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ
thuật áp dụng.
2.2. Chương trình
quan trắc tự động, liên tục chất thải:
- Quan trắc
nước thải: thông số quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc
bụi, khí thải công nghiệp: số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt
động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác
theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án.
3. Kinh phí thực
hiện quan trắc môi trường hằng năm.
Chương VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Phần này
nêu rõ các cam kết của chủ dự án đầu tư về các nội dung:
- Cam kết
về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết
việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.
- Cam kết
thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này
(rà soát, liệt kê đầy đủ trách nhiệm phải thực hiện đã quy định trong Luật Bảo
vệ môi trường và Nghị định này).
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ
thiết kế thi công các công trình bảo vệ môi trường, công trình phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành của công trình
xử lý chất thải;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công
nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc
đã được thương mại hóa (nếu có);
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân
tích mẫu môi trường ít nhất là 03 đợt khảo sát;
- Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn của
cơ quan, tổ chức có chức năng đối với các thiết bị quan trắc tự động, liên tục
chất thải đã được lắp đặt (nếu có).
Phụ lục 2: Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản: Đính kèm bổ
sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ
(tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ
(tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ
tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục
công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000);
Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất
cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục
hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường
theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ
1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú:
Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường của
dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 30 Nghị
định này, báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường chỉ thể hiện các nội
dung thay đổi so với nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trước
đó.
9. Sửa đổi Phụ
lục X như sau:
Phụ lục X
MẪU BÁO CÁO ĐỀ
XUẤT CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG
1. Mẫu trang bìa và phụ
bìa báo cáo
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở (2)
|
CHỦ CƠ SỞ (*)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Địa
danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên
gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**)
Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của
chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung
báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC
CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở (Chủ sở hữu hoặc tổ
chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành toàn bộ dự án, cơ sở):
………………………………………………………………
- Địa chỉ văn
phòng:…………………………………………………………….
- Người đại diện theo pháp luật của
chủ cơ sở:……………………………..
- Điện thoại: ……………..; Fax: ………………………;E-mail:…………………..
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký
kinh doanh số:…….ngày………của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:…………………………………………………………………
- Địa điểm cơ sở:
…………………………………………………………..
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng,
các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):
………………………………………………………
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường, giấy phép
môi trường thành phần (nếu có):…………………………….
- Quy mô của cơ sở (nêu rõ quy mô của
cơ sở có tiêu chí như dự án quy định tại Điều 25 Nghị định
này):……………………………………………………………
- Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy
định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này:…………………………………………………..
- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ:………………………………………………
- Phân nhóm dự án đầu tư: (ghi
rõ là nhóm I, nhóm II hoặc nhóm III) ….
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản
xuất của cơ sở (bao gồm cả phần hiện hữu và phần dự kiến mở rộng, nâng công suất
hoặc các thay đổi khác):
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:……………………………………
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:…………………………………………….
3.3. Sản phẩm của cơ sở:………………………………………………………..
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện
năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:……………………………………………………………………..
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu
nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho,
bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp
chất; phương án tái xuất phế liệu.
6. Các thông tin khác liên quan đến
cơ sở (nếu có):………………………………..
Khoảng cách an toàn về môi trường
theo quy định; việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ xử lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Đối với cơ sở thực hiện dịch
vụ xử lý chất thải nguy hại).
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ
SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch
bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở với quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả
năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Nêu rõ sự phù hợp của cơ sở đối với
khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ghi chú:
Đối với nội dung đã được đánh giá trong quá
trình cấp giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi, chủ cơ sở không phải thực
hiện đánh giá lại và ghi là không thay đổi.
Chương III
KẾT QUẢ HOÀN
THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước
mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ
bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước mưa
bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường
kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van
chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom,
thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô
tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng
tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công
trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả
chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng
tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm
vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả
chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định
đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải.
Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công
trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới
thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom,
thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước
thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ,
hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất,
công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh
họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định
mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy
chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống
thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc
nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc
thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ
việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài
nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải
khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi,
khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi,
khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước
khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước,
chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về
công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã
được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối,
trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc
dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế
độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các
loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá
trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối
với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ,
hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc
khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc
thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan
trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm
tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi,
khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức
năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức
năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy
trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho
xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng
chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông
thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ
chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp
ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại
tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ,
các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại: các hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý chất thải nguy hại
được mô tả chi tiết tại Mục 3, Chương I).
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối
lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu
tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm
thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp
dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình
vận hành thử nghiệm (nếu có) và trong quá trình hoạt động, trong đó phải làm rõ
quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công
trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá
trình vận hành thử nghiệm (nếu có) và trong quá trình hoạt động, trong đó phải
làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy
trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường
khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ
sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, giấy phép môi trường thành phần (nếu có) nhưng chưa đến mức phải thực
hiện đánh giá tác động môi trường; làm rõ lý do và cơ sở pháp lý đối với các nội
dung thay đổi.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy
phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định
tại Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung
thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực
hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
(nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến
độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi
hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt.
Ghi chú:
Đối với các nội dung từ Mục 1 đến Mục 9 bao
gồm cả phần hiện hữu và phần dự kiến mở rộng, nâng công suất hoặc các thay đổi
khác (nếu có).
Chương IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ
CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với
nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nêu rõ
từng nguồn phát sinh nước thải phải xử lý (sinh hoạt, công nghiệp) và nguồn
phát sinh nước thải không phải xử lý.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
…………………..
- Lưu lượng xả nước thải tối đa:
Nêu rõ lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng nước thải: Nêu rõ số lượng
dòng nước thải đề nghị cấp phép (là dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường
(nguồn tiếp nhận nước thải)).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới
hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp
phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, đảm bảo phù
hợp với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả nước thải
và nguồn tiếp nhận nước thải: Ghi rõ vị trí xả nước thải (có tọa độ địa lý),
phương thức xả thải (tự chảy, xả cưỡng bức), nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với
khí thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh khí thải: Nêu rõ
từng nguồn phát sinh bụi, khí thải phải xử lý và nguồn phát sinh bụi, khí thải
không phải xử lý.
+ Nguồn số 01:
+ Nguồn số 02:
………………….
- Lưu lượng xả khí thải tối đa: Nêu
rõ lưu lượng xả khí thải tối đa đề nghị cấp phép.
- Dòng khí thải: Nêu rõ số lượng
dòng khí thải đề nghị cấp phép (là dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường).
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới
hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Nêu rõ các chất ô nhiễm đề nghị cấp
phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, đảm bảo phù hợp
với tính chất của cơ sở, nguồn thải và quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Vị trí, phương thức xả khí thải:
Ghi rõ vị trí xả khí thải (có tọa độ địa lý), phương thức xả thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với
tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Nêu rõ từng nguồn
phát sinh tiếng ồn, độ rung chính đề nghị cấp phép.
