Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 93/KH-UBND phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Đồng Tháp 2015

Số hiệu: 93/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Nguyễn Văn Dương
Ngày ban hành: 08/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2015

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2014

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA

1. Tình hình thời tiết và thiệt hại do thời tiết nguy hiểm gây ra

- Trong năm 2014, có 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta. Các cơn bão, ATNĐ không ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhưng đã gián tiếp gây ra mưa vừa đến mưa to, dông lốc, gió mạnh.

- Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, nắng nóng diễn ra khá sớm, nền nhiệt độ trung bình ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,3oC.

- Năm 2014, xảy ra 46 trận mưa to kèm theo gió mạnh, dông lốc, sấm sét làm chết 2 người, bị thương 5 người; sập 171 căn nhà và 1 phòng học, tốc mái 470 căn và 9 phòng học; gây đổ ngã 8 trụ điện, 47 cây xanh và 15.103 ha lúa, hoa màu. Đặc biệt ngày 04/9 xảy ra mưa to kèm theo giông gió mạnh trên địa bàn các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh và Tháp Mười làm 02 người bị thương; sập 92 căn nhà; tốc mái, hư hỏng 283 căn,7 phòng học và 01 nhà để xe giáo viên; gây đổ ngã 3 trụ điện, 46 cây xanh và 4.827 ha lúa Thu đông đang ở thời kỳ trổ chín đổ ngã.

2. Lũ lụt và thiệt hại do ngập úng gây ra

a) Khu vực thượng nguồn sông Mê Công

- Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 có 3 đợt lũ. Mực nước lớn nhất năm 2014 tại các Trạm thượng nguồn sông Mê Công xuất hiện trong tháng 8 (trừ tại Viêntinane xuất hiện ngày 25/9).

- Mực nước đỉnh lũ năm 2014 thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 9 - 144 cm (riêng Trạm Kratie cao hơn là 137 cm), thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 9 - 133 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 29 - 52cm (trừ Trạm Kratie cao hơn 10 cm).

b) Khu vực tỉnh Đồng Tháp

* Khu vực các huyện, thị xã phía Bắc:

- Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 từ ngày 13 - 16/8/2014.

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động II từ 5 - 48 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN (từ năm 2000 - 2014) từ 27 - 53 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 91 - 174 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 40 - 76 cm. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 tại Trạm thủy văn Tân Châu là 395 cm, thấp hơn mức báo động II là 5 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN là 27 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 là 91cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 là 40 cm.

- Lúc 03 giờ ngày 09/8/2014, xảy ra vỡ đê bao lửng tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự gây ngập úng làm mất trắng 78 ha lúa ngậm sữa; 61 ha năng suất giảm từ 30% - 60%, thiệt hại ước tính khoảng 1,7 tỷ đồng.

* Khu vực vùng sâu Đồng Tháp Mười của tỉnh:

- Đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 xuất hiện từ ngày 14 - 19/8/2014 (riêng đỉnh lũ tại Trạm Thủy văn Trường Xuân và Trạm Thủy văn Mỹ An xuất hiện ngày 15/10 và 19/10).

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động III từ 30 - 92 cm; thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 34 - 74 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 74 - 145 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 49 - 79 cm.

* Khu vực các huyện, thị xã, thành phố phía Nam:

- Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 vào ngày 10/10/2014 (riêng đỉnh lũ tại thị trấn Lai Vung và thị trấn Lấp Vò xuất hiện ngày 14/8).

- Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 thấp hơn mức báo động III từ 3 - 40 cm (trừ tại thị trấn Cái Tàu Hạ - huyện Châu Thành cao hơn 44 cm); thấp hơn đỉnh lũ TBNN là 5 cm; thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 từ 14 - 31 cm và thấp hơn đỉnh lũ năm 2013 từ 5 - 15cm.

Do đỉnh lũ lớn nhất năm 2014 trên sông Cửu Long ở mức thấp và tổng lượng dòng chảy về khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm nhiều so với TBNN nên cần chủ động đối phó với tình trạng khô hạn trong mùa khô 2014-2015.

3. Sạt lở bờ sông

- Sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra tại 40 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt tại các xã Thường Phước 1, Long Thuận, Phú Thuận A,B - huyện Hồng Ngự; các xã Tân Qưới, Tân Bình, An Phong, Tân Thạnh, Bình Thành - huyện Thanh Bình; các xã Phong Mỹ, Bình Thạnh, Mỹ Xương, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây và thị trấn Mỹ Thọ - huyện Cao Lãnh; các xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Hòa An, Tịnh Thới, Phường 6 và Phường 11 - thành phố Cao Lãnh; xã Mỹ An Hưng A, B - huyện Lấp Vò; xã Tân Khánh Đông - thành phố Sa Đéc; xã An Hiệp - huyện Châu Thành.

- Tổng chiều dài các đoạn bờ sông bị sạt lở là 31,5 km, có nơi sạt lở sâu vào bờ từ 1,5 - 50 m, diện tích đất bị sạt lở 12,288 ha. Đến ngày 31/12/2014 có 739 hộ di dời đến nơi an toàn, hiện còn 1.733 hộ nằm trong vành đai sạt lở.

4. Thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2014

a) Về người: 13 người chết, giảm 11 người so với năm 2013, trong đó:

- Chết do sét đánh, dông lốc: 2 người, giảm 8 người so với năm 2013;

- Chết đuối do lũ lụt: 11 trẻ em, giảm 3 trẻ em so với năm 2013.

b) Tài sản: Tổng thiệt hại về tài sản là 75,571 tỷ đồng, tăng 11,895 tỷ đồng so với năm 2013, cụ thể như sau:

- Thiệt hại do dông lốc gây ra đối với nhà cửa, công trình hạ tầng: 6,417 tỷ đồng, giảm 12,506 tỷ đồng so với năm 2013.

- Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do dông lốc và ngập úng: 38,967 tỷ đồng, tăng 18,862 tỷ đồng so với năm 2013.

- Sạt lở bờ sông: 30,187 tỷ đồng, tăng 5,539 tỷ đồng so với năm 2013.

II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2014

1. Công tác chỉ đạo điều hành và ban hành văn bản về phòng chống thiên tai (PCTT)

a) Ủy ban nhân dân tỉnh

- Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).

- Chỉ đạo các địa phương tuân thủ lịch xuống giống lúa của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên đã hạn chế các thiệt hại do dịch bệnh và thiên tai gây ra; nạo vét kênh rạch chống hạn phục vụ tưới tiêu và kết hợp gia cố bờ bao bảo vệ lúa và vườn cây ăn trái.

- Để chủ động ứng phó với lũ chính vụ và bão năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công tác phòng, chống thiên tai và TKCN giai đoạn I và triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn II/2014 vào ngày 19/8/2014.

- Ban hành các văn bản:

+ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 29/4/2014 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và TKCN trên địa bàn tỉnh;

+ Quyết định số 508/QĐ-UBND.HC ngày 03/6/2014 về việc công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền khu vực phường 11, thành phố Cao Lãnh;

+ Quyết định số 69/QĐ-UBND.TL ngày 03/6/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo cuộc diễn tập phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện năm 2014 tại huyện Tháp Mười;

+ Công văn số 386/UBND-KTN ngày 27/6/2014 về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với tình huống siêu bão.

+ Quyết định số 98/QĐ-UBND.TL ngày 29/8/2014 về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp;

+ Quyết định số 1003/QĐ-UBND.HC ngày 13/10/2014 về việc phê duyệt Đề cương - dự toán và Quyết định số 1324/QĐ-UBND.HC ngày 24/12/2014 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Công văn chỉ đạo và hướng dẫn giải pháp khắc phục sạt lở bờ sông tại các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Lai Vung và thành phố Cao Lãnh.

b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh:

- Triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và TKCN.

- Ban hành các văn bản:

+ Kế hoạch số 03/CLB ngày 07/02/2014 về công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2014;

+ Quyết định số 203/QĐ-CLB ngày 12/3/2014 của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy;

+ Công văn số 43/CLB ngày 09/8/2014 về việc tăng cường công tác bảo vệ lúa Thu đông năm 2014 và vườn cây ăn trái.

