ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/KH-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TU NGÀY 01/9/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017-2020
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017
của Ban thường vụ tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 với các
nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận
thức của các tổ chức, cá nhân và tầng lớp nhân dân đặc biệt ngư dân khai thác
thủy sản về ý nghĩa bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quyền lợi, trách nhiệm trong việc
thực thi công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản góp phần đảm bảo cân bằng sinh
thái, đa dạng sinh học và tạo sinh kế lâu dài cho ngư dân; khai thác hợp lý nguồn
lợi thủy sản để phát triển bền vững cho hiện tại và tương
lai thế hệ mai sau.
- Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực thi ngăn chặn có
hiệu quả việc sử dụng các ngư cụ, chất độc hại và các nghề khai thác làm ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền theo
hướng tăng tàu xa bờ, giảm tàu gần bờ; Điều chỉnh nghề khai thác thủy sản phù hợp
với nguồn lợi và ngư trường tỉnh Quảng Ninh, khuyến khích phát triển các nghề
có tính chọn lọc cao. Tăng cường quản lý tàu thuyền nghề cá, đảm bảo tàu cá được
đăng ký, đăng kiểm và cấp phép khai thác thủy sản theo quy định.
- Bảo tồn, bảo vệ, thả giống, tái tạo
nguồn lợi thủy sản; Ưu tiên những giống thủy sản bản địa, quý hiếm, loài có giá
trị kinh tế, loài có nguy cơ tuyệt chủng nhằm mục đích phục hồi quần thể đàn
các loài thủy sản, cân bằng sinh thái tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
Thành lập các khu bảo tồn biển theo quy hoạch trong lĩnh vực thủy sản.
- Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh,
Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách chuyển đổi nghề;
triển khai chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền phù hợp với đối tượng ngư dân khai thác thủy sản trên biển; tổ chức ký cam kết đối với ngư dân khai thác thủy sản thực hiện đúng
quy định pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý nguồn lợi thủy sản, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp,
các cơ quan, ban, ngành; sự phối hợp trong việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ
quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đảm bảo thực thi
nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Tăng cường, kiểm
tra, kiểm soát (cả trên đất liền và mặt nước) ngăn chặn triệt để hành vi vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại và các ngư cụ, nghề khai thác thủy sản bị
cấm; ngăn chặn các hành vi khai thác, sử dụng các loài thủy sản quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng, giảm thiểu sự phát tán của những loài
ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai
thác thủy sản bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nhằm bảo vệ phát triển bền
vững nguồn lợi thủy sản, kiểm soát khai thác thủy sản có hiệu quả, bảo tồn, tái
tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản góp phần nâng cao đời sống người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện các quy định quản lý
trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- 100% ngư dân hoạt động khai thác thủy
sản biết về các quy định, chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương về
công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ý nghĩa về công tác bảo vệ, bảo tồn và tái
tạo nguồn lợi thủy sản.
- 100% chủ tàu cá ký cam kết tuân thủ
các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chủ cơ sở
kinh doanh, nhà hàng, khách sạn ký cam kết không buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng
các sản phẩm từ các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Điều tra, thống kê 100% tàu cá đang
hoạt động (thông tin tàu cá, nghề nghiệp, ngư trường hoạt động, lao động, sản
lượng, tình trạng tàu cá,...) để đưa ra phương án điều chỉnh cơ cấu nghề khai
thác, chuyển đổi nghề phù hợp cho ngư dân. Chuyển đổi 100% ngư dân hoạt động nghề cấm và nghề hạn chế phát triển sang các nghề khai thác thủy sản có chọn lọc,
thân thiện với nguồn lợi và môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc ngành nghề
khác. Từng bước sử dụng từ 30-50% lượng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn
tươi sống trong nuôi cá lồng bè trên biển.
- Giảm được tối thiểu 50% số lượt tàu
cá vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tăng 30 - 50% số lượng giống thủy sản
thả tái tạo nguồn lợi so với số lượng năm 2016 (hàng năm thả từ 2-2,5 triệu con
giống thủy sản các loại).
- Thành lập 02 khu bảo tồn biển Cô
Tô, đảo Trần theo quy hoạch của Chính phủ và quy hoạch của
Tỉnh.
- Thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh
(đề nghị Chính phủ cho tỉnh Quảng Ninh làm thí điểm).
III. NHIỆM VỤ CHỦ
YẾU VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
tham mưu
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp, các ngành đối với hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản. Xác định bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục
và lâu dài.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ
chức; Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những vụ
việc vi phạm trong quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
thường xuyên kéo dài xảy ra trên địa bàn
- Đề xuất với Trung ương bổ sung các
cơ chế, chính sách còn thiếu: Chính sách chuyển đổi nghề, giải bản tàu cá không đảm bảo an toàn; danh mục phương tiện,
thiết bị, ngư cụ cấm; danh mục ngư cụ, phương tiện, thiết bị du nhập; danh mục
hóa chất độc hại, thực vật có độc tố cấm sử dụng trong khai thác thủy sản; danh
mục nghề khai thác tại Việt Nam; Cho phép tỉnh Quảng Ninh được tạm thời ban
hành một số cơ chế, chính sách, quy định phù hợp với thực tiễn địa phương để
phục vụ công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản cụ thể như sau:
Báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền
thí điểm thành lập lực lượng Kiểm ngư cấp tỉnh; thực hiện
cấm khai thác thủy sản ven bờ trong mùa sinh sản và chính sách hỗ trợ ngư dân
trong thời gian tạm ngừng khai thác.
