Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 205/KH-UBND 2017 Giảm phát thải khí nhà kính hạn chế suy thoái rừng Hà Giang 2020

Số hiệu: 205/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Minh Tiến
Ngày ban hành: 18/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG; BẢO TỒN, NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC - BON VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG” TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2030.

Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vng tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch Hành động về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu chung

- Góp phần thực hiện thành công Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vng tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030 theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ Tướng Chính Phủ; thực hiện mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020.

- Đóng góp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, phát huy giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, nâng cao giá trị lâm sản, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo sống gần rừng, nâng cao giá trị phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước...cân bằng hệ sinh thái.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2017-2020:

- Đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, trồng lại rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%.

- Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên 368.802,2 ha và 68.066,1 ha rừng trồng, nhằm gia tăng tích lũy các - bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, nâng cao chất lượng và sử dụng bn vng rng tự nhiên; khai thác có hiệu quả du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu rng đặc dụng. Thực hiện có hiệu quả chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rng thay thế; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (Nghị định 75/2015/NĐ-CP); bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng (Quyết định 38/2016/QĐ-TTg). Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào trồng rừng, khuyến khích thay thế một số diện tích rừng trồng loài cây không phù hợp với điều kiện lập địa kém hiệu quả bằng các giống có năng suất, chất lượng cao đặc biệt quan tâm đến trồng rừng gỗ lớn góp phần nâng cao chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thu khí CO2 của rừng, tăng sinh khối để tăng tích trữ các bon và đảm bảo cung cấp gỗ cho sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích thực hiện mô hình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

2.2. Giai đoạn 2021-2030

- Ổn định diện tích rng tự nhiên đến năm 2030 ít nhất bằng diện tích đạt được tại năm 2020, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh. Tiếp tục các dự án trồng rừng, trồng lại rng, khoanh nuôi bảo vệ rừng nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%, trong đó của rừng tự nhiên là 48,9%.

- Nhân rộng các mô hình hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Hoàn thiện khung hành động của chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

3. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện

- Thực hiện trên phạm vi toàn bộ 195 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Giang. Trong đó ưu tiên tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ và huyện Quang Bình.

- Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào tổ chức thực hiện, vận hành kế hoạch hành động REDD+.

- Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến hết năm 2030.

4. Nội dung

4.1. Các hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng:

- Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững có hiệu quả.

- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cây dược liệu bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng.

- Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Tăng cường thực thi pháp luật về lâm nghiệp.

4.2. Các hoạt động nhm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng:

- Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao, xây dựng các mô hình chuyển hóa rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.

- Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng..

- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư tài chính cho lâm nghiệp.

4.3. Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+

- Tiếp thu và hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thực hiện cơ chế quản lý tài chính REED+.

- Tăng cường hợp tác để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong chuyn dịch phát thải

- Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch REDD+.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp

- Chuyển đổi những diện tích rừng phòng hộ ít sung yếu sang rừng sản xuất và quy hoạch diện tích rừng ngoài lâm nghiệp vào mục đích lâm nghiệp gắn với điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững có hiệu quả. Lồng ghép Chương trình, kế hoạch REDD+, sử dụng các tiêu chuẩn REDD+ và thực hành tốt nhất trong quá trình quy hoạch lâm nghiệp.

- Huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát thực thi REDD+.

2. Hàng năm tiến hành theo dõi diễn biến rng; kiểm kê rừng và đất rừng theo định kỳ; hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp nhằm tăng cường tính minh bạch, chia sẻ dữ liệu và đóng góp của các bên thực hiện REDD+.

3. Rà soát, hoàn thiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, thuê đất vào mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, hỗ trợ việc giảm tác động gây mất rừng và suy thoái rừng:

- Giao đất, giao rừng: Triển khai giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; hộ gia đình, cá nhân, giao đất lâm nghiệp chưa có rừng cho hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng.