+ Báo cáo số 54A/BC-PCTT, ngày 28/8/2014 về sơ kết công tác phòng, chống thiên tai và và TKCN giai đoạn I/2014, nhiệm vụ giai đoạn II/2014.

+ Báo cáo số 94/ BC-PCTT, ngày 19/11/2014 về sơ kết công tác phòng chống thiên tai và TKCN giai đoạn II, nhiệm vụ III/2014.

+ Quyết định số 74/QĐ-CLB ngày 02/10/2014 của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy (thay thế Quyết định số 203/QĐ-CLB ngày 12/3/2014);

+ Công văn chỉ đạo về việc chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, lũ lụt, sạt lở bờ sông.

c) Các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện về công tác phòng, chống thiên tai và TKCN.

- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2013 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014.

- Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy.

- Tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã.

- Chỉ đạo xã phường, thị trấn chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục nhanh chóng thiệt hại do các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và sạt lở đất gây ra; triển khai công tác diễn tập phòng phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã.

2. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền

- Trung tâm Khí tượng thủy văn Đồng Tháp đưa các bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình khí tượng thủy văn để nhân dân và các ngành các cấp biết chủ động phòng tránh. Ban hành các bản tin về các cơn bão, ATNĐ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh ban hành các bản thông báo về tình hình khí tượng thủy văn và thiên tai vào những ngày đầu và giữa tháng, các bản tin về bão và ATNĐ.

- Thực hiện hoàn thành Dự án khảo sát và xây dựng hệ thống mốc vết lũ năm 2011 trên địa bàn tỉnh: Điều tra và dẫn cao độ 551 vị trí vết mực nước đỉnh lũ năm 2011; xây dựng 26 mốc mới tại các cụm tuyến dân cư; dẫn cao độ theo hệ Đồng Tháp (ĐT) về các Trạm thủy văn nội đồng do Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ xây dựng năm 2010 - 2011 nhưng chưa có cao độ; xây dựng được bản đồ đẳng trị mực nước đỉnh lũ năm 2011 trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện Đề án Phòng chống sét đánh: Xây dựng 2 Trạm cảnh báo sớm sét tại xã Phú Cường - huyện Tam Nông và xã Trường Xuân - huyện Tháp Mười.

- Triển khai thực hiện Dự án “Đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư.

- Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, các Trạm truyền thanh các địa phương thường xuyên đưa tin về tình hình mưa lũ và công tác ứng phó với thiên tai của các địa phương.

- Các ngành, đoàn thể các cấp tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền trong việc ứng phó với thiên tai, đặc biệt là công tác nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ trẻ em, cứu trợ thiên tai.

3. Công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp

- Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra công tác xây dựng, gia cố đê bao bảo vệ an toàn 137.883 ha sản xuất vụ Thu đông, vườn cây ăn trái.

- Trong thời gian lũ lớn các địa phương tổ chức đội tuần tra, xử lý kịp thời nhiều đoạn đê bao bị sạt lở mái, nước rò rỉ qua thân đê và bơm tiêu úng bảo vệ an toàn cho lúa Thu đông, lúa Đông xuân xuống giống sớm.

4. Công tác bảo vệ tính mạng và tài sản

- Vận động và hỗ trợ 739 hộ vùng sạt lở nguy hiểm di dời đến nơi an toàn và 12.801 hộ vào ở trong Chương trình cụm tuyến dân cư giai đoạn II (từ đầu Chương trình đến nay đã có 9.688 hộ vào ở).

- Tổ chức 366 nhóm trẻ cộng đồng với 6.744 cháu được coi giữ, tạo điều kiện cho các gia đình yên tâm sản xuất trong mùa lũ.

- Tổ chức được 1.044 lớp dạy bơi cho 28.811 trẻ em từ 7 đến 15 tuổi, số trẻ em biết bơi 26.097 trẻ em, đạt 90.6%.

- Tổ chức 491 đội cứu hộ cứu nạn, với 3.163 thành viên, trong đó có 250 chốt cứu hộ cứu nạn xung yếu, với 1.595 thành viên. Trong thời gian mùa lũ, các đội cứu hộ, cứu nạn đã cứu vớt 6 người và 9 phương tiện trị giá tài sản trên 190 triệu đồng.

5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng

- Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (GNTT) - Tổng cục Thủy lợi tổ chức các khóa đào tạo 05 giảng viên cấp tỉnh và các cuộc hội thảo tập huấn thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 1002).

- Thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong năm 2014 đào tạo 10 lớp giảng viên cấp xã với 335 học viên tham gia; 07 lớp tập huấn (Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh 6 lớp và huyện Lai Vung 01 lớp) về công tác phòng, chống thiên tai - TKCN và quản lý công trình thủy trước thiên tai cho 293 cán bộ cơ sở; mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn.

- Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin về kết quả công tác phòng, chống thiên tai và TKCN, góp phần quan trọng vào công tác chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp.

- Triển khai cuộc diễn tập phòng, chống thiên tai và TKCN cấp huyện tại huyện Tháp Mười, tổ chức diễn tập thử vào ngày 07/10/2014; tổ chức 11 cuộc diễn tập phòng, chống thiên tai và TKCN cấp xã.

- Đài Phát thanh và truyền hình Đồng Tháp duy trì phát sóng bản tin dự báo thời tiết hàng ngày; phát các chuyên đề, tiểu mục, phóng sự tuyên truyền về phòng chống giông lốc, sét đánh, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, phòng chống đuối nước cho trẻ em; các bản tin cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông; định hướng tuyên truyền về phòng, chống thiên tai cho các Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 8.917 cuộc vận động với 191.768 cán bộ, hội viên và 46.512 quần chúng phụ nữ về việc chủ động phòng chống, thiên tai, chằng chống nhà cửa, di dời khỏi khu vực sạt lở, theo dõi tình hình thời tiết và lũ lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa rước con em đến trường an toàn.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức 18 lớp sơ cấp cứu cộng đồng cho 630 người là thanh thiếu niên, tình nguyện viên, hội viên Hội Chữ thập đỏ tại các huyện, thị xã, thành phố, Trường Đại học Đồng Tháp và Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.

- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

6. Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng phục vụ phòng, chống thiên tai

- Từ nguồn phân bổ vốn cấp bù thủy lợi phí của Trung ương, đã xây dựng 383 công trình thủy lợi các loại phục vụ chống hạn kết hợp gia cố bờ bao chống lũ và nâng cấp đường giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới với chiều dài đào đắp là 293.610 m, khối lượng đào đắp 1.368.525 m3, kinh phí 129,644,738 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch.

- Tiếp tục thi công các hạng mục còn lại của Đê bao bảo vệ thành phố Cao Lãnh và thi công nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đê cấp III - Đê bao Sa Rài, huyện Tân Hồng.

- Tiếp tục đẩy nhanh thi công 53 cụm tuyến dân cư giai đoạn 2 (46 cụm tuyến đợt 1 và 7 cụm tuyến bổ sung), đến nay đã hoàn thành:

+ San lấp mặt bằng 51/53 cụm tuyến, đạt tỷ lệ chung là 96,2%.

+ Xây dựng hạ tầng thiết yếu: Bình quân chung đạt tỷ lệ 88,07%, trong đó: Hệ thống đường hoàn thành 38/43 cụm tuyến, bình quân đạt 91,35%; thoát nước hoàn thành 26/30 cụm tuyến, bình quân đạt 91,36%; cấp nước hoàn thành 36/46 cụm tuyến, bình quân đạt 78,26%; cấp điện hoàn thành 42/46 cụm tuyến, bình quân đạt 91,3%.

+ Xét duyệt được 12.801/13.696 hộ, chiếm tỷ lệ 93,47% .

