Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 640/KH-UBND 2019 phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 640/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 12/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 640/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 12 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC KẠN, MÙA KHÔ NĂM 2019 - 2020

Căn cứ Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 481/CĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch PCCCR tỉnh Bắc Kạn, mùa khô năm 2019 - 2020 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai công tác PCCCR với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có. Chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng trin khai phương án chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế thấp nhất số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Chủ động thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các Sở, ban, ngành, đơn vị và chủ rừng đối với công tác PCCCR.

2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định về PCCCR theo Luật Lâm nghiệp, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 15/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật lâm Nghiệp (Nghị định 156), Chỉ thị s10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 10), Công điện số 481/CĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (Công điện số 481), Kế hoạch số 375/KH-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

- Các chủ rừng có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ và thực hiện các biện pháp PCCCR trên diện tích rừng được giao quản lý. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng trong những ngày nắng nóng, khô hanh nguy cơ cháy rừng cao để phát hiện kịp thời tchức chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

II. NỘI DUNG PCCCR

1. Phòng cháy rừng

1.1. Kiện toàn lực lượng, bổ sung phương án, xây dựng kế hoạch PCCCR:

- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, 08 Ban Chỉ đạo cấp huyện, 122 Ban Chỉ huy cấp xã và các tổ, đội PCCCR tại chỗ ở các thôn, bản. Bổ sung phương án, xây dựng kế hoạch PCCCR mùa khô 2019-2020 phù hợp với đặc điểm, tình hình, khả năng và nguồn lực của địa phương đphát huy hiệu quả PCCCR.

- Tổ chức rà soát, xác định vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng (trên bản đồ và thực địa) mức độ kiểm soát của chủ rừng, cấp xã, cấp huyện.

- Các chủ rừng là Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bắc Kạn, Ban Quản lý rừng đc dụng, đơn vị vũ trang, các tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, thuê rừng thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR theo quy định tại Nghị định số 156. Trong đó, thực hiện thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy, tổ, đội, rà soát xác định diện tích khu rừng có nguy cơ cháy, nắm chắc các tuyến đường, đường mòn dẫn đến khu rừng (trên bản đồ và thực địa), các phương tiện, trang thiết bị, hậu cần cần thiết để thực hiện hiệu quả PCCCR.

- Các lực lượng quân sự, công an, kiểm lâm các cấp chủ động thực hiện và tham mưu giúp chính quyền địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; duy trì công tác phối hợp theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ, các quy chế phối hợp đã ký kết trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

- Tổ chức 1 cuộc diễn tập PCCCR cấp xã tại huyện Chợ Đồn. Sửa chữa 22 biển tuyên truyền và biển cấp dự báo cháy rừng.

1.2. Công tác tuyên truyền:

- Các ngành chức năng, chính quyền địa phương chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Nhà nước về PCCCR tới nhân dân, chủ rừng trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, các cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn tnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm xây dựng các chuyên mục, tin bài thường xuyên đưa tin cảnh báo về nguy cơ cháy rừng, nêu gương các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác PCCCR.

- Các đơn vị kiểm lâm và cộng đồng thôn, bản tchức thực hiện sửa chữa các biển tuyên truyền, biển cấp dự báo cháy rừng bị hỏng nhm phát huy tốt việc tuyên truyền, cảnh báo kịp thời về cấp độ cảnh báo cháy rừng.

- Các tổ chức hội, đoàn thể các cấp quan tâm phổ biến tuyên truyền công tác PCCCR đến các hội viên, đoàn viên, người dân biết và thực hiện.

1.3. Cảnh báo nguy cơ cháy rừng:

- Cơ quan thường trực PCCCR các cấp thường xuyên cập nhật kịp thời cp dự báo cháy rừng trên hệ thng thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để tham mưu giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Chỉ huy cấp xã sẵn sàng thực hiện các biện pháp chữa cháy rừng và đ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biển cấp dự báo đến người dân, chủ rừng biết chủ động thực hiện PCCCR.

- Cơ quan Kiểm lâm duy trì phân công, bố trí lực lượng hực PCCCR trong 6 tháng mùa khô (từ ngày 01/11/2019 đến hết ngày 30/4/2020) để tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình cháy rừng.

- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan Báo trí Trung ương thường trú tại Bắc Kạn phối hp thực hiện thông tin cảnh báo cháy rừng để chính quyền địa phương, người dân thực hiện tốt công tác PCCCR.

1.4. Thực hiện các biện pháp lâm sinh phòng cháy rừng:

- Đối với các khu rừng trồng tập trung các chủ rừng phải thực hiện làm đường băng cản lửa ngay từ khi trồng rừng; thực hiện phát dọn, vệ sinh đường băng đã có trên diện tích các khu rừng trồng.

- Lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn các chủ rừng thực hiện tốt việc xử lý thực bì để trồng rừng, vệ sinh rừng sau khai thác rừng, chăm sóc rừng trồng năm 1, 2, 3. Kiểm tra, giám sát việc tuần tra, kiểm tra rừng đối với các chủ rừng, cộng đng được giao quản lý rừng.