- Thuê đất, thuê rừng: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp. Doanh nghiệp thuê đất phải cam kết và có trách nhiệm đào tạo nghề cho cộng đồng, thu hút lao động trong quản lý, bảo vệ, trng rừng, kinh doanh dịch vụ môi trường rừng. Huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước để tổ chức trồng rừng, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng. Thu hồi đất đối với những doanh nghiệp triển khai dự án chậm; để xảy ra vi phạm pháp luật liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp.

4. Triển khai lồng ghép các hoạt động REDD+ trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2017 - 2020:

Hot đng 1: Tăng cường khoán quản lý bảo vệ rừng tnhiên cho các Ban quản lý rừng (đặc dụng, phòng hộ) và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Hot đng 2: Hỗ trợ rà soát giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đảm bảo tránh sự chng chéo với rừng và đất lâm nghiệp của chủ rừng là tổ chức, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp... đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Tiến hành giao rừng, cho thuê rừng theo phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

+ Rà soát hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, gắn với lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hoạt đng 3: Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng có sự tham gia của các bên liên quan theo Văn bản số 8418/KH-BNN-TCLN ngày 10/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Rà soát, điều chỉnh lại ranh giới ba loại rừng đảm bảo không trùng lắp, chồng lấn giữa đất sản xuất nông nghiệp với đất quy hoạch sử dụng vào mục đích đất LN.

+ Xác định rõ mốc giới trên bản đồ và thực địa, cắm bổ sung mốc giới.

Hoạt động 4: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020.

Các hoạt động trong nhóm được xác định:

+ Củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng trực tiếp tham gia BVR và PCCCR;

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVR, PCCCR cho cộng đồng dân cư;

+ Đầu tư trang thiết bị và phương tiện cần thiết phục vụ PCCCR

+ Đầu tư xây dựng, sửa chữa trạm BVR-PCCCR; trụ sở làm việc của văn phòng trường trực Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp (Chi cục Kiểm lâm tỉnh; các hạt Kiểm lâm);

+ Nâng cấp phần mềm cảnh báo phát hiện sớm về PCCCR

Hoạt động 5: Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn và mua sắm trang thiết bị, nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

Các hoạt động trong nhóm được xác định.

+ Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng bảo vệ rừng cấp xã cho lực lượng bảo vệ rừng tại các xã.

+ Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức cho các bên liên quan (bao gồm cấp Tỉnh, huyện, BQL rừng và các công ty lâm nghiệp).

+ Tập huấn nâng cao năng lực về xử lý vi phạm hành chính trong lâm nghiệp cho lực lượng Kiểm lâm.

+ Mua sm trang thiết bị phục vụ công tác thực thi lâm luật.

+ Nâng cao nhận thức REDD+ và biến đổi khí hậu thông qua tuyên truyền và các sản phẩm truyền thông.

Hoạt động 6: Theo dõi diễn biến, cập nhật thông tin về diện tích rừng và đất lâm nghiệp

+ Chỉnh lý, nâng cấp cơ sở dữ liệu bằng công nghệ viễn thám.

+ Đào tạo tập huấn.

+ Chi phí mua sắm trang thiết bị.

+ Chi phí quản lý, kiểm tra kỹ thuật.

Hoạt động 7: Trồng rừng trên đất trống và sau khai thác rừng trồng

Hoạt động 8: Khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng.

Các hoạt động trong nhóm được xác định

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

+ Khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung.

Hoạt động 9: Trồng cây phân tán

+ Trồng cây phân tán dọc các tuyến đường giao thông, nơi công cộng.

Hoạt động 10: Giảm hoạt động khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ trái phép trong rừng tự nhiên.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực thi pháp luật, quy chế của các cơ sở chế biến lâm sản 02 đợt/năm.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động người dân sử dụng vật liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên.

+ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp (Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày ngày 09/9/2015 của Chính phủ; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ;...)

+ Thí điểm Chia sẻ lợi ích các sản phẩm từ rừng.

Hoạt động 11: Tăng cường việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong bảo vệ rừng.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

+ Bổ sung, xây dựng hoàn thiện bộ quy chế phối hợp liên ngành.

+ Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ phát triển rừng và PCCCR (01 hội nghị/năm).