+ Xây dựng nhà ở: Đã có 9.688/13.696 hộ xây dựng nhà ở, đạt tỷ lệ 70,74%, Riêng đối với 07 cụm, tuyến dân cư bổ sung đã có 861/1.497 hộ vào ở, đạt tỷ lệ 57,52%.

- Tiếp tục thực hiện các dự án về phòng, chống sạt lở bờ sông:

+ Phương án xử lý khẩn cấp Kè chống xói lở giai đoạn III tại thành phố Sa Đéc (giai đoạn khẩn cấp), kinh phí 27 tỷ đồng;

+ Kè chống xói lở giai đoạn III tại thành phố Sa Đéc (giai đoạn khẩn cấp), kinh phí 49 tỷ đồng;

+ Hoàn thành Phương án xử lý khắc phục sự cố sạt lở bờ Sông Tiền khu vực xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, với kinh phí 53,9 tỷ đồng;

+ Tiểu Dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (vốn ADB) đang tiến hành lập Hồ sơ mời thầu xây lắp;

+ Thực hiện Dự án khắc phục cấp bách sạt lở bờ sông Tiền tại phường 11, thành phố Cao Lãnh, kinh phí ước tính 10 tỷ đồng.

- Thực hiện Tiểu dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh trục thoát lũ, cung cấp nước tưới tiêu cho vùng Đồng Tháp Mười (nguồn vốn ADB) gồm: Cái Cái, Thống Nhất, Kháng Chiến, Tân Công Chí - Đốc Vàng Hạ và 5 công trình kênh trục lớn: Nha Mân - Tư tải, Mương Khai, Cần Thơ - Huyện Hàm, Đồng Tiến Lagrange, An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ).

- Các ngành, các cấp sửa chữa, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng được giao quản lý.

7. Công tác khắc phục hậu quả và cứu trợ thiên tai

- Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành tỉnh cùng với các địa phương khảo sát thực địa, xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục các điểm sạt lở nguy hiểm tại các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Lai Vung và thành phố Cao Lãnh.

- Sau khi dông lốc, sấm sét, sạt lở bờ sông xảy ra, cấp ủy cùng chính quyền và đoàn thể các cấp đã kịp thời huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống. Trong năm 2014, đã cứu trợ cho 539 hộ dân bị thiệt hại (13 hộ có người bị chết, 05 hộ có người bị thương và 515 hộ có nhà cửa bị thiệt hại do dông lốc, sạt lở bờ sông, cháy gây ra) với số tiền là 2.586 triệu đồng.

- Ngày 09/8/2014, Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự đã huy động 729 người (trong đó: Tiểu đoàn 320: 160 người; dân quân xã Thường Phước 1: 19 người; Thường Phước 2: 550 người; Bộ đội Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thường Phước 1: 19 người) và 32 máy gặt đập liên hợp để tham gia khắc phục sự cố vỡ bờ bao lửng Khu 1 xã Thường Phước 1.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm tình nguyện viên của 4 xã Tân Nghĩa, Ba Sao, Gáo Giồng, Phương Thịnh - huyện Cao Lãnh giúp 45 hộ dân sửa chữa nhà cửa bị mưa dông làm thiệt hại, ổn định chỗ ở với giá trị ngày công lao động là 24,9 triệu đồng.

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức giúp dân chằng chống, tu sửa 13 căn nhà tương ứng 78 ngày công, thu hoạch lúa vụ 3 bị ngập lụt tương ứng 95 ngày công, phối hợp với địa phương tổ chức 14 lớp phổ cập bơi cho 360 trẻ em.

- Phát hiện và dập tắt kịp thời các dịch bệnh; tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân ở các vùng khó khăn; kiểm tra và xử lý tình hình ô nhiễm môi trường.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những việc đã làm được

- Công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2014 được các ngành, các cấp chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; phối hợp và hỗ trợ tốt trong công tác ứng phó khắc phục kịp thời; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực nâng cao nhận thức cộng đồng nên đã giảm thiểu các mặt thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Các ngành, các cấp phối hợp, hỗ trợ tốt hơn trong công tác ứng phó và khắc phục kịp thời các hậu quả do thiên tai gây ra. Phương châm “Bốn tại chỗ” và yêu cầu “Ba sẵn sàng” đã được các địa phương chủ động triển khai thực hiện.

- Các thông tin về dự báo, cảnh báo thiên tai được thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các ngành, các cấp và người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó.

- Năng lực về quản lý rủi ro thiên tai của cán bộ các cấp, các ngành và nhận thức người dân từng bước được nâng lên.

- Công tác dạy bơi cho trẻ em, giữ trẻ, cứu hộ cứu nạn được các ngành các cấp triển khai thực hiện hiệu quả.

- Sau khi thiên tai xảy ra, cấp ủy, Ủy ban nhân dân và đoàn thể tại địa phương đã kịp thời huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.

2. Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục

- Hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, giông lốc, sấm sét tiếp tục xảy ra theo hướng tăng trong những năm gần đây, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất của người dân.

- Công tác truyền thông nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai và TKCN còn thiếu thường xuyên. Một bộ phận lớn người dân chưa chủ động trong việc chằng chống nhà cửa, gia cố các công trình kết cấu hạ tầng, phòng, chống gió mạnh, giông lốc, ATNĐ,… dẫn đến thiệt hại về người và tài sản.

- Đa số xã, phường, thị trấn chưa xây dựng các phương án ứng phó thiên tai đối với các công trình, trọng điểm; công tác chuẩn bị theo phương châm “Bốn tại chỗ” và yêu cầu “Ba sẵn sàng” ứng phó thiên tai chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, chưa chủ động ứng phó trong khắc phục sự cố.

- Số trẻ em chết đuối trong thời gian mùa lũ còn nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do gia đình bất cẩn trong việc coi giữ.

- Tình hình sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra mạnh ở nhiều nơi; còn nhiều hộ dân sinh sống trong vùng đang diễn ra sạt lở. Công tác di dời dân còn chậm là do đa số các hộ dân không có đất để xây dựng nhà và kinh tế khó khăn.

- Công tác tổng hợp, báo cáo về tình hình thiên tai chưa thường xuyên và kịp thời.

(Chi tiết xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9 kèm theo).

Phần thứ 2

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TKCN NĂM 2015

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ THIÊN TAI

1. Tình hình khí tượng thủy văn

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Đồng Tháp về tình hình khí tượng thủy văn mùa khô năm 2014 - 2015 như sau:

- Nền nhiệt độ trong mùa khô 2014-2015 ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN, đầu tháng 5/2015 và ở mức 35-36oC.

- Trong mùa khô có thể xuất hiện các đợt mưa trái mùa. Lượng mưa trong mùa khô ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN.

- Mực nước trong các tháng đầu mùa khô tại các nơi trong tỉnh ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 0,2 - 0,4m, đến giữa và cuối mùa khô mực nước các nơi xuống thấp dần và ở mức xấp xỉ và thấp TBNN.

2. Tình hình thiên tai

- Mực nước đỉnh lũ năm 2014 trên sông Cửu Long ở mức thấp và thời gian duy trì đỉnh lũ ngắn nên tổng lượng dòng chảy ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với TBNN. Vì vậy, các địa phương cần chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với tình trạng khô hạn trong mùa khô 2014 - 2015.

- Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như khô hạn, dông lốc, gió mạnh, sấm sét tiếp tục xảy ra từ cuối tháng 3 cho đến tháng 10 năm 2015.

- Sạt lở bờ sông sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các xã Thường Phước 1, Long Khánh A, Long Thuận - huyện Hồng Ngự, xã Tân Bình, An Phong, Bình Thành - huyện Thanh Bình; các xã Hòa An, Tân Thuận Đông, Tịnh Thới và phường 11 - thành phố Cao Lãnh; xã Mỹ An Hưng B - huyện Lấp Vò, xã An Hiệp - huyện Châu Thành.

II. YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Yêu cầu

Triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015 ngay từ đầu năm; chủ động thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” và yêu cầu “Ba sẵn sàng”.

