Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 157/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Quang Nam
Ngày ban hành: 30/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 7 năm 2024

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC BÃO ĐỐI VỚI CÂY XANH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 về việc ban hành Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND ngày 14/11/2022 Sửa đổi, bổ sung Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2024 của UBND thành phố Đà Nẵng Về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch ứng phó và khắc phục bão đối với cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố năm 2024 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra đối với hệ thống cây xanh đô thị, đặc biệt là cây xanh công cộng, bằng cách triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời trước khi bão đến và khắc phục nhanh chóng thiệt hại sau khi bão đổ bộ.

b) Tận dụng tối đa nguồn lực cộng đồng, phối hợp chặt chẽ để phòng, chống và khắc phục bão, đảm bảo yêu cầu “Chủ động - Kịp thời - Hiệu quả”.

c) Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp ứng phó và khắc phục bão.

2. Yêu cầu

a) Thực hiện phân cấp, phân công một cách khoa học và hợp lý.

b) Tích cực vận động nhân dân, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các ngành và các đơn vị liên quan.

c) Dự báo sớm các nguy cơ, xây dựng kịch bản ứng phó cho từng tình huống cụ thể.

d) Tăng cường thông tin và truyền thông để tạo sự đồng thuận của cộng đồng về phương án ứng phó an toàn đối với hệ thống cây xanh.

đ) Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng để tổ chức khắc phục nhanh thiệt hại về cây xanh do mưa bão gây ra.

e) Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và an toàn điện trong quá trình thực hiện công tác.

3. Nguyên tắc thực hiện

a) Cắt tỉa trước đối với cây xanh tại các tuyến đường vùng ven và thưa dân cư vào thời điểm thích hợp nhằm đảm bảo kịp thời tiến độ trước mùa mưa bão. Khi thời tiết chuyển dần sang mùa mưa, tập trung cắt tỉa cây xanh các tuyến đường trung tâm, khu vực đông dân cư.

b) Ưu tiên cắt tỉa các tuyến đường xung yếu, khu vực trống gió, ven sông, ven biển và các tuyến đường có hạ tầng ngầm không ổn định.

c) Khi có tin dự báo thời tiết cực đoan, áp thấp nhiệt đới, tin bão gần Biển Đông: Tập trung cắt tỉa và khắc phục cây xanh cho các tuyến phố trung tâm, đông dân cư, các khu vực trường học và bệnh viện... (Phụ lục 1 - Danh sách tuyến đường, khu vực ưu tiên).

d) Thực hiện cắt tỉa đối với những cây xanh rậm tán, cao vượt tán, nghiêng lệch tán. Trong đó, cắt tỉa mạnh (không quá 35% diện tích tán lá) đối với các loài cây dễ gãy đổ (Phượng vỹ, Muồng tím, Lim xẹt, Xà cừ, Bàng ta, Bàng Đài Loan,...); các loài cây còn lại có thể cắt tỉa ít hơn (không quá 25% diện tích tán lá). Thực hiện gia cố chống dựng đối với những cây mới trồng, cây bị nghiêng, cây có dấu hiệu lỏng gốc.

đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (mạng xã hội, camera đường phố...) để kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý thông tin giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; Hỗ trợ có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục bão đối với cây xanh đô thị tại hiện trường.

e) Khẩn trương khắc phục, xử lý nhanh cây xanh bị thiệt hại (ngã đổ, nghiêng ngả, gãy cành, toét nhánh...) nhằm đảm bảo an toàn về người, an toàn giao thông; Thu hồi, xử lý tài sản cây xanh được giao quản lý để không gây thất thoát theo đúng quy định.

g) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện trong từng đợt mưa bão để điều chỉnh, bổ sung (nếu có) và thực hiện tổng kết cuối năm.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Công tác ứng phó

Triển khai các nội dung công việc theo trình tự như sau:

a) Rà soát, thống kê cây xanh có nguy cơ ngã đổ.

b) Phân loại, phân nhóm cây xanh cần ưu tiên triển khai.

c) Phân công, phân nhiệm từng khu vực, tuyến đường cụ thể.

d) Lập tiến độ thực hiện.