Hoạt động 12: Phát triển lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bền vững.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá, đề xuất xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu nhm bảo tồn nguồn gien, tạo hướng phát triển LSNG.

+ Xây dựng mô hình cây ăn quả, lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu.

+ Tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật trồng cây LSNG.

Hoạt động 13: Hỗ trợ phát triển sinh kế, xây dựng các mô hình sinh kế thay thế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Phát triển nuôi cá lồng tại khu vực hồ chứa nước tại các huyện: Bắc Mê, Xín Mần, Quang Bình, Mèo Vạc, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang.

+ Trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu

+ Tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô hộ theo hướng bền vững.

+ Xây dựng và triển khai Thợp tác mô hình Phục hồi rừng, trồng rừng.

+ Cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả nhiệt đới khu vực huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình Xín Mần, Hoàng Su Phì Quản Bạ

+ Tập huấn nâng cao năng lực, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm (Hội nông dân, trường học, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng....), thăm quan học tập mô hình.

+ Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất, hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các thôn bản vùng đệm thuộc các khu rừng đặc dụng.

+ Phát triển du lịch, dịch vụ nhằm tạo sinh kế cho người dân địa phương như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thư giãn kết hợp thăm quan ngắm cảnh thiên nhiên; Du lịch sinh thái thể thao leo núi, đi bộ trong rừng, kết hợp ngắm cảnh thiên nhiên; Du lịch sinh thái vui chơi giải trí và giao lưu văn hóa với cộng đồng các dân tộc thiểu số sống trong khu vực,...

Hoạt động 14: Hỗ trợ xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra thu thập số liệu về điều kiện cơ bản phục vụ xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành.

+ Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (kế hoạch bảo vệ, quản lý, sử dụng rừng, hỗ trợ cộng đồng người dân) hướng tới cấp chng chỉ rừng.

+ Thực hiện theo dõi đánh giá tài nguyên rừng theo định kỳ hàng năm.

Hoạt động 15: Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Xây dựng Kế hoạch quản lý rừng bền vững với các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.

+ Xây dựng và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở Ban quản lý rừng đặc dụng, Khu bảo tồn và vườn quốc gia Du Già-Cao nguyên đá Đồng Văn.

Hoạt động 16: Tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Tập huấn kỹ năng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng và các chính sách về quản lý rừng cộng đồng.

+ Hướng dẫn xây dựng phương án và kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng bền vững tự nhiên.

+ Biên soạn và xuất bản tài liệu hỗ trợ quá trình quản lý, bảo vệ rừng được giao khoán.

+ Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách phát triển lâm nghiệp của địa phương; tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng đến chính quyền cơ sở và người dân.

Hoạt động 17: Nâng cao năng suất, chất lượng của rừng nhằm bảo tồn trữ lượng các bon, giá trị phòng hộ và giá trị đa dạng sinh học.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Cải tạo làm giàu rừng tự nhiên trên các đối tượng rừng nghèo, rừng phục hồi trong các khu rừng đặc dụng.

+ Cải tạo làm giàu rừng tự nhiên trên các đối tượng rừng nghèo, rừng phục hồi trong các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động 18: Tăng cường sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các giá trị đa dạng trong các khu rừng đặc dụng.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Biên soạn các chương trình và tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Tổ chức các cuộc họp dân bản để giới thiệu mục tiêu và quy chế quản lý của các khu rừng đặc dụng.

+ Tổ chức các cuộc họp dân nhm tuyên truyền nâng cao nhận thức về nguy cơ và thảm họa cháy rừng, khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

+ Biên soạn, xuất bản sổ tay giới thiệu về giá trị đa dạng sinh học.

Hoạt động 19: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào trồng rừng, nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng giống cây lâm nghiệp.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Hỗ trợ nâng cấp, xây dựng các vườn ươm cố định tại các huyện.

+ Hỗ trợ nâng cấp, xây dựng các rng ging tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động 20: Chuyển hóa rừng trồng cây gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Các hoạt động cụ thể được xác định bao gồm:

+ Điều tra, khảo sát, xác định khu vực rừng trồng đủ điều kiện chuyển hóa sang kinh doanh rừng trồng cây gỗ lớn (các loài cây trồng mọc nhanh, điều kiện lập địa, vùng nguyên liệu,...).