- Các chủ rừng trước khi đốt xử lý thực bì trồng rừng phải thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan Kiểm lâm gần nhất biết để chủ động PCCCR. Việc thực hiện đốt xử lý thực bì phải bố trí ngưi canh gác, đảm bảo đến khi đám cháy tắt hoàn toàn mới được ra về, tuyệt đối không để cháy lan vào rừng.

1.5. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về PCCCR theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn PCCCR theo chế độ định kỳ và đột xuất;

- Cơ quan Kiểm lâm, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCCR theo quy định.

2. Chữa cháy rừng

2.1. Thông tin báo cháy:

Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh, chủ rừng, đi phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất, cơ quan Kim lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gn nhất, chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, quân đội nơi gần nhất

2.2. Tổ chức chữa cháy:

Chủ rừng, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, cơ quan, đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thi báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.

Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy và đảm bảo an toàn khi chữa cháy.

Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2.3. Biện pháp chữa cháy:

- Chữa cháy rừng gián tiếp: Dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy bằng đường băng trắng, áp dụng cho đám cháy lớn, cường độ cháy cao, tốc độ lan nhanh và diện tích khu rừng còn lại nhiều hoặc đám cháy lớn, không chữa trực tiếp được.

- Chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ thủ công và cơ giới, như: Cành cây, dao, xẻng, máy bơm nước, xe chữa cháy (nơi thuận lợi nguồn nước, đường), hóa chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa (áp dụng đối với đáp cháy có diện nhỏ, chủ yếu cháy mặt đất).

III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

1. Giả định cháy rừng Thông thuộc xã Lãng Ngâm huyện Ngân Sơn

Khoảng 16 giờ 00 phút ngày N, người dân thôn Na Vài, xã Lãng Ngâm xử lý thực bì trồng rừng gây cháy lan vào rừng Thông liền kề.

2. Phương án xử trí

Khi phát hiện xảy ra cháy rừng, đám cháy đã bùng phát, người dân phát hiện nhanh chóng báo cho trưởng thôn và Kiểm lâm địa bàn để huy động và báo cáo chủ tịch UBND xã, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng.

Lực lượng tại chỗ xác định mức độ, hướng cháy của đám cháy để mở đường băng cản lửa. Sử dụng dao, cưa lốc để tạo băng cản lửa chặn hướng lan của đám cháy, cách đám cháy khoảng 50m, đồng thời cho lực lượng trực tiếp dập lửa những điểm cháy nhỏ để làm giảm tốc độ cháy lan. Tuy nhiên, đám cháy vẫn bùng phát vượt khả năng chữa cháy của xã, Chủ tịch UBND xã Lãng Ngâm báo cáo UBND huyện hỗ trợ.

Lực lượng cơ động của huyện sau khi được huy động nhanh chóng hỗ trợ, tiếp cận đám cháy, xác định mức độ, hướng cháy lan của đám cháy để mở rộng đường băng cản lửa và thực hiện các biện pháp chữa cháy rừng; sẵn sàng xe cứu thương và bộ phận y tế; đảm bảo phục vụ nước uống, đồ ăn nhanh trong quá trình chữa cháy; tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tránh việc lợi dụng trộm cắp, phá hoại tài sản. Tuy nhiên, đám cháy vẫn lan rộng vượt khả năng chữa cháy của huyện, Chủ tịch huyện Ngân Sơn báo cáo UBND tỉnh hỗ trợ.

Lực lượng của tỉnh bao gồm: Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn; Quân đội, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR, Chi cục Kiểm lâm; lực lượng các Sở, ban, ngành của tỉnh và lực lượng huyện Bạch Thông tổ chức di chuyển hỗ trợ. Tiếp tục xác định mức độ, hướng cháy, mở đường thêm đường băng cản lửa và tổ chức thực hiện các biện pháp chữa cháy để khoanh vùng, khống chế và dập tắt hoàn toàn cháy.

3. Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tại chỗ: Khoảng 30 - 40 người, do chủ tịch UBND xã huy động theo điều kiện địa phương, gồm cán bộ, dân quân tự vệ, công an, kiểm lâm địa bàn thực hiện chữa cháy; Trạm y tế xã.

- Lực lượng cơ động cấp huyện: Do chủ tịch UBND huyện huy động theo điều kiện địa phương, gồm các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện (20-30 người); công an huyện (20 người); Ban Chỉ huy quân sự huyện và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đóng trên địa bàn huyện (30-40 người); Hạt Kiểm lâm huyện (10 người) và Dân quân cơ động huyện (2 trung đội); Bệnh viện huyện (3-5 người).

- Lực lượng cơ động cấp tỉnh: Do chủ tịch UBND tỉnh huy động, gồm: Bộ CHQS tỉnh 30 người thuộc lực lượng tiền phương, Chi cục Kiểm lâm 20 người, Công an tỉnh 30 người, các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh 20 người, huyện Bạch Thông 40 người. Hiệp đồng với các đơn vị quân đội trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

4. Dụng cụ chữa cháy

- Sử dụng các dụng cụ: dao phát, cuốc, xẻng, một số cưa máy... sẵn có của người dân và các lực lượng tham gia chữa cháy.