- Nghiên cứu ban
hành các chính sách hỗ trợ chuyển đổi các nghề khai thác có tính chất hủy diệt,
tận diệt nguồn lợi thủy sản và hủy hoại môi trường sang các nghề khai thác có
tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường; chính sách giải bản tàu cá công suất nhỏ không đủ điều kiện hoạt động; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân; cơ chế trích lại kinh
phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản để thực thi các
nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các lực lượng chức
năng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo
thực thi công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Quy định
thời gian xử lý tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Quy định
quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh; quy định đăng ký, đăng kiểm cho các phương tiện bè, mảng,
thuyền xi măng gắn máy hoạt động nghề cá; Quy định danh mục cấm buôn bán, tàng
trữ một số ngư cụ khai thác thủy sản có tính tận diệt nguồn lợi thủy sản.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Phổ biến các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các văn bản
quy định của Trung ương, của Tỉnh về khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản của tỉnh (quy định về nghề cấm, ngư cụ cấm, vùng cấm khai
thác và vùng cấm khai thác có thời hạn, đối tượng cấm khai
thác, quy định quản lý các loài thủy sản quý hiếm, các
loài ngoại lai); phối hợp tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn; tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tuyên truyền ý nghĩa về công tác bảo
vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Những tấm gương điển hình trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các vụ việc, kết quả xử
lý vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Đối tượng tuyên truyền: Cán bộ quản
lý các phòng ban chuyên môn cấp huyện, cấp xã; cán bộ các
tổ chức đoàn thể; Các chủ tàu cá, cộng đồng ngư dân và người dân; Học sinh các
trường THCS (trọng tâm là các địa bàn ven biển, gia đình có hoạt động nghề khai
thác thủy sản).
- Quy mô và hình thức triển khai:
+ Đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực
tổ chức, quản lý, thực thi công vụ cho 100% cán bộ và các đoàn thể cấp xã thường
xuyên có các ngư dân khai thác thủy sản; 100% cán bộ lãnh đạo các phòng, ban
chuyên môn cấp huyện có liên quan đến lĩnh vực thủy sản; 100% lãnh đạo, cán bộ
các tổ chức đoàn thể cấp huyện; 50.000 lượt ngư dân, tăng ni, phật tử; 100%
thanh thiếu niên, học sinh các trường trung học cơ sở trên
địa bàn tỉnh (riêng năm 2017, tại các địa phương ven biển: Quảng Yên, Hạ Long,
Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Cô Tô đạt 100% số học
sinh được tuyên truyền).
+ Xây dựng các chuyên mục riêng phát
sóng trên đài phát thanh, Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh về quy định của
Trung ương và tỉnh về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Tin bài, phóng sự phản ánh về hoạt động
công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các sở, ban, ngành, UBND các địa phương
trên các phương tiện thông tin đại chúng (về xử lý vi phạm về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản; phóng sự/clip, các cuộc tọa đàm về công tác bảo vệ
nguồn lợi thủy sản).
Xây dựng tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền
về các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Pa nô đặt tại các xã, phường nghề
cá, các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, bãi triều tập trung nguồn lợi
ngán, sá sùng, các chùa trọng điểm trên địa bàn tỉnh); Áp phích, tờ gấp theo 02
mẫu tờ rơi đã được UBND phê duyệt nội dung phát cho ngư dân, học sinh, tăng ni,
phật tử, cộng đồng dân ven biển; cẩm nang phát cho các hộ ngư dân khai thác.
+ Tổ chức phát tờ gấp tuyên truyền,
ký cam kết không vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
cho 100% các chủ tàu; chủ cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn ký cam kết
không buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng các sản phẩm từ các loài thủy sản quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Tăng cường thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát, tiếp nhận thông tin và xử lý vi phạm.
- Tổ chức các chuyến thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng
xung điện, chất nổ, nghề bị cấm trong
khai thác thủy sản; hoạt động kinh doanh, tàng trữ các loại ngư cụ, trang thiết
bị khai thác thủy sản thuộc diện cấm theo quy định của pháp luật; sản xuất,
kinh doanh các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản
du nhập từ nước ngoài vào khai thác thủy sản tại Việt Nam
mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (tịch
thu, tiêu hủy tang vật vi phạm, thu giữ phương tiện, công
khai danh tính người vi phạm trên các phương tiện thông
tin đại chúng). Kiểm tra thủ tục hành chính và các trang thiết bị an toàn cho
người và tàu cá theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động khai thác
thủy sản.
Xây dựng kế hoạch thực hiện tuần tra,
kiểm tra tăng cường thêm 50-60% số chuyến (lượt) so với
năm 2016. Trong đó từ 2-4 chuyến phối hợp liên ngành. Nội
dung thanh tra, kiểm tra theo quy định hiện hành tại phụ lục 02 kèm theo.
- Triển khai đường dây nóng tiếp nhận
và xử lý thông tin bảo vệ nguồn lợi theo quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin
đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản để tăng cường công tác phối hợp trao đổi
thông tin trong phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản nhanh chóng, hiệu quả, đồng bộ.
4. Tái tạo, bảo tồn, phát triển
nguồn lợi và môi trường sống các loài thủy sản
- Hằng năm, UBND tỉnh bố trí một phần
kinh phí từ ngân sách để đặt hàng các cơ sở sản xuất giống
thủy sản kết hợp với tuyên truyền, vận động xã hội hóa
chương trình thả giống thủy sản ra biển và các thủy vực nội địa nhằm tái tạo
nguồn lợi thủy sản; đặc biệt chú trọng thả các giống loài thủy sản bản địa, đặc
hữu và các giống loài có giá trị kinh tế cao hoặc quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng, đã được nhân giống. Phạm vi thả giống
tái tạo nguồn lợi tại các khu vực biển, sông ngòi, các hồ chứa nước quy mô lớn.
- Trong giai đoạn 2017-2020: Toàn tỉnh
tổ chức thả 10 triệu con giống thủy sản các loại, nhằm bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên.