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn,
độ rung: Nêu rõ giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ
sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
- Công trình, hệ thống thiết bị xử
lý chất thải nguy hại: Nêu rõ từng công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải
nguy hại; quy mô, công suất của từng công trình, phương thức xử lý theo bảng
sau:
TT
|
Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại
|
Công suất xử lý (kg/năm)
|
Phương án xử lý
|
Ghi chú
|
1
|
Tên công trình 1
|
....
|
....
|
|
2
|
Tên công trình 2
|
…..
|
....
|
|
3
|
…………….
|
|
|
|
....
|
…………….
|
|
|
|
- Mã chất thải nguy hại và khối lượng
được phép xử lý: Nêu rõ từng mã chất thải nguy hại và khối lượng đề nghị cấp
phép theo bảng sau:
TT
|
Tên chất thải
|
Mã chất thải nguy hại
|
Phương án xử lý
|
Khối lượng
(kg/năm)
|
|
|
|
|
|
|
Tổng khối lượng
|
|
|
|
- Số lượng trạm trung chuyển chất
thải nguy hại: Nêu rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại đề nghị cấp
phép; vị trí, diện tích từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, gồm:
+ Tên trạm trung chuyển chất thải
nguy hại số:…………………………………….
+ Địa chỉ:………………………………………………………………………………..
+ Diện
tích:……………………………………………………………………………..
+ Điện thoại:………………….Fax:……………………E-mail:………………………
- Địa bàn hoạt động đối với cơ sở
thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, vùng kinh tế.
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ
sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
- Loại phế liệu đề nghị nhập khẩu:
Nêu rõ loại (có mã HS) phế liệu đề nghị cấp phép.
- Khối lượng phế liệu được phép nhập
khẩu đối với cơ sở: Nêu rõ khối lượng từng loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
Chương V
KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Thông tin chung về tình hình thực
hiện công tác bảo vệ môi trường:
- Tóm tắt tình hình tổ chức thực hiện
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền mà chủ cơ sở phải thực hiện.
- Tóm tắt các vấn đề liên quan đến
môi trường (kèm theo các văn bản báo cáo trong Phụ lục) của chủ cơ sở đã gửi cơ
quan có thẩm quyền.
2. Kết quả hoạt động của công trình
xử lý nước thải:
Trên cơ sở báo cáo công tác bảo vệ
môi trường hàng năm, chủ cơ sở tổng hợp tóm tắt các thông tin về kết quả hoạt động
của công trình xử lý nước thải trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo
đề xuất, bao gồm:
- Tổng hợp thông tin của từng năm về
tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp xả ra ngoài môi trường
hoặc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung, cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp) hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức
năng để xử lý.
- Tổng hợp thông tin của từng năm về
tổng lưu lượng nước trao đổi nhiệt xả ra ngoài môi trường.
- Lập bảng tổng hợp các kết quả
quan trắc nước thải định kỳ (trường hợp thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải
định kỳ) của từng năm, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường áp dụng để đánh giá nguồn thải. Trường hợp cơ sở không phải thực hiện
quan trắc chất thải theo quy định, lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc nước thải
bổ sung trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; nêu rõ
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
- Tình trạng và kết quả hoạt động của
hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (trường hợp thuộc đối tượng phải
quan trắc nước thải liên tục, tự động) của từng năm.
- Các sự cố đối với hệ thống xử lý
nước thải (nếu có), các lần kết quả quan trắc nước thải định kỳ, tự động, liên
tục vượt quá giá trị giới hạn cho phép (nếu có) trong giấy phép môi trường, giấy
phép môi trường thành phần, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, biện
pháp rà soát, khắc phục.
- Các thời điểm đã thực hiện duy
tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý nước thải.
- Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức
độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý nước thải.
3. Kết quả hoạt động của công trình
xử lý bụi, khí thải:
Trên cơ sở báo cáo công tác bảo vệ
môi trường hàng năm, chủ cơ sở tổng hợp tóm tắt các thông tin về kết quả hoạt động
của công trình xử lý khí thải trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo
đề xuất, bao gồm:
- Lập bảng tổng hợp các kết quả
quan trắc khí thải định kỳ (trường hợp thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải
định kỳ) của từng năm, trong đó phải nêu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường áp dụng để đánh giá nguồn thải. Trường hợp cơ sở không phải thực hiện
quan trắc chất thải theo quy định, lập bảng tổng hợp kết quả quan trắc khí thải
bổ sung trong quá trình lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; nêu rõ
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng để đánh giá nguồn thải.
- Tình trạng và kết quả hoạt động của
hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (trường hợp thuộc đối tượng phải
quan trắc khí thải liên tục, tự động) của từng năm.
- Các sự cố đối với hệ thống xử lý
khí thải (nếu có), các lần kết quả quan trắc khí thải định kỳ, tự động, liên tục
vượt quá giá trị giới hạn cho phép (nếu có) trong giấy phép môi trường, giấy
phép môi trường thành phần, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và nguyên nhân, biện
pháp rà soát, khắc phục.
- Các thời điểm đã thực hiện duy
tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình xử lý bụi, khí thải.
- Đánh giá tổng hợp về hiệu quả, mức
độ phù hợp, khả năng đáp ứng của công trình xử lý bụi, khí thải.
4. Kết quả thu gom, xử lý chất thải
(đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải):
- Tổng hợp, thống kê khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt đã thu gom, xử lý của từng năm (theo từng phương pháp).
- Tổng hợp, thống kê số chủ nguồn
thải; khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã thu gom, xử lý của từng
năm (theo từng phương pháp).
- Tổng hợp, thống kê số chủ nguồn
thải; khối lượng chất thải nguy hại đã thu gom, xử lý của từng năm (theo từng
phương pháp).
- Các sự cố đối với các công trình,
hệ thống, thiết bị xử lý chất thải; nguyên nhân, biện pháp rà soát, khắc phục.
Các thời điểm đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của công trình
xử lý bụi, khí thải.
- Đánh giá chung về hiện trạng các
hệ thống, công trình, thiết bị xử lý chất thải đã được cấp phép.
5. Kết quả nhập khẩu và sử dụng phế
liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu
làm nguyên liệu sản xuất):
- Tổng hợp khối lượng phế liệu nhập
khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu của từng năm.
- Đánh giá chung về hiện trạng các
hệ thống, công trình, thiết bị tái chế phế liệu đã được cấp phép.
- Tình hình vi phạm, tái xuất đối với
những lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường (nếu
có).
6. Tình hình phát sinh, xử lý chất
thải:
Tổng hợp, thống kê khối lượng từng
loại chất thải phát sinh, tự xử lý, chuyển giao của từng năm.
7. Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo
vệ môi trường đối với cơ sở:
Nêu rõ các đợt kiểm tra, thanh tra
về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần
nhất trước thời điểm lập báo cáo và đính kèm các quyết định, kết luận kiểm tra,
thanh tra (nếu có). Trường hợp có vi phạm về bảo vệ môi trường thì nêu rõ việc
khắc phục vi phạm.
