Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 454/KH-UBND 2023 tổng kết thực hiện Luật Phòng cháy chữa cháy Quảng Bình

Số hiệu: 454/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
Ngày ban hành: 21/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 454/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 21 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ

Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-BCA-C07 ngày 14/02/2023 của Bộ Công an về việc lập đề nghị xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình triển khai, kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố (địa phương). Từ đó, làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp phát huy những ưu điểm, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH.

2. Yêu cầu

- Việc tổng kết triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH được thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và các địa phương.

- Nội dung tổng kết bảo đảm đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình hình; tập trung làm rõ những ưu điểm, kết quả đã đạt được và chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH từ đó làm căn cứ để đề nghị xây dựng Luật PCCC và CNCH.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN

1. Nội dung tổng kết

Tổ chức đánh giá toàn diện việc tổ chức thực hiện các nội dung của Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện theo Đề cương hướng dẫn (gửi kèm theo Kế hoạch này).

2. Hình thức tổng kết

2.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các địa phương chủ động quyết định hình thức tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và gửi báo cáo tổng kết về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tập hợp.

2.2. Ở cấp tỉnh

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh hình thức tổng kết phù hợp với tình hình thực tế.

3. Thời gian tổng kết: Hoàn thành trước ngày 06/4/2023.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kết Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH ở cấp tỉnh.

- Xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH của UBND tỉnh. Chuẩn bị các nội dung tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH do Chính phủ tổ chức.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia ý kiến đối với dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật PCCC và CNCH (khi có đề nghị của Bộ Công an).

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Phối hợp Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH ở cấp tỉnh, báo cáo Bộ Công an đúng thời gian quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh về hình thức tổ chức tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH ở cấp tỉnh.

- Thẩm định các văn bản phục vụ công tác tổng kết và báo cáo tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH ở cấp tỉnh.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tham gia ý kiến đối với dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật PCCC và CNCH (khi có đề nghị của Bộ Công an).

3. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tổng kết thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương mình; gửi báo cáo tổng kết về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 30/3/2023 để tập hợp.

- Phối hợp với các Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tham gia ý kiến đối với dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật PCCC và CNCH (khi có đề nghị của Bộ Công an).

Trên đây là Kế hoạch tổng kết triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH của UBND tỉnh. Quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để được hướng dẫn.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc./.


Nơi nhận:
- Bộ Công an (Cục C07);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành theo Kế hoạch số 454/KH-UBND ngày 21/3/2023 của UBND tỉnh)

PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

- Nêu rõ số đơn vị hành chính hiện nay: số đơn vị hành chính (cấp huyện, cấp xã); diện tích; dân số; số lượng đô thị (đô thị loại I, II...)...

- Chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế năm; sự phát triển các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, quá trình đô thị hóa tại địa phương liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua (từ năm 2013 đến năm 2022) trên từng lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ bản? số dự án đầu tư nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài? số lượng, tổng diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp...? số lượng nhà cao tầng? số lượng chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở khác có nguy hiểm về cháy, nổ...

II. TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ, SỰ CỐ TAI NẠN

Nhận xét, đánh giá về tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố trong 10 năm qua (từ năm 2013 đến ngày 28/02/2023):

1. Tình hình cháy, nổ

a) Tình hình cháy

Thống kê tổng số vụ cháy thuộc diện phải thống kê; thiệt hại do cháy gây ra (số người chết, số người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính thành tiền và số hecta rừng). So sánh tăng/giảm với 10 năm trước (về số vụ, thiệt hại về người và tài sản).

- Phân tích tình hình cháy:

+ Nguyên nhân

+ Địa bàn (thành thị, nông thôn, có phân chia theo tỷ lệ)

+ Thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, liên doanh...)

+ Loại hình cơ sở (phân loại số vụ cháy nhà dân, số vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, số vụ cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, số vụ cháy phương tiện giao thông, số vụ cháy rùng).

- Tổng số vụ sự cố liên quan tới cháy (gây thiệt hại không đáng kể hoặc tự tắt không phải cứa chữa, sự cố chạm chập thiết bị điện trên cột điện, trong nhà dân và cháy có, rác...)

b) Tình hình nổ

- Tổng số vụ và thiệt hại do nổ gây ra; so sánh với với 10 năm trước.