- Gia cố cọc chống cây xanh: Hoàn thành trước ngày 30/9/2024.

- Cắt tỉa cây xanh: từ ngày 01/8/2024 đến ngày 10/10/2024, cụ thể:

+ Từ ngày 01/8/2024 đến ngày 15/8/2024 thực hiện cắt tỉa cây xanh các tuyến đường vùng ven, thưa dân cư;

+ Từ ngày 16/8/2024 đến ngày 30/9/2024 thực hiện cắt tỉa cành nhánh cây xanh các tuyến đường và các khu vực nội thị trung tâm;

+ Tiếp tục thực hiện và hoàn thành cắt tỉa cây xanh đến ngày 10/10/2024 đối với các khu vực còn lại và các khu vực phát sinh khi có chỉ đạo.

đ) Chuẩn bị nguồn lực thực hiện (nhân lực, phương tiện, vật tư, kinh phí).

e) Thông tin, thông báo, tuyên truyền, vận động.

g) Tập huấn hướng dẫn cho các địa phương.

h) Tổ chức thực hiện

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, các cơ quan được giao quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp lập, phê duyệt kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện;

- Quy trình kỹ thuật cắt tỉa, chống dựng cây xanh ứng phó bão thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4, Phụ lục 5 Quyết định 195/QĐ-SXD của Sở Xây dựng ngày 05/5/2016 V/v ban hành Quy định tạm thời liên quan đến thiết kế, kỹ thuật trồng, chăm sóc, duy tu bảo dưỡng cây xanh bóng mát công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

i) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện.

k) Tổng hợp, báo cáo.

2. Công tác khắc phục bão

a) Thống kê, tổng hợp, báo cáo nhanh tình hình thiệt hại.

b) Hướng dẫn, thông tin, thông báo.

c) Bảo vệ, chống mất cắp cây xanh bị ngã đổ.

d) Kịp thời khắc phục thiệt hại cây xanh theo quy trình tại Phụ lục 2 của Kế hoạch này.

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện khắc phục cho Sở Xây dựng hằng ngày (đến khi hoàn thành công tác khắc phục) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

e) Lập kinh phí khắc phục, gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để làm cơ sở thanh quyết toán.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở Mục I, Mục II của Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung sau:

1. Công tác ứng phó

a) Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này. Kịp thời báo cáo UBND thành phố những vướng mắc phát sinh nếu vượt thẩm quyền.

- Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch chi tiết ứng phó bão đối với cây xanh theo phân cấp quản lý. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai của các đơn vị thực hiện dịch vụ duy trì cây xanh năm 2024 theo kế hoạch chi tiết được duyệt.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức rà soát, thực hiện cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên trụ sở cơ quan, các công trình, chung cư được giao quản lý và vận hành.

- Tổng hợp đánh giá, báo cáo UBND thành phố kết quả tổ chức thực hiện công tác ứng phó mưa bão đối với cây xanh trên toàn địa bàn thành phố, hoàn thành trong tháng 12/2024.

b) Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng

- Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch chi tiết ứng phó bão đối với cây xanh theo phân cấp quản lý. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai của các đơn vị thực hiện dịch vụ duy trì cây xanh năm 2024 theo kế hoạch chi tiết được duyệt.

- Tổng hợp đánh giá, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện công tác ứng phó mưa bão đối với cây xanh theo phân cấp quản lý về Sở Xây dựng trước ngày 15/12/2024.

c) Các sở, ban, ngành

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị theo phạm vi quản lý (các trường học, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y tế, văn hóa, ...) rà soát và thực hiện cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

d) UBND các quận, huyện

- Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch chi tiết ứng phó bão đối với cây xanh theo phân cấp quản lý. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch của các đơn vị thực hiện dịch vụ duy trì cây xanh năm 2024.

- Chủ trì, tổ chức tập huấn, phổ biến và hướng dẫn, tuyên truyền công tác phòng chống bão đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý trước ngày 15/8/2024.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị theo phạm vi quản lý (các trường học, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y tế, văn hóa, ...) rà soát và thực hiện cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

- Tổng hợp đánh giá, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại cây xanh mùa mưa bão trên địa bàn, gửi về Sở Xây dựng trước ngày 15/12/2024 để tổng hợp báo cáo.