Chương VI
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
THỬ NGHIỆM VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trên cơ sở các công trình bảo vệ
môi trường của cơ sở, chủ cơ sở tự rà soát và đề xuất kế hoạch vận hành thử
nghiệm công trình xử lý chất thải (nếu có trong trường hợp đề xuất cấp lại giấy
phép môi trường) và chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn hoạt động,
cụ thể như sau:
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm
công trình xử lý chất thải:
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử
nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận
hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của cơ sở, gồm: thời
gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục
hoặc của cả cơ sở tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải,
đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
- Kế hoạch chi tiết về thời gian dự
kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra
ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích
mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải:
Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống
xử lý (lấy mẫu tổ hợp), trường hợp công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc
công trình xử lý chất thải quy mô nhỏ chỉ thực hiện lấy mẫu đơn để quan trắc;
thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch.
2. Chương trình quan trắc chất thải
(tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường
định kỳ:
- Quan trắc nước thải: vị trí, tần
suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp:
vị trí, tần suất, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.2. Chương trình quan trắc tự động,
liên tục chất thải:
- Quan trắc nước thải: thông số
quan trắc, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp:
số lượng, thông số giám sát, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường
định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật
có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi
trường hàng năm.
Chương VII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ
cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung
thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng
các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi
trường khác có liên quan.
- Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này (rà soát, liệt kê đầy
đủ trách nhiệm phải thực hiện đã quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và Nghị
định này).
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Phụ lục 1:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp
đồng thuê đất của cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Các chứng chỉ, chứng nhận, công
nhận của các công trình, thiết bị xử lý chất thải đồng bộ được nhập khẩu hoặc
đã được thương mại hóa (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao các
công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công
trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
- Các phiếu kết quả quan trắc môi
trường tại cơ sở;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động
môi trường (trừ dự án được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020) và bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường của dự án; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có).
Phụ lục 2:
* Đối với cơ sở có hoạt
động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
- Quy trình kiểm soát các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ
sinh lao động nghiêm trọng (đối với cơ sở phá dỡ tàu biển);
- Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
đối với hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu biển
(nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan đến
biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình phá dỡ
tàu biển theo quy định của Chính phủ về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO
14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở nhập
khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử
lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không
có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát
sinh), nếu có;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO
14001 (nếu có).
* Đối với cơ sở thực
hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại:
- Các văn bản liên quan đến nội
dung quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ
môi trường và văn bản thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về
chuyển giao công nghệ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật
Bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại;
- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản
sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; bản sao kế hoạch bảo
vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ chất
thải nguy hại tại trạm trung chuyển chất thải nguy hại (trong trường hợp các hồ
sơ, giấy tờ không được nộp kèm theo thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
trường);
- Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn
gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển chất
thải nguy hại (nếu có);
- Kế hoạch quản lý môi trường theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Điều 84
Luật Bảo vệ môi trường;
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO
14001.
* Đối với cơ sở khai
thác khoáng sản: Đính kèm bổ sung các loại giấy tờ, hồ sơ sau:
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ
(tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lộ vỉa khu mỏ
(tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000); Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác; Bản đồ
tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục
công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc
1/5.000); Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có
thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật; Bản đồ vị trí khu vực
cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000); Bản đồ cải tạo, phục
hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm; Bản đồ hoàn thổ không gian đã
khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000).
Ghi chú:
Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường theo
quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này,
báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường không thể hiện nội dung quy định tại
Chương I và Chương III và các phụ lục liên quan (trừ mục 9) Biểu mẫu này.
10. Sửa đổi Phụ
lục XI như sau
Phụ lục XI
MẪU BÁO CÁO ĐỀ
XUẤT ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG
1. Mẫu trang bìa và phụ
bìa báo cáo
Cơ quan cấp trên của chủ cơ sở
(1)
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT
ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP MÔI
TRƯỜNG
của cơ sở (2)
|
CHỦ CƠ SỞ (*)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Địa
danh (**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ sở; (2) Tên
gọi đầy đủ, chính xác của cơ sở; (*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa báo cáo; (**)
Ghi địa danh cấp tỉnh/huyện/xã nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi đặt trụ sở chính của
chủ cơ sở.
2. Cấu trúc, nội dung
báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC
CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ
CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở (Chủ sở hữu hoặc tổ
chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành toàn bộ cơ sở):
..............................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng:
.........................................................................................
- Người đại diện theo pháp luật của
chủ cơ sở: ...............................................
- Điện thoại:
.............................; Fax: ………………….; E-mail:
.............................
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký
kinh doanh số: ........... ngày ...... của cơ sở hoặc các giấy tờ tương đương.
2. Tên cơ sở:
....................................................................................................
- Địa điểm cơ sở:
..............................................................................................
- Giấy phép môi trường của cơ sở:
..................................................................
- Quy mô của cơ sở: nêu rõ nội dung
thay đổi (nếu có).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản
xuất của cơ sở (chỉ mô tả các nội dung đề xuất điều chỉnh)
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
................................................................
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
..................................................................
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
..................................................................................
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện
năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (chỉ mô tả các nội
dung đề xuất điều chỉnh).
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu
nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho,
bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp
chất; phương án tái xuất phế liệu (chỉ mô tả các nội dung đề xuất điều chỉnh).
6. Các thông tin thay đổi khác (nếu
có): ...............................................
Chương II
CÁC THAY ĐỔI VỀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước
mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
- Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật
cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của công trình thu gom, thoát nước
mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường
kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van
chặn,...) và sơ đồ minh họa;
- Mô tả các biện pháp thu gom,
thoát nước mưa khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.2. Thu gom, thoát nước thải:
- Công trình thu gom nước thải: Mô
tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng
tuyến thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ nguồn phát sinh dẫn về công
trình xử lý nước thải;
- Công trình thoát nước thải: Mô tả
chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,...) của từng
tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường tiếp nhận hoặc xả ra ngoài phạm
vi của công trình xử lý chất thải;
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả
chi tiết vị trí xả nước thải; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định
đối với điểm xả nước thải/điểm đấu nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải.
Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải là công trình thủy lợi thì nêu rõ tên công
trình thủy lợi, cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi; việc thực hiện
các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi;
- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới
thu gom, thoát nước thải nêu trên;
- Mô tả các biện pháp thu gom,
thoát nước thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
1.3. Xử lý nước thải:
- Mô tả rõ từng công trình xử lý nước
thải đã được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý nước thải đồng bộ,
hợp khối, trong đó làm rõ: chức năng của từng công trình; quy mô, công suất,
công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh
họa quy trình công nghệ xử lý); các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định
mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu về quy
chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống
thiết bị xử lý nước thải đồng bộ, hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc
nước thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc
thử nghiệm của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; làm rõ
việc kết nối và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải về Sở Tài
nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý nước thải
khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi,
khí thải (nếu có):
Đối với từng công trình xử lý bụi,
khí thải cần làm rõ:
- Công trình thu gom khí thải trước
khi được xử lý: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước,
chiều dài,...) của từng công trình thu gom khí thải từ nguồn phát sinh dẫn về
công trình xử lý khí thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải đã
được xây dựng, lắp đặt hoặc hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ, hợp khối,
trong đó làm rõ: chức năng của công trình (xử lý bụi, khí thải cho công đoạn hoặc
dây chuyền sản xuất nào của cơ sở); quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế
độ vận hành của công trình (có sơ đồ minh họa quy trình công nghệ xử lý); các
loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao điện năng, hóa chất cho quá
trình vận hành công trình; yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối
với bụi, khí thải sau xử lý. CO/CQ của hệ thống thiết bị xử lý khí thải đồng bộ,
hợp khối (nếu có);
- Các thiết bị, hệ thống quan trắc
khí thải tự động, liên tục (nếu có), CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc
thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; làm rõ việc kết nối và truyền dữ liệu quan
trắc tự động, liên tục khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm
tra, giám sát;
- Mô tả các biện pháp xử lý bụi,
khí thải khác (nếu có).
(Đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại có trạm trung chuyển chất thải nguy hại, phải báo cáo nội
dung này cho từng trạm trung chuyển chất thải nguy hại).
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải rắn thông thường:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm: Mô tả chức
năng, các thông số kỹ thuật cơ bản, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường trong quá trình lưu giữ chất thải;
- Công trình xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên cơ sở (nếu có): Mô tả chức
năng, quy mô, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy
trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
tập trung phải nêu rõ các công trình, thiết bị, phương tiện thu gom phục vụ cho
xử lý chất thải rắn;
- Báo cáo về chủng loại, khối lượng
chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông
thường,...) phát sinh tại cơ sở;
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải rắn thông thường khác (nếu có).
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải nguy hại:
- Mô tả rõ từng công trình lưu giữ
chất thải nguy hại, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp
ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Công trình xử lý chất thải nguy hại
tự phát sinh tại cơ sở (nếu có): Mô tả chức năng, quy mô, công suất, công nghệ,
các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành;
- Đối với cơ sở xử lý chất thải
nguy hại phải nêu rõ: hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung
chuyển, sơ chế, xử lý chất thải nguy hại;
- Báo cáo về chủng loại, tổng khối
lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở (kg/năm và kg/tháng);
- Mô tả các biện pháp lưu giữ, xử
lý chất thải nguy hại khác (nếu có).
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu
tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Các công trình, biện pháp giảm
thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp
dụng đối với tiếng ồn, độ rung của cơ sở.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường:
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình
vận hành thử nghiệm (nếu có) và trong quá trình hoạt động, trong đó phải làm rõ
quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công
trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá
trình vận hành thử nghiệm (nếu có) và trong quá trình hoạt động, trong đó phải
làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình;
- Mô tả chi tiết từng công trình,
thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường khác (nếu có), trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy
trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình;
- Mô tả biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường khác (nếu có).
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường khác (nếu có):
Mô tả các công trình bảo vệ môi trường
khác (nếu có), trong đó phải làm rõ chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản của
công trình. Mô tả các biện pháp bảo vệ môi trường khác áp dụng đối với cơ sở.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Nêu rõ các nội dung thay đổi của cơ
sở so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, giấy phép môi trường thành phần (nếu có) nhưng chưa đến mức phải thực
hiện đánh giá tác động môi trường; làm rõ lý do và cơ sở pháp lý đối với các nội
dung thay đổi.
9. Các nội dung thay đổi so với giấy
phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định
tại Nghị định này)
(Phần này nêu chi tiết các nội dung
thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp trước đó).
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực
hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
(nếu có):
Phần này báo cáo về kế hoạch, tiến
độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi
hoàn đa dạng sinh học đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt.
Ghi chú:
Đối với các nội dung từ Mục 1 đến Mục 10, chỉ
mô tả những hạng mục bổ sung hoặc nhưng phần hiện hữu nhưng có thay đổi so với
Giấy phép môi trường đã được cấp.
Chương III
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị điều chỉnh về nội
dung cấp phép đối với nước thải (nếu có):
2. Nội dung đề nghị điều chỉnh về nội
dung cấp phép đối với khí thải (nếu có):
3. Nội dung đề nghị điều chỉnh về nội
dung cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
4. Nội dung đề nghị điều chỉnh về nội
dung cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):
5. Nội dung đề nghị điều chỉnh về nội
dung cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất (nếu có):
Chương IV
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
Phần này nêu rõ các cam kết của chủ
cơ sở về các nội dung:
- Cam kết về tính chính xác, trung
thực của hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng
các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi
trường khác có liên quan.
- Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này (rà soát, liệt kê đầy
đủ trách nhiệm phải thực hiện đã quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và Nghị
định này).
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Các văn bản pháp lý liên quan đến
việc thay đổi.
11. Sửa đổi Phụ
lục XIII như sau:
Phụ lục XIII
MẪU VĂN BẢN ĐỀ
NGHỊ CẤP, CẤP ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ SỞ
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……….
V/v đề nghị cấp/cấp
điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ
sở (2)
|
Địa danh, ngày …
tháng … năm ……
|
Kính gửi: (3)
1. Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự
án, cơ sở (2) thuộc mục số ... Phụ lục... ban hành kèm theo Nghị định số
.../....../NĐ-CP ngày .... tháng .... năm ... của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của
(3).
Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy
phép môi trường số: ......../GPMT-…… ngày .... tháng .... năm ……. (chỉ nêu
trong trường hợp để nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường).
2. Địa chỉ trụ sở chính của (1):
3. Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở
(2):
Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh
doanh số: ................. ngày ........... của (1) hoặc các giấy tờ tương
đương.
4. Người đại diện theo pháp luật của
(1): …………………...... Chức vụ: ................
Điện thoại: ……………………….; Fax:
……………………………...; E-mail: .......................
5. Người liên hệ trong quá trình tiến
hành thủ tục: ................................ Chức vụ:
.............................. Điện thoại:
.....................................; Email: ........................
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại/điều
chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
- 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi
hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi
trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động
môi trường) (không yêu cầu đối với trường hợp điều chỉnh Giấy phép môi trường);
- 01 Quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản
2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương)
có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu
sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu
từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất) (không yêu cầu đối với trường hợp điều
chỉnh Giấy phép môi trường).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực,
chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu
có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt
Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp
lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: …
|
ĐẠI
DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)…
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ,
chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi
trường của (2).
12. Sửa đổi Phụ
lục XV như sau:
Phụ lục XV
MẪU BÁO CÁO KẾT
QUẢ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN
4 ĐIỀU 46 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …
|
Địa danh, ngày …
tháng … năm …
|
BÁO CÁO
Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của
Dự án/cơ sở
(3)
Kính gửi: (2)
1. Thông tin chung về dự án/cơ sở:
- Tên chủ dự án đầu tư/cơ sở:
……………………………………………………………………
- Địa chỉ văn phòng:
........................................................................................
- Điện thoại:
......................................; Fax: ……………….…….; E-mail:
...............
- Địa điểm thực hiện dự án/cơ sở:
..................................................................
- Giấy phép môi trường của dự án/cơ
sở số: ..................................................
2. Các công trình bảo vệ môi trường
của dự án/cơ sở:
a) Hệ thống xử lý nước thải
Kết quả đánh giá hiệu quả của công
trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện
việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy
và phân tích mẫu; thông tin về điều kiện vận hành thử nghiệm trong tại các
ngày, thời điểm lấy mẫu).
- Kết quả đánh giá sự phù hợp của hệ
thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc
nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân
tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh
hoạt, công nghiệp) hoặc giá trị giới hạn cho phép trong giấy phép môi trường và
được trình bày theo bảng sau:
Lần
đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý
|
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
|
Thông số ô nhiễm
|
Thông số A
|
Thông số B
|
...
