Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 99/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 13/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 13 tháng 4 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TỔNG KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Đồng Nai hiện có 1.457 cơ sở chăn nuôi tập trung và 22.298 cơ sở chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ với 02 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà, cụ thể: Tng đàn heo khoảng 2,5 triệu con, tng đàn gà khoảng 26 triệu con. S lượng đàn nuôi heo có xu hướng tăng 4,6%, gà tăng 4,16% so với năm 2021, quy mô hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bao gồm: 257 cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trưng, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; 1.200 cơ sở chăn nuôi thuộc quy mô UBND cấp huyện, trong đó có 313/1.200 cơ sở chăn nuôi đã được cấp thủ tục môi trường, hiện còn khoảng 887/1.200 cơ sở chăn nuôi chưa được cấp thủ tục môi trường. Đối với cơ sở chăn nuôi nông thôn quy mô hộ gia đình nuôi còn lại dưới 05 con heo, vài chục con gà, vịt thả rông, bò, dê, thỏ,... không thuộc đối tượng cấp giy phép môi trường theo quy định Luật Bo vệ môi trường năm 2020.

Ô nhiễm môi trường đang được cử tri và nhân dân quan tâm là ô nhiễm một số nguồn nước trên các sông suối nhỏ và gây mùi hôi trong chăn nuôi trong khu dân cư. Trong năm 2021 - 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi 56/257 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn (Sở Tài nguyên và Môi trường 39 cơ sở và Công an tỉnh 17 cơ sở). Đây là những cơ sở chăn nuôi đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa hoàn thành đầy đủ việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chưa được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và các cơ sở chăn nuôi thưng xuyên xảy ra khiếu kiện của người dân về ô nhiễm môi trường và có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường đến các nguồn nước mặt sông, suối, hồ trên địa bàn tỉnh; UBND và Công an các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa đã thực hiện kiểm tra tại 301/1708 cơ sở chăn nuôi quy mô trung bình (UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa 279 cơ sở và Công an các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa 22 cơ sở).

Về xử lý vi phạm: Việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động chăn nuôi được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện, qua đó kịp thời xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi không nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, trong năm 2021 - 2022 đã phát hiện 129/357 cơ sở được kiểm tra có vi phạm về bảo vệ môi trường, hiện đã xử phạt hành chính 112/129 cơ sở với tổng số tiền phạt là 8.411.600.000 đồng kèm theo đình chỉ hoạt động có thời hạn 07 cơ sở. Đối với 17 cơ sở còn lại, hiện đang xem xét đ xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh bên cnh việc đảm bảo cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp khác và cho tiêu dùng của nhân dân tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh việc mang lại sản phẩm hiệu quả trên, ngành chăn nuôi đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường. Một số địa phương có mật độ chăn nuôi cao như các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom và Tân Phú qua kiểm tra đã phát hiện có hiện tượng xả thải không qua xử lý, việc vận hành hoặc vận hành không thường xuyên làm cho nước thi vượt chuẩn quy định, đặc biệt là tồn tại 3.006 cơ sở chăn nuôi quy mô gia đình nằm xen lẫn trong khu dân cư đã có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt cục bộ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân. Thông qua đường dây nóng, số lượng tiếp nhận đơn thư phản ánh khiếu nại tố cáo việc ô nhiễm do chăn nuôi gia súc gia cầm có dấu hiệu tăng dần trong thời gian qua.

Thực hiện Kết luận số 389-KT/TU ngày 21/10/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI tại hội nghị lần thứ 09, trong đó có nội dung về chỉ đạo tổ chức đợt tổng kiểm tra tất cả các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh về vấn đề môi trường để chấn chỉnh theo quy định pháp luật, đảm bảo về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.

Nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổng kiểm tra tất cả cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhằm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi góp phần phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng do tác động của hoạt động chăn nuôi.

b) Hướng dẫn các các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường; tạo sự phát triển bền vững với các ngành kinh tế khác gắn liền với việc bảo vệ môi trường.

c) Nhằm đánh giá các công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi để đề xuất các giải pháp về công nghệ xử lý chất thải để áp dụng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

d) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường sự lãnh đạo và vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

2. Yêu cầu

a) Kiểm tra việc khắc phục, thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cm đã xử lý vi phạm trong năm 2021, 2022.

b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện kiểm tra, giám sát trong năm 2021, 2022; đặc biệt đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, chưa lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường.

c) Tổ chức thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh.

d) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc khắc phục, thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đã xử lý vi phạm trong năm 2021 và 2022.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình kiểm tra:

+ Kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cơ sở chăn nuôi để biết và nâng cao ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật.

+ Đánh giá ghi nhận nhng khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cm; trên cơ sở đó báo cáo, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Giải quyết các đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của công dân và các phương tiện truyền thông về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (nếu có).

- Đề xuất, tham mưu xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở vi phạm (nếu có).

2. Đối tượng kiểm tra: 9.832 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, bao gồm: các cơ sở đã được cấp thủ tục môi trường, các cơ sở chưa được cấp thủ tục môi trường, cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ; cụ thể:

- 162 cơ sở chăn nuôi đang hoạt động thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc hồ sơ tương đương của UBND tỉnh (Chi tiết danh sách tại Phụ lục 1 kèm theo).

