Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 287/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 11/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 287/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 11 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2024 - 2028

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016- 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;

Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;

Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Căn cứ Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Căn cứ Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-TCTL-NN ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Tổng cục Thủy lợi về ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 18 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025;

Trên cơ sở Kế hoạch số 10192/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động, sản xuất kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục; Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư đấu nối, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024 - 2028, cụ thể như sau:

I. Sự cần thiết phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn

1. Để duy trì hoạt động bền vững của các công trình cấp nước sạch nông thôn đảm bảo cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, chất lượng nước đảm bảo theo quy chuẩn quy định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

2. Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch an toàn, liên tục cho người dân phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn liên tục; Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

4. Nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, giải pháp thực hiện của các cơ quan liên quan, để thực hiện thành công các mục tiêu cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2024 - 2028 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn cấp tỉnh là cần thiết.

II. Thực trạng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh

1. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 89 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó 63 công trình đang hoạt động, 26 công trình đang ngưng hoạt động. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung nông thôn đến hết năm 2022 đạt 15,99%.

2. Tình hình hoạt động: Có 19 công trình hoạt động bền vững, 27 công trình hoạt động tương đối bền vững, 10 công trình hoạt động kém bền vững, 07 công trình mới đưa vào hoạt động chưa đánh giá tình hình hoạt động của công trình.

3. Mô hình quản lý: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 03 mô hình quản lý, bao gồm: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Doanh nghiệp; (3) Ủy ban nhân dân xã (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Cộng đồng dân cư) quản lý vận hành công trình, trong đó: Đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý vận hành 32 công trình, doanh nghiệp đang quản lý vận hành 06 công trình, Ủy ban nhân dân xã đang quản lý vận hành 51 công trình.

4. Giá nước sạch nông thôn: Đối với các công trình do đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đang quản lý vận hành cung cấp nước cho người dân nông thôn đang áp dụng giá nước bán lẻ, tính bậc thang từ 7.211 đồng/m3 đến 13.972 đồng/m3 (theo Quyết định 29/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định giá nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai); đối với các công trình do Ủy ban nhân dân các xã đang quản lý vận hành cung cấp nước cho người dân nông thôn, phần lớn các đơn vị cấp nước đang thu giá nước thấp hơn giá nước quy định tại Quyết định 29/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

5. Về nguồn nước, chất lượng nước: Trong 89 công trình cấp nước nông thôn tập trung có 10 công trình sử dụng nguồn nước mặt, 79 công trình sử dụng nguồn nước ngầm. Hàng năm, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

III. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025.

b) Phân công trách nhiệm cụ thể, thời gian, tiến độ để các Sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa các mục tiêu cấp nước an toàn cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Kiểm tra đánh giá, tổng hợp báo cáo, kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý những khó khăn tồn tại trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.

c) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh.

d) Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tổ chức thực hiện kế hoạch.

IV. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

a) Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.

b) Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và chất lượng nước bảo đảm theo quy chuẩn quy định của pháp luật.

c) Triển khai các giải pháp hiệu quả ứng phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng nước.

d) Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

đ) Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

e) Nhận diện các mối nguy hiểm thực tế, tiềm năng và nguyên nhân dựa trên kiến thức, các sự cố có tính quy luật, danh sách kiểm tra theo các tài liệu hướng dẫn cấp nước, thói quen, hành vi vệ sinh tại cộng đồng, những thay đổi trong hoặc xung quanh công trình; cập nhật các tình huống xảy ra để cung cấp bằng chứng cho việc xác định và đánh giá các môi nguy hiểm này.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến cuối năm 2024:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01- 1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 84,5%.

- 100% công trình cấp nước khu vực nông thôn (theo danh mục tại PL 01 đính kèm) được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Các công trình được đầu tư nâng cấp, xây mới sau khi đưa vào sử dụng kể từ năm 2024, đơn vị quản lý phải triển khai lập, trình duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

b) Đến cuối năm 2025:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 85%.

- 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

c) Đến cuối năm 2026:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 85,5%.