+ Năm 2017: Tổ chức thả trên
500.000 con giống thủy sản nước ngọt tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các hồ chứa
lớn do các công ty TNHH MTV thủy lợi của tỉnh quản lý như các hồ: Tràng Vinh,
Hà Động, Khe Cát, Yên Lập, Khe Chè, Trại Lốc I và gần 2
triệu con giống thủy sản mặn, lợ tại các vùng biển ven bờ
+ Năm 2018-2020: Hàng năm thả
2,5 triệu con giống thủy sản các loại.
- Nghiên cứu và bảo tồn gen, nhân giống
các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, các loài thủy sản đặc hữu, bản địa và
các loài động thực vật thủy sinh khác; Tiếp tục ứng dụng những tiến bộ KHCN
trong phục hồi các hệ sinh thái thủy sinh như rạn san hô, thảm cỏ biển,...Triển khai thực hiện giải pháp thả rạn nhân tạo, trồng bổ sung và
phục hồi các rạn san hô tại một số khu vực biển để khôi phục
môi trường sống, giúp nguồn lợi thủy sinh vật tự tái tạo theo
quy luật tự nhiên. Hoàn thiện trình Quy hoạch chi tiết, các Khu bảo tồn biển Cô
Tô - Đảo Trần trong năm 2018; Thành lập các khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần từ
năm 2019-2020.
- Triển khai các mô hình thay thế vật
liệu phao xốp trong nuôi trồng thủy sản sang vật liệu khác bền vững, thân thiện
với môi trường cho 150 hộ nuôi trồng thủy sản; Chuyển đổi
150 hộ sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống trong nuôi cá lồng
bè. Nghiên cứu phương án đầu tư trang thiết bị giám sát các hoạt động của tàu
thuyền tại các vùng cấm khai thác thủy sản.
- Khoanh vùng, bảo vệ, khôi phục tái
tạo nguồn lợi thủy sản đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị
kinh tế, khoa học cao, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội
địa đang có dấu hiệu suy giảm, bị khai thác quá khả năng tự phục hồi. Triển
khai thực hiện 3-5 mô hình đồng quản lý, mô hình khai thác thủy sản có sự tham
gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản,
đảm bảo cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học ở các
vùng nước nội địa, bãi triều.
5. Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp
khai thác thủy sản phù hợp nguồn lợi, ngư trường, giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy
sản ven bờ
- Tổng điều tra tàu cá dưới 90 CV
toàn tỉnh (dự kiến hơn 9000 tàu) để xây dựng phương án chuyển đổi nghề, xây dựng
đề án phát triển tàu khai thác tuyến lộng, khơi; giảm tàu khai thác ven bờ,
không đăng ký các tàu cá đóng mới có công suất dưới 30CV. Vận động chuyển đổi mục
đích sử dụng phương tiện dưới 30Cv hoạt động ngoài lĩnh vực thủy sản (dịch vụ vận
tải, dịch vụ nông nghiệp,..).
- Giảm tàu hoạt động nghề khai thác
có tính chọn lọc thấp sang nghề khai thác thủy sản có tính chọn lọc cao, thân
thiện với môi trường như: Chài chụp kết hợp ánh sáng, lưới rê, câu,...; Hỗ trợ
100% chủ tàu hoạt động nghề cấm, nghề hạn chế phát triển sang nghề khác; giải bản
tàu không đảm bảo an toàn hoạt động khai thác.
- Triển khai việc cấm khai thác thủy
sản tại các vùng biển cấm khai thác (vùng lõi Vịnh Hạ Long, vùng lõi vườn quốc gia
Bái Tử Long), vùng biển khai thác có thời hạn trong thời gian cấm khai thác,
vùng lõi các khu bảo tồn biển đã được quy hoạch,...
6. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
cao năng lực
- Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực
phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin trong giải quyết các vụ vi phạm khai thác
và bảo vệ nguồn lợi tại cấp huyện, xã.
- Điều động, tăng cường lực lượng cho
các phòng, trạm thuộc Chi cục thủy sản, đảm bảo thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn
lợi.
- Xây dựng phương án trang sắm tàu,
xuồng phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các lực lượng Thanh tra
chuyên ngành bảo vệ nguồn lợi, Công an, biên phòng, các địa phương ven biển.
- Quy hoạch khu vực bến cho việc lưu
giữ, tạm giữ các phương tiện vi phạm trong khai thác thủy sản.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh,
Ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Đối với các hoạt động cấp tỉnh,
giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu chung, lập dự
toán trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
V. THỜI GIAN
Thời gian thực hiện Kế hoạch bắt đầu
kể từ ngày ký ban hành và thực hiện đến hết tháng 12/2020.
Kế hoạch chi tiết cụ thể theo từng
năm do các Sở, ngành, địa phương bố trí triển khai để phù
hợp với điều kiện thực hiện của từng đơn vị gửi Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tổng hợp.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Chủ trì thực hiện nội dung kế hoạch;
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá kết quả của các sở, ban, ngành và UBND
các địa phương thực hiện kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo định
kỳ hàng quý, năm.
- Đề xuất với Trung ương sửa đổi, bổ
sung các cơ chế, chính sách, quy định phù hợp với thực tiễn; cho phép Quảng
Ninh sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định thuộc thẩm quyền của Tỉnh
phù hợp với tình hình thực tế, quy định hiện hành để triển
khai nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ Quy định cấm khai thác thủy sản ven
bờ trong mùa sinh sản.