- 1.200 cơ sở chăn nuôi đang hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện (được thống kê từ báo cáo của UBND các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và thành phố Long Khánh). (Chi tiết danh sách tại Phụ lục 2 kèm theo).

- 8.470 cơ sở chăn nuôi nông hộ quy mô hộ gia đình đang hoạt động (được thống kê từ báo cáo của UBND các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu). (Chi tiết danh sách tại Phụ lục 3 kèm theo).

3. Thời gian và địa điểm và hình thức kiểm tra

- Thời gian: Từ ngày 15/4/2023 đến ngày 15/7/2023.

- Địa điểm: Kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Hình thức kiểm tra: Đột xuất và định kỳ.

4. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2023 được UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị. Trường hợp cần bổ sung, cân đối kinh phí triển khai thực hiện, các cơ quan, đơn vị được phân công theo kế hoạch chủ động phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Long Khánh và các cơ quan liên quan kiểm tra việc khắc phục, thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đã xử lý vi phạm trong năm 2021 và 2022 được nêu tại Phụ lục 1.

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện kiểm tra, giám sát trong năm 2021, 2022 thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc hồ sơ tương đương của UBND tỉnh được nêu tại Phụ lục 1.

c) Đề xuất tham mưu, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở vi phạm (nếu có).

2. Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cnh sát môi trường, Công an cấp huyện:

- Kiểm tra việc hoàn thành khắc phục ô nhiễm đối với các sở chăn nuôi gia súc, gia cầm do Công an tham mưu, xử phạt trong năm 2021, 2022.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường theo dõi đối với các cơ sở chăn nuôi để kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý dứt điểm việc xả thải chất thải chưa qua xử lý, phát tán mùi hôi khó chịu ra môi trường theo quy định.

3. UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa:

- Tổ chức kiểm tra việc hoàn thành khắc phục ô nhiễm đối với các sở chăn nuôi do UBND cấp huyện tham mưu, xử phạt trong năm 2021, 2022.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi có quy mô trang trại đang hoạt động trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý nhưng chưa thực hiện kiểm tra, giám sát trong năm 2021, 2022, bao gồm: các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động chưa được cấp thủ tục môi trường được nêu tại Phụ lục 2.

- Chỉ đạo và giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã, trị trấn nơi có hoạt động chăn nuôi: Thực hiện trách nhiệm giám sát cộng đồng đối với các nội dung yêu cầu bảo vệ môi trường trong cả giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản tương đương của UBND tỉnh; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi nông hộ quy mô hộ gia đình trên địa bàn phường, xã, thị trấn không để trường hợp chăn nuôi phát sinh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư được nêu tại Phụ lục 3; báo cáo kịp thời các vấn đ môi trường xảy ra trên địa bàn đến UBND huyện để tổng hợp xử lý theo quy định.

- Chủ động rà soát, cập nhật bổ sung các cơ sở chăn nuôi có quy mô trang trại thuộc thẩm quyền quản lý, các cơ sở chăn nuôi nông hộ quy mô hộ gia đình không có trong Phụ lục 2, Phụ lục 3 để thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tất cả các cơ sở chăn nuôi đang hoạt động trên địa bàn quản lý phải được kiểm tra, giám sát.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng hoạt động các cơ sở chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý xả thải gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến phản ánh khiếu nại của người dân.

- Đ xuất tham mưu, xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm (nếu có).

- Đối với việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn quản lý đảm bảo đúng thời gian thực hiện di dời theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh.

+ Xử lý nghiêm các cơ sở không ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc không di dời theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan:

- Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện để báo cáo Hội đồng nhân dân tnh.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi phát triển hệ thống thu gom chất thải trong chuồng trại, hệ thống lưu trữ, xử lý phân chuồng, hệ thống cây xanh quanh chuồng trại theo quy định; hướng dẫn người chăn nuôi xử lý gia súc, gia cầm chết theo quy định.

- Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.

- Xác định mật độ chăn nuôi theo định kỳ hàng quý theo quy định tại Kế hoạch số 15616/KH-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh làm cơ sở đề xuất trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát mật độ chăn nuôi tại các địa phương nhất là chăn nuôi heo, qua đó đề xuất các khu vực không thu hút cho phép chăn nuôi tại các địa phương báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp cử nhân sự tham gia các Đoàn kiểm tra, trên cơ sở đó chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá các công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay trên địa bàn tỉnh, qua đó đề xuất UBND tỉnh công nghệ xử lý chất thải áp dụng trong thời gian tới.

IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công tại Kế hoạch này khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị.

2. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện Kế hoạch, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/8/2023 để tổng hợp, tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện trong tháng 8/2023.

3. Về chế độ thông tin, báo cáo đối với việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn:

- Định kỳ 06 tháng/lần, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm báo cáo, đánh giá kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện và tng hp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm.

Trên đây là Kế hoạch triển khai tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch triển khai thực hiện.

ính kèm:

- Phụ lục 1: Danh sách các trại chăn nuôi quy mô trang trại thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra năm 2023.

- Phụ lục 2: Danh sách các trại chăn nuôi quy mô trang trại thuộc thm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

- Phụ lục 3: Danh sách các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh)./.


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: Tài nguy
ên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, TP. Long Khánh và TP. Biên Hòa;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THNC, KTN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 99/KH-UBND ngày 13/04/2023 triển khai tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


845

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.77.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!