2. Mục tiêu

Chủ động ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai gây ra. Bảo vệ an toàn các công trình kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống và khắc phục nhanh hậu quả do thiên tai gây ra; đảm bảo hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường, thuận lợi.

3. Các chỉ tiêu kế hoạch

- Đảm bảo an toàn cho 100% diện tích sản xuất nông nghiệp.

- Đảm bảo an toàn cho 100% các công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- Đảm bảo an toàn tính mạng cho 100% hộ dân sinh sống ở các vùng ngập sâu, vùng sạt lở; 90% trẻ em từ 7 - 15 tuổi tự bảo vệ được mình trong thời gian lũ lụt.

- Đảm bảo 100% người dân có đủ lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh khi xảy ra thiên tai nghiêm trọng như lũ lớn, bão,...

- Đảm bảo 80% người dân biết được thông tin về dự báo, cảnh báo thiên tai.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU (chi tiết xem phụ lục 5, 6 kèm theo)

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015.

- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2014 và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015; sau mỗi giai đoạn tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và triển khai thực hiện phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão, các phương án bảo vệ các khu vực và công trình trọng điểm; riêng cấp xã phải triển khai thực hiện các phương án ứng phó đến tận hộ dân.

- Thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai; triển khai thực hiện Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, các ngành.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác chuẩn bị ứng phó tình huống thiên tai và tổ chức ứng phó kịp thời khi trường hợp thiên tai khẩn cấp xảy ra. Giải quyết nhanh các khó khăn vướng mắc ở cơ sở.

- Điều tra thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại và lập kế hoạch khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Tổng kết đánh giá kết quả công tác phòng, chống thiên và TKCN giai đoạn 2011 - 2015, lập kế hoạch phòng, chống thiên và TKCN giai đoạn 2016 - 2020.

2. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền

- Phát hành các bản dự báo, cảnh báo về tình hình khí tượng thủy văn 10 ngày, tháng, mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, sạt lở bờ sông và thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp và nhân dân biết chủ động phòng tránh.

- Thực hiện Dự án đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Ủy ban sông Mê kông Việt Nam thực hiện dự án Nghiên cứu thí điểm ứng phó với lũ lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Tam Nông.

- Thực hiện Đề án “phòng chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2015, trong đó xây dựng 2 Trạm cảnh báo sớm giông lốc, sấm sét tại huyện Cao Lãnh, Lấp Vò.

- Hướng dẫn và nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, nhân dân chủ động gia cố, chằng chống nhà cửa, các công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn khi giông lốc, sấm sét, bão xảy ra.

- Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn về phòng, chống bão và.

- Cập nhật và thông báo mực nước tại 28 Trạm thủy văn nội đồng theo hệ ĐT để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng

- Thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung vào việc đào tạo tập huấn viên các cấp; phổ biến các tài liệu truyền thông về phòng, chống các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

- Tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và quản lý công trình thủy lợi an toàn trước thiên tai.

- Phối hợp với các Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, trong đó cần tập trung vào các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức cộng đồng.

4. Công tác bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước

- Vận động và hỗ trợ di dời 1.900 hộ dân vùng sạt lở, vùng ngập sâu đến nơi an toàn và các cụm tuyến dân cư đã hoàn thành.

- Tổ chức 376 nhóm trẻ cộng đồng, coi giữ 6.619 cháu, mở thêm các điểm giữ trẻ bán trú ở nông thôn khi lũ lớn xảy ra.

- Tổ chức 1.009 lớp dạy bơi cho 27.725 trẻ em từ 7 - 15 tuổi.

- Duy trì 486 đội cứu hộ cứu nạn, với 3.263 thành viên, trong đó có 257 chốt cứu hộ cứu nạn xung yếu, với 1.673 thành viên. Mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho công tác cứu hộ cứu nạn.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh; tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân ở các vùng khó khăn; kiểm tra và xử lý tình hình ô nhiễm môi trường.

- Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, vật tư, phương tiện, kinh phí hỗ trợ nhân dân di dời khi có lũ lớn, bão và thiên tai xảy ra.

5. Công tác bảo vệ sản xuất

- Trên cơ sở dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng lịch thời vụ xuống giống thích hợp để né lũ và phòng tránh dịch bệnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết khô hạn và lũ lớn xảy ra.

- Chủ động bơm tưới chống hạn, tiêu úng bảo vệ an toàn cho 570.000ha sản xuất nông nghiệp năm 2015 (cây lúa 510.000 ha; hoa màu, cây kiểng, cây công nghiệp ngắn ngày 35.000 ha và cây ăn trái 25.000 ha).

- Kiểm tra, gia cố bảo vệ an toàn các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; đảm bảo sản xuất liên tục và an toàn trong mọi tình huống.

6. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phòng, chống thiên tai theo hướng đa mục tiêu

- Nạo vét các kênh rạch bị cạn kiệt, đảm bảo đủ nước tưới cho lúa Đông xuân, Hè thu, Thu đông, vườn cây ăn trái và nước sinh hoạt của nhân dân.

- Xây dựng hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu trong các cụm tuyến dân cư giai đoạn 2.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kết cấu hạ tầng:

+ Dự án nâng cấp đê cấp III, đê bao chống lũ bảo vệ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng. Kế hoạch Duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2015 tỉnh Đồng Tháp;

+ Tiểu dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (vốn ADB);

+ Thực hiện Dự án khắc phục cấp bách sạt lở bờ sông Tiền tại phường 11, thành phố Cao Lãnh.

- Quyết định công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, với chiều dài khoảng 2.100m (Quyết định số 358/QĐ-UBND.HC ngày 26/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh) và phương án khắc phục.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các dự án nâng cấp các kênh: Nha Mân - Tư Tải, Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, Cần Thơ - Huyện Hàm, Đồng Tiến Lagrange và An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông.

- Tiếp tục thực hiện Tiểu dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh trục thoát lũ và cung cấp nước tưới tiêu cho vùng Đồng Tháp Mười (vốn ADB), gồm 04 công trình kênh: Kháng Chiến, Thống Nhất, Tân Công Chí - Đốc Vàng Hạ và Kênh Cái Cái.

- Các ngành, các cấp sửa chữa và nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng được giao quản lý.

7. Công tác cứu trợ

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ và huy động lực lượng tại chỗ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất.

- Điều tra đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại sửa chữa nhà cửa; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, trang thiết bị, kinh phí để người dân phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp kêu gọi vận động giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại; tổ chức tiếp nhận và phân phối nhanh hàng cứu trợ cho cho gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

8. Giải pháp về vốn

- Ủy ban nhân dân các cấp trích ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động tại phụ lục 5 kèm theo.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, ưu tiên sử dụng cho việc nâng cao năng lực và chuyển giao khoa học công nghệ.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ Quỹ Phòng, chống thiên tai.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai; tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với các vùng bị thiệt hại do thiên tai.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Để công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015 đạt hiệu quả cao, các ngành, các cấp cần chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại phụ lục 5 kèm theo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối bố trí từ ngân sách và tìm nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện hiệu quả các hoạt động của kế hoạch. Lồng ghép các chương trình, đề án, dự án về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sở Tài chính đề xuất nguồn ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015 theo quy định; tổ chức tiếp nhận, quản lý và cấp phát nguồn vốn do Trung ương phân bổ đến các ngành, các cấp thực hiện.

4. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, hiệu quả.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; lồng ghép các nội dung phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; định kỳ hàng Quý báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ kế hoạch chung của tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được giao chủ trì thực hiện các chương trình, đề án, dự án phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, hoạt động trong kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh, các ngành, các cấp lập và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2015 của các ngành, các cấp thật cụ thể, để việc thực hiện kế hoạch được thống nhất và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo PCTT TW;
- Ủy ban Quốc gia TKCN;
- TT.TU, TT.HDND tỉnh;
- CT và các Phó CT UBND tỉnh;
- TV Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dương

 


PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Lĩnh vực

Hạng mục

Đơn vị

Hồng Ngự

TX Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp Vò

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

1

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Lúa Đông xuân thu hoạch

Ha

11.726

9.018

21.500

30.300

20.964

31.847

3.032

37.444

14.343

13.570

12.020

1.668

207.431

Lúa Hè thu thu hoạch

Ha

11.726

8.992

21.500

29.934

20.862

30.486

1.409

38.171

12.188

11.851

10.294

1.420

198.833

Lúa Thu đông thu hoạch

Ha

3.364

1.677

9.135

6.671

5.125

21.576

1.921

31.014

10.923

9.677

10.999

1.047

113.129

Vườn cây ăn trái

Ha

45

 

228

93

669

5.298

2.499

2.331

2.078

4.157

6.336

1.020

24.754

2

CỨU NẠN CỨU HỘ

Số đội cứu nạn cứu hộ

Đội

34

17

41

44

57

63

53

40

32

30

55

25

491

Số thành viên tham gia

Người

284

126

320

280

240

395

288

256

90

194

559

131

3.163

Số chốt xung yếu

Chốt

18

9

27

15

24

31

37

25

8

9

31

16

250

Số thành viên tham gia

Người

169

70

207

105

107

160

232

121

59

50

232

83

1.595

Người được cứu vớt

Người

 

 

3

 

2

1

 

 

 

 

 

 

6

Phương tiện được cứu vớt

Chiếc

 

 

 

 

8

1

 

 

 

 

 

 

9

Giá trị tài sản được cứu vớt

Tr.đ

 

 

3

 

170

17

 

 

 

 

 

 

190

3

DẠY BƠI

Kế hoạch mở lớp

Lớp

93

78

82

83

87

95

92

90

85

75

87

70

1.017

Trẻ em học bơi

Em

2.325

1.950

2.050

2.075

2.175

2.375

2.300

2.250

2.125

1.875

2.175

1.750

25.425

Đã mở lớp

Lớp

108

78

82

83

87

95

96

91

95

75

83

71

1.044

Trẻ đã học bơi

Em

2.700

2.366

2.408

2.494

2.741

2.416

2.494

2.279

2.557

2.153

2.376

1.827

28.811

Số em đã biết bơi

 

2.011

2.162

2.006

2.494

2.284

2.416

2.370

2.279

2.456

1.964

1.896

1.759

26.097

4

GIỮ TRẺ

Nhóm trẻ cộng đồng

Nhóm

35

34

9

26

19

110

7

22

57

24

20

3

366

Số trẻ coi giữ

Em

611

676

127

364

241

2.195

126

348

1.210

483

296

67

6.744

5

DI DỜI DÂN

Kết quả di dời dân vùng sạt lở

Hộ

303

 

 

12

364

3

23

 

5

2

27

 

739

Kế di dời dân vào CTDC

Hộ

 

7

49

85

100

114

 

102

141

215

119

1

933

6

TẬP HUẤN

Đề án 1002

Lớp

1

2

1

1

1

1

3

1

1

2

2

1

17

Người tham gia

Người

58

49

18

23

63

74

56

64

26

98

50

49

628

Cứu hộ cứu nạn (HCTĐ)

Lớp

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Người tham gia

Người

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

630

7

CỤM TUYẾN DÂN CƯ

Cụm tuyến dân cư giai đoạn 2

C/T

7

1

6

7

6

3

1

5

3

1

4

2

46

Diện tích quy hoạch phân lô

Ha

87,34

7,82

25,11

39,44

22,87

12,34

4,17

20,27

6,80

6,84

15,21

7,00

255

Tổng kinh phí

Tr.đ

358.405

25.646

88.789

96.242

83.804

34.813

18.025

51.167

24.829

28.389

43.950

28.209

882.268

Nền theo phê duyệt của CP

Hộ

4.790

306

1.780

1.940

1.310

676

200

1.013

582

376

790

468

14.231

Nền quy hoạch được duyệt

Hộ

4.437

451

1.600

1.942

1.310

676

201

1.125

580

421

812

483

14.038

Số hộ được được duyệt

Hộ

4.274

248

1.577

1.942

1.310

615

98

1.013

554

354

608

208

12.801

Đã vào ở

Hộ

2.906

151

791

1.726

1.242

500

24

1.011

485

295

405

152

9.688

8

KÈ CHỐNG XÓI LỞ

Công trình

CT

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2

5

Kế hoạch vốn 2014

Tr.đ

40.700

 

 

 

 

 

 

 

53.900

 

86.800

76.000

257.400

Kết quả thực hiện

Tr.đ

1.350

 

 

 

 

 

 

 

53.260

 

86.800

44.190

185.600

9

CÔNG TRÌNH ĐIỂM

Đê bao chống lũ TT. Sa Rài

Tr.đ

 

 

8007

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.007

Tiểu dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh trục thoát lũ và cung cấp tưới tiêu cho vùng ĐTM. Kế hoạch vốn 2014 là 41,2 tỷđ

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

801

5 công trình kênh do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Kế hoạch vốn năm 2014 23,6 tỷđ

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.119

10

CỨU TRỢ

THIÊN TAI

Tổng số hộ được cứu trợ

Hộ

12

3

34

55

42

103

4

216

28

5

27

10

539

Tổng số tiền cứu trợ

Tr.đ

68,0

10,0

174,5

281,5

214,0

480,0

18,0

1.005

146,5

26,0

115,5

47,0

2.586,0

Hộ có người chết, bị thương

Hộ

 

 

1

3

 

4

2

4

1

2

3

4

24

Số tiền cứu trợ

Tr.đ

 

 

1,5

13,5

 

18,0

6,0

12,0

4,5

9,0

4,5

18,0

87,0

Hộ thiệt hại về nhà ở

Căn

12

3

33

52

42

99

2

212

27

3

24

6

515

Số tiền cứu trợ

Tr.đ

68,0

10,0

173,0

268,0

214,0

462,0

12,0

993,0

142,0

17,0

111,0

29,0

2.499,0

 

PHỤ LỤC 2

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỚI KẾ HOẠCH ĐỀ RA NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Hoạt động

Đơn vị

tính

Thời gian thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Đánh giá %

I

Biện pháp phi công trình

 

 

 

 

 

1

Tổ chức rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và GNTT năm 2013 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014

Cuộc

Quý I

1

1

100%

2

Sau mỗi giai đoạn tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo

Cuộc

Sau mỗi giai đoạn

2

2

100%

3

Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN

Lần

Quý I

1

1

100%

4

Diễn tập cấp xã về phòng, chống thiên tai và TKCN

Cuộc

Quý III

11

11

100%

5

Diễn tập cấp huyện về ứng phó với lũ lớn và bão khẩn cấp cấp xã

Cuộc

Quý III

1

1

100%

6

Di dời dân vùng sạt lở

Hộ

Cả năm

1000

739

74%

7

Tổ chức các đội cứu hộ cứu nạn trực ở nơi xung yếu

Đội

Cả năm

257

250

97%

8

Tổ chức các nhóm trẻ cộng đồng

Nhóm

Cả năm

376

367

98%

9

Dạy bơi cho trẻ em từ 7 đến 15 tuổi

Em

Cả năm

25.425

28.811

113,3%

10

Cấp phát 60 cơ số thuốc phòng chống lụt bão và tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân

Cơ số

Cả năm

60

60

100%

10

Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân di dời khi có lũ lớn và bão xảy ra.

