Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2735/KH-UBND phòng chống hạn vụ Đông xuân Kon Tum 2015 2016

Số hiệu: 2735/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 23/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2735/KH-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015 - 2016 DO ẢNH HƯỞNG CỦA EL NINO TRÊN ĐỊA BÀN TNH KON TUM

Thực hiện Chthị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn 2016, đối phó với ảnh hưng của hiện tượng El Nino và để chủ động trong công tác phòng, chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô năm 2016 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch Phòng, chống hạn vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 do ảnh hưởng của El Nino nhm giảm thiu thiệt hại, khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sn xut và sinh hoạt trên địa bàn tnh Kon Tum như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

1. Mục đích:

Chủ động phòng, ngừa hạn hán, tác động của hiện tượng El Nino và đưa ra các giải pháp đối phó khi có hạn xảy ra để giảm thiu thấp nhất thiệt hại về sản xuất và sinh hoạt của người dân do hạn gây ra đảm bo an sinh, kinh tế.

Kịp thời huy động mọi nguồn lực đphục vụ công tác chống hạn khi xảy ra hạn hán và tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn.

2. Yêu cầu:

UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý Khai thác các công trình thy lợi Kon Tum và các Sở, ngành có liên quan và các Công ty thủy điện có Nhà máy đang hoạt động sản xuất trên địa bàn tnh phát huy cao tinh thn trách nhiệm trong công tác phòng, chống hạn.

Các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng nước phối hợp cùng chính quyn địa phương, các đơn vị quản lý dùng nước tích cực tham gia công tác phòng chống hạn.

II. Phương án phòng, chống hạn:

1. Diễn biến, dự báo tình hình thời tiết:

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên lượng mưa trên địa bàn tnh Kon Tum đạt thấp. Đến hết tháng 10, toàn bộ các vùng trong tnh đều có lượng mưa đạt thấp hơn so với lượng mưa năm trung bình nhiều năm từ 20 - 63%.

Dự báo: El Nino đang còn tiếp tục duy trì, khả năng kéo dài đến hết mùa Xuân năm 2016 và sẽ là kỳ El Nino mạnh nhất ktừ khi có nghiên cứu đầy đủ về hiện tượng ELSO. Dưới tác động mạnh của hiện tượng El Nino, điều kiện thời tiết, thủy văn ở Kon Tum trong mùa khô 2015 - 2016 được dự báo là rất không thuận lợi đi với đời sng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, theo đó:

- Khu vực thành phố Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Ia H'Dai, Kon Ry, Đk Hà, Đk Tô: Thời gian khô hanh, ít hoặc không có mưa từ cuối tháng 10/2015 đến giữa tháng 3/2016. Lượng nước trên các sông, suối thiếu hụt từ 45 - 60% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Các sui nhỏ có khả năng cạn kiệt hoàn toàn trong thời gian từ giữa tháng 01 đến giữa tháng 3/2016. Mức độ khô hạn, thiếu nước: Rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng

- Khu vực huyện Ngọc Hồi và các xã phía Nam huyện Đắk Glei: Thời gian khô hanh, ít hoặc không có mưa từ tháng 11/2015 đến giữa tháng 3/2016. Lượng nước trên các sông, suối thiếu hụt từ 20 - 45% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Các suối nhỏ có khả năng cạn kiệt hoàn toàn trong thời gian từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3/2016. Mức độ khô hạn, thiếu nước: Rt nghiêm trọng.

Khu vực các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và các xã phía Bắc huyện Đắk Glei: Thời gian khô hanh, ít mưa từ tháng 01 đến đầu tháng 4/2016. Lượng nước trên các sông, suối thiếu hụt từ 20 - 35% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Các suối nhỏ có khả năng cạn kiệt hoàn toàn trong thời gian từ tháng 2 đến cuối tháng 3/2016. Mức độ khô hạn, thiếu nước: Nghiêm trọng.

