Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 23/KH-UBND 2020 tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Sơn La

Số hiệu: 23/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Lò Minh Hùng
Ngày ban hành: 20/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Sơn La, ngày 20 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Công văn chỉ đạo số 9290/BNN-TCTS ngày 12/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả Luật thủy sản năm 2017, hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững; Chấn chỉnh, tiến tới xử lý triệt để các hành vi vi phạm quy định trong Luật thủy sản, xử lý triệt để các vi phạm; Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, Chtịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, hành động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của cộng đồng; xác định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giữ cân bằng hệ sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân sống tại các vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.

- Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là một số giống, loài thủy sản bản địa, đặc biệt các giống/loài thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế, đang bị suy giảm, góp phần thiết thực phục hồi nguồn lợi, đa dạng hóa các giống, loài thủy sản trong các vùng nước tự nhiên của tnh, trọng tâm tại các hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản.

2. Yêu cầu

- Nâng cao vị trí, vai trò của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, phô trương, hình thức.

- Ngăn chặn, tiến tới chấm dt hoàn toàn tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: sử dụng xung kích điện, ngư cụ cấm và hóa chất độc hại để khai thác thủy sản; buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm nm trong danh mục cấm; thả bổ sung cá giống vào các thủy vực nhằm tái tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái thủy sinh đang có nguy cơ bị suy thoái, hủy hoại.

II. NỘI DUNG

1. Đối với lĩnh vực đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hướng dẫn, hỗ trợ các cộng đồng dân cư có đủ điều kiện, thành lập mô hình đồng quản lý theo Luật thủy sản năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.

2. Đối với công tác tái tạo, phát triển nguồn li thủy sản

- Duy trì hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 17/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện các hoạt động hưởng ứng ngày truyền thống nghề cá Việt Nam hàng năm. Xây dựng kế hoạch thả bổ sung các giống, loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, đặc hữu của địa phương vào vùng nước tự nhiên, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức quản lý loài và khu vực được thả tái tạo.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La

- Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX, cộng đồng dân cư và các tăng ni phật tử trên địa bàn tham gia ủng hộ hoạt động thả cá giống. Từng bước xã hội hóa công tác tái tạo nguồn lợi Thủy sản của tỉnh.

3. Đối với quản lý nguồn lợi thủy sản và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quán ăn, nhà hàng, chợ, điểm kinh doanh, khu dân cư, hộ gia đình mua, bán, nuôi nhốt, tàng trữ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt với hành vi sử dụng các biện pháp khai thác thủy sản mang tính tận diệt, sử dụng các ngư cụ cấm, khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm, khai thác trong các khu vực cấm theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

4. Đối với lĩnh vực điều tra đánh giá nguồn li thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản

- Điều tra khu vực tập trung thủy sản còn non, khu vực bãi cá giống, bãi cá đẻ của các loài thủy sản; khu vực sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của một số loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài bản địa và các loài thủy sản có giá trị kinh tế làm cơ sở thiết lập, tổ chức quản lý nguồn lợi thủy sản theo quy định

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả và phù hợp với văn hóa, tập quán của từng địa phương.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện đồng bộ các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Tổ chức lập, triển khai dự án điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản làm cơ sở thiết lập, tổ chức quản lý nguồn lợi thủy sản theo quy định.

- Phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La.

- Tham mưu thực hiện lập dự án thả bổ sung cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực của tỉnh hàng năm.

- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh đôn đốc UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 17/3/2015 của UBND tỉnh.

- Phối hợp với UBND các huyện, Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ các khu quy hoạch bãi sinh vật thủy sản còn non, bãi cá đẻ tự nhiên vào mùa sinh sản theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tổng hợp kết quả thực hiện trên toàn tỉnh, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp & PTNT theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người dân về bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả và phù hợp với văn hóa, tập quán của từng địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, đánh giá, lựa chọn các cộng đng dân cư có đủ điều kiện để hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mô hình đồng quản lý theo Luật thủy sản năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt với hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, sử dụng các ngư cụ cấm, nghề cấm và khai thác các loại trong danh mục cấm. Các vùng cấm khai thác đánh bắt theo quy định của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm tại các thủy vực tự nhiên của địa phương nhằm khôi phục các loài thủy sản bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế có nguy cơ tuyệt chủng theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 17/3/2015 của UBND Tỉnh.

- Lồng ghép, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các hợp tác xã, cộng đồng dân cư và các tăng ni phật tử trên địa bàn tham gia hoạt động thả cá giống vào các ngày lễ như ngày 23 tháng chạp, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy và ngày Truyền thống Ngành Thủy sản ngày 01/4 dương lịch hàng năm.

- Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hoàn thành các nội dung, mục tiêu phát triển lĩnh vực thủy sản tại địa phương.

- Định kỳ trước ngày 10/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sơn La

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn các tăng ni, phật tử và cộng đồng dân cư chung tay thả các loại thủy sản vào các thủy vực tự nhiên, không thả các loài thy sinh ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại môi trường, ưu tiên lựa chọn phóng sinh, thả ging tái tạo các loài Thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế và cách thức thả phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản đạt hiệu quả; thu gom túi nilon, rác thải tại các thủy vực, ven bờ trước và sau khi thả giống phóng sinh nhằm bảo vệ môi trường.

- Tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền, phbiến kiến thức pháp luật cho các tăng ni phật tử và cộng đồng dân cư về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; áp dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp với thực tiễn, tập quán của địa phương và từng nhóm đối tượng. Thông báo đến người dân không khai thác, đánh bắt các loài thủy sản ngay sau thời điểm thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi Thủy sản.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh đôn đốc kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh trước 10 tháng 11 hàng năm./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Sở Nông nghiệp & PTNT;
- S
Tài chính;
- Công an tỉnh;
- U
BND các huyện, thành phố;
- CC Chăn nuôi, thú y và thủy sản;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 10 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 23/KH-UBND ngày 20/01/2020 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


921

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.161.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!