Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 328/KH-UBND 2021 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 328/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 328/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” và Chương trình số 05- CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Kế hoạch) với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn triển khai công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Yêu cầu: Các nhiệm vụ triển khai phải đảm bảo tính khách quan, thiết thực, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của Đề án để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần thực hiện tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:

- Phổ biến các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt đến người dân và chính quyền cấp xã.

- Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền, đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp; trang bị đầy đủ kiến thức về phòng, chống thiên tai và năng lực, điều kiện để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng.

- Tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI

1. Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2025.

- Năm 2021: Chuẩn bị, xây dựng, phê duyệt Kế hoạch.

- Từ năm 2022-2025: Triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Phạm vi: Triển khai thực hiện ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Trước hết tập trung tại các vùng nguy cơ rủi ro cao, thường xuyên chịu tác động của thiên tai bao gồm các xã, phường, thị trấn ven đê, ven sông và các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, ngập úng, sạt lở đất,...

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào điều kiện thực tế của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai một số nhiệm vụ cần thiết sau:

1. Hợp phần 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Các hoạt động do các Bộ, ngành Trung ương là cơ quan chủ trì, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành là đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện).

2. Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

a) Hoạt động 1: Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.

b) Hoạt động 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Đề án ở các cấp.

c) Hoạt động 3: Tổ chức phổ biến chính sách, cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án.

d) Hoạt động 4: Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng.

đ) Hoạt động 5: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Đề án.

e) Hoạt động 6: Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên.

3. Hợp phần 3: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

a) Hoạt động 1: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng.

b) Hoạt động 2: Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn cấp xã.

c) Hoạt động 3: Xây dựng và nhân rộng mô hình xã điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai.

d) Hoạt động 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các các nhóm đối tượng trong xã hội (hoạt động do Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành là đơn vị phối hợp thực hiện).

đ) Hoạt động 5: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (sử dụng nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố; thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng; chống thiên tai và các quy định liên quan).

e) Hoạt động 6: Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Có Phụ lục chi tiết kèm theo

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Thành phố và Quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố, Cụ thể:

- Ngân sách Thành phố: Chi các hoạt động mang tính chất chi thường xuyên (nhiệm vụ đào tạo, tập huấn; các hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai; diễn tập; thông tin, tuyên truyền...) thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn,

Tổng kinh phí (dự kiến): 40.000 triệu đồng (Bốn mươi tỷ đồng)

Trong đó: + Năm 2022: 6.159 triệu đồng.

+ Năm 2023: 12.597 triệu đồng.

+ Năm 2024: 10.622 triệu đồng.

+ Năm 2025: 10.622 triệu đồng.

Có Phụ lục chi tiết kèm theo

- Quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố: Chi xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (hoạt động 5, hợp phần 3). Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai và các quy định liên quan.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch; là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố. Tham mưu chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; kịp thời tổng hợp những những khó khăn vướng mắc và đề xuất giải quyết.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp danh sách các xã, phường, thị trấn thường xuyên bị thiên tai; danh sách cán bộ trực tiếp thực hiện Đề án, danh sách đội ngũ giảng viên để đảm bảo tính bền vững trong suốt quá trình thực hiện Đề án; khảo sát, đánh giá nhu cầu và sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo hiệu quả sử dụng.

- Chỉ đạo xây dựng dự toán các hoạt động mang tính chất chi thường xuyên hàng năm của Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt danh mục trong Quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của thành phố Hà Nội.

- Phê duyệt dự toán chi tiết hàng năm; chỉ đạo Chi cục Phòng, chống thiên tai triển khai các hoạt động thuộc Đề án theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô “ Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội: Chỉ đạo Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện, cấp xã thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền. Chương trình, nội dung thực hiện theo Thông tư số 172/2020/TT-BQP ngày 30/12/2020 của Bộ Quốc phòng ban hành chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng quốc phòng và an ninh, lồng ghép đưa nội dung phòng, chống thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào chương trình, kế hoạch.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan: Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; thực hiện lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai và nâng cao nhận thức cộng đồng với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, trang bị thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra các tình huống thiên tai.

4. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của đơn vị, căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng tuyên truyền nội dung của Đề án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện pháp phòng chống./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KTHuy.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG" GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Kèm theo Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung hoạt động

Kinh phí dự kiến (đồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

 

Tng cộng

 

6.159.000.000

12.597.000.000

10.622.000.000

10.622.000.000

40.000.000.000

I

HỢP PHẦN I: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Các hoạt động do các Bộ, ngành Trung ương là cơ quan chủ trì, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành là đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện)

LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

 

 

 

 

 

II

HỢP PHẦN 2: Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

609.000.000

2.485.000.000

1.360.000.000

1.360.000.000

5.814.000.000

1

Hoạt động 1: Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức-cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm (Xây dựng, lồng ghép vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm)

-

-

-

-

-

2

Hoạt động 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Đề án ở các cấp (tổ chức 19 lớp năm 2023 gồm 1 lớp tại BCH Thành phố, 18 lớp tại các huyện, thị xã; 01 ngày/lớp)

-

176.700.000

-

-

176.700.000

3

Hoạt động 3: Tổ chức đào tạo, tập huấn phổ biến chính sách, cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án (tổ chức 19 lớp năm 2023 gồm 1 lớp tại BCH Thành phố, 18 lớp tại các huyện, thị xã; 01 ngày/lớp)

-

176.700.000

-

-

176.700.000

4

Hoạt động 4: Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng

-

1.185.600.000

714.000.000

714.000.000

2.613.600.000

4.1

Tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên (tổ chức 18 lớp năm 2023; 01 lớp/ngày tại các huyện, thị xã năm 2023)