+ Chính sách chuyển đổi nghề khai
thác xâm hại nguồn lợi thủy sản sang nghề khác
+ Quy định tạm thời đăng ký cho các đối
tượng bè, mảng, lẵng xốp, bè xi măng hoạt động Quy định thời
gian xử lý tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Phối hợp với UBND các địa phương tổng
rà soát thống kê tàu cá, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác phù hợp với nguồn lợi
và ngư trường của tỉnh. Triển khai các mô hình thay thế vật
liệu phao xốp trong nuôi trồng thủy sản sang vật liệu khác bền vững, thân thiện
với môi trường cho 150 hộ; Vận động các chủ bè nuôi chuyển đổi sử dụng thức ăn
công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống trong nuôi cá lồng
bè (mô hình thí điểm cho 150 hộ); vận động các chủ tàu ký cam kết không sử dụng
chất nổ, xung điện, chất độc, nghề cấm để khai thác thủy sản;
về việc cấm đánh bắt thủy sản trong các vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác
có thời hạn, loài cấm khai thác,... Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học tổ chức thả rạn nhân tạo, trồng bổ sung và phục hồi các rạn san hô tại
một số khu vực biển.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan và UBND các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và phổ
biến các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thủy sản.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng của ngành phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm tại các vùng biển ven bờ, sông, suối.
- Kiện toàn tổ chức và tăng cường
nâng cao năng lực cho lực lượng thanh tra chuyên ngành Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại Chi cục Thủy sản (trang bị tàu, xuồng, xăng dầu; sắp xếp, bố trí hoặc điều động
thêm nhân lực có năng lực và trách nhiệm để thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi
cho các phòng, trạm thủy sản); xây dựng Đề án thí điểm thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh.
- Thường trực đường dây nóng tiếp nhận
và xử lý thông tin kịp thời về các vụ việc vi phạm khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trên địa bàn tỉnh (thường trực các số điện thoại
cố định 0203 383 13 13; số điện thoại di động 0945 541 313).
- Chủ trì phối hợp Công an tỉnh, Bộ
chỉ huy bộ đội biên phòng Tỉnh lập dự trù kinh phí kế hoạch hàng năm trình Sở
Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh cấp kinh phí về: Trang sắm bổ sung các phương tiện, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ công tác tuần
tra (xăng dầu, tàu, xuồng, sửa chữa...); thực hiện công
tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng (tờ rơi, sổ tay, clip, phóng sự
truyền hình, chuyên mục phát thanh, tọa đàm,...); thả bổ sung giống ra các vùng
nước tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản; phụ cấp trực ban thường trực đường
dây nóng...
- Trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết,
các Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần trong năm 2018
- Tham mưu trình UBND tỉnh khen thưởng
kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa
phương báo cáo kết quả thực hiện hàng quý (thiết kế mẫu báo cáo chung đảm bảo thống nhất); tổng hợp kết quả chung thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
2. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh
- Chủ trì phối hợp với UBND các địa
phương (tuyến biển đảo biên giới), Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến
các chủ tàu khai thác thủy sản trên ngư trường của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng
chức năng và UBND các địa phương có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh.
- Phối hợp với Cục Hải quan Quảng
Ninh kiểm soát việc buôn bán các dụng cụ, thiết bị đánh bắt
thủy sản có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản tuyến biên giới, cửa khẩu
(trên đất liền và trên biển).
- Lập dự trù kinh phí hàng năm thực
hiện kế hoạch của ngành liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung theo quy định.
Riêng năm 2017 lập dự trù kinh phí hỗ trợ xăng dầu, tuần tra kiểm soát từ tháng
9 - tháng 12, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh cấp bổ sung.
- Hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp).
3. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng chức
năng, UBND các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước nội địa (ven biển, sông, suối, cửa sông...).
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ lập
chuyên án điều tra, xác minh và xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng xung điện, chất nổ, các ngư cụ cấm sử dụng trong
khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Lập dự trù kinh phí hàng năm thực
hiện kế hoạch của ngành liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung theo quy định.
Riêng năm 2017 lập dự trù kinh phí hỗ trợ xăng dầu, tuần tra kiểm soát từ tháng
9 - tháng 12, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND
tỉnh cấp bổ sung.
- Hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn).
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
và UBND các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh, vận chuyển
chất nổ, xung điện, các ngư cụ cấm sử
dụng trong khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức
kiểm tra, điều tra truy xuất nguồn gốc các đầu mối kinh doanh, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm sử
dụng trong khai thác thủy sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện nhiệm vụ (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp).
5. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và
Đầu tư
Tham mưu bố trí kinh phí để các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi: Trang sắm bổ sung các điều kiện phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý (hỗ
trợ xăng dầu, tàu, xuồng, sửa chữa...); thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng (tờ rơi, sổ tay, clip, phóng sự truyền hình, chuyên mục phát
thanh, tọa đàm,...); thả bổ sung giống ra các vùng nước tự nhiên tái tạo nguồn
lợi thủy sản; trang sắm phòng thường trực đường dây nóng, phụ cấp trực ban theo
chế độ.
6. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp đào
tạo nghề; tư vấn chuyển nghề đối với chủ các tàu cá thuộc diện giải bản, hoạt động nghề cấm tự giác giao nộp ngư cụ; đề xuất chính
sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng,
máy trưởng cho ngư dân địa phương.
Hàng quý báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ (thông qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp).
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Thực hiện các Dự án, đề tài nghiên cứu
ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản, khuyến khích thực hiện
các đề tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ khai thác thủy sản nâng cao giá trị
sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; công nghệ sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản bản địa, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế phục vụ công tác bảo tồn, phát triển nguồn lợi
thủy sản; Công nghệ bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản. Nghiên cứu danh
mục vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường công tác quản lý các hoạt
động khai thác cát, sỏi trên biển, sông suối để không ảnh
hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loài thủy sản;
thúc đẩy các nội dung liên quan tới việc thành lập các khu bảo tồn ngập nước trên địa bàn tỉnh; quản lý nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt, xử lý nghiêm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào các vùng nước tự
nhiên; thực hiện nghiêm nhiệm vụ đánh giá tác động môi trường kiên quyết không
chấp thuận các dự án, nhiệm vụ có tác động suy giảm nguồn lợi thủy sản, sử dụng
mặt nước đã quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
vùng cấm khai thác có thời hạn
9. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn biên soạn bài giảng, tổ chức các
buổi học ngoại khóa, chuyên đề lồng ghép trong chương
trình giảng cho thanh thiếu niên, học sinh tất cả các cấp về bảo vệ nguồn lợi
và môi trường sống của các giống loài thủy sản, pháp luật liên quan khi tham
gia hoạt động sản xuất thủy sản, đặc biệt những trường học thuộc các xã, phường,
thị trấn ven biển.
Hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực
hiện nhiệm vụ (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp).
10. Sở Thông tin và truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của
Tỉnh và của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tuyên truyền, tăng thời
lượng, mở chuyên mục riêng phát sóng trên hệ thống truyền thông của tỉnh và các
địa phương, thường xuyên xây dựng phóng sự, tập trung tuyên truyền về mục đích,
ý nghĩa, nội dung của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt xây dựng các phóng sự chuyên sâu phản ánh về những bất cập
của các quy định pháp luật có liên quan chưa phù hợp thực tiễn, gây khó khăn
trong việc quản lý, xử lý các vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa
phương.
11. Vườn quốc gia Bái Tử Long
Chủ trì phối hợp với các lực lượng có liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong địa phận quản lý.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBDN huyện Vân Đồn xây dựng phương án đầu tư thiết bị
giám sát các hoạt động của tàu thuyền tại vùng cấm khai thác thủy sản (vùng lõi
khu bảo tồn dưới biển).
Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo quy định.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế
hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn; Xây dựng Kế hoạch cấp huyện trên
cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, phân kỳ thời gian theo Kế hoạch bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 của tỉnh.
Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện
đồng bộ các nhiệm vụ: Tuyên truyền, thả bổ sung giống tái tạo nguồn lợi thủy sản,
bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản, thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm
về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả
nội dung phân cấp quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ của
UBND tỉnh theo Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 ban hành quy định
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chỉ đạo các xã, phường, tổ dân, khu phố vận động, hướng dẫn 100% chủ tàu cá ký cam kết thực hiện
pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chủ cơ sở kinh doanh, nhà hàng,
khách sạn ký cam kết không buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng các sản phẩm từ các
loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (kể cả các phương tiện tỉnh ngoài
có hoạt động đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), đồng thời thông
báo danh tính các cá nhân vi phạm pháp luật trên hệ thống truyền thanh khu dân
cư (nơi các cá nhân đó cư trú).
Chỉ đạo lực lượng chức năng địa
phương xây dựng Kế hoạch, bố trí kinh phí, phương tiện triển khai tuyên truyền,
tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm tối thiểu 1 chuyến/tháng (10-15 ngày/ chuyến).
Quy hoạch khu vực bến dành riêng cho
lưu giữ, tạm giữ các phương tiện vi phạm trong khai thác thủy sản.
Tổ chức điều tra, thống kê lập danh
sách chủ các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động, tàu hoạt động các nghề cấm
làm cơ sở triển khai chính sách giải bản tàu, chuyển đổi nghề khai thác xâm hại
nguồn lợi thủy sản sang nghề khác
Khuyến khích và
tạo điều kiện để ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với
điều kiện địa phương. Khẩn trương rà soát mặt đất, mặt nước tạo điều kiện cho
ngư dân khai thác đăng ký chuyển sang nghề nuôi trồng thủy sản, canh tác nông
nghiệp. Lập danh sách ngư dân đăng ký học các nghề phổ thông,
phối hợp Sở Lao động, thương binh và xã hội, tổ chức đào tạo, tư vấn chuyển nghề.
Hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực
hiện nhiệm vụ (về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp).
Riêng UBND các địa phương Hạ Long,
Vân Đồn, Cô Tô chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tập
trung thanh tra, kiểm tra khu vực ven bờ, đặc biệt các khu vực cấm khai thác
thuộc vịnh Bái Tử Long (vùng lõi khu bảo tồn dưới biển vườn Quốc gia Bái Tử
Long), Vịnh Hạ Long (vùng lõi khu di sản -Khu vực bảo vệ I); các vùng biển cấm khai thác có thời hạn tại Cô Tô, vùng đệm vườn Quốc gia Bái Tử
Long.
UBND thành phố Hạ Long, chủ trì Phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án đầu tư thiết
bị giám sát các hoạt động của tàu thuyền tại vùng cấm khai thác thủy sản (vùng
lõi khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long).
13. Các Đoàn thể, Hội, Hiệp hội
nghề nghiệp
Chỉ đạo BCH các cấp; các cấp hội cơ sở
phối hợp với chính quyền các cấp mở đợt sinh hoạt tuyên truyền, vận động đoàn
viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản; đặc biệt Hội nghề cá Tỉnh và địa phương thực hiện tốt
công tác xã hội hóa tái tạo nguồn lợi thủy sản, tổ chức thả giống thủy sản ra
vùng nước tự nhiên; phân công cụ thể đơn vị theo dõi, giám sát và thực hiện
theo từng địa phương đảm bảo cụ thể, rõ việc và hiệu quả.
Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Kế hoạch
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản từ năm 2017
đến năm 2020 theo các phụ lục 01 đính kèm
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương và đề nghị các tổ chức đoàn thể căn cứ chức năng
nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo đúng nội dung nhiệm vụ đề ra;
định kỳ hàng quý, năm (ngày 22 tháng cuối quý) báo cáo kết quả triển khai thực
hiện Kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh và Tổng cục Thủy sản. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc kịp thời giải quyết; những vấn đề
vượt thẩm quyết báo cáo UBND tỉnh xem xét./.
Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các đồng chí PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT; KH&ĐT; Tài chính; TN&MT; Giáo
dục và đào tạo, Thông tin TT; KH&CN; Công Thương; Lao động TB&XH;
- BCHBĐ Biên phòng, CA tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Quảng Ninh; Ban quản lý vườn quốc gia Bái Tử Long;
- MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Ban trị sự Hội phật giáo tỉnh QN;
- Bí thư huyện, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ninh;
- V0, V5, NLN2, 3, TM3;
- Lưu: VT, NLN 1 (35b- KH 19).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|
TT
|
Nhiệm
vụ
|
Mục
tiêu, kết quả dự kiến
|
Đơn vị thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
I
|
HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI
|
1
|
Rà soát, kiến nghị Trung ương ban
hành
|
|
|
|
|
|
|
|
Danh mục phương tiện, thiết bị, ngư
cụ cấm
|
|
Ban
hành
|
|
|
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở
NN và PTNT
Các
tỉnh, thành phố trực thuộc
|
|
Danh mục ngư cụ, phương tiện, thiết
bị du nhập
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
Danh mục hóa chất độc hại, thực vật
có độc tố cấm sử dụng trong khai thác thủy sản
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
Danh mục nghề khai thác tại Việt
Nam.
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
Quy định xử lý tang vật vi phạm đối
với tang vật là động, thực vật, sản phẩm động vật thủy sản quý hiếm.
|
|
Ban
hành
|
|
|
2
|
Đề xuất Trung ương cho phép tỉnh
ban hành
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề án thí điểm thành lập lực lượng
Kiểm ngư cấp tỉnh
|
|
Thành
lập
|
|
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi
nghề, giải bản tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
Chính sách hỗ trợ ngư dân trong thời
gian tạm ngưng khai thác thủy sản
|
|
|
Ban
hành
|
|
|
Chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng
và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng
|
|
Ban
hành
|
|
|
|
Quy định cấm khai thác thủy sản ven
bờ vào mùa sinh sản
|
|
|
|
Ban
hành
|
|
Quy định thời gian xử lý tang vật
vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản
|
Ban
hành
|
|
|
|
|
Quy định quản lý tàu cá trên địa
bàn tỉnh
|
Ban
hành
|
|
|
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Quy định về đảm bảo an toàn cho các phương tiện bè, mảng, thuyền xi măng gắn máy hoạt động
nghề cá
|
Ban
hành
|
|
|
|
|
Thực hiện cấp bù từ nguồn thu xử phạt hành chính lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản cho các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
|
|
Thực
hiện
|
|
|
II
|
ĐÀO
TẠO, TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
|
1
|
Đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực
tổ chức, quản lý, thực thi công vụ cho các cán bộ liên quan đến lĩnh vực thủy
sản
|
100%
cán bộ cấp huyện
|
100%
Cán bộ cấp xã ven biển
|
100%
cán bộ đoàn thể, hội có liên quan
|
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
2
|
Đào tạo nghề; tư vấn chuyển nghề thích hợp chủ các tàu cá thuộc diện giải bản, hoạt
động nghề cấm tự giác giao nộp ngư cụ
|
Đạt
20%
Ngư
dân có đăng ký
|
Đạt
80%
Ngư
dân có đăng ký
|
Đạt
100%
Ngư
dân có đăng ký
|
|
Sở
Lao động, Thương binh và XH
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Sở NN&PTNT
|
3
|
Truyền thông các quy định pháp luật
khai thác và bảo vệ nguồn lợi cho ngư dân (50.000 lượt ngư dân)
|
20.000
lượt người
|
30.000
lượt người
|
-
|
-
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
4
|
Thuyết pháp các tăng ni phật tử về
phương pháp, đối tượng phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản hữu ích
|
Theo
thực tế
|
Theo
thực tế
|
Theo
thực tế
|
Theo
thực tế
|
Hội
phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT
|
5
|
Tuyên truyền đối với học sinh các
trường trung học cơ sở trên địa bàn qua các bài giảng, buổi ngoại khóa (100% các
trường học tại các xã, phường, thị trấn ven biển năm 2017; 100 % học sinh
toàn tỉnh (2017-2020)
|
Tuyên
truyền 20% Học sinh
|
Tuyên
truyền 40% Học sinh
|
Tuyên
truyền 40% Học sinh
|
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT xây dựng nội dung
|
6
|
Tuyên truyền trên các phương tiện đại
chúng
|
|
|
|
|
|
|
|
Clip/phóng sự
|
|
|
|
|
Báo
Quảng Ninh; Đài phát thanh truyền hình tỉnh
|
|
|
Tin, bài về vụ việc vi phạm trên
các báo, truyền hình
|
|
|
|
|
|
|
Tọa đàm về bảo vệ nguồn lợi
|
|
|
|
|
|
|
Tin phát thanh trên sóng đài phát
thanh tỉnh (24 tin giờ cao điểm)
|
|
|
|
|
|
|
Tin phát thanh các xã, phường, thị trấn
nghề cá 20.000-25.000 tin (5.000-6.000 lượt phát tin/ năm)
|
1 lần/tuần/
xã, phường, thị trấn
|
1 lần/tuần/ xã, phường, thị trấn
|
1 lần/tuần/ xã, phường, thị trấn
|
1 lần/tuần/ xã, phường, thị trấn
|
Tuyên
truyền trên hệ thống loa tại các xã, phường, thị trấn
|
|
7
|
Tuyên truyền qua các tài liệu, ấn
phẩm quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi; số điện thoại
đường dây nóng BVNL thủy sản
|
|
|
|
|
|
|
|
Pano đặt tại khu neo đậu tầu thuyền,
cảng cá, bến cá, bãi triều, chùa trọng điểm
|
|
|
|
|
Sở
NN&PTNT