+ Bảo vệ và chăm sóc rừng trồng hàng năm.

Hoạt động 21: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

+ Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 6 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

+ Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng các huyện vùng thấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.

+ Dự án chuyển tiếp nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020.

+ Dự án chuyển tiếp đầu tư phát triển giống cây trồng Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.

+ Dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (KFW8)

+ Dự án đầu tư phát triển và nâng cao năng lực của Vườn Quốc Gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.

Hoạt động 22: Thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế.

+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế đến mọi đối tượng trong xã hội đặc biệt là người dân.

+ Tăng cường đôn đốc việc thu nộp phí dịch vụ môi trường rừng đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Hỗ trợ kịp thời, đúng định mức cho các đối tượng cung cấp dịch môi tường rừng.

+ Trồng rừng thay thế và nâng cao chất lượng rừng đối với diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác.

- Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội đồng quản lý Quỹ, UBND tỉnh để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách.

5. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm:

- Nguồn ngân sách Nhà nước:

+ Vốn CTMT phát triển lâm nghiệp bền vững

+ Vốn CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

+ Vn CTMT giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động

+ Vn CTMT tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chng giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và các chương trình dự án khác giai đoạn 2016-2020

* Sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủ yếu tập trung cho lực lượng kiểm lâm và các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ/Ban quản lý dự án BV&PTR các huyện, thành phố, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Nguồn vốn tự có của các chủ rừng và vốn hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngân sách. Chủ yếu tập trung vào các hoạt động trồng rừng và phát triển sinh kế, vì vậy cần thiết phải có chính sách cụ thể và hấp dẫn để thu hút các đối tượng này tiếp tục tham gia trồng rừng và tái trồng rừng.

- Nguồn vốn tài chính từ chi trả dịch vụ môi trường rừng thông Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và Trung ương: Thực hiện việc ủy thác theo đúng bản chất chi trả DVMTR, tiền của lưu vực nào thì trả đúng, trả đủ, trả kịp thời cho chủ rừng và hộ nhận khoán ở lưu vực đó.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài: Tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp; Mở rộng hợp tác quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo, xúc tiến thương mại, các sự kiện chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực.

- Định hướng sử dụng các nguồn vốn theo hướng giảm dần nguồn chi từ Ngân sách nhà nước; tập trung sự hỗ trợ các nguồn vốn ODA, nguồn vốn các chương trình dự án lâm nghiệp quốc tế; Việc phân bổ các nguồn kinh phí cụ thể sẽ được xác định trên cơ sở thỏa thuận cụ thể với các nhà tài trợ và kinh phí đóng góp tiềm năng vào ngân sách nhà nước, được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Giám sát và đánh giá

6.1. Nội dung giám sát đánh giá

Việc thực hiện giám sát các hoạt động về cơ bản được tóm lược theo một số vấn đề chính như sau:

- Giám sát các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến bảo vệ và phát triển rng.

- Giám sát thực thi chính sách và giải pháp nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

- Giám sát hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+, bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng, hộ gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng.

- Giám sát việc tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong tiếp cận REDD+.

- Giám sát việc thực hiện các hoạt động thí điểm mô hình liên quan đến BVR, phát triển rừng, cải thiện sinh kế.

6.2. Yêu cầu thực hiện giám sát đánh giá

- Phải minh bạch, rõ ràng và có thể kiểm chứng được.

- Có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm: Các sở, cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức và người dân tham gia,...

- Phải đảm bảo phù hợp với các khuyến khích về vấn đề đa lợi ích, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tôn trọng quyền lợi và nguyện vọng của hộ dân và cộng đồng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo Kế hoạch hành động REDD+

- Kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ về REDD+ cho Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ về REDD+ cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh về REDD+ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch REDD+.

+ Ban chỉ đạo cấp tỉnh về REDD+ có chức năng là cơ quan điều phối kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch; Ban hành các chính sách, hướng dẫn,..; Huy động thêm nguồn lực thực hiện chương trình REDD+ tỉnh Hà Giang.

