ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 207/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 30 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, HẢI ĐẢO VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
Thực hiện Quyết định số 729/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình truyền
thông về biển và đại dương đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, vai trò, vị trí
chiến lược của biển, hải đảo và đại dương đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm hiệu quả công tác truyền
thông, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, gắn với thực tiễn từng
ngành, địa phương và từng thời điểm; đổi mới và đa dạng hóa nội dung, phương
pháp truyền thông theo hướng đồng bộ và toàn diện, hiện đại, đa phương tiện, dễ
hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo và phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Nội dung và hình thức truyền thông
được đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa; sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại,
đa phương tiện, đa loại hình; tạo sự tương tác hiệu quả giữa chủ thể và đối tượng
được truyền thông, sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng;
hình thành được ý thức trách nhiệm tham gia truyền thông về biển, hải đảo và đại
dương của người dân và doanh nghiệp. Truyền được cảm hứng, niềm tự hào cho các
tầng lớp Nhân dân về biển, đảo quê hương.
- Huy động mọi nguồn lực thực hiện
công tác truyền thông về biển, hải đảo và đại dương; ngân sách nhà nước, xã hội
hóa.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Xây dựng kế hoạch, dự án truyền
thông liên quan đến biển, hải đảo và đại dương nhằm bảo đảm phù hợp với các Nghị
quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
a) Xây dựng và triển khai các chương trình,
kế hoạch, hoạt động truyền thông về biển, hải đảo và đại dương của các ngành và
địa phương
Truyền thông chủ trương, chính sách,
pháp luật về biển, hải đảo và đại dương; vị trí, vai trò của biến, hải đảo và đại
dương; tiềm năng, lợi thế, tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam gắn với
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đối
ngoại, hợp tác quốc tế về biển; truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển của
người Việt qua các thời kỳ lịch sử.
b) Lồng ghép các mục tiêu nhiệm vụ của
Kế hoạch này với các chương trình đề án, dự án truyền thông, tuyên truyền khác
có liên quan để triển khai có hiệu quả Kế hoạch.
2. Thực hiện đổi mới, đa dạng hóa
hình thức và nội dung truyền thông về biển, hải đảo và đại dương
a) Đa dạng hóa hình thức truyền
thông: trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông cá nhân; hệ thống
thông tin cơ sở (hệ thống loa cấp xã, tranh cổ động, khẩu hiệu, v.v.); truyền
thông trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; truyền thông kết hợp quảng bá du lịch
và các hoạt động kinh tế biển khác; truyền thông qua các xuất bản phẩm, phim
tài liệu, tư liệu, hội thảo chuyên đề, hội nghị phổ biến, tập huấn, sự kiện,
triển lãm về biển và đại dương, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại
dương Thế giới.
b) Chuyển đổi số từng bước phương thức
truyền thông, số hóa các tư liệu tuyên truyền, sản xuất các sản phẩm truyền
hình, truyền thông hiện đại, đa nền tảng, chất lượng cao, có thể tiếp cận và
tương tác mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng Internet.
c) Xây dựng, thiết kế nội dung, thông
điệp truyền thông, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
d) Sưu tầm, thu thập, số hóa để xây dựng
cơ sở dữ liệu về biển, hải đảo và đại dương để phục vụ công tác quản lý, nghiên
cứu và truyền thông; tạo, khuyến khích phong trào xã hội học tập, tìm hiểu về
biển và đại dương.
đ) Ngoài thông tin chung và cơ bản về
biển và đại dương; lồng ghép vào nội dung truyền thông thông tin về nghiên cứu
khoa học và công nghệ về biển và đại dương; kiến thức khoa học về các hệ sinh
thái biển (đa dạng sinh học biển); hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi
trường biển và hải đảo.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác truyền thông về biển, hải đảo và đại dương
a) Tạo phong trào toàn dân tham gia
hưởng ứng các hoạt động truyền thông về biển và đại dương, gắn với các mục tiêu
phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ số trong các hoạt động của Kế hoạch nhằm lan tỏa rộng rãi
thông tin đến mọi đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông.
c) Xây dựng hệ thống tài liệu tuyên
truyền biển, đảo thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với yêu
cầu của nhiều đối tượng khác nhau, phát hành các tài liệu tuyên truyền kịp thời,
có giá trị, tạo hiệu ứng tốt.
d) Tổ chức tập huấn về hệ thống chính
sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về biển, hải đảo và đại dương cho đội ngũ
giáo viên trực tiếp giảng dạy, truyền thông về biển và đại dương; xây dựng bộ
tài liệu, chuyên đề, phụ lục sách giáo khoa về biển và đại dương cho các cấp học,
các loại hình đào tạo.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền
thông, huy động được mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác truyền thông về biển, hải đảo
và đại dương
a) Phát huy vai trò của các cơ quan
truyền thông đại chúng, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng, người
có uy tín trong cộng đồng trong công tác truyền thông.
b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động truyền thông về biển và đại dương, đặc biệt là các doanh
nghiệp (thông qua các biện pháp kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp).
c) Xác định việc tham gia truyền
thông về biển và đại dương; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát
triển bền vững kinh tế biển; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (tiêu chí đánh giá doanh nghiệp).
5. Khen thưởng, động viên kịp thời
các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch
a) Kịp thời tuyên dương, nhân rộng
các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá trình triển khai
thực hiện Kế hoạch.
b) Nhận diện và tuyên truyền phản bác
các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động
về chủ quyền biển, đảo. Kịp thời phản ánh, phê phán, kiến nghị xử lý những quan
điểm, hoạt động, hành vi trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, cũng như luật pháp quốc tế về biển; hoạt
động khai thác trái phép tài nguyên biển và vi phạm chủ quyền biển quốc gia.
c) Xây dựng và tổ chức các giải thưởng,
cuộc thi truyền thông về biển và đại dương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biển, hải đảo
và đại dương.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng,
vai trò, vị trí chiến lược của biển, hải đảo và đại dương đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế
hoạch, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thực hiện các nội dung của Kế
hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định
hướng, chỉ đạo cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về Kế hoạch truyền
thông về biển, hải đảo và đại dương đến năm 2030 của tỉnh Đồng Nai.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ
động trực quan trên băng-rôn, pa-nô, áp-phích, bảng điện tử, các hoạt động triển
lãm, văn nghệ, thể thao; kết hợp tuyên truyền lồng ghép nhiệm vụ chuyên môn về
công tác biển, hải đảo và đại dương trên địa bàn tỉnh”.
4. Đài phát thanh và Truyền hình Đồng
Nai
Xây dựng kế hoạch, dành thời lượng
phát sóng, cung cấp cho các tầng lớp xã hội các thông tin về biển, hải đảo và đại
dương, phát triển bền vững kinh tế biển.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí để triển khai Kế
hoạch theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành; UBND các
huyện, thành phố Biên Hòa và thành phố Long Khánh; UBND cấp xã
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo
và đại dương; vị trí, vai trò của biển, hải đảo và đại dương; tiềm năng, lợi thế,
tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển; truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển của người Việt qua các thời
kỳ lịch sử.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Đồng Nai và các tổ chức thành viên
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình tích cực, chủ động tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của biển, hải đảo và đại dương cho cán bộ hội, hội viên, đoàn viên
và cộng đồng.
Định kỳ, trước ngày 20 tháng 11
hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và các
đơn vị có liên quan đánh giá việc triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về
biển, hải đảo và đại dương đến năm 2030 của tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, các tổ chức, đơn vị có liên quan cần phản ánh kịp thời về Sở Tài
nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP. Long Khánh và TP. Biên Hòa;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|