- Nguyên nhân

c) Đánh giá tình hình cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng

- Số vụ, tỷ lệ số vụ trên tổng số vụ cháy, tổng số thiệt hại của các vụ, tỷ lệ thiệt hại so với tổng thiệt hại của các vụ cháy.

- Tóm tắt diễn biến, nguyên nhân, thiệt hại các vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn quản lý (có thể đưa vào phụ lục)

- Phân tích (đối tượng cơ sở xảy cháy; diện tích cháy trung bình một vụ cháy; thời điểm xảy ra cháy, nguyên nhân cháy...).

2. Tình hình sự cố, tai nạn

- Số vụ sự cố, tai nạn (thống kê các vụ cứu nạn, cứu hộ theo các tình huống cơ bản quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 83);

- Thiệt hại: về người (chết, bị thương); về tài sản; thiệt hại khác.

- Tổ chức cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đối với các vụ sự cố, tai nạn

+ Số lượng và đánh giá kết quả các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ (Cảnh sát PCCC và CNCH, dân phòng, chuyên ngành, cơ sở và các lực lượng khác);

+ Tổng số phương tiện, thiết bị tham gia cứu nạn, cứu hộ (của lực lượng Công an, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động);

+ Tổng số người cứu được, số người được hướng dẫn thoát nạn; số nạn nhân tìm được; tài sản cứu được (tính thành tiền);

+ Phân tích tình hình vụ CNCH (thời gian, địa điểm, quy mô, nguyên nhân...).

3. Nhận xét, đánh giá tổng quát những vấn đề nổi lên về tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố 10 năm qua.

PHẦN II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ

Nội dung triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (sau đây gọi tắt là Luật PCCC) và kết quả thực hiện quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH đã được đánh giá trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCCC năm 2011. Do vậy, trong báo cáo tổng kết này cần tập trung đánh giá rõ kết thực hiện Luật PCCC 10 năm gần đây từ năm 2013 đến năm 2022. Báo cáo cần đánh giá rõ kết quả những việc đã làm được và chưa làm được theo các nội dung sau:

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CỨU NẠN, CỨU HỘ

- Số lượng văn bản (chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, quy định...) chỉ đạo triển khai thực hiện Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH được ban hành (thống kê cụ thể văn bản ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn kèm theo); văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện (thống kê số lượng văn bản, kế hoạch do UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ban hành để chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH).

- Việc ban hành các quy định, nội quy về PCCC, các văn bản chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH; tổ chức thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện văn bản đó.

- Công tác chỉ đạo, ban hành các văn bản, quy định về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý (như việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn PCCC địa phương; xây dựng quy định tạm thời về bảo đảm an toàn PCCC và CNCH khu dân cư, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh...).

- Đánh giá vai trò, trách nhiệm lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trong chỉ đạo thực hiện; vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã trong việc tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

- Công tác chỉ đạo hiệp đồng giữa Công an với các sở, ngành trong tổ chức triển khai thực hiện công tác PCCC (số lượng quy chế phối hợp đã ký kết giữa Công an tỉnh với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Công an).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC

a) Công tác tuyên truyền PCCC

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH.

- Đánh giá trách nhiệm tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng, số lượng các tin bài đăng trên báo, tạp chí, phát sóng trên các phương tiện thông tin, các buổi họp báo, tổ chức tập huấn, huấn luyện và nói chuyện về PCCC và CNCH; đánh giá sự phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH với các cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa phương và Trung ương. Đánh giá việc áp dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH.

- Đánh giá các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.

b) Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC

- Tiến độ việc tham mưu, báo cáo Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng (tỷ lệ hỗ trợ được bao nhiêu theo mức lương tối thiểu vùng đối với mỗi chức danh).

- Việc đánh giá công nhận điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC.

- Việc xây dựng và hướng dẫn thực hiện các mô hình tự quản, mô hình liên gia, liên cơ quan, liên khu vực trong bảo đảm an toàn PCCC:

+ Thống kê số liệu mô hình được xây dựng, tên của các mô hình.

+ Đánh giá tính hiệu quả của các mô hình.

- Việc vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC và CNCH (báo cáo về lực lượng PCCC tình nguyện).

- Việc chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC và CNCH tại địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH- BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

- Số lượng cá nhân, tập thể được biểu dương, khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.