+ Thường kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình REDD+ tỉnh Hà Giang cho Ban Chỉ đạo Chương trình REDD+ Quốc gia.

2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, đầu mối thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh, gồm các nhiệm vụ sau:

+ Chủ trì, phối với với các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch; Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục các hoạt động REDD+ trên địa bàn tỉnh.

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện kế hoạch để hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ kỹ thuật, lập kế hoạch lồng ghép các hoạt động REDD+ trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Chỉ đạo việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch; trình văn bản dự thảo chính sách và hướng dẫn để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ban hành, hoặc ban các văn bản hướng dẫn theo quyền hạn và nhiệm vụ.

+ Xây dựng các kế hoạch thực hiện hàng năm và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh theo các kế hoạch đã xây dựng.

+ Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hàng năm theo dõi diễn biến hiện trạng rừng hàng năm (diện tích và trạng thái rừng, các chỉ số theo dõi liên quan đến biến động các bon rừng, đa dạng sinh học) thông qua các Ban quản lý rừng, Hạt Kiểm lâm, UBND xã để báo cáo lên Sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định và hướng dẫn.

+ Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát và tng hp nhu cầu ngân sách để lồng ghép vào việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh.

+ Hàng năm đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện cho Ủy ban tỉnh; đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các ngành có liên quan trong việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm), đất quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện, đường giao thông...

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp số liệu về tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và quản lý đất đai ở các cấp có lồng ghép thực hiện hoạt động REDD+

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc giám sát, đánh giá kết quả của việc giảm phát thải theo Chương trình hành động REDD+.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ (các chương trình, dự án...) để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp.

+ Tham gia ý kiến về cơ chế và chính sách quản lý, thực hiện Chương trình REDD+ (do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng).

2.4. Sở Tài chính

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng cơ chế và chính sách liên quan đến việc quản lý tài chính thực hiện Kế hoạch hành động REDD+; Cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện các CTMT để thực hiện kế hoạch, lồng ghép với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để phấn đấu thực hiện các mục tiêu của kế hoạch; thực hiện kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh bố phí kinh phí thực hiện công tác giao rừng theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, thông qua đó diện tích rừng và chất lượng rừng ngày càng được nâng lên.

2.5. Các Sở, ban, ngành liên quan khác

+ Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan báo chí tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ trên địa bàn tỉnh.

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích, vn đ bình đng giới trong quá trình thực hiện REDD+.

+ Hội Nông dân tỉnh Phối hợp với Sở NN & PTNT thực hiện tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, huy động nông dân tham gia vào các hoạt động REDD+ thông qua các hoạt động của Hội tại thôn bản.

+ Ban Dân tộc tỉnh, Sở Công thương, Hội phụ nữ, Đài PTTH, Công an, Bộ đội phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, huy động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động REDD+; lng ghép thực thi các hoạt động REDD+ vào các chương trình dự án liên quan đến đồng, người dân tộc sng gần rừng trong khuôn khổ quản lý nhà nước được giao.

2.6. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các hoạt động REDD+ tại địa phương.

- Bổ sung nhiệm vụ về REDD+ cho Ban chỉ đạo Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện hiện có.

- Xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp huyện để triển khai Chương trình REDD+ tại địa phương; lồng ghép kế hoạch hành động REDD+ cấp huyện với các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

- Chỉ đạo UBND xã thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ ở cấp xã trên cơ sở kiện toàn Ban lâm nghiệp xã với các thành viên tham gia như: Công an, Ban chỉ huy quân sự, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,vv...

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc giao đất gắn với giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Trên đây là Kế hoạch hành động về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030. UBND tỉnh yêu cu các cấp, các ngành phối hợp triển khai tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mc các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT tng hp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết, hoặc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh theo dõi;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo, Đài PTTH tỉnh (PHTH);
- Vnptioffice;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Minh Tiến

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 205/KH-UBND ngày 18/07/2017 hành động về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng” tỉnh Hà Giang đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.607

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.216.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!