|
UBND
các địa phương
|
|
Áphich đặt tại các xã phường, thị
trấn trọng điểm nghề cá, khu neo đậu tầu thuyền, bãi triều,
chùa trọng điểm
|
|
|
|
|
UBND
các địa phương
|
|
Cẩm nang về khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản
|
|
|
|
|
UBND
các địa phương
|
|
Tờ rơi (100% các tàu cá; người nuôi
thủy sản; 50% học sinh trung học cơ sở; hộ kinh doanh, buôn bán ngư lưới cụ, người
dân, người dân các xã ven biển, tăng ni, phật tử
|
|
|
|
|
UBND
các địa phương
|
8
|
Cam kết không vi phạm các quy định
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT tổ
chức ký cam kết cho các chủ tàu trên 90Cv; UBND các địa
phương tổ chức ký cam kết cho các chủ tàu dưới 90Cv thuộc địa bàn quản lý)
|
100%
|
-
|
-
|
-
|
Sở
NN&PTNT;
UBND
các địa phương
|
|
9
|
Cam kết không buôn bán, nuôi nhốt
và sử dụng các sản phẩm từ các loài thủy sản quý hiếm
|
100%
|
|
|
|
UBND
các địa phương
|
|
III
|
TĂNG
CƯỜNG THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TIẾP NHẬN THÔNG TIN ĐƯỜNG DÂY NÓNG BVNL THỦY
SẢN
|
1
|
Đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy
sản tiếp nhận xử lý thông tin 24/24h trong ngày bắt đầu
từ 24/8/2017
|
Tiếp
nhận, xử lý 100% tin báo
|
Tiếp
nhận, xử lý 100% tin báo
|
Tiếp
nhận, xử lý 100% tin báo
|
Tiếp
nhận, xử lý 100% tin báo
|
Sở
NN&PTNT
|
UBND các địa phương
|
2
|
Lực lượng bộ đội biên phòng tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên biển
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Biên
phòng tỉnh
|
|
3
|
Lực lượng công an tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm trên đất liền và vùng nước nội địa (Cửa sông, sông, suối,
hồ, đập,..)
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Công
an tỉnh
|
|
4
|
Thanh tra chuyên ngành thủy sản tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vùng lộng và vùng ven bờ trọng
điểm vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, vùng cấm khai thác có thời hạn
|
Tăng
cường thêm 4 chuyến tuần tra so với KH năm 2017
|
30-35
chuyến tuần tra/ năm
|
30-35
chuyến tuần tra/ năm
|
30-35
chuyến tuần tra/ năm
|
Sở
NN&PTNT
|
|
5
|
Tuần tra liên ngành trên biển đánh
giá tình hình chung
|
2
chuyến tuần tra từ tháng 9- tháng 12
|
4
chuyến
|
4
chuyến
|
4
chuyến
|
Sở
NN&PTNT; Công an tỉnh; Biên phòng tỉnh; Cảnh sát biển
|
UBND
các địa phương
|
6
|
Tuần tra, kiểm soát vùng biển ven bờ,
sông, hồ trong tỉnh (tổng 144 chuyến: 10-15 ngày/ chuyến)
|
12
chuyến tuần tra/ năm/ huyện, thị xã, thành phố nghề cá
|
12 chuyến
tuần tra/ năm/ huyện, thị xã, thành phố nghề cá
|
12
chuyến tuần tra/ năm/ huyện, thị xã, thành phố nghề cá
|
12
chuyến tuần tra/ năm/ huyện, thị xã, thành phố nghề cá
|
UBND
các địa phương
|
|
7
|
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động
kinh doanh, tàng trữ các loại ngư cụ, trang thiết bị khai thác thủy sản thuộc
diện cấm theo quy định của pháp luật
|
100%
các cơ sở được kiểm tra, quản lý
|
100%
các cơ sở được kiểm tra, quản lý
|
100%
các cơ sở được kiểm tra, quản lý
|
100%
các cơ sở được kiểm tra, quản lý
|
Sở
Công Thương
|
UBND
các địa phương
|
8
|
Tuần tra phối hợp xử lý vi phạm
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Thường
xuyên
|
Công
an tỉnh; Biên phòng tỉnh; Cảnh sát biển
|
|
IV
|
CÔNG
TÁC TÁI TẠO BẢO TỒN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CÁC LOÀI THUỶ SẢN
|
1
|
Bổ sung giống thủy sản tại các thủy
vực tự nhiên, hồ chứa lớn (các giống thủy sản đã được nhân giống tôm, cua, cá,...nước ngọt, mặn, lợ)
|
2,5
triệu con giống thủy sản
|
2,5
triệu con giống thủy sản
|
2,5
triệu con giống thủy sản
|
2,5
triệu con giống thủy sản
|
Sở
NN&PTNT; UBND các địa phương
|
UBND
các địa phương; Sở NN&PTNT
|
2
|
Đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển
Cô Tô, Đảo Trần
|
Quy
hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển
|
Trình
phê duyệt Quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển
|
Thành
lập 2 khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần
|
Hoạt
động
|
Sở
NN&PTNT
|
UBND
huyện Cô Tô
|
3
|
Khoanh vùng, bảo vệ, khôi phục tái tạo
nguồn lợi thủy sản (2-3 khu vực được khoanh vùng phục hồi nguồn lợi)
|
|
2
khu vực
|
1
khu vực
|
|
Sở
NN&PTNT
|
UBND
các địa phương;
|
4
|
Thực hiện các mô hình đồng quản lý,
mô hình khai thác thủy sản có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản tại các vùng
nước nội địa, bãi triều (Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Cô Tô)
|
|
2 mô
hình
|
2 mô
hình
|
1 mô
hình
|
UBND
các địa phương
|
Sở
NN&PTNT
|
5
|
Nhân giống nhân giống một số loài
thủy sản bản địa, loài quý hiếm, loài giá trị kinh tế
cao để phục hồi nguồn lợi 5- 10 giống loài quý hiếm loài giá trị kinh tế cao)
|
|
1-2
giống thủy sản
|
1-2
giống thủy sản
|
1-2
giống thủy sản
|
Sở
Khoa học và công nghệ
|
Các
đơn vị nghiên cứu trong và ngoài tỉnh
|
6
|
Phục hồi các hệ sinh thái thủy sinh
như rạn san hô tại Cô Tô, Vân Đồn, Vịnh Hạ Long (15-30 ha)
|
|
5-10
ha
|
5-10
ha
|
5-10
ha
|
Sở
NN&PTNT
|
UBND
các địa phương
|
7
|
Bảo tồn gen các loài thủy sản có
giá trị kinh tế cao, các loài thủy sản đặc hữu, bản địa tại Quảng Ninh.