PA

Cả năm

 

Tốt

Tốt

11

Phát hành tài liệu tuyên truyền về thiên tai, biến đổi khí hậu

Bộ

Cả năm

1

1

100%

12

Phát hành các bản dự báo về tình hình khí tượng thủy văn và thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin

Tháng

Cả năm

12

12

100%

13

Báo cáo kết quả thực hiện về UBND và Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương vào ngày 01 hàng tháng

Tháng

Cả năm

12

12

100%

14

Điều tra đánh giá tình hình thiệt hại xác định nhu cầu cứu trợ và lập kế hoạch khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra

Cả năm

Khi thiên tai xảy ra

 

Tốt

Tốt

15

Huy động các đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại

Tr.đ

Khi thiên tai xảy ra

 

Tốt

Tốt

16

Tập huấn cho cán bộ cấp xã, huyện về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai và quản lý công trình thủy lợi, cứu hộ cứu nạn

Lớp

Cả năm

6

6

100%

17

Thực hiện Đề án 1002 về nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Tr.đ

Cả năm

523

523

100%

II

Biện pháp công trình

 

 

 

 

 

1

Tiểu dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh trục thoát lũ và cung cấp tưới tiêu cho vùng Đồng Tháp Mười

Tr.đ

Cả năm

41.200

801

2%

2

Nâng cấp đê bao đê bao Sa Rài

Tr.đ

Cả năm

15.000

5.007

33%

3

Xây dựng cụm tuyến dân cư giai đoạn II

CT

Cả năm

53

53

100%

4

Xây dựng công trình kè chống sạt lở

CT

Cả năm

5

5

100%

5

Thực hiện đề án Phòng, chống sét đánh

CT

Cả năm

2

2

100%

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Loại thiệt hại

Hạng mục

Đơn vị

Hồng Ngự

TX. Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp Vò

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng thiệt hại

Số lượng

Đ.giá (Tr.đ)

Giá trị (Tr.đ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

I

NGƯỜI

NG

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

NG01

Người chết

Người

1

2

0

0

0

3

0

2

4

0

0

1

13

 

 

 

 

NG011

Người lớn

Người

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

NG012

Trẻ em (dưới 16 tuổi)

Người

1

1

 

 

 

2

 

2

 

 

 

 

11

 

 

2

 

NG02

Người bị thương

Người

 

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

5

 

 

 

 

NG021

Người lớn

Người

 

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

5

 

 

 

 

NG022

Trẻ em (dưới 16 tuổi)

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

II

DÔNG

 

Nhà cửa, TH, CSSXKD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.020

1

LỐC

NH01

Nhà sập

Căn

0

0

11

12

34

33

0

60

11

3

8

0

172

 

 

 

 

NH011

Nhà kiên cố

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

100

0

 

 

NH012

Nhà bán kiên cố

Căn

 

 

 

7

34

33

 

 

4

3

 

 

81

20

1.620

 

 

NH013

Nhà tạm

Căn

 

 

11

5

 

 

 

59

7

 

8

 

90

15

1.350

 

 

NH014

Nhà xe giáo viên

Ph

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

50

50

 

 

NH015

Trụ sở cơ quan sập

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

30

0

 

 

NH016

Cơ sở SXKD sập

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

50

0

2

 

NH02

Nhà tốc mái, xiêu vẹo

 

2

 

47

32

10

99

1

219

41

12

16

0

479

 

3.260

 

 

NH021

Nhà kiên cố

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

50

0

 

 

NH022

Nhà bán kiên cố

Căn

 

 

 

26

10

97

1

 

 

12

 

 

146

10

1.460

 

 

NH023

Nhà tạm

Căn

2

 

47

6

 

 

 

213

40

 

16

 

324

5

1.620

 

 

NH024

Phòng học

Ph

 

 

 

 

 

2

 

6

1

 

 

 

9

20

180

 

 

NH025

Trụ sở cơ quan

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

10

0

 

 

NH026

Cơ sở SXKD, chợ

CS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

100

0

 

 

NH027

Nhà kho

Kho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

300

0

3

 

CT03

Công trình

 

0

0

0

0

0

1

2

569

0

0

0

0

572

 

137

 

 

CT031

Trụ điện gẫy đổ

Cột

 

 

 

 

 

1

 

7

 

 

 

 

8

5

40

 

 

CT032

Đường dây trung thế

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

5

0

 

 

CT033

Đường dây hạ thế

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

5

0

 

 

CT034

Thông tin liên lạc

Trạm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

15

0

 

 

CT035

Dây thông tin bị đứt

Mét

 

 

 

 

 

 

 

517,0

 

 

 

 

517

0,005

2,59

 

 

CT036

Cây gẫy đổ ngã

Cây

 

 

 

 

 

 

2

45

 

 

 

 

47

2

94

4

SẢN

NN04

Nông nghiệp

 

139

202

642

 

3.260

 

 

10.806

54

 

 

 

15.103

 

38.967

 

XUÁT

NN041

Lúa Hè thu

Ha

 

 

625,0

 

 

 

 

 

54

 

 

 

679

5,5

3.731,8

 

NÔNG

NN042

Lúa Thu Đông

Ha

139

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.700

 

NGHIỆP

 

Mất trắng 100%

Ha

78

140

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

78

 

 

 

 

 

Thiệt hại 1 phần (30-60%)

Ha

61

62

17,0

 

 

 

 

10.806

 

 

 

 

10.946

2,5

27.015

 

 

NN043

Lúa Đông Xuân

Ha

 

 

 

 

3.260

 

 

 

 

 

 

 

3.260

2

6.520

 

 

NN044

Hoa màu, cây kiểng

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

10

0

 

 

NN045

Vườn cây ăn trái

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

45

0

5

 

THK05

Thiệt hại khác

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

0

III

SẠT

SL

Các mặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

30.187

 

LỞ

SL01

Xã có khả năng bị SL

7

3

 

3

6

6

6

 

7

4

2

4

48

 

 

 

BỜ

SL02

Xã đang bị sạt lở

7

3

 

0

5

6

6

 

5

2

2

4

40

 

 

 

SÔNG

SL03

Điểm có nguy cơ bị SL

Điểm

4

4

 

0

0

10

12

 

0

7

4

25

66

 

 

 

 

SL04

Chiều dài bị sạt lở

Km

1,23

 

 

 

13,46

11,48

1,700

 

2,76

0,27

0,45

0,16

31,503

 

 

 

 

SL05

Diện tích đã bị sạt lở

Ha

1,168

 

 

 

8,719

0,19

0,852

 

0,3673

0,0398

0,83

0,120

12,288

1.500

18.432

 

 

SL06

Hộ trong vành đai SL

Hộ

645

11

 

63

1.306

163

85

 

40

38

79

42

2.472

 

 

 

 

SL07

Hộ dân đã di dời

Hộ

303

 

 

12

364

3

23

 

5

2

27

 

739

 

7.382

 

 

SL08

Hộ cần tiếp tục di dời

Hộ

342

11

 

51

942

160

62

 

35

36

52

42

1.733

 

 

 

 

SL09

Nhà sập đổ, cuốn trôi

Căn

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

NH091

Nhà kiên cố

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

100

 

 

 

NH092

Nhà bán kiên cố

Căn

2

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

2

40

80

 

 

NH093

Nhà tạm

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

NH10

Nhà tháo dỡ di dời

Căn

1

 

 

 

 

9

 

 

 

 

1

0

11

 

 

 

 

NH101

Nhà kiên cố

Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

50

50

 

 

NH102

Nhà bán kiên cố

Căn

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

11

20

220

 

 

NH103

Nhà tạm

Căn

1

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

NH11

Thiệt hại khác

Tr.đ

23

 

 

 

 

 

4.000

 

 

 

 

 

4.023

 

4.023

IV

THIỆT

 

Các mặt

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

HẠI

CT07

 

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁC

CT08

 

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG THIỆT HẠI

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

75.571

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH NGƯỜI CHẾT DO THIÊN TAI GÂY RA NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Quê quán

Ngày chết

Nguyên nhân

Nam

Nữ

 

 

 

1

Lê Văn Quang

1967

 

Ấp Mỹ Phú Cù Lao, TT Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh

07/4/2014

Sét đánh tại nhà

2

Đào Văn Mỹ

1981

 

Ấp Tân Hòa Thuận, xã Tân Hội, TX. Hồng Ngự

17/5/2014

Sét đánh khi đang làm đồng

3

Võ Huỳnh An Thuyên

 