đ) Các Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư

- Đối với các dự án có hạng mục cây xanh chưa được bàn giao quản lý theo quy định: Chủ trì và chịu trách nhiệm triển khai công tác phòng chống bão đối với cây xanh tại các dự án đang quản lý.

- Các chủ đầu tư dự án resort ven biển, chủ đầu tư các dự án thương mại dịch vụ, công trình công cộng: Chịu trách nhiệm thực hiện công tác ứng phó bão đối với cây xanh trong khuôn viên và đối với cây xanh trên vỉa hè trước mặt dự án đã được giao quản lý.

e) Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng

Thực hiện Quy chế phối hợp cắt tỉa cây xanh trong hành lang an toàn tuyến điện kết hợp phòng chống bão, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị giữa các bên liên quan theo quy định.

g) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông Báo, Đài địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các kế hoạch, biện pháp ứng phó bão đối với cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố bằng nhiều hình thức để thông tin rộng rãi đến người dân.

2. Công tác khắc phục thiệt hại

- Các cơ quan được giao quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp, các Ban Quản lý dự án, các Chủ đầu tư dự án (theo Phụ lục 3 đính kèm) khẩn trương thực hiện khắc phục thiệt hại về cây xanh do mưa bão gây ra theo Kế hoạch này đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả.

- Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện; các đơn vị lực lượng vũ trang; các Hội đoàn thể, cơ quan truyền thông - thông tin căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15/6/2024 của UBND thành phố Đà Nẵng về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 triển khai công tác khắc phục thiệt hại về cây xanh đảm bảo hiệu quả, kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch ứng phó và khắc phục bão đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2024. UBND thành phố đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp, xử lý theo thẩm quyền./.


Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND thành phố (b/cáo);
- CT các PCT UBND thành phố;
- UBMTTQVN, các Hội, đoàn thể (t/hiện);
- Như danh sách tại Phụ lục 3
- Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng (để đăng tải);
- Lưu: VT, SXD.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Nam

PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH TUYẾN ĐƯỜNG, KHU VỰC ƯU TIÊN ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2024)

STT

Tuyến đường

Ghi chú

01

Bạch Đằng

02

Trần Phú

03

Quang Trung

04

Nguyễn Văn Linh

05

Võ Văn Kiệt

06

Phạm Văn Đồng

07

Điện Biên Phủ

08

Hải Phòng

09

Hàm Nghi

10

Lê Đình Lý

11

Lý Tự Trọng

12

Lê Duẩn

13

Nguyễn Hữu Thọ

14

Nguyễn Tri Phương

15

Trường Chinh

16

Tôn Đức Thắng

17

Nguyễn Lương Bằng

18

3 Tháng 2

19

2 Tháng 9

20

Duy Tân

21

Đống Đa

22

Lê Lợi

23

Nguyễn Chí Thanh

24

Phan Đình Phùng

25

Trụ sở các cơ quan trọng yếu (Thành ủy, HĐND, Trung tâm Hành chính thành phố...)

26

Khu vực bên trong và ngoài các bệnh viện (Đa khoa Đà Nẵng, Phụ sản - Nhi, Ung Bướu...), trường học

27

Các công viên, vườn hoa (vườn tượng APEC, CV 29/3, CV Thanh niên, vườn hoa 84 Hùng Vương, Công viên Biển Đông...)