2. Công tác phòng cháy

a) Công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC

- Công tác quản lý PCCC trong đầu tư xây dựng: vấn đề quy hoạch xây dựng về PCCC; trách nhiệm của các cơ quan quản lý về xây dựng ở địa phương (Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc,...); việc thực hiện quy định của Luật PCCC trong đầu tư xây dựng của chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế và Ban quản lý các công trình xây dựng.

- Kết quả công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC.

b) Việc tham mưu, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết quy định việc xử lý đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực thi hành:

+ Số cơ sở thuộc Điều 63a Luật PCCC đã khắc phục, số cơ sở thuộc Điều 63a Luật PCCC còn tồn tại.

+ Đánh giá tiến độ và hiệu quả của việc xử lý theo tiến độ quy định trong Nghị quyết và Kế hoạch của UBND.

c) Việc xây dựng phương án, giải pháp xử lý dứt điểm các công trình đang tồn tại vi phạm pháp luật về PCCC; tình trạng cơ sở, công trình đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC:

+ Tổng số công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.

+ Số công trình đã khắc phục.

+ Tổng số công trình đã đăng tải thông tin.

+ Số công trình đã xử phạt vi phạm hành chính.

+ Số công trình đã tạm đình chỉ hoạt động.

+ Số công trình đã đình chỉ hoạt động.

Đánh giá tình hình số công trình phát sinh hàng năm, tỷ lệ khắc phục các công trình vi phạm; số lượng công trình được phục hồi hoạt động trên tổng số công trình bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

d) Công tác kiểm tra, tự kiểm tra về PCCC; điều tra, xử lý các vụ cháy, nổ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC

- Số lượng cuộc thanh tra, số lượng cuộc kiểm tra liên ngành, số lượng cuộc kiểm tra do lãnh đạo UBND các cấp chủ trì tổ chức, số lượng kiểm tra do Cảnh sát PCCC và CNCH thực hiện; số lượt kiểm tra cơ sở được kiểm tra và phát hiện kiến nghị được bao nhiêu thiếu sót, vi phạm về PCCC; đã lập được bao nhiêu biên bản vi phạm, xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vi phạm về PCCC và CNCH.

- Đánh giá người đứng đầu của cơ sở [1],phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân trong việc thực hiện Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH, trực tiếp kiểm tra được bao nhiêu lượt? đã phát hiện, chấn chỉnh những vấn đề gì về công tác PCCC;

- Kết quả việc thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (có số liệu cụ thể về so cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; số cơ sở đã mua theo quy định; số cơ sở mua chưa đúng theo quy định; sổ cơ sở chưa mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc); việc xử lý, xử phạt các đơn vị chưa mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

- Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy (số vụ đã điều tra làm rõ nguyên nhân; số vụ đang điều tra; số vụ không điều tra giải quyết; số vụ do cơ quan Cảnh sát PCCC chủ trì; số vụ do cơ quan điều tra chủ trì).

3. Công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

- Đánh giá thực trạng giao thông, nguồn nước, trụ nước, bến lấy nước, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác PCCC và CNCH (có số liệu cụ thể).

- Việc xử lý thông tin báo cháy, chữa cháy và CNCH

+ Số tin báo cháy, sự cố, tai nạn nhận được.

+ Số vụ cháy, sự cố, tai nạn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trực tiếp tổ chức chữa cháy, CNCH.

+ Số vụ cháy, sự cố, tai nạn do người dân tự dập tắt, CNCH.

+ Số vụ cháy, sự cố, tai nạn do lực lượng PCCC cơ sở tự dập tắt, CNCH.

+ Số lượt phương tiện, số CBCS được điều động, huy động tham gia chữa cháy, CNCH (phương tiện, lực lượng trong và ngoài ngành lực lượng Công an nhân dân).

- Việc khắc phục hậu quả vụ cháy.

- Việc xây dựng phương án và thực tập phương án chữa cháy, CNCH. Đánh giá công tác xây dựng phương án và thực tập phương án chữa cháy, CNCH.

- Việc xây dựng và triển khai các kế hoạch bảo đảm an toàn cháy, nổ bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động, sự kiện văn hóa, chính trị lớn của đất nước diễn ra trên địa bàn quản lý.

- Công tác đào tạo, tập huấn, huấn luyện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ CNCH và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH.