2. D báo những khu vực có nguy cơ bị hạn, thiếu nưc phục vụ sinh hoạt và sản xuất:

Với dự báo diễn biến tình hình thời tiết nêu trên, các địa phương có thể xảy ra hạn như: Xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum; xã Đăk La, Đăk Hring, huyện Đăk Hà; xã Diên Bình, Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; xã Hơ Moong, Sa Bình huyện Sa Thầy; xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi, thị trấn, xã Tân Lp, huyện Kon Ray...với khong 4.300ha (1) có khả năng bị khô hạn, thiếu nước, cụ thể như sau:

- Thành phố Kon Tum: Khu tưới đập Đăk Tu Wích (xã Vinh Quang); Tân Điền; Cà Tiên (xã Đoàn kết); Đăk Cấm (xã Ngô Mây); Ông Thiệu, Đăk Loy, Đăk Phát 1,2 (xã Đăk Cấm); Ia Bang Thượng, Đăk Yên (xã Hòa Bình); Đăk Lái (xã Chư Hreng); Đăk Trum (xã Ngọc Bay); Đập thôn 3 (phường Trần Hưng Đạo)...với diện tích khoảng 430 ha lúa, 330 ha cà phê có khnăng bị thiếu nước (2).

- Huyện Sa Thầy: Khu tưới hồ Đăk Prông (xã Sa Bình); Thủy lợi Đăk Sia II, Ba Đuốc 1, 2, 3, Va Rai 1, 2 (xã Sa Sơn); Đăk Ngao 1, 2 (Thị trấn Sa Thầy); thủy lợi Ya Bai, Ya ng, Ya Tông 1, 2 (xã Ya Xier); thủy lợi Đăk Hlang, Đăk Plôm, Đăk Choai, Đăk Rơ Tim (xã Rờ Kơi); thủy lợi Đăk San, Đăk Nui (xã Hơ Moong); Ya Đơ 1,2, Ya O, Ya Đat, Ya Than (xã Ya Tăng); Ya Blô, A Đất (xã Ya Ly)...với diện tích khoảng 240 ha lúa có khả năng bị thiếu nước.

- Huyện Đăk Hà: Khu tưới hồ Cà Sâm (xã Đăk La); khu tưới cuối kênh chính Bắc hồ chứa Đăk Uy (vùng Kon Gung, Đăk Mút xã Đăk Mar); khu tưới cuối kênh chính Nam hồ chứa Đăk Uy (thôn 4, thôn Hải Nguyên, Bình Minh xã Hà Mòn); khu tưới Đăk Trú, Đăk L, Ông Phiêu, Đăk Căm, Đăk Xít, thôn 1a, b xã Đăk La; khu tưới thôn Kon Băn, Kon Rk, Kon Hrế xã Ngọc Réo; khu tưới h thôn 7, thôn 9, thôn Kon Hnoong, Kon Proh, Tân Lập A, B xã Đăk Hring; thôn Tua Tem xã Đăk Long; thôn 7 xã Đăk Pxi... với diện tích khoảng 117ha lúa, 675ha cà phê và có khả năng khô hạn, thiếu nước.

- Huyện Đăk Tô: Khu tưới hồ C19, Hố Chè (xã Diên Bình); đập Đăk Chờ 2, Đăk Ngó (xã Ngọc Tụ); đập Chăn Nuôi, Bô Na Thượng (xã Kon Đào); đập số 1,2 (xã Tân Cảnh); đập Đăk Sing 2, đập Măng Rương 1 (xã Văn Lem); đập Măng Rương, hồ Tea Hao (xã Đăk Trăm); đập Đăk Lin, Đăk Hrôm (xã Kô), với diện tích khoảng 66ha lúa, 60ha cà phê và 02ha ao cá có khả năng khô hạn, thiếu nước.

- Huyện Ngọc Hồi: Cuối khu tưới các công trình thy lợi như: Đăk Hơ Niêng (xã Bờ Y - Đăk Xú); Đăk Kôn, Đăk Kòn, Đắk Trui (xã Đăk Nông); Ngọc Tặng (xã Đăk Kan); Đăk Long, Đăk Jry. Đăk Grấp (xã Sa Loong-Đăk Kan); Nước Phia, Đăk Nông, Phia Pháp 1,2 (xã Đăk Xú); Đăk Ba, Đăk Si, Đăk Wai I, II Nước Xiệc, Đăk Rơling 2 (xã Đăk Dục)...với diện tích khoảng 173 ha lúa có khả năng bị thiếu nước(3).

- Huyện Kon Ry: Khu tưới các công trình thủy lợi: Hố Chuối (thị trấn Đăk Rve); Kon Bưu (xã Tân Lập); Đăk Pô Công (xã Đăk Tờ Re); Đăk Tơ Lung (xã Đăk Tơ Lung); Đăk Hnghen, Đăk Nga (xã Đăk Pne), với diện tích khoảng 77 ha lúa, 24,5 ha cà phê có khả năng bị thiếu nước(4).