|
1 -2
nguồn gen các loài thủy sản được bảo tồn
|
1-2
nguồn gen thủy sản
|
1-2
nguồn gen thủy sản
|
1-2
nguồn gen thủy sản
|
Sở
Khoa học và công nghệ
|
Các
đơn vị nghiên cứu trong và ngoài tỉnh
|
8
|
Thay thế sử dụng
phao xốp trong nuôi trồng thủy sản
sang vật liệu khác thân thiện với môi trường cho 150 hộ, tại các địa phương
Vân Đồn (60 hộ) Cẩm Phả (30 hộ), Hạ Long (10 hộ), Đầm Hà
(15 hộ), Hải Hà (10 hộ), Móng Cái (10 hộ); các địa phương Quảng Yên (5 hộ),
Cô Tô (5 hộ), Tiên Yên (5 hộ). Mỗi hộ thấp nhất 200 m3 lồng
|
30 hộ
|
30 hộ
|
40 hộ
|
50 hộ
|
UBND
các địa phương
|
Sở
NN&PTNT
|
9
|
Từng bước chuyển đổi (30-50%) sử dụng
thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống trong nuôi cá lồng bè đối với
mỗi hộ. Đến 2020 đạt 20-30% số hộ.
|
|
30 hộ
|
30 hộ
|
Số hộ
đạt 20-30%
|
UBND
các địa phương
|
Sở
NN&PTNT
|
VI
|
ĐIỀU
CHỈNH, CƠ CẤU NGHỀ
KHAI THÁC THỦY SẢN, QUẢN LÝ TÀU CÁ
|
1
|
Tổng điều tra tàu cá, cơ cấu nghề
khai thác thủy sản (đặc biệt Bè, mảng, thuyền xi măng gắn
máy hoạt động nghề cá)
|
100%
tàu < 90 Cv
(9000
tàu)
|
|
|
|
|
|
2
|
Phát triển tàu khai thác tuyến lộng,
khơi, giảm tàu khai thác ven bờ, không cho đóng mới tàu
cá có công suất dưới 30CV
|
Theo
quy hoạch thủy sản
|
Theo
quy hoạch thủy sản
|
Theo
quy hoạch thủy sản
|
Theo
quy hoạch thủy sản
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các địa phương
|
|
3
|
Chuyển đổi nghề
khai thác (tàu <90 Cv) không thân thiện với môi trường nguồn lợi thủy sản
sang nghề khai thác thủy sản có tính chọn lọc cao, hoặc nghề khác (dịch vụ,
nuôi trồng thủy sản, nghề khai thác có tính chọn lọc cao,..)
|
|
500
tàu
|
500
tàu
|
Đạt 100%
tàu hoạt động nghề cấm
|
UBND
các địa phương
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
4
|
Đăng ký 100% tàu cá
|
-
|
100%
|
-
|
-
|
|
|
5
|
Vận động chuyển đổi mục đích sử dụng các phương tiện dưới 30 CV hoạt động ngoài lĩnh vực thủy
sản
|
Theo
thực tế
|
Theo
thực tế
|
Đạt
100%
|
-
|
UBND
các địa phương
|
Sở
NN&PTNT
|
6
|
Hỗ trợ giải bản tàu không rõ nguồn
gốc không đủ điều kiện an toàn
|
|
Đạt
30%
|
Đạt
60%
|
Đạt
100%
|
UBND
các địa phương
|
Sở
NN&PTNT
|
VI
|
KIỆN
TOÀN TỔ CHỨC, NÂNG CAO NĂNG LỰC
|
1
|
Quy hoạch khu vực bến dành riêng
cho lưu giữ, tạm giữ các phương tiện vi phạm trong khai thác thủy sản
|
|
Thực
hiện
|
|
|
|
|
2
|
Trang sắm tàu, xuồng cho lực lượng thanh
tra chuyên ngành thủy sản; Kiểm ngư cấp tỉnh
|
-
|
03
xuồng
|
Tàu
kiểm ngư công suất 1500CV
|
-
|
|
|
3
|
Trang sắm tàu, xuồng phục vụ công
tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa phương ven biển.
|
|
100%
|
100%
|
100%
|
UBND
các địa phương
|
|
4
|
Trang sắm
phòng thường trực đường dây nóng BVNLTS
|
Thực
hiện
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
Hoạt
động
|
|
|
5
|
Chi phí mua tin báo vụ việc vi phạm
|
100%
tin báo
|
100%
tin báo
|
100%
tin báo
|
100%
tin báo
|
|
|
6
|
Thường trực đường
dây nóng tiếp nhận thông tin bảo vệ nguồn lợi thủy sản (24/24 giờ, 7 ngày/tuần)
|
Bố
trí 2-3 cán bộ thường trực 24h/24h
|
Bố
trí 2-3 cán bộ thường trực 24h/24h
|
Bố
trí 2-3 cán bộ thường trực 24h/24h
|
Bố
trí 2-3 cán bộ thường trực 24h/24h
|
Sở
NN&PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các
ca trực từ 16h 30 phút đến 7h30 hôm sau, các ngày thứ 7,
Chủ nhật, lễ, tết bố trí từ 01-02 cán bộ/ ca trực
|