- 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

d) Đến cuối năm 2027:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 86%.

- 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

đ) Đến cuối năm 2028:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn (QCVN 01 - 1:2018/BYT của Bộ Y tế hoặc quy chuẩn địa phương) đạt 86,5%.

- 100% công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

e) Bảng tổng hợp mục tiêu cấp nước nông thôn giai đoạn 2024-2028

STT

Mục tiêu

Tỷ lệ

Năm

2024

2025

2026

2027

2028

1

Công trình cấp nước tập trung nông thôn

%

24,45

25,84

26,34

26,84

27,34

2

Đấu nối từ CT nước đô thị

%

26,88

29,46

33,46

37,46

41,46

3

Thiết bị lọc nước

%

17,95

18,5

16,5

14,5

12,5

4

Công trình cấp nước nhỏ lẻ (Giếng khoan, giếng đào)

%

15,24

11,2

9,2

7,2

5.2

Tổng

%

84,5

85

85,5

86

86,5

f) Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch khu vực nông thôn bình quân dưới 15%.

3. Phạm vi, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi thực hiện: Triển khai trong hoạt động dịch vụ sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý tài sản công trình cấp nước; vận hành, sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch sinh hoạt tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

V. Nội dung và giải pháp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

1. Nội dung

a) Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo đảm cấp nước an toàn.

b) Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn cho các công trình cấp nước sạch nông thôn.

c) Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ chất lượng nguồn nước nguyên liệu; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.

d) Thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình để bảo đảm cấp nước an toàn cho các công trình cấp nước.

d) Đào tạo, nâng cao năng lực về bảo đảm cấp nước an toàn.

e) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nước của các đơn vị cấp nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

f) Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn.

g) Ứng dụng công nghệ trong thực hiện cấp nước an toàn.

2. Các giải pháp thực hiện

a) Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng

- Hằng năm xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền với các nội dung giáo dục về Luật Tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; giới thiệu phổ biến Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn, giới thiệu nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm về thực hiện tốt cấp nước an toàn để người dân, các cơ sở cấp nước, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững.

- Đẩy mạnh truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Phát thanh, truyền hình...), các loại ấn phẩm (Báo, tạp chí, tờ rơi...); tập trung tuyên truyền cao điểm vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm, ngày Môi trường thế giới và các ngày lễ quan trọng khác.

b) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Xây dựng các nội dung quy định trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước phù hợp đặc điểm nguồn nước tại các khu vực trên địa bàn tỉnh.

c) Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước

- Lập hành lang bảo vệ nguồn nước và xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước.

- Nghiên cứu giải pháp trữ nước đối với các công trình cấp nước sạch tập trung khó khăn về nguồn nước (Ảnh hưởng chất lượng, trữ lượng nguồn nước không ổn định...).

- Đầu tư các công trình quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm; kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây tác hại đến nguồn nước ngầm.

- Thực hiện kiểm tra, xử lý các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép...

d) Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn và đầu tư, nâng cấp, phát triển công trình cấp nước

- Triển khai lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn cho từng công trình cấp nước.

- Đấu nối, mở rộng mạng lưới tuyến ống cấp nước cho các khu vực cấp nước không ổn định từ các công trình cấp nước sạch tập trung có đủ khả năng cấp nước.

- Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước tập trung đảm bảo chất lượng nước theo quy định.

- Thực hiện phân cấp, chuyển giao các công trình cấp nước sạch tập trung hoạt động kém hiệu quả do Ủy ban nhân dân xã, Hợp tác xã quản lý cho các đơn vị đủ năng lực để đầu tư nâng cấp, quản lý, khai thác, vận hành.

- Căn cứ vào tình hình biến đổi khí hậu để đánh giá mức tiêu thụ, sử dụng nước của người dân để lập kế hoạch nâng công suất trạm cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước

- Rà soát, đánh giá và đề xuất phương án xử lý đối với các công trình cấp nước nhỏ đã ngừng hoạt động hoặc đang hoạt động cầm chừng.