- Sdiện tích cây trng ở một shuyện như Đăk Glei, Kon Plông, Tu Mơ Rông và Ia H’Drai và ở các nông trường và nhân dân tự canh tác dọc khe sui, đập bi, đập tạm với diện tích có khả năng bị hạn khoảng 2.100 ha.

Hiện nay mực nước các sông, suối nh, các công trình đập dâng thấp hơn so với cùng kkhoảng từ 5 - 10cm, mực nước ngầm ở các giếng sinh hoạt thấp hơn khoảng 0,5m so với cùng kỳ. Các công trình nước tự chảy có diện tích lưu vực nhỏ, thảm thực vật đầu ngun thưa, lượng nước về ít nên có khả năng thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới tập trung các địa bàn như huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum.

3. Gii pháp, phương án chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt:

Để chủ động đối phó tình hình hạn hán có thxảy ra, đảm bảo đnước phục vụ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân, các tổ chức, cá nhân cần đề phòng và thực hiện các gii pháp chống hạn như sau:

3.1. Đi vi sản xuất nông nghiệp:

a. Công tác chỉ đạo t chức sản xuất:

- Vận động nhân dân tập trung thu hoạch lúa vụ mùa dứt điểm và đng thời khẩn trương làm đất xuống giống đồng bộ, đúng thời vụ của vụ Đông xuân năm 2015 - 2016, chậm nhất đến khoảng giữa tháng 12/2015 phải hoàn thành, đhạn chế những khó khăn do khô hạn thiếu nước gây ra ở cuối vụ.

- Đối với cây lúa nước nên sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có năng suất cao, ổn định như: VND 95-20, IR 56279, IR 64, HT1, Khang dân 18, Khang dân đột biến và các giống lúa lai như nhị ưu 838...

- Cây nsử dụng các giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt có thời gian sinh trưng từ 90-100 ngày như: LVN10, CP888, CP989, CP999, DK171, V98-2, C919, BioseedB21,... và một số giống ngô nếp sử dụng ăn tươi như VN2, VN6, MX4, Nếp ... nên b trí trng ngô trên diện tích đất ô nà, bãi bi ven sông suối hoặc đất không cấy được lúa do thường xuyên thiếu nước.

- Đối với cây cà phê sau khi thu hoạch xong khẩn trương tiến hành bấm ta cành, tủ gốc và tưới nước bón phân ln đầu trong thời gian cuối tháng 12/2015 và đu tháng 01/2016.

- Đối với cây cao su, bời lời, mc ca,... và một scây lâm nghiệp khác tchức thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: làm cỏ, tủ gốc và phát đường băng cản lửa để đảm bo tlệ sống cao và phòng chống cháy trong mùa khô.

- Đối với những diện tích lúa nước thường xuyên bị thiếu nước qua các năm, tổ chức khuyến cáo, vận động bà con chuyn đổi cây trng khác như: Cây ngô, rau, đậu các loại... nhm tiết kiệm được nước nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

b. Các gii pháp phòng, chống hạn:

- Giải pháp quản lý vận hành công trình:

+ Thực hiện tưới luân phiên, đặc biệt là các công trình có đầu mối là hồ chứa để tiết kiệm nước ngay trước khi hạn xảy ra như hồ Cà Tiên, Tân Điền... (Thành Phố Kon Tum); hồ Cà Sâm (Huyện Đăk Hà); hồ Đăk Prông, Đăk Sia 1 (Sa Thầy); hồ 09, Hố Chè (Đăk Tô); Đăk Hơ Niêng (Ngọc Hồi)... Thường xuyên theo dõi mực nước các hồ để chủ động phòng tránh, điều tiết nước hợp lý.

+ Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bo đủ nước tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đu mi trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới tớc khu trung tưới sau.

+ Tổ chức nạo vét phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay nhng chỗ hư hng, rò r đ chng thất thoát nước; dùng các biện pháp giữ nước, tích nước như: dùng bao tải đất, phai gỗ nâng cao ngưỡng tràn xả lũ đsử dụng dung tích phòng lũ các hồ cha... nâng cao năng lực tích nước của đầu mối.

+ Tăng cường công tác qun lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị quản lý cấp nước (các trạm quản thủy nông, hợp tác xã...) với các tổ chức, nhân dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trng, nhu cu dùng nước của cây trng.

+ Các đơn vị qun lý ccán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường đcó biện pháp xử lý khắc phục.