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Lần 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Lần n, …….
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng
với từng loại hình sản xuất).
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của
hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục
(đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu
nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so
sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu
trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc
nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông
số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự
phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu
trong quy chuẩn kỹ thuật).
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được
so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
|
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
|
Thông số quan trắc tự động, liên tục
|
Thông số A
|
Thông số B
|
…
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Trước xử lý (nếu có)
|
Sau xử lý
|
Ngày thứ 1
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ 2
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày thứ n (kết quả
đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo QCVN (tương ứng
với từng loại hình sản xuất).
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết quả phân định chất thải công
nghiệp phải kiểm soát (nếu có).
- Trường hợp kết quả phân tích mẫu
cho thấy không đáp ứng yêu cầu quy định, cần nêu rõ nguyên nhân và biện pháp đã
khắc phục.
- Các sự cố đã xảy ra (nếu có) và
biện pháp khắc phục.
Trường hợp dự án/cơ sở
có từ 02 công trình, hệ thống, thiết bị trở lên xả nước thải ra ngoài môi trường
phải vận hành thử nghiệm, việc đánh giá các công trình, hệ thống, thiết bị tiếp
theo được đánh giá tương tự như công trình, hệ thống, thiết bị thứ nhất.
b) Công trình xử lý bụi, khí thải:
Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của
công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực
hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo
nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu
quan trắc tự động, liên tục (nếu có). Chủ dự án đầu tư thực hiện thống kê dưới
dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại điểm a nêu trên.
3. Công trình, hệ thống, thiết bị xử
lý chất thải (đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại):
a) Kết quả thu gom, xử lý chất thải
của công trình, hệ thống, thiết bị vận hành thử nghiệm:
- Bảng tổng hợp khối lượng, chủng
loại các loại chất thải đã thu gom, xử lý trong giai đoạn vận hành thử nghiệm:
TT
|
Tên chất thải
|
Mã chất thải
|
Khối lượng đã thu gom (kg)
|
Khối lượng đã xử lý (kg)
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
TỔNG
CỘNG ...
|
…
|
...
|
…
|
- Bảng tổng hợp khối lượng, chủng
loại chất thải đã xử lý từng công trình, hệ thống, thiết bị xử lý, tái chế của
ngày vận hành thử nghiệm (Trường hợp dự án/cơ sở có từ 02 công trình, hệ thống,
thiết bị trở lên phải vận hành thử nghiệm, việc đánh giá các công trình, hệ thống,
thiết bị tiếp theo được đánh giá tương tự như công trình, hệ thống, thiết bị thứ
nhất).
TT
|
Thời gian thử nghiệm
|
Khối lượng xử lý (kg)
|
Khối lượng sản phẩm thu hồi sau xử lý, tái chế (kg) (nếu có)
|
Khối lượng chất thải phát sinh sau xử lý (kg)
|
Biện pháp quản lý (*)
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
...
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
|
|
* Ghi rõ biện pháp
quản lý: chuyển giao cho đơn vị khác để xử lý; tự xử lý (nêu rõ phương pháp,
hệ thống, thiết bị xử lý).
|
- Các thông số kỹ thuật, điều kiện
vận hành của các hệ thống, công trình, thiết bị xử lý chất thải và đánh giá sự
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường (đối với các trường hợp quy chuẩn có
yêu cầu);
- Đánh giá sự phù hợp của khối lượng,
chủng loại các loại chất thải xử lý của từng công trình, hệ thống, thiết bị xử
lý, tái chế so với nội dung đã được cấp phép trong giấy phép môi trường.
b) Các nội dung điều chỉnh về loại,
khối lượng chất thải nguy hại so với giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có):
(Mô tả rõ việc điều chỉnh về loại,
khối lượng chất thải nguy hại so với giấy phép môi trường được cấp; giải trình
cụ thể việc điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải; các căn cứ pháp lý cho việc
điều chỉnh (nếu có). Trường hợp không có điều chỉnh về loại, khối lượng chất thải
nguy hại so với giấy phép môi trường được cấp thì ghi rõ các nội dung về loại,
khối lượng chất thải nguy hại phù hợp với giấy phép môi trường được cấp).
4. Công trình, hệ thống, thiết bị
tái chế (đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu
sản xuất):
a) Kết quả nhập khẩu và sử dụng phế
liệu nhập khẩu của công trình, hệ thống, thiết bị vận hành thử nghiệm:
- Bảng tổng hợp khối lượng, chủng
loại phế liệu nhập khẩu đã nhập khẩu, sử dụng trong giai đoạn vận hành thử nghiệm:
TT
|
Loại phế liệu nhập khẩu
|
Khối lượng đã nhập khẩu (kg)
|
Khối lượng đã sử dụng (kg)
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
…
|
...
|
…
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
- Bảng tổng hợp khối lượng, chủng
loại các loại phế liệu đã sử dụng của từng công trình, hệ thống, thiết bị tái
chế của ngày vận hành thử nghiệm (Trường hợp dự án/cơ sở có từ 02 công
trình, hệ thống, thiết bị trở lên phải vận hành thử nghiệm, việc đánh giá các
công trình, hệ thống, thiết bị tiếp theo được đánh giá tương tự như công trình,
hệ thống, thiết bị thứ nhất):
TT
|
Ngày/tháng/năm
|
Khối lượng sử dụng (kg)
|
Khối lượng sản phẩm thu hồi sau tái chế (kg)
|
Khối lượng chất thải phát sinh sau tái chế (kg)
|
Hệ
số hao hụt
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
...
|
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
|
|
- Đánh giá sự phù hợp của khối lượng,
chủng loại các loại phế liệu nhập khẩu của từng công trình, hệ thống, thiết bị
tái chế so với nội dung đã được cấp phép trong giấy phép môi trường.
b) Nội dung điều chỉnh về khối lượng
phế liệu nhập khẩu so với giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có):
(Mô tả rõ việc điều chỉnh về khối
lượng phế liệu được phép nhập khẩu so với giấy phép môi trường được cấp; giải
trình cụ thể việc điều chỉnh về khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu; các
căn cứ pháp lý cho việc điều chỉnh (nếu có). Trường hợp không có điều chỉnh về
khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu so với giấy phép môi trường được cấp
thì ghi rõ khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu phù hợp với giấy phép môi
trường được cấp).
5. Các thông tin khác (nếu có):
Chúng tôi cam kết rằng những thông
tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ….;
- Lưu: …
|
ĐẠI
DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)…
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư; (2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
(3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án
(3).
* Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả
thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, bao gồm các tài liệu sau
(tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các
tài liệu này): Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các
công trình xử lý chất thải; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết
bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa; các phiếu kết
quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;
các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo
đánh giá tác động môi trường của dự án; Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công
trình xử lý chất thải hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử
lý chất thải; nhật ký vận hành công trình xử lý chất thải; nhật ký vận hành dây
chuyền sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (đối với
dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất); chứng từ chất thải
nguy hại (đối với dự án có hoạt động dịch vụ xử lý chất thải nguy hại).