đ) Đào tạo, nâng cao năng lực về bảo đảm cấp nước an toàn

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp trong việc tổ chức quản lý thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn.

- Đối với các đơn vị cấp nước: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị. Tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn, Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về quản lý vận hành công trình cấp nước và xét nghiệm chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế

e) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nước của các đơn vị cấp nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành

- Thực hiện nội kiểm chất lượng nước: Các đơn vị cấp nước tự thực hiện theo quy định.

- Thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước: Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các công trình cấp nước sạch định kỳ hoặc đột xuất theo quy định,

f) Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Hàng năm thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc lập và thực hiện các nội dung kế hoạch cấp nước an toàn của các công trình cấp nước bao gồm: Phạm vi được cung cấp bảo đảm cấp nước an toàn, các chỉ số liên quan đến kiểm soát rủi ro, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước (Áp lực, tính liên tục...).

g) Ứng dụng công nghệ trong thực hiện cấp nước an toàn

- Ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành công trình cấp nước.

- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

VI. Danh mục các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTN ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn áp dụng đối với công trình có công suất 100m3/ngày trở lên. Qua rà soát, trong 63 công trình dang hoạt động có 15 công Trình công suất dưới 100m3/ngày, 11 công trình hoạt động kém bền vững và sẽ thực hiện đầu nối sử dụng nguồn nước mặt từ các công trình cấp nước mặt trong khu vực, do đó những công trình này sẽ không xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn. Tổng số công trình phải xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn là 37 công trình.

(Danh mục Công trình theo Phụ lục 01 kèm theo)

VII. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị cấp nước được tính vào giá thành sản xuất nước sạch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Kinh phí thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập được bố trí từ nguồn ngân sách tinh (nguồn chi thường xuyên hàng năm của đơn vị).

3. Đối với kinh phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình để thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn: Sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị cấp nước, nguồn vốn ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá độc lập định kỳ và đột xuất việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Ban hành tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn về xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; thu, xử lý và trừ nước an toàn hộ gia đình.

c) Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị cấp nước, các hộ gia đình theo dõi, giám sát và duy trì số lượng, chất lượng nước.

d) Xây dựng thông tin, dữ liệu bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

đ) Tổng hợp, báo cáo hằng năm, đột xuất tình hình triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Xây dựng

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan thực hiện cấp nước an toàn cho các khu vực nông thôn lân cận khu vực đô thị được cung cấp nước từ nhà máy nước đô thị; phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát số lượng, chất lượng nước nông thôn theo quy định của pháp luật đối với các khu vực nông thôn lân cận khu vực đô thị được cung cấp nước từ nhà máy nước đô thị.

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá độc lập việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh theo Điều 11, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Sở Y tế

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, tổ chức và các đơn vị cấp nước sạch nông thôn liên quan thực hiện cấp nước an toàn cho các khu vực nông thôn lân cận khu vực đô thị được cung cấp nước từ nhà máy nước đô thị; thực hiện kiểm tra, giám sát số lượng, chất lượng nước nông thôn theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá độc lập việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh theo Điều 11, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế.

d) Xây dựng các nội dung quy định trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước phù hợp với phạm vi trong tỉnh.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng nước sạch các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan thực hiện cấp nước an toàn cho các khu vực nông thôn lân cận khu vực đô thị được cung cấp nước từ nhà máy nước đô thị; phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát số lượng, chất lượng nước nông thôn theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá độc lập việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh theo Điều 11, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 thang 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Thực hiện kiểm tra, giám sát giấy phép khai thác tài nguyên nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước của các công trình cấp nước tập trung nông thôn theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Phối hợp thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn.

b) Phối hợp xây dựng thông tin, dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

c) Hằng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện cấp nước an toàn theo Phụ lục VI, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Triển khai các nội dung tại Văn bản này đến Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn đơn vị quản lý.

6. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

a) Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện thu, xử lý và trừ nước an toàn hộ gia đình:

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng nước hộ gia đình đảm bảo an toàn.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn hộ gia đình thực hiện thu, xử lý và trừ nước an toàn hộ gia đình.

- Thông báo kịp thời cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình cấp nước hộ gia đình khi nhận được khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến chất lượng nguồn nước và nước cấp.

- Thống kê danh sách hộ gia đình thực hiện thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình trên địa bàn quản lý.

b) Nâng cao trách nhiệm về tuyên truyền về chất lượng nguồn nước ngầm để nâng cao tỷ lệ sử dụng nước máy đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của người dân.

c) Hướng dẫn người dân thực hiện trám, lấp các giếng không sử dụng theo quy định.

d) Hằng năm, báo cáo UBND cấp huyện kết quả thực hiện cấp nước an toàn theo Phụ lục VI, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Thực hiện nội dung được quy định tại Điều 20, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi được giao nhiệm vụ là đơn vị cấp nước.

7. Đơn vị cấp nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp nước sạch nông thôn

a) Phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị trực tiếp quản lý theo Điều 9, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Kiểm tra, đánh giá nội bộ kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị trực tiếp quản lý theo Điều 10, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do đơn vị quản lý.

d) Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp nước cho khách hàng đáp ứng số lượng và chất lượng.

đ) Hằng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả phê duyệt và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình do đơn vị quản lý theo Phụ lục VI, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.

f) Công khai thông tin về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị.

g) Phối hợp xây dựng thông tin, dữ liệu về bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

h) Xác lập phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sạch của các công trình khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bảo vệ nguồn nước do đơn vị trực tiếp khai thác, sử dụng.

8. Các Sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Y tế và các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024 - 2028, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Quyền Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế;
- UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa;
- Chánh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

DANH MỤC

CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2024-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 287/KH-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Tên công trình

Năm xây dựng đưa vào sử dụng

Công suất thiết kế (m3/ngđ)

Số người cấp theo thiết kế

Nguồn nước

Phạm vi cấp nước

Thời gian bắt đầu thực hiện cấp nước an toàn

Đơn vị thực hiện cấp nước an toàn

Nội dung chính

1

Thành phố Long Khánh

1.820

24.387

1

Công trình CNTT ấp Đồi Riu

2013

160

1544

Nước ngầm

Ấp Đồi Riu, xã Hàng Gòn

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã Bình Lộc

2016

640

6908

Nước ngầm

Xã Bình Lộc

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT ấp Bàu Cối xã Bảo Quang

2019

200

2200

Nước ngầm

Ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

4

Công trình CNTT xã Hàng Gòn

2020

820

13.735

Nước ngầm

Xã Hàng Gòn

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP Long Khánh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