- Giải pháp công trình:

- Kim tra cụm đầu mối, tuyến kênh mương của các công trình đang hoạt động, nhất là các công trình đã xuống cấp đđảm bảo tải nước không bị thất thoát phục vụ tưới và chống hạn.

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa các hạng mục công trình bị hư hỏng, khắc phục chống hạn như: Đăk Yên, Chà Mòn II, Đăk Prông, Ya Mô, Đăk Tơ Lùng,... để sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ sản xuất.

+ Triển khai mới kiên cố hóa kênh mương đđưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao hệ số tưới, tiết kiệm nước.

+ Có kế hoạch xây dựng những công trình thủy lợi lớn, đặc biệt là các hồ chứa nhằm đm bảo tưới n định và có nguồn nước đchống hạn khi hạn xảy ra.

- Giải pháp tưới động lực: Khi hạn xảy ra, các huyện, thành Ph, Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum huy động kịp thời nhân lực, phương tiện, máy móc, vật tư (như máy bơm nước, đường ng, xăng, du...) tổ chức bơm tưới bsung ngay các vị trí bị hạn như:

- Thành phố Kon Tum: Bơm nước từ sông Đăk Bla bng máy bơm điện của trạm bơm Vinh Quang, Măng La, Tà Rộp... đtưới và tạo nguồn, dùng máy bơm bơm chuyển tiếp tưi cho khu tưới Tân Điền, Cà Tiên. Dùng biện pháp đắp đập tạm ngăn và dẫn nước vào be hút để bơm nước tưới cho khu vực xã Kroong...

- Huyện Đăk Hà: Bơm nước từ suối hoặc kênh của hồ Đăk Uy đ bsung cho khu tưới Cà Sâm; Đăk Căm, Ông Phiêu; khu tưới xã Ngọc Réo; Đăk Hring; Đăk Psi.

- Các huyện: Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Ry, Ngọc Hồi... nơi dự báo có khả năng hạn hán xảy ra tổ chức bơm nước từ sông, suối, h, đập đtưới bsung cho khu vực bị hạn.

Ngoài ra tùy từng địa phương và nguồn nước tại thời điểm hiện tại, tận dụng tối đa nguồn nước của các khe sui, ao, hồ, để chọn nơi đặt máy bơm đtưới bsung cho những khu vực có thể chống hạn. Hoặc dùng các biện pháp đắp đập tạm ngăn suối, dùng máy bơm bơm nước đtưới.

- Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

Các địa phương thường xuyên xảy ra khô hạn cuối mùa khô và dược dự báo có khả năng xảy ra hạn hán nêu trên cn vận động và hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ lúa sang trồng hoa màu hoặc cây lương thực ngắn ngày thích hợp khi cần thiết đgiảm nhu cầu dùng nước, đồng thời chđộng điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn từ 10 - 15 ngày, chỉ đạo quyết liệt gieo sạ tập trung tránh rải vụ, nhằm tranh thủ sử dụng nguồn nước dự trữ các h, đập ngay từ đu vụ nhm đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích được gieo trồng;

- Gii pháp thông tin tuyên truyền:

+ Các địa phương, đơn vị, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm, phổ biến các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học nhằm tiết kiệm nước. Đồng thời tuyên truyền đnhân dân hiểu việc biến đổi khí hậu như hiện nay hạn hán có thể xảy ra và cần chuyển đổi cơ cấu cây trng đgiảm thiệt hại khi hạn xảy ra.

+ Vận động nhân dân tích cực tham gia làm thủy lợi, nạo vét phát dọn kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Thực hiện tưới tiết kiệm, tưới vừa đủ cho nhu cầu cây trồng, giữ bờ bao, bờ thửa để lợi dụng kh năng trnước ở mặt ruộng từ 3-5 ngày, tránh tưới liên tục, tràn lan từ thửa này sang tha khác.

+ Nghiêm cấm người dân không tự ý làm bờ cản trên kênh, tháo nước tràn lan gây thất thoát, thiếu nước khu vực cuối kênh.

+ Dùng biện pháp tgốc cây trồng cạn bằng bao ni lông, cây xanh; trồng hàng băng chắn gió và che nng cho cây trồng (hoa màu, cà phê, tiêu...).

+ Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu tác hại của việc phá rừng đầu ngun, từ đó có ý thức bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt.

3.2. Đối vi nước sinh hoạt:

- UBND các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý công trình chỉ đạo các xã, phường, phòng ban chức năng thường xuyên kim tra các công trình nước tự chảy, giếng nước sinh hoạt để có giải pháp chống hạn riêng cho từng khu vực công trình.