- Công tác bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy; công tác rút kinh nghiệm các vụ chữa cháy, CNCH;

- Kiểm điểm thực hiện trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác PCCC: căn cứ vào trách nhiệm của từng chức danh nêu trong Luật PCCC để phân tích đánh giá.

4. Công tác phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Đánh giá thực trạng trang bị, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH (số lượng phương tiện, thiết bị, chất lượng, tình trạng hoạt động...) của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.

5. Công tác đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

- Việc đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH: trong 10 năm qua đã đầu tư bao nhiêu kinh phí cho hoạt động PCCC và mua sắm, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho công tác PCCC nói chung và cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nói riêng; đánh giá hiệu quả đầu tư và thực trạng phương tiện chữa cháy, CNCH ở địa phương.

- Việc triển khai thực hiện Điều 52 Nghị định số 136/NĐ-CP và văn bản số 7077/BCT-VI ngày 12/6/2020 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đóng trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương (thống kê cụ thể ngân sách đã đầu tư cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH từ nguồn kinh phí địa phương năm 2021 và 2022).

- Việc xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án khác để nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH...).

- Đánh giá việc quy hoạch hạ tầng PCCC, trong đó đánh giá việc xây dựng quy hoạch hạ tầng về PCCC giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị của địa phương (tiến độ việc thực hiện).

6. Công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của các cấp, các ngành trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

7. Công tác xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy

- Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH

- Xây dựng lực lượng dân phòng

- Xây dựng lực lượng PCCC cơ sở

- Xây dựng lực lượng PCCC chuyên ngành

- Lực lượng PCCC tình nguyện

Việc thành lập lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố (số lượng của các đội). Đánh giá việc huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH cho các đối tượng này (có số liệu cụ thể); việc thực hiện các nhiệm vụ được Luật PCCC giao.

8. Một số nội dung khác về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

a) Công tác nghiên cứu Khoa học - Công nghệ PCCC và CNCH

b) Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC và CNCH

c) Công tác cải cách hành chính PCCC và CNCH

d) Công tác xã hội hoá PCCC và CNCH

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, THIẾU SÓT, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, thiếu sót và khó khăn, bất cập

Trên cơ sở đánh giá nhũng mặt đạt được, cần đánh giá cụ thể những mặt hạn chế, thiếu sót và khó khăn, bất cập trong quá triển khai thực hiện Luật PCCC và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực CNCH cụ thể theo nhóm các nội dung đề cập tại mục II Đề cương báo cáo.

2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Nhận xét, đánh giá chung

2. Những bài học kinh nghiệm

PHẦN III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá những mặt đạt được, nhất là những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất các kiến nghị, tập trung vào một số nội dung trọng tâm, cụ thể như sau:

I. ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG XÂY DỰNG LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ PCCC VÀ CNCH

Phần này đề nghị tổng hợp, đề xuất các nội dung cần sửa đổi bổ sung trong Luật PCCC và CNCH theo các nhóm vấn đề sau:

- Những quy định chung

- Quy định về phòng cháy

- Quy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

- Quy định về lực lượng PCCC và CNCH

- Quy định về phương tiện PCCC và CNCH

- Quy định về đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH

- Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC và CNCH

- Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm

- Các vấn đề liên quan khác

II. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT PCCC VÀ CNCH

Phần này đề nghị tổng hợp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật PCCC và CNCH theo các nhóm vấn đề sau:

- Các giải pháp hoàn thiện thể chế: Hoàn thiện Luật PCCC và CNCH, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan (nếu có). Đánh giá sơ bộ tác động của các nhóm giải pháp được đề xuất (tập trung vào tác động về mặt chi phí tuân thủ, tổ chức thực hiện; về tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính hoặc những tác động đối với doanh nghiệp - nếu có...).

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về PCCC và CNCH.

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động PCCC và CNCH.

- Các giải pháp tổ chức thực hiện khác.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHÁC./.



[1] Cụ thể: khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; nhà ở và khu dân cư; phương tiện giao thông cơ giới; rừng; khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ; công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở hạt nhân; chợ, trung tâm thương mại, kho tàng; cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, nhà ga, bến xe; cơ sở sản xuất, khu vũ khí, vật liệu nổ và công vụ hỗ trợ; bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác; trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ và các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 454/KH-UBND ngày 21/03/2023 về tổng kết thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi và quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Quảng Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


938

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.72.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!