- Phương tiện chữa cháy: Đám cháy gần đường, có nguồn nước nên sử dụng 02 xe chữa cháy chuyên dng của Công an tỉnh tham gia chữa cháy.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Tự bảo đảm kinh phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ và đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng trên diện tích rừng được giao, thuê quản lý, sử dụng.

2. Chính quyền địa phương các cấp: Căn cứ vào điều kiện, tình hình PCCCR bảo đảm kinh phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ và đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng của địa phương theo quy định hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công thực hiện nhiệm vụ

1.1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:

- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các địa phương, các cơ quan quản lý về lâm nghiệp và các chủ rừng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cập nhật và thông tin kịp thời về cấp dự báo cháy rừng cho các địa phương và chủ rừng biết để sẵn sàng có phương án chữa cháy rừng kịp thi.

- Huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để kịp thời ứng cứu khi xảy ra cháy rừng lớn trên diện rộng vượt quá tầm kiểm soát của cơ sở. Chỉ đạo thực hiện khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

1.2. Ban Chỉ đạo cấp huyện:

- Thực hiện theo quy định của pháp luật về PCCCR, sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để xây dựng Kế hoạch, Phương án PCCCR phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các xã và các chủ rừng xây dựng, thực hiện kế hoạch, phương án PCCCR.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tỉnh và ngành về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho mọi người dân trên địa bàn biết để thực hiện.

- Huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để cứu chữa kịp thời khi xảy ra cháy rừng. Nếu đám cháy lớn trên diện rộng, vượt tầm kiểm soát của địa phương thì báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo cấp tnh và đề nghị chi viện thêm về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để nhanh chóng dập tắt đám cháy. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

- Chỉ đạo các lực lượng tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng gây ra cháy rừng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

1.3. Ban Chỉ huy cấp xã:

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR của địa phương theo quy định. Phân công các thành viên trong Ban Chỉ huy phụ trách đến từng địa bàn thôn/bản cụ thể.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác PCCCR tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về công tác PCCCR theo thẩm quyền.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác QLBVR, hướng dẫn kiến thức cơ bản về PCCCR cho các tầng lp nhân dân; xây dựng phong trào qun chúng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

- Thành lập các tổ, đội PCCCR tại các thôn/bản; huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy kịp thời khi xảy ra cháy rừng. Nếu đám cháy trên diện rộng vượt tầm kiểm soát của địa phương thì báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện và đề nghị chi viện thêm về lực lượng, phương tiện để dập tắt đám cháy.

- Chỉ đạo và phối hp với các lực lượng tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng gây ra cháy rừng và xử lý nghiêm theo quy đnh của pháp luật.

- Giải quyết, đề xuất, kiến nghị kịp thời các chế độ cho những người tự nguyện hoặc được huy động tham gia chữa cháy theo đúng quy đnh hiện hành; giải quyết và khc phục hậu quả vụ cháy gây ra trong thi gian sớm nhất.

1.4. Chủ rừng:

Chủ rừng phải chủ động thực hiện công tác PCCCR, chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra cháy rừng trên diện tích được giao quản lý, bảo vệ.

2. Thi gian thực hiện

- Kế hoạch này được thực hiện PCCCR trong 6 tháng mùa khô, bắt đầu từ ngày 01/11/2019 đến hết ngày 30/4/2020. Ngoài thời gian 6 tháng mùa khô, nếu thời tiết có nhiều ngày liên tục không mưa, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, cấp độ cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cp V, yêu cầu các lực lượng từ cấp tỉnh, cp huyện, cấp xã và các chủ rừng phải duy trì công tác PCCCR, tổ chức lực lượng kiểm tra nhm phát hiện sớm các đim cháy, huy động lực lượng tchức chữa cháy kịp thời.

- Tổng kết công tác PCCCR mùa khô năm 2019 - 2020:

+ Đối với cấp huyện, cấp xã: Hoàn thành trong tháng 9/2020;

+ Đối với cấp tỉnh: Hoàn thành trong tháng 10/2020.

3. Khen thưng, kỷ luật

Trong quá trình tổ chức thực hiện, những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCCR sẽ được xem xét khen thưởng kịp thời theo quy định.

Thực hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định vPCCCR; xem xét trách nhiệm của tchức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chủ rừng trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp PCCCR và khi có cháy rừng xảy ra không tổ chức chữa cháy kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch PCCCR tỉnh Bắc Kạn, mùa khô năm 2019 - 2020, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Chỉ huy cấp xã và các chủ rừng triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- TT T
nh ủy, HĐND tnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành (t/h);
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh (t/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- UBND các xã, phường, thị trấn (t/h);

Gửi bản giấy:
- Công an tỉnh (t/h);
- Bộ Ch
huy Quân sự tnh (t/h);
- Lưu: VT, Hoàn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 640/KH-UBND ngày 12/11/2019 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn, mùa khô năm 2019-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.631

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.178.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!