- Vận động nhân dân trong vùng hưng lợi từ các công trình nước tự chảy thường xuyên nạo vét đầu mối, súc rửa bể lng lọc, sửa cha tuyến đường ống và các bchứa để chống rò rỉ gây thất thoát nước.

- Tuyên truyền vận động nhân dân dùng nước tiết kiệm, chun bị các vt dụng như: Bồn cha, thùng nhựa, can đựng nước... để dự trữ nước sinh hoạt.

- Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng một skhu vực, chính quyền địa phương cn có giải pháp cấp nước sinh hoạt hỗ trợ cho nhân dân bng biện pháp chở nước sinh hoạt từ các nơi khác đến.

- Tăng cường biện pháp qun lý điều tiết các công trình nước sinh hoạt tập trung, thường xuyên chđạo các đơn vị quản lý kim tra hệ thống đầu mối, bể lng lọc, đường ng. Đóng khóa van, vòi tại các vị trí không cn thiết để điều tiết nước đến các vị trí bất lợi nht.

- Đối với giếng đào: Khuyến cáo nhân dân thường xuyên kim tra và chủ động tổ chức nạo vét đáy giếng để đảm bo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

4. Kinh phí dự kiến phòng chống hạn năm 2015-2016 trên địa bàn tỉnh:

Tổng kinh phí dự kiến phục vụ chống hạn ước khoảng: 140 tỷ đồng.

III. T chức thực hiện:

1. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, tình hình hạn hán, thiếu nước, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng phương án điều tiết, sử dụng nước hợp lý để chđộng triển khai thực hiện trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt, b trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước.

- Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tiết kiệm nước, nhằm đm bảo hiệu quả sản xuất và hạn chế nhu cầu sử dụng nước.

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị về công tác phòng chống hạn do tác động của El Nino trên địa bàn tnh.

- Phối hp với Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo tình hình khi có hạn hán xảy ra, kịp thời tham mưu UBND tnh xem xét, hỗ trợ kinh phí chống hạn cho các đơn vị.

2. S Tài chính:

Chtrì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh kịp thời htrợ kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị đphục vụ công tác chống hạn đạt hiệu quả.

3. Sở Công thương:

- Chỉ đạo trữ nước các hồ chứa thủy điện hợp lý, bảo đm trữ được lượng nước tối đa theo khả năng an toàn công trình. Phi hợp với các S, ngành có liên quan chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ cha nước thy điện đcung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hạ du.

- Chđạo ưu tiên bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cấp nước theo kế hoạch sản xuất của nhân dân.

4. STài nguyên và Môi Trưng:

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tnh Kon Tum thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến khô hạn, thiếu nước, cung cp kịp thời các bản tin cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Tham mưu UBND tnh Phương án điều tiết nước cho hạ du các hồ thủy điện trên lưu vực sông Sê San trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình vận hành liên h cha tại Quyết định số 1182/QĐ-TTg ngày 17/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

5. UBND các huyện, thành phố:

- Tchức kiểm tra chặt chẽ nguồn nước, cân đối khnăng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên cho dân sinh và các ngành sản xuất chủ lực của địa phương.

- Khẩn trương tổ chức xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông xuân 2015-2016, trong đó tính đến biện pháp đắp đập tạm ngăn nước, lp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước, điều chnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các giải pháp đng bộ đảm bo sản xuất có hiệu quả, duy trì và nâng cao thu nhập của người dân.

- Tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, phường, các đơn vị qun lý công trình thủy lợi, cp nước sinh hoạt tn địa bàn trin khai phương án phòng chống hạn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.

- Tăng cường công tác tuyên truyn trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tt công tác phòng, chống hạn.

6. Ban Qun lý Khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum:

- Chủ động sử dụng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ và nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị để sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cp, tổ chức nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm tưới, đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa nâng cp các công trình sớm đưa vào khai thác, phục vụ công tác chống hạn.

- Phối hợp với các huyện, thành phố triển khai phương án, xác định cụ thtừng khu vực có khả năng hạn để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tchức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.

- Trên cơ sở dự báo, diễn biến thời tiết, chỉ đạo các trạm qun lý thủy nông tăng cường công tác qun lý vận hành và lập kế hoạch tích nước hồ cha hợp lý, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa.