13. Sửa đổi, bổ
sung Phụ lục XVI như sau:
Phụ lục XVI
DANH MỤC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ ĐƯỢC MIỄN ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG
1. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực;
các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ
năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
2. Sản xuất, trình chiếu và phát
hành chương trình truyền hình; sản xuất phim điện ảnh, phim video; hoạt động
truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu
động, không có địa điểm cố định.
4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các
sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m2.
5. Dịch vụ ăn uống có diện tích xây
dựng nhà hàng dưới 200 m2.
6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ
gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
7. Dịch vụ photocopy, truy cập
internet, trò chơi điện tử.
8. Canh tác trên đất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.
9. Trồng khảo nghiệm các loài thực
vật quy mô dưới 01 ha.
10. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia
đình.
11. Dự án, cơ sở nuôi trồng thủy sản
trên biển, sông, suối, hồ chứa.
14. Sửa đổi, bổ
sung Phụ lục XVII như sau:
Phụ lục XVII
DANH MỤC CÁC CHẤT
POP VÀ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ MIỄN TRỪ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC STOCKHOLM
TT
|
Tên chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
|
Phụ lục của Công ước Stockholm
|
Lĩnh vực sử dụng
|
Hoạt động
|
Nội
dung đăng ký miễn trừ của Công ước Stockholm
|
1
|
Hexabromodip henyl ether và Heptabromodi phenyl ether
(HBDE)
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
Không.
|
Sử
dụng
|
Cho phép tái chế, sử
dụng và tiêu hủy theo quy định của Công ước Stockholm.
|
2
|
Tetrabromodip henyl ether và Pentabromodip henyl ether
(POP-BDE)
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
Không.
|
Sử
dụng
|
Cho phép tái chế, sử
dụng và tiêu hủy theo quy định của Công ước Stockholm.
|
3
|
Các axit Perfluorooctan e sulfonic, muối của chúng (PFOS) và perfluorooctan e sulfonyl
fluoride (PFOSF)
|
B
|
Công nghiệp, nông nghiệp
|
Sản
xuất
|
- Không được đăng ký
miễn trừ riêng biệt.
- Là hợp chất trung gian
trong trường hợp đăng ký miễn trừ theo mục đích.
|
Sử
dụng
|
- Được đăng ký miễn
trừ riêng biệt đối với các lĩnh vực:
+ Mạ kim loại (mạ
kim loại cứng) chỉ trong hệ thống khép kín;
+ Bọt chữa cháy (cho
đám cháy loại B) trong các hệ thống đã lắp đặt, bao gồm cả hệ thống cố định
và di động.
- Được đăng ký miễn
trừ theo mục đích đối với lĩnh vực: Bả côn trùng bằng sulfluramid (số CAS
4151-50-2) như hoạt chất nhằm kiểm soát kiến xén lá từ Atta spp. và
Acromyrmex spp., chỉ sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
|
4
|
Hexabromocyc lododecane (HBCDD)
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
Được sản xuất đối với
lĩnh vực: Vật liệu cách nhiệt (expanded polystyrene - EPS và extruded
polystyrene - XPS) trong xây dựng/tòa nhà.
|
Sử
dụng
|
Vật liệu cách nhiệt EPS
và XPS được sử dụng trong xây dựng/tòa nhà.
|
5
|
Polychlorinate d naphthalene (PCN)
|
A
|
Nông nghiệp, phát sinh không chủ định
|
Sản
xuất
|
Là hợp chất trung
gian, bao gồm octafluoronaphthalene.
|
Sử
dụng
|
Sử dụng trong các sản
phẩm chứa PCN trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm octafluoronaphthalene.
|
6
|
Decabromodiphenyl ether (DBDE)
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
Cho phép sản xuất
theo quy định của Công ước Stockholm.
|
Sử
dụng
|
Được sử dụng trong
các lĩnh vực:
- Các bộ phận của phương
tiện giao thông (sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, hệ thống dây điện, vải bọc...);
- Máy bay và các phụ
tùng thay thế kèm theo (đối với máy bay đang sử dụng trước tháng 12/2018 và
nhận trước tháng 12/2022);
- Các sản phẩm dệt
may có chứa chất chống cháy, trừ quần áo và đồ chơi;
- Phụ gia trong các
sản phẩm nhựa gia dụng, thiết bị điện và thiết bị gia dụng (thiết bị sưởi ấm,
bàn là, quạt) chứa hoặc tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận điện hoặc yêu cầu
tuân thủ theo tiêu chuẩn chống cháy với nồng độ thấp hơn 10% trọng lượng của
thiết bị;
- Bọt polyurethane
cách nhiệt trong lĩnh vực xây dựng.
|
7
|
Các paraffin mạch ngắn chứa clo (SCCP)
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
Cho phép sản xuất
theo quy định của Công ước Stockholm.
|
Sử
dụng
|
Được sử dụng trong
các lĩnh vực:
- Chất phụ gia trong
sản xuất đai truyền tải/băng tải trong lĩnh vực công nghiệp cao su tự nhiên
và tổng hợp”;
- Các bộ phận/chi tiết
của băng truyền cao su trong công nghiệp khai thác mỏ và lâm nghiệp; chất kết
dính (keo dính....);
- Chế phẩm chứa dầu trong
sản xuất da;
- Phụ gia bôi trơn,
đặc biệt cho động cơ ô tô, máy phát điện và nhà máy/cơ sở điện gió; trong
khoan dầu và thăm dò khí đốt, nhà máy lọc dầu để sản xuất dầu diesel;
- Sản xuất các loại ống
cho bóng đèn trang trí ngoài trời;
- Sơn chống cháy và
chống thấm;
- Quá trình gia công kim loại (phụ gia trong dầu bôi trơn hoặc chất làm lạnh trong
cắt kim loại hoặc tạo hình kim loại);
- Chất làm dẻo thứ cấp
trong polyvinyl chloride, ngoại trừ trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ
em.
|
8
|
Perfluorooctan oic acid (PFOA), muối của chúng và các hợp chất liên quan đến PFOA
|
A
|
Công nghiệp
|
Sản
xuất
|
- Không được sản xuất
trong bọt chữa cháy.
- Các lĩnh vực sản
xuất khác được thực hiện theo quy định của Công ước Stockholm.
|
Sử
dụng
|
Được sử dụng trong các
lĩnh vực:
- Lớp phủ chụp ảnh
được áp dụng trong tráng phim;
- Lớp phủ hình ảnh
áp dụng cho phim;
- Dệt may (làm chất
chống thấm dầu và nước);
- Thiết bị y tế dùng
cho cấy ghép và xâm lấn;
- Bọt chữa cháy (đám
cháy loại B);
- Sản xuất
polytetrafluoroetylen (PTFE) và polyvinylidene fluoride (PVDF): Dùng trong
màng lọc khí hiệu suất cao, chống ăn mòn, màng lọc nước và màng lọc khí kháng
khuẩn cho lĩnh vực y tế; thiết bị trao đổi khí thải công nghiệp; chất bịt kín
công nghiệp có khả năng ngăn chặn rò rỉ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bụi
PM2.5;
- Sản xuất
polyfluoroetylen propylene (FEP) dùng trong lĩnh vực dây và cáp điện cao thế
để truyền tải điện;
- Sản xuất
fluoroelastomers để sản xuất vòng chữ O, đai và phụ kiện nhựa cho nội thất ô
tô;
- Sản xuất dược phẩm.