-

160.200.000

-

-

160.200.000

4.2

Tập huấn cho lực lượng xung kích cơ sở (tổ chức 60 lớp/năm x 3 năm 2023-2025; 01 lớp/ngày tại 180 xã, phường thị trấn)

-

714.000.000

714.000.000

714.000.000

2.142.000.000

4.3

Tập huấn cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng (tổ chức 18 lớp năm 2023; 01 lớp/ngày tại các huyện, thị xã năm 2023)

-

311.400.000

-

-

311.400.000

5

Hoạt động 5: Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Đề án

-

850.000.000

550.000.000

550.000.000

1.950.000.000

5.1

Tổ chức thi tìm hiểu về công tác PCTT (lồng ghép vào 180 buổi tuyên truyền các năm 2023-2025 tại 180 xã thuộc hoạt động 1, hợp phần 3)

-

300.000.000

300.000.000

300.000.000

 

5.2

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong công tác PCTT tại các địa phương thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai (thực hiện 03 năm 2023-2025)

-

250.000.000

250.000.000

250.000.000

 

5.3

Phần mềm hỗ trợ công tác PCTT (thực hiện năm 2023)

-

300.000.000

-

-

 

6

Hoạt động 6: Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên

609.000.000

96.000.000

96.000.000

96.000.000

897.000.000

6.1

Trang bị cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên (trang bị máy tính, máy in, loa kéo, bộ trợ giảng,… thực hiện năm 2021)

513.000.000

 

 

 

 

6.2

Trang bị cho tuyên truyền viên, tình nguyện viên cấp xã (trang bị số công tác PCTT cho tuyên truyền viên, tình nguyện viên tại 60 xã/năm trong 04 năm 2022-2025)

96.000.000

96.000.000

96.000.000

96.000.000

 

III

HỢP PHẦN 3: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai

LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

5.550.000.000

10.112.000.000

9.262.000.000

9.262.000.000

34.186.000.000

1

Hoạt động 1: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng

-

4.562.000.000

3.712.000.000

3.712.000.000

11.986.000.000

1.1

Tổ chức tuyên truyền về PCTT (180 hội nghị tuyên truyền tại 180 xã, phường, thị trấn trong các năm 2023-2025)

-

2.232.000.000

2.232.000.000

2.232.000.000

 

1.2

Tổ chức truyền thông về PCTT (tuyên truyền qua phương tiện báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh xã, thực hiện các năm 2023-2025)

-

430.000.000

430.000.000

430.000.000

 

1.3

Thực hiện đa dạng hóa tài liệu, phương thức truyền thông (thực hiện các năm 2023-2025)

-

1.900.000.000

1.050.000.000

1.050.000.000

 

 

Tổng hợp, biên tập, in tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pano, bảng hướng dẫn, băng zôn, sổ tay, hướng dẫn, sách hỏi đáp,,..)

-

950.000.000

950.000.000

950.000.000

 

 

Duy trì website, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền về PCTT

-

50.000.000

50.000.000

50.000.000

 

 

Xây dựng phòng triển lãm về PCTT

-

900.000.000

50.000.000

50.000.000

 

2

Hoạt động 2: Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn cấp xã

4.650.000.000

4.650.000.000

4.650.000.000

4.650.000.000

18.600.000.000

2.1

Diễn tập công tác PCTT cấp xã (27 điểm diễn tập/năm x 4 năm 2022-2025; gồm 10 điểm tại 10 xã điển hình và 17 điểm có sự tham gia của 03 xã)

2.646.000.000

2.646.000.000

2.646.000.000

2.646.000.000

10.584.000.000

2.2

Hướng dẫn người dân trực tiếp đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (60 lớp/năm x 4 năm 2022-2025 tại 240 xã, 01 lớp/02 ngày)

2.004.000.000

2.004.000.000

2.004.000.000

2.004.000.000

8.016.000.000

3

Hoạt động 3: Xây dựng và nhân rộng mô hình xã điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai (Thực hiện các năm 2022-2025; mỗi năm lựa chọn 10 xã triển khai bổ sung diễn tập PCTT tại hoạt động 2, hợp phần 3 và hỗ trợ UBND xã tài liệu, công cụ phục vụ công tác PCTT)

200.000.000

200.000.000

200.000.000

200.000.000

800.000.000

3.1

Hỗ trợ UBND xã tài liệu, công cụ phục vụ công tác PCTT (thực hiện các năm 2022-2025)

200.000.000

200.000.000

200.000.000

200.000.000

800.000.000

4

Hoạt động 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các các nhóm đối tượng trong xã hội (hoạt động do Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì, UBND các cấp, các sở, ban, ngành là đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện).

-

-

-

-

-

5

Hoạt động 5: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (Xây dựng, tu sửa các công trình PCTT quy mô nhỏ dưới 03 tỷ đồng từ nguồn Quỹ PCTT, thực hiện theo quy định về việc quản lý sử dụng Quỹ PCTT)

-

-

-

-

-

6

Hoạt động 6: Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. (các nội dung thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ được lồng ghép vào hoạt động 2, hợp phần 3 trong quá trình hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng)

700.000.000

700.000.000

700.000.000

700.000.000

2.800.000.000

6.1

Trang bị hệ thống biển, bảng hướng dẫn cảnh báo thiên tai sự cố (mỗi năm trang bị 100 chiếc x 4 năm 2022-2025)

700.000.000

700.000.000

700.000.000

700.000.000

2.800.000.000

6.2

Chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (kết hợp tại hoạt động 2, hợp phần 3 trong quá trình tập huấn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng)

-

-

-

-

-

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 328/KH-UBND ngày 31/12/2021 thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.560

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!