- Tchức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chđộng xlý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

7. Công ty TNHH MTV cấp nước Kon Tum, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn qun lý, đặc biệt khi hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

8. Đài Khí tượng Thủy văn tnh Kon Tum: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn để có dự báo, cnh báo sớm về tình hình khô hạn, thiếu nước, thông báo kịp thời cho các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan biết để có giải pháp chủ động phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất có hiệu quả.

9. Báo Kon Tum; Đài Phát thanh truyền hình tỉnh: Kịp thời đưa tin về tình hình thời tiết, diễn biến mực nước trên các sông, suối để các địa phương, đơn vị chủ động triển khai lấy nước; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó của các cấp chính quyền, người dân trong khu vực đchủ động thực hiện.

IV. Kiến nghị đề xuất:

Khi hạn xảy ra sẽ ảnh hưng tới quá trình sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân làm ảnh hưởng đến phát trin kinh tế của địa phương. Vì vậy, để giảm bớt khó khăn, thiệt hại do hạn hán gây ra ở tnh Kon Tum, UBND tnh Kon Tum kính đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xem xét hỗ trợ cho tỉnh khoảng 140 tỷ đồng để triển khai các nhiệm vụ như sau:

- Nạo vét, phát dọn kênh mương các cấp, cửa lấy nước, bhút các trạm bơm, mua nhiên liệu, máy bơm nước chống hạn với kinh phí dự kiến khoảng 40 tỷ đồng;

- Sửa chữa, nâng cấp, tu bcác công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, đắp đập tạm, đập bồi ngăn nước, nạo vét khơi thông để dẫn nước các công trình thủy lợi chống hạn với kinh phí dự kiến khong 70 tỷ đồng;

- Hỗ trợ giống cây trồng: 03 tỷ đồng, cụ th như:

+ Giống lúa: 36 tấn giống lúa (giống lúa ngắn ngày, chịu hạn, phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Kon Tum).

+ Giống ngô: 08 tấn giống ngô (LVN10, LVN61, CP989), đhỗ trợ nhân dân chuyển đi những diện tích đang trồng lúa thiếu nước sang trồng ngô.

+ Giống cây rau đậu các loại: 500 kg (Bí đỏ lai F1 Platô 757, rau cải các loại (Ci ngọt: Hai mũi tên đỏ; Bắp ci: KK cross; Ci xanh: Trang Nông, Cải Ngng: Đại Địa ); rau cúc: Chánh Nông; Kh qua: Thúy Phi, Hai Mũi Tên Đỏ; Dưa leo: Hai mũi n đỏ 1.0; Đậu cove: hai mũi tên,...).

+ Giống cây mía: 1.200 tấn giống mía mới (phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Kon Tum) để hỗ trợ nhân dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa thường xuyên thiếu nước sang trồng mía.

+ Giống cây cà phê: 100.000 cây (Ging cà phê vối lai đa dòng), để hỗ trợ nhân dân trồng dặm trong vụ mùa 2016.

Trên đây là Phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 trên địa bàn tnh Kon Tum. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành và đơn vị có liên quan, tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- HĐND tnh (b/c);
- Ch tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở Nông nghiệp và PTNT; Công thương; Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Khí tượng thủy văn Kon Tum;
- Đài Phát thanh truyền hình; Báo Kon Tum;
- BQL Khai thác các CTTL Kon Tum;
- Chi cục Thủy lợi và PCLB;
- Trung tâm NS và VSMTNT;
- Cty TNHH MTV cấp nước Kon Tum;
- Văn phòng UBND tnh;
- Lưu: VT. KTN6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải



1 Trong đó diện tích các công trình thủy lợi đảm nhận khoảng 700 ha lúa, 1.100 ha cây công nghiệp; ngoài ra diện tích có khả năng bị ở một số huyn, các nông trường và người dân t canh tác tại khe suối, đp bi, đập tạm khong 400 ha lúa và 2.100 ha rau màu, cây công nghiệp

2 trong dó có khong 318ha lúa và 330 ha cà phê do nhân dân canh tác các khe suối, đập bồi, đập tạm có khả năng bị hạn

3 Trong đó có khoảng 65 ha lúa nước do nhân dân canh tác dọc ven suối có khả năng bị hạn.

4 Trong đó có khoảng 39ha lúa và 24,5ha cà phê do nhân dân canh tác ở các khe suối, đập bồi, đập tạm có khả năng bị hạn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2735/KH-UBND ngày 23/11/2015 về phòng, chống hạn vụ Đông xuân năm 2015-2016 do ảnh hưởng của El Nino trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.855

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.138.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!