28

Hùng Vương

29

Nguyễn Thị Minh Khai

30

Phan Châu Trinh

31

Hoàng Diệu

32

Lê Hồng Phong

33

Thái Phiên

34

Hà Huy Tập

35

Ông Ích Khiêm

36

Trần Cao Vân

37

30 Tháng 4

38

Hoàng Thị Loan

39

Nguyễn Sinh Sắc

40

Nguyễn Tất Thành

41

Lý Thường Kiệt

42

Ngô Quyền

43

Trần Hưng Đạo

44

Hồ Nghinh

45

Lê Đức Thọ

46

Vân Đồn

47

Chương Dương

48

Võ Nguyên Giáp

49

Hồ Xuân Hương

50

Ngũ Hành Sơn

51

Lê Văn Hiến

52

Nguyễn Văn Thoại

53

Cách Mạng Tháng 8

54

Ông Ích Đường

55

Lê Thanh Nghị

56

Xô Viết Nghệ Tĩnh

57

Xuân Thủy

58

Thăng Long

59

Phạm Hùng

60

Pasteur

61

Nguyễn Du

62

Núi Thành

63

Như Nguyệt

64

Hoàng Sa

65

Trường Sa

66

ĐT 605

67

Quảng Xương

68

Nguyễn Văn Cừ

69

Hoàng Văn Thái

70

Mê Linh

71

Tạ Quang Bửu

Lưu ý: Đối với các tuyến đường, khu vực được phân cấp quản lý, giao các cơ quan quản lý cây xanh đô thị xác định mức độ ưu tiên tùy đặc thù địa bàn được giao quản lý theo quy định và đưa vào kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện.

PHỤ LỤC 2:

QUY TRÌNH KHẮC PHỤC THIỆT HẠI CÂY XANH
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2024)

1. Đối với cây xanh bị gãy đổ

a) Bước 1: Ưu tiên xử lý nhanh các cây xanh ngã đổ ra đường để đảm bảo thông đường, các cây xanh ảnh hưởng đường dây điện, hệ thống cấp nước.

b) Bước 2: Cắt tỉa cành nhánh cây xanh để hạn chế mất nước cho cây.

c) Bước 3: Chống dựng, trồng lại cây xanh có đường kính nhỏ (D < 20 cm, bị ngã đổ nhưng còn rễ chính, rễ phụ và bầu rễ vẫn đảm bảo khả năng sinh trưởng của cây xanh).

d) Bước 4: Tưới đẫm nước, chống dựng cây xanh để hạn chế cây bị khô héo do thiếu nước, động rễ.

đ) Bước 5: Xử lý tài sản thu hồi đối với cây xanh có kích thước lớn.

Lưu ý:

- Đánh giá nhanh khả năng phục hồi[1] để đề xuất biện pháp khắc phục, tận dụng đối với cây xanh bị ngã đổ, nghiêng nặng.

- Đối với những cây xanh trốc gốc có đường kính nhỏ (D < 20 cm) bị ngã ra đường nhưng vẫn còn khả năng phục hồi, đề nghị cắt cành nhánh duy trì độ cao từ 2,5m và chuyển dọc theo vỉa hè, dải phân cách để chống dựng tận dụng lại, tránh tình trạng cắt ngang thân ở vị trí thấp gây lãng phí tài sản cây xanh.

- Đối với những cây bị nghiêng nặng hoặc cây ngã đổ có kích thước lớn, cây thuộc nhóm có giá trị, cần bảo tồn, đề xuất trồng tận dụng tại khu vực công trình có không gian lớn để thuận lợi cho công tác chăm sóc, bảo vệ.

- Lập danh sách vị trí cây xanh chống dựng sau khi bị ngã đổ để có phương án chăm sóc, đảm bảo hiệu quả khắc phục thiệt hại cây xanh.

- Đối với những cây xanh thân cột (Cau, Cọ, Dừa...) bị thiệt hại không có khả năng phục hồi[2], không thu hồi gỗ củi, xử lý thu dọn đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Đối với cây bị nghiêng

a) Bước 1: Ưu tiên chống dựng các cây xanh bị nghiêng nặng có nguy cơ ngã đổ, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng, tài sản,..

b) Bước 2: Tiếp tục chống dựng các cây xanh còn lại.

PHỤ LỤC 3:

DANH SÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC BÃO ĐỐI VỚI CÂY XANH
(ban hành kèm theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2024)

STT

Cơ quan, đơn vị

Địa chỉ

Số điện thoại

I

Cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp

1

Sở Xây dựng

Tầng 12,13 Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng.