|
15. Thay thế
Phụ lục số XXII như sau:
Phụ lục XXII
DANH MỤC SẢN PHẨM,
BAO BÌ PHẢI ĐƯỢC TÁI CHẾ VÀ TỶ LỆ TÁI CHẾ BẮT BUỘC, QUY CÁCH TÁI CHẾ BẮT BUỘC
TT
|
Phân nhóm sản phẩm, bao bì
|
Danh mục sản phẩm, bao bì
|
Tỷ
lệ tái chế bắt buộc cho 03 năm đầu tiên
|
Quy cách tái chế bắt buộc
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
A. BAO BÌ
|
|
|
1
|
A.1. Bao bì giấy
|
A.1.1. Bao bì giấy,
carton
|
20%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất bột giấy
thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm giấy như giấy kraft, giấy carton, giấy vệ sinh, giấy viết, v.v...
|
A.1.2. Bao bì giấy hỗn
hợp đa lớp (bao bì có thành phần từ 2 loại vật liệu trở lên trong đó có giấy
và có ít nhất 3 lớp vật liệu)
|
15%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất bột giấy
thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm giấy như giấy kraft, giấy carton, giấy vệ sinh, v.v... hoặc các sản phẩm
khác như tấm vật liệu, tấm lợp, v.v...
|
2
|
A.2. Bao bì kim loại
|
A.2.1. Bao bì nhôm
|
22%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất phôi nhôm
thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác.
|
A.2.2. Bao bì sắt và
kim loại khác
|
20%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất phôi kim
loại thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác.
|
3
|
A.3. Bao bì nhựa
|
A.3.1. Bao bì PET cứng
|
22%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất mảnh, hạt
nhựa PET thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác như xơ, sợi, bao bì nhựa, v.v... (không bao gồm nhiên liệu đốt như:
viên đốt, dầu, v.v...).
|
A.3.2. Bao bì HDPE, LDPE, PP, PS cứng
|
15%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất mảnh, hạt
nhựa thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác như xơ, sợi, bao bì nhựa, dầu, v.v... (không bao gồm viên đốt).
|
A.3.3. Bao bì EPS, PVC cứng
và bao bì nhựa cứng khác
|
10%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất mảnh, hạt
nhựa thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác như xơ, sợi, bao bì nhựa, dầu, v.v...(không bao gồm viên đốt).
|
- Bao bì EPS cứng
|
|
- Bao bì PVC cứng
|
|
- Bao bì nhựa cứng
khác
|
|
A.3.4. Bao bì nhựa mềm
|
10%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất hạt nhựa
thương phẩm.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác.
|
- Bao bì đơn vật liệu
mềm
|
|
- Bao bì đa vật liệu
mềm
|
|
4
|
A.4. Bao bì thủy
tinh
|
A.4.1. Bao bì thủy
tinh
|
15%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Xay, nghiền thành
bột, hạt thủy tinh làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
2. Sản xuất các sản
phẩm khác.
|
B. ẮC QUY VÀ PIN
|
|
|
5
|
B.1. Ắc quy
|
B.1.1. Ắc quy chì
|
12%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi vật liệu nhựa và sản xuất phôi chì.
|
B.1.2. Ắc quy các loại
khác
|
08%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi vật liệu nhựa và Lithium hoặc kim loại khác.
|
6
|
B.2. Pin sạc (nhiều
lần)
|
B.2.1. Pin sạc nhiều
lần các loại
|
08%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi vật liệu nhựa và Lithium hoặc kim loại khác.
|
C. DẦU NHỚT
|
|
|
7
|
C.1. Dầu nhớt cho động
cơ
|
C.1.1 Dầu nhớt cho động
cơ
|
15%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Sản xuất dầu gốc.
2. Sản xuất các sản
phẩm dầu khác.
|
D. SĂM, LỐP
|
|
|
8
|
D.1. Săm, lốp các loại
|
D.1.1. Săm, lốp các
loại
|
05%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Đắp, dán lốp theo
tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
2. Sản xuất bột, hạt
cao su thương phẩm.
3. Sản xuất các sản
phẩm dầu khác.
|
Đ. ĐIỆ
|
N - ĐIỆN TỬ
|
|
|
9
|
Đ.1. Thiết bị điện tử
dân dụng
|
Đ.1.1. Tủ lạnh, tủ
đông, điều hoà không khí, bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi
sóng
|
05%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi theo từng loại vật liệu bao gồm kim loại, nhựa và các vật liệu khác.
|
- Tủ lạnh, tủ đông
|
|
- Điều hoà không khí
|
|
- Bếp điện, bếp từ,
bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng
|
|
Đ.1.2. Máy giặt, máy
sấy quần áo, loa, âm ly
|
09%
|
- Máy giặt, máy sấy
quần áo
|
|
- Loa, âm ly
|
|
10
|
Đ.2. Thiết bị màn
hình
|
Đ.2.1. Thiết bị màn
hình: ti vi, màn hình máy tính để bàn
|
07%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi theo từng loại vật liệu bao gồm kim loại, nhựa và các vật liệu khác.
2. Xay, nghiền thành
bột, hạt thủy tinh làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
|
11
|
Đ.3. Thiết bị điện tử
di động
|
Đ.3.1. Máy tính bảng,
máy tính xách tay, máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim
|
09%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
1. Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi vật liệu nhựa và sản xuất phôi kim loại.
2. Xay, nghiền thành
bột, hạt thủy tinh làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
|
- Máy tính bảng, máy
tính xách tay
|
|
- Máy ảnh (kể cả đèn
flash), máy quay phim
|
|
Đ.3.2. Điện thoại di
động
|
15%
|
12
|
Đ.4. Thiết bị điện tử
văn phòng
|
Đ.4.1. Máy tính để
bàn (không bao gồm màn hình), máy in, máy photocopy.
|
09%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi theo từng loại vật liệu bao gồm kim loại, nhựa và các vật liệu khác.
|
|
|
- Máy tính để bàn
(không bao gồm màn hình)
|
|
|
|
- Máy in, máy photocopy
|
|
13
|
Đ.5. Bóng đèn
|
Đ.5.1. Bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang.
|
08%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi phế liệu kim loại và xay nghiền bột, hạt thủy tinh làm nguyên liệu
cho quá trình sản xuất khác.
|
|
|
- Bóng đèn compact
|
|
|
|
- Bóng đèn huỳnh
quang
|
|
14
|
Đ.6. Tấm quang năng
|
Đ.6.1. Tấm quang
năng
|
03%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi phế liệu kim loại và xay nghiền bột, hạt thủy tinh làm nguyên liệu
cho quá trình sản xuất khác.
|
E. PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG
|
15
|
E.1. Phương tiện
giao thông đường bộ
|
E.1.1. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh,
|
0,5%
|
Giải pháp tái chế được
lựa chọn:
Tháo dỡ, phân loại,
thu hồi theo từng loại vật liệu bao gồm kim loại, nhựa và các vật liệu khác.