II

Huyện Thống Nhất

41.772

15.992

1

Công trình CNTT xã Lộ 25

2018

872

7.892

Nước ngầm

Xã Lộ 25

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã Xuân Thạnh

2012

900

8.100

Nước ngầm

TT Dầu Giây

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình cấp nước Kiệm Tân

2020

40.000

Nước mặt

Các xã trên địa bàn huyện Thống Nhất, TT Dầu Giây và các khu vực lân cận

2024

Công ty CP cấp nước Gia Tân

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

III

Huyện Tân Phú

15.880

115.266

1

Công trình CNTT xã Phú Điền

2019

2.230

21.480

Nước ngầm

Xã Trà Cổ, Phú Điền, Phú Hòa

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã phú An

2020

600

4.600

Nước ngầm

Xã Phú An

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT xã Phú Bình

2009

700

8.750

Nước ngầm

Xã Phú Bình

2024

UBND xã Phú Bình

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

4

Công trình CNTT xã Nam Cát Tiên

2020

800

7.680

Nước mặt

Nam Cát Tiên

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

5

Công trình CNTT xã Thanh Sơn

2020

10.000

60 000

Nước mặt

Xã Thanh Sơn, Phú Lâm, Phú Trung, Phú Bình, Phú Sơn, Phú Thanh

2024

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại 407

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

6

Công trình CNTT xã Phú Thịnh

2012

900

7.500

Nước ngầm

Xã Phú Thịnh

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

7

Công trình CNTT xã Phú Lộc

2017

650

5.256

Nước ngầm

Xã Phú Lộc

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

IV

Huyện Trảng Bom

1.600

15.520

1

Công trình CNTT xã Sông Thao

2020

960

9 896

Nước ngầm

Xã Sông Thao

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã Đồi 61

2016

640

5.624

Nước ngầm

Xã Đồi 61

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

V

Huyện Vĩnh Cửu

1.240

11.024

1

Công trình CNTT xã Mã Đa

2017

420

3.412

Nước mặt

Xã Mã Đa

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã Trị An

2019

240

2.724

Nước mặt

Xã Trị An

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT xã Hiếu Liêm

2017

580

4.888

Nước mặt

Xã Hiếu Liêm

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

VI

Huyện Xuân Lộc

21.000

234.316

1

Nhà máy cấp nước Tâm - Hưng - Hòa

2015

10.000

70.000

Nước mặt

2024

Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Nhà máy cấp nước Núi Le, thị trấn Gia Ray

2010

10.000

150.000

Nước mặt

2024

Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT xã Lang Minh

2011

640

6.300

Nước ngầm

Xã Lang Minh

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

4

Công trình CNTT xã Xuân Phú

2019

960

8.016

Nước ngầm

Xã Xuân Phú

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

VII

Huyện Cẩm Mỹ

2.660

17.358

1

Công trình CNTT xã Xuân Mỹ

2019

1.440

8.842

Nước ngầm

Xã Xuân Mỹ

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT ấp 3, xã Thừa Đức

2022

320

2.368

Nước ngầm

Xã Thừa Đức

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT ấp 4, xã Thừa Đức

2022

320

2.368

Nước ngầm

Xã Thừa Đức

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

4

Công trình CNTT ấp 2, xã Sông Nhạn

2022

320

2.370

Nước ngầm

Xã Sông Nhạn

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

5

Công trình CNTT ấp 3, xã Sông Nhạn

2022

260

1.410

Nước ngầm

Xã Sông Nhan

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

VIII

Huyện Định Quán

7.240

116.483

1

Công trình CNTT ấp Cây Xăng xã Phú Túc

2012

440

7.333

Nước ngầm

Xã Phú Túc

2024-2028

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT ấp Chợ xã Suối Nho

2012

440

7.333

Nước ngầm

Xã Suối Nho

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

3

Công trình CNTT xã Phú Vinh

2010

4.200

70.000

Nước mặt

Xã Phú Vinh, Gia Canh, Phú Lợi, TT Định Quán

2024

Công ty cổ phần cấp nước Tân Định

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

4

Công trình CNTT ấp Đức Thắng 1, xã Túc Trưng

2014

400

6.667

Nước ngầm

Xã Túc Trưng

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

5

Công trình CNTT xã Phú Cường

2016

440

7.333

Nước ngầm

Xã Phú Cường

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

6

Công trình CNTT ấp Bến Nôm 2 xã Phú Cường

2018

120

2.000

Nước ngầm

Xã Phú Cường

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

7

Công trình CNTT xã Phú Lợi - Phú Tân

2022

1.200

15.816

Nước mặt

Lơi - Phú Tân

2024

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Định Quán

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

IX

Huyện Nhơn Trạch

2.200

20.800

1

Công trình CNTT xã Phước Khánh

1996

1.300

14.000

Nước ngầm

Xã Phước Khánh

2024

UBND xã Phước Khánh

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

2

Công trình CNTT xã Phú Đông

2016

700

6 800

Nước ngầm

Xã Phú Đông

2024

UBND xã Phú Đông

Theo Điều 8 Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn

37

Tổng số

96.012

571.146

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 287/KH-UBND ngày 11/12/2023 thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024-2028

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


201

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.53.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!