0236.3822134

2

BQL Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng

Lô A17, đường Trung tâm, Khu công nghệ cao, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

0236.3666100

3

UBND quận Hải Châu

Số 183A đường Phan Đăng Lưu, Đà Nẵng

0236.3827970

4

UBND quận Thanh Khê

Số 503 đường Trần Cao Vân, Đà Nẵng

0236.3811882

5

UBND quận Sơn Trà

Số 02 đường Đông Giang, Đà Nẵng

0236.3944503

6

UBND quận Ngũ Hành Sơn

Số 486 đường Lê Văn Hiến, Đà Nẵng

0236.3847327

7

UBND quận Cẩm Lệ

Số 40 đường Ông Ích Đường, Đà Nẵng

0236.3674375

8

UBND quận Liên Chiểu

Số 91 đường Ngô Thì Nhậm, Đà Nẵng

0236.3841012

9

UBND huyện Hòa Vang

Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

0236.3846476

10

Ban QLDA bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng

Số 133 Hồ Nghinh, Đà Nẵng

0236.3920479

II

Các Ban QLDA đầu tư xây dựng

11

Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông

Tầng 3, Tòa nhà làm việc của các Ban Quản lý dự án và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (đường Võ An Ninh, tổ 69 phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng)

0905.155352

12

Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

0236.6508694

13

Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp

Tầng 2, Tòa nhà làm việc của các Ban Quản lý dự án và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

02363.817118

14

Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị

Tầng 5, Tòa nhà làm việc của các Ban Quản lý dự án và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

0236.3556799

0985.723.399

15

Ban QLDA Đầu tư CSHT Ưu tiên

Tầng 4, Tòa nhà làm việc của các Ban Quản lý dự án và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

0236.3562677

16

BQL các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng

0236.3825238

III

Các chủ đầu tư vốn ngoài ngân sách

17

Công ty CP VLXD, Xây lắp và Kinh doanh nhà

Đường số 3 KCN Hòa Khánh

0969575989

18

Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng

19

Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng

Số 38 đường Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng

0911.390.459

20

Công ty CP Đầu tư Đà Nẵng - Miền Trung

21

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng

22

Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời

23

Công ty CP Địa Cầu

24

Công ty CP Mỹ Phúc

25

Công ty CP Thương mại - Dịch vụ - Đầu tư Cù Lao Chàm

26

Công ty CP Trung Nam

27

Công ty CP ĐTXD và phát triển Hạ tầng Nam Việt Á

Lô A1-2 đường Chương Dương, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

0968.284599

28

Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang

16 - Trần Phú - Tầng 2 Đà Nẵng Plaza

0905.164719

29

Công ty Cổ phần An Hòa

30

Công ty Cổ phần đô thị FPT

31

Công ty TNHH Phát triển nhà Tuyên Sơn

32

Công ty Địa ốc Viễn Đông ViẹtNam

33

Công ty CP Đầu tư đô thị Vịnh Thuận Phước

34

Công ty CP Địa ốc S.E.A Thuận Phước

35

Công ty CP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS

36

Công ty CP Dây cáp điện Tân Cường Thành

37

Công ty CP Đầu tư và xây dựng 579

38

Công ty CP Đức Mạnh

39

Công ty Cổ phần Phú Mỹ

40

Công ty CP Cao Su Đà Nẵng

41

Công ty CP Landcom

42

Công ty CP Trung Nam

43

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai

44

Công ty CP Xây dựng 79

45

Công ty CP DMT Marina

46

Công ty CP The Sunrise Bay

47

Công ty TNHH Phú Gia Compound

48

Công ty CP Đầu tư Quốc Bảo

49

Công ty CP Bến du thuyền Đà Nẵng

50

Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Hai Hạnh

51

Công ty TNHH Thành Đạt

IV

Các đơn vị liên quan khác

52

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng

Số 35 đường Phan Đình Phùng, Đà Nẵng

0236.3220501



[1] Cây có khả năng phục hồi là cây bị nghiêng, ngã những vẫn giữ được bầu đất hoặc bộ rễ không bị toét, giập rễ chính; vị trí gãy ngang thân của cây có chiều cao > 2,5m.

[2] Cây họ Cau dừa bị gãy ngang thân, gãy cổ hủ dừa, nứt toác thân...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 157/KH-UBND ngày 30/07/2024 ứng phó và khắc phục bão đối với cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


656

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.237.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!