2013

Ấp Hưng Qưới 1, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò

11/7/2014

Đuối nước

4

Lê Văn Tho

2008

 

Ấp An Phong, xã Định An, huyện Lấp Vò

09/8/2014

Đuối nước

5

Dương Hoàng Thái

2012

 

Ấp Tân Hòa Thuận, xã Tân Hội, Tx. Hồng Ngự

18/8/2014

Đuối nước

6

Lê Thị Thùy Dung

 

2011

Ấp 4, xã Giáo Giồng, huyện Cao Lãnh

23/8/2014

Đuối nước

7

Nguyễn Chí Khanh

2009

 

Ấp Bình Hòa, Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò

23/8/2014

Đuối nước

8

Lê Minh Tiến

2011

 

Ấp Long Phước, Long Khánh A, huyện Hồng Ngự

04/9/2014

Đuối nước

9

Nguyễn Văn Hường

2012

 

Ấp 6, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh

10/9/2014

Đuối nước

10

Nguyễn Gia Bảo

2013

 

Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười

21/9/2014

Đuối nước

11

Nguyễn Thị Anh Thư

 

2011

35/30/1, khóm Tân Bình, phường An Hòa, Tp. Sa Đéc

24/9/2014

Đuối nước

12

Huỳnh Thanh Giàu

2012

 

Ấp 6B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười

04/10/2014

Đuối nước

13

Đoàn Văn Nhớ

2008

 

Ấp An Thạnh, Bình Thành, huyện Lấp Vò

14/10/2014

Đuối nước

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NĂM 2015
(Kèm theo Kế hoạch số 93 /KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí (Tr.đ)

Thời gian thực hiện

1

Nhiệm vụ

Tổ chức rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2014 và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2015

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh

Các ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thị xã, thành phố

 

Quý I

2

Nhiệm vụ

Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và TKCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh

Các ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, TX, TP

 

Quý I

3

Nhiệm vụ

Sau mỗi giai đoạn tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh

Các ban ngành, đoàn thể tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, TX, TP

 

Sau mỗi giai đoạn

4

Nhiệm vụ

Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, thiên tai và TKCN các cấp

Ủy ban nhân các cấp, Thủ trưởng các ngành

Các ban ngành, đoàn thể

 

Quý I

5

Nhiệm vụ

Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ huy Phòng, thiên tai và TKCN các cấp, các ngành

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, các ngành

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, các ngành

 

Quý I, II

6

Nhiệm vụ

Thực hiện Quỹ Phòng, chống thiên tai

Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TKCN các cấp

Các ngành, đoàn thể có liên quan

 

Cả năm

7

Nhiệm vụ

Xây dựng và thực hiện phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão

Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành

Các ngành, đoàn thể có liên quan

 

Quý I

8

Nhiệm vụ

Xây dựng phương án ứng phó cho các vùng, công trình trọng điểm

Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành

Các ngành, đoàn thể có liên quan

 

Quý I, II

9

Nhiệm vụ

Phát hành các bản dự báo về tình hình khí tượng thủy văn

Trung tâm KTTV Đồng Tháp

Ban Chỉ huy Phòng, thiên tai và TKCN các cấp

60

Cả năm

10

Nhiệm vụ

Phát hành tài liệu tuyên truyền về phòng ngừa thiên tai, BĐKH

Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và TKCN các ngành, các cấp

Các ngành, đoàn thể các cấp có liên quan

500

Quý II. III

11

Nhiệm vụ

Tổ chức đội cứu hộ cứu nạn. Mua sắm các trang thiết bị

Hội chữ Thập đỏ các cấp

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

7.588

Cả năm

12

Chương trình

Tổ chức 1.900 hộ dân vùng ngập sâu, sạt lở di dời đến nơi an toàn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ủy ban nhân dân các cấp

19.000

Cả năm

13

Nhiệm vụ

Giữ trẻ bán trú tập trung

Ngành Giáo dục và Đào tạo

Các ngành, đoàn thể có liên quan

1.500

Cả năm

14

Chương trình

Dạy bơi cho trẻ em từ 7 đến 15 tuổi

Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

1.650

Quý II,III

15

Nhiệm vụ

Tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân

Ngành Y tế

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

3.000

Cả năm

16

Nhiệm vụ

Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân khi thiên tai xảy ra.

Công an Đồng Tháp, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Đội Biên phòng

Các ban ngành, đoàn thể có liên quan

Theo kế hoạch cụ thể của từng ngành

Cả năm

17

Nhiệm vụ

Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Ủy ban nhân dân các cấp

Cấp ủy, đoàn thể các cấp

3.000

Cả năm

18

Nhiệm vụ

Vận động các đơn vị và cá nhân trong tỉnh giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại

Ủy ban Mặt trận tổ quốc và Sở Lao động -Thương Binh và Xã hội

Các ngành, đoàn thể có liên quan

20.000

Khi thiên tai nghiêm trọng xảy ra

19

Dự án

Đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn Đồng Tháp

Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT vàTKCN Tỉnh

Các ngành, huyện, thị xã, thành phố có liên quan

1.757

Cả năm

20

Đề án

Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2015

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai vàTKCN Tỉnh

Ban Chỉ huy PCTT vàTKCN huyện, TX, TP có liên quan

840

Quý II, III

21

Đề án 1002

Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN Tỉnh

Các ngành, đoàn thể, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN huyện, TX, TP

420

Cả năm

22

Dự án

Nghiên cứu thí điểm ứng phó lũ lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Tam Nông

Ủy ban sông Mê kông Việt Nam

Các ngành, đoàn thể Tỉnh có liên quan, UBND huyện Tam Nông

-

Quý I., II

23

Dự án

Xây dựng quy hoạch thủy lợi thích ứng với diễn biến lũ và biến đổi khí hậu-nước biển dâng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ngành, đoàn thể Tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chưa bố trí vốn

Cả năm

24

Dự án

Nạo vét các kênh rạch bị cạn kiệt

Ủy ban nhân huyện, TX, TP

Các ngành có liên quan

150.000

Quý I-III

25

Dự án

Gia cố đê bao bảo vệ sản xuất và dân cư

UBND huyện, TX, TP

Các ngành có liên quan

20.000

Cả năm

26

Chương trình

Xây dựng các hạ tầng thiết yếu tại cụm tuyến dân cư giai đoạn 2

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chưa bố trí vốn

Cả năm

27

Dự án

Nâng cấp Đê bao chống lũ bảo vệ thị trấn Sa Rài

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Tân Hồng

Chưa bố trí vốn

Cả năm

28

Dự án

Kè bảo vệ khu vực thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ngành và địa phương có liên quan

Chưa bố trí vốn

Cả năm

29

Dự án

Nâng cấp công trình kênh trục lớn: Nha Mân-Tư tải, Mương Khai, Cần Thơ-Huyện Hàm, Đồng Tiến Lagrange, An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ngành và địa phương có liên quan

Chưa bố trí vốn

Cả năm

30

Dự án

Cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh trục thoát lũ, cung cấp nước tưới tiêu cho vùng Đồng Tháp Mười (nguồn vốn ADB) gồm: Cái Cái, Thống Nhất, Kháng Chiến, Tân Công Chí - Đốc Vàng Hạ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan

Chưa bố trí vốn

 

 

PHỤ LỤC 6

NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TKCN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Nhiệm vụ được phân công

Điện thoại

 

 

 

Cơ quan

Di động

1

Ông Nguyễn Văn Dương

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Trưởng Ban, phụ trách chung

3853742

0913967288

2

Ông Nguyễn Thanh Hùng

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Phó Trưởng ban thường trực, trực tiếp giúp Trưởng Ban chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3853742

913967288

3

Ông Nguyễn Văn Công

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Phó Trưởng ban, phụ trách công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai

3856225

0903818719

4

Ông Nguyễn Hồng Hải

Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh

Phó trưởng ban, phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn thiên tai

3881539

0919969709

5

Ông Đặng Ngọc Lợi

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Ủy viên thường trực, phụ trách Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tỉnh;