|
E.1.2. Xe gắn máy,
xe máy điện
|
0,7%
|
E.1.3. Xe ô tô chở
người, xe ô tô chở hàng các loại
|
0,5%
|
16. Thay thế
Phụ lục XXIII như sau:
Phụ lục XXIII
DANH MỤC SẢN PHẨM,
BAO BÌ VÀ MỨC ĐÓNG GÓP HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI
TT
|
Loại sản phẩm, bao bì
|
Định
dạng
|
Dung tích/ kích thước
|
Mức
đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Bao bì của thuốc bảo
vệ thực vật thành phẩm
|
Chai, hộp nhựa
|
Nhỏ hơn 500 ml
|
50 đồng/cái
|
Từ 500 ml trở lên
|
100 đồng/cái
|
Bao, gói, túi nhựa
|
Nhỏ hơn 100 g
|
20 đồng/cái
|
Từ 100 g đến dưới
500 g
|
50 đồng/cái
|
Từ 500 g trở lên
|
100 đồng/cái
|
Chai, bình thủy tinh
|
Nhỏ hơn 500 ml
|
150 đồng/cái
|
Từ 500 ml trở lên
|
250 đồng/cái
|
Chai, lọ, bình, hộp
kim loại
|
Nhỏ hơn 500 ml
|
150 đồng/cái
|
Từ 500 ml trở lên
|
250 đồng/cái
|
2
|
Pin dùng một lần các
loại
|
Tất cả
|
Tất cả
|
01% doanh thu thuần của sản phẩm
|
3
|
Tã lót, bỉm, băng vệ
sinh, khăn ướt dùng một lần
|
Tất cả
|
Tất cả
|
01% doanh thu thuần của sản phẩm
|
4
|
Kẹo cao su
|
Tất cả
|
Tất cả
|
01% doanh thu thuần của sản phẩm
|
5
|
Thuốc lá điếu
|
Tất cả
|
Tất cả
|
60 đồng/20
điếu
|
6
|
Sản phẩm có thành phần
nhựa tổng hợp (synthetic resins) bao gồm:
|
|
|
|
6.1
|
Sản phẩm nhựa sử dụng
một lần: Khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống
hút, dụng cụ ăn uống khác; màng bọc thực phẩm.
|
Tất cả
|
Tất cả
|
1.500 đồng/01 kg nhựa được sử dụng
|
6.2
|
Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng, bàn chải đánh răng, lược, dao cạo râu dùng một
lần
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.3
|
Quần, áo, mũ, tất,
găng tay các loại
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.4
|
Túi xách, cặp sách,
ví, dây lưng, giày, dép các loại
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.5
|
Đồ chơi trẻ em các
loại
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.6
|
Đồ nội thất: bàn, ghế,
tủ, kệ, giường, đệm, thảm (trừ đồ nội thất nhựa đơn vật liệu)
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.7
|
Vật liệu xây dựng:
sơn tường các loại; vật liệu ốp, dán tường; vật liệu cách nhiệt, cách âm; vật
liệu ốp, dán, lát sàn, trần; ống các loại; cửa và khung cửa các loại
|
Tất cả
|
Tất cả
|
|
6.8
|
Túi ni lông khó phân hủy
sinh học (trừ túi ni lông đựng chất thải sinh hoạt do chính quyền địa phương
quy định)
|
Tất cả
|
Kích thước nhỏ hơn
50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm
|
|
17. Sửa đổi tại Phụ lục XXVIII như sau:
Sửa đổi tên loại hình dự án, cơ sở,
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tại cột (2) số thứ
tự 1 như sau: “Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; hệ
thống xử lý nước thải tập trung của khu kinh tế (nếu có)”.
18. Sửa đổi tên, thay thế từ tại Phụ lục XXIX như sau:
a) Sửa đổi tên dự án, cơ sở tại cột
(2) số thứ tự 4 như sau:
“Tái chế, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế
liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất”.
b) Thay thế từ “Sylen” bằng từ
“Xylen” tại cột (4) số thứ tự 4.
19. Bổ sung Phụ
lục XXXIa và XXXIb vào trước Phụ lục XXXI như sau:
a) Bổ sung Phụ lục XXXIa như sau:
Phụ lục XXXIa
BẢNG KÊ KHAI THÔNG TIN, NỘI DUNG MIỄN THUẾ XUẤT KHẨU ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ, XỬ LÝ CHẤT THẢI
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Tên dự án đầu tư/cơ sở:
3. Địa điểm hoạt động:
4. Tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu
chí quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 134 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP, bao gồm:
a) Giấy phép môi trường (GPMT) hoặc
GPMT thành phần (Bản sao).
b) Hợp đồng hoặc tài liệu minh chứng
điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bản sao).
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với trường hợp dự án/cơ sở được
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu
tư), giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
(Bản sao).
d) Khối lượng sản phẩm miễn thuế xuất
khẩu được tính theo khối lượng sản phẩm sau tái chế, xử lý chất thải có trong sản
phẩm đề nghị miễn thuế (không bao gồm: phụ gia; phế liệu nhập khẩu từ nước
ngoài để sản xuất; nguyên liệu có nguồn gốc từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
của tổ chức, cá nhân khác), cụ thể:
TT
|
Khối lượng chất thải đầu vào (kg)
|
Khối lượng sản phẩm sau tái chế, xử lý có trong sản phẩm xuất khẩu đề
nghị miễn thuế (kg)
|
Khối lượng phụ gia, nguyên liệu khác có trong sản phẩm miễn thuế đề
nghị miễn thuế (kg)
|
Khối lượng sản phẩm xuất khẩu (kg) (*)
|
1
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
Trường hợp có từ 02 sản phẩm trở
lên được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thì kê khai thông tin
riêng theo từng sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân cam kết chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin và các
hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo.
|
TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
b) Bổ sung Phụ lục XXXIb như sau:
Phụ lục XXXIb
BẢNG KÊ KHAI
THÔNG TIN, NỘI DUNG MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN,
DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUYÊN DÙNG ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI, BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Tên dự án đầu tư/cơ sở:
3. Địa điểm hoạt động:
4. Tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu
chí quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 134 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với trường hợp dự án/cơ sở được
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu
tư), giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
(Bản sao).
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc
tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định
của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư,
xây dựng (trong đó, có danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư
chuyên dùng để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường) đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật (Bản sao).
c) Giấy phép môi trường (GPMT) hoặc
GPMT thành phần hoặc Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường trong trường hợp dự án, cơ sở chưa có Giấy phép môi trường,
giấy phép môi trường thành phần (Bản sao).
d) Hợp đồng hoặc chứng từ mua bán
hàng hóa (trong đó có danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư
chuyên dùng để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường) phục
vụ triển khai dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tập trung và dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung (Bản
sao).
đ) Thông tin, số liệu về máy móc,
thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng đề nghị miễn thuế nhập khẩu
không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải
chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được do
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
e) Danh sách hàng hóa, sản phẩm đề
nghị miễn thuế sử dụng tại dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung, cụ thể:
TT
|
Tên hàng hóa
|
Mã HS
|
Đơn vị tính
|
Số
lượng
|
Trị giá
|
Mục đích sử dụng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức, cá nhân cam kết chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin và các
hồ sơ, tài liệu minh chứng kèm theo.
|
TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|