3870596

0913967970

6

Ông Lê Trung Hải

Phó Giám đốc Công an Tỉnh

Ủy viên, phụ trách công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Hồng Ngự

 

0913887176

7

 

Phó Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh

Ủy viên; tham gia công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện Tân Hồng

 

 

8

Ông Nguyễn Duy Thông

Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

Ủy viên, phụ trách công tác an ninh biên giới; tham gia công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thị xã Hồng Ngự

3985688

0913126594

9

Ông Lê Văn Lũy

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ủy viên, phụ trách công tác lập kế hoạch đầu tư và kiểm tra việc thực hiện đầu tư các công trình phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và TKCN; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Tháp Mười

3852734

0918015900

10

Ông Võ Anh Tài

Phó Giám đốc Sở Tài Chính

Ủy viên, phụ trách về tài chính phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Sa Đéc

3857879

0913938558

11

Ông Võ Minh Tâm

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy viên, phụ trách công tác phòng chống sạt lở bờ sông, suy thoái và ô nhiễm môi trường; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Cao Lãnh

3852096

0903934153

12

Ông Lê Hữu Dư

Phó Giám đốc Sở Công thương

Ủy viên, phụ trách công tác đảm bảo an toàn công nghiệp, điện lực, thương mại, dịch vụ; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lấp Vò

 

0913126622

13

Ông Phạm Văn Tổng

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải

Ủy viên, phụ trách về lĩnh vực an toàn giao thông;; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lai Vung

3875978

0972678899

14

Ông Đinh Xuân Hoàng

Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ủy viên, phụ trách công tác bố trí tái định cư hộ dân vùng ngập sâu, sạt lở; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Thanh Bình

3877093

0913882393

15

Ông Bùi Thành Nhơn

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Ủy viên, phụ trách về chính sách xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3851606

0903986529

16

Đoàn Tấn Bửu

Phó Giám đốc sở Y tế

Ủy viên, phụ trách công tác cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa bàn huyện Cao Lãnh

3851160

0905257787

17

Ông Trần Thanh Liêm

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Ủy viên, phụ trách công tác giữ trẻ bán trú tập trung và bảo vệ học sinh; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Châu Thành

3851022

0918054261

18

Ông Nguyễn Hữu Phục

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Ủy viên, phụ trách công tác đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; tham gia thông tin tuyên truyền về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, đôn đốc và theo dõi công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Tam Nông

3877989

0913967914

19

Ông Nguyễn Thanh Hùng

Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình

Ủy viên: phụ trách công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3854364

0913882628

20

Ông Khương Lê Bình

Giám đốc Trung tâm KTTV Đồng Tháp

Ủy viên, phụ trách công tác dự báo khí tượng thủy văn; cung cấp các thông tin về tình hình khí tượng thủy văn cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh

3881845

0989221336

21

Ông Lê Văn Hùng

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi

Ủy viên, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh: phụ trách công tác tổng hợp tình hình và kết quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3501289

0913967280

22

Ông Võ Hoàng Cương

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Ủy viên, phụ trách công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai

3852776

0123400742 8

23

Bà Nguyễn Thị Hiền

Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Ủy viên, phụ trách công tác vận động phụ nữ tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3856250

0913811951

24

Ông Võ Chí Hiếu

Phó Bí thư tỉnh Đoàn

Ủy viên, phụ trách công tác vận động thanh niên tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3852216

0932958123

25

Ông Hồ Ngọc Lợi

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Ủy viên, phụ trách công tác vận động nông dân tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

3851253

0913687321

26

Ông Nguyễn Đình Đức

Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp

Ủy viên, tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai

3856869

0913628353

 

PHỤ LỤC 7

MỰC NƯỚC ĐỈNH LŨ TỪ NĂM 2000 - 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: cm

TT

Năm

Trạm Thủy văn

Tân Châu

Hồng Ngự

Sa Rài

Tràm Chim

Trường xuân

Cao Lãnh

Mỹ An

Sa Đéc

1

2000

506

492

561

412

358

261

311

205

2

2001

478

455

495

372

321

241

273

198

3

2002

482

458

498

376

328

256

281

208

4

2003

406

380

383

288

211

205

196

169

5

2004

440

429

449

339

270

232

218

188

6

2005

436

430

438

338

277

237

230

186

7

2006

417

401

418

312

254

222

220

168

8

2007

408

392

397

303

237

230

201

194

9

2008

377

362

356

277

207

216

184

175

10

2009

412

405

412

302

229

214

179

189

11

2010

320

315

295

236

179

210

163

170

12

2011

486

498

546

381

327

258

262

194

13

2012

325

329

308

249

198

223

187

166

14

2013

435

433

448

333

261

242

237

185

15

2014

395

383

372

258

182

227

188

180

 

TBNN

422

411

425

318

256

232

222

185

 

PHỤ LỤC 8

MỰC NƯỚC ĐỈNH LŨ NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

TÊN TRẠM

Đỉnh lũ TBNN

Đỉnh lũ 2011

Đỉnh lũ 2013

Đỉnh lũ 2014

SS TBNN

SS 2011

SS 2013

So với mức báo động

Hmax

Ngày

BĐ I

BĐ II

BĐ III

1

Viêntinane - Lào

1.077

1.062

962

933

25/9

-144

-129

-29

 

 

 

2

Pakse - Lào

1.189

1.311

1.230

1.178

07/8

-11

-133

-52

 

 

 

3

Kratie - Lào

2.142

2.288

2.269

2.279

07/8

137

-9

10

 

 

 

4

PhnomPenh Port - Campuchia

991

1.086

1.026

982

11/8

-9

-104

-44

 

 

 

5

TT. Tân Châu - tỉnh An Giang

422

486

435

395

13/8

-27

-91

-40

45

-5

-55

6

Thường Thới Tiền - H. Hồng Ngự

 

 

499

459

14/8

 

 

-40

 

 

 

7

Thường Thới Hậu A - H. Hồng Ngự

 

 

 

449

14/8

 

 

 

 

 

 

8

Trạm Thủy văn Tx - Hồng Ngự

411

498

433

383

14/8

-28

-115

-50

43

-7

-57

9

TT. Sa Rài - H. Tân Hồng

425

546

448

372

14/8

-53

-174

-76

2

-48

-98

10

Giồng Găng - H. Tân Hồng

 

 

 

314

15/8

 

 

 

 

 

 

11

Lương Sơn Ngọc - H. Tân Hồng

 

 

 

350

16/8

 

 

 

 

 

 

12

TT. Tràm Chim - H. Tam Nông

318

381

333

258

18/8

-60

-123

-75

8

-42

-92

13

Tân Công Sính - H. Tam Nông

 

 

 

253

19/8

 

 

 

 

 

 

14

TT. Thanh Bình - H. Thanh Bình

 

 

 

270

14/8

 

 

 

70

20

-30

15

Trường Xuân - H. Tháp Mười

256

327

261

182

15/10

-74

-145

-79

32

-18

-68

16

TT. Mỹ An - H. Tháp Mười

222

262

237

188

19/10

-34

-74

-49

58

8

-42

17

Phà Cao Lãnh - Tp. Cao Lãnh

232

258

242

227

10/10

-5

-31

-15

37

17

-3

18

Cần Lố - H. Cao Lãnh

 

 

 

217

10/10

 

 

 

27

7

-13

19

Lấp Vò

 

 

 

200

14/8

 

 

 

0

-20

-40

20

TT. Lai Vung - H. Lai Vung

 

 

 

183

14/8

 

 

 

3

-17

-37

21

Trạm Thủy văn TP. Sa Đéc

185

194

185

180

10/10

-5

-14

-5

15

5

-5

22

TT. Cái Tàu Hạ - H. Châu Thành

 

 

 

224

10/10

 

 

 

64

54

44

 

PHỤ LỤC 9

BIỂU ĐỒ MỰC NƯỚC LŨ TẠI CÁC TRẠM THỦY VĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 93 /KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 93/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngày 08/05/2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.088

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.112.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!