ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 131/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
31 tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TỈNH VĨNH PHÚC
I. MỤC ĐÍCH, MỤC
TIÊU, GIẢI PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
1. Mục đích
- Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời
hiệu quả khi có “Sự cố tràn dầu” (SCTD) xảy ra; nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất
các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường sinh thái, đến các ngành kinh tế
và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực lân cận.
- Xây dựng bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng
đối với những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, những khu vực nhạy cảm cao cần được
ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ và cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ hiệu
quả công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.
- Từng bước xây dựng lực lượng nòng cốt;
phân bố lực lượng, bố trí trang thiết bị, nguồn lực ứng cứu và nâng cao năng lực
ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
- Nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa, hạn
chế tối đa SCTD xảy ra, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả SCTD, giảm
thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường do SCTD gây ra.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả ở
một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra SCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách,
lực lượng làm nòng cốt cho hoạt động ƯPSCTD trên địa bàn;
+ Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất,
các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.
3. Đối tượng
* Các đối tượng có khả năng gây ra sự
cố tràn dầu:
- Các kho, xí nghiệp xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các cảng, bến vượt các sông trên địa
bàn tỉnh (Cảng Vĩnh Thịnh trên Sông Hồng (huyện Vĩnh Tường), Cảng Như Thụy trên
Sông Lô (huyện Sông Lô);
- Các khu neo đậu tàu thuyền trên các
sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy;
- Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm
của dầu bằng đường thủy, đường sắt;
- Các hoạt động vận chuyển, lưu trữ,
sử dụng dầu;
- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
* Các cơ quan, đơn vị có liên quan
trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:
- UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch, Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận
tải; Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc.
- UBND các huyện, thành phố;
- Lực lượng quân đội: Lực lượng của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh; lực lượng Dân quân tự vệ các huyện, thành phố. Các đơn vị
quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh: Trường quân sự Quân khu 2, Trường Sĩ quan
Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Trường Trung cấp kỹ thuật Tăng thiết
Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Lữ đoàn Pháo Binh 204/BTL Pháo Binh, Lữ đoàn Đặc công
113/BTL Đặc Công, Kho KT887/Tổng Cục kỹ thuật, Trung tâm huấn luyện Biên
Phòng/BTL Biên Phòng.
- Lực lượng công an: Công an tỉnh,
các đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ công an tỉnh; các huyện, thành phố;
- Công ty cổ phần Môi trường và Dịch
vụ đô thị các huyện, thành phố;
- Trung tâm ƯPSC tràn dầu khu vực Miền
Bắc (đơn vị phối hợp khi sự cố vượt khả năng xử lý của tỉnh);
- Các doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh
xăng, dầu trên địa bàn tỉnh;
- Nhân dân, lực lượng xung kích các địa
phương được huy động tham gia khắc phục hậu quả SCTD khi có tình huống xảy ra.
4. Phạm vi
- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó SCTD
thực hiện trên phạm vi toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong các trường hợp và do
các nguyên nhân gây ra.
- Căn cứ vào đặc thù điều kiện tự
nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, phạm vi Kế hoạch
bao gồm các SCTD có thể xảy ra trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh các loại
xăng, dầu; sự cố trong quá trình hoạt động sử dụng xăng, dầu có ảnh hưởng đến
môi trường và đời sống nhân dân.
- Lĩnh vực thực hiện: Các hoạt động vận
chuyển, kinh doanh sử dụng xăng, dầu; lĩnh vực sản phẩm của dầu mỏ trên địa bàn
tỉnh.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
A. ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN
1. Vị trí địa lý
- Vĩnh Phúc là tỉnh trọng điểm trong vùng
kinh tế Bắc Bộ; là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng
Châu thổ Sông Hồng; nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội
Bài, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
khu vực và Quốc gia. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông
Anh - Hà Nội.
- Có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2
(số liệu thống kê năm 2018); dân số khoảng 1.151.154 người, trong đó có 294.994
người sống ở thành thị và 856.160 người sống ở khu vực nông thôn (theo thống kê
tổng điều tra dân số tính đến ngày 01/4/2019); gồm 09 đơn vị hành chính, 02
thành phố và 07 huyện trực thuộc (thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện
Bình Xuyên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện
Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc); có 136 xã, phường, thị trấn.
2. Đặc điểm địa hình; mạng lưới
sông, ngòi
Tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình đặc trưng được
chia thành ba vùng : đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường
và thi ̣trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm
vùng phù sa cũ và phù sa mới. Vùng phù sa cũ chủ yếu do phù sa của các hệ thống
sông lớn như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đáy bồi đắp nên, diện tích vùng này
khá rông, gồm phía bắc các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam các huyện
Tam Dương, Bình Xuyên. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện
Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc phía nam huyện Bình Xuyên.
Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều
kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và
thi ̣trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuân lợi cho phát
triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo
điều kiện thuân lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo
hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.
- Địa hình núi thấp và trung bình: có
diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đia
hình vùng núi phức tạp bi ̣chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là môt
trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tâp trung và các khu du
lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha.
- Thủy văn: Vĩnh Phúc có bốn con sông
chính chảy qua, gồm: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy và Sông Cà Lồ. Lượng
nước hằng năm của các sông này rất lớn, bảo đảm cho hoạt động giao thương hàng
hóa đường thủy nội địa và có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác
nông nghiệp; được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống Trung ương gồm Sông
Hồng và Sông Lô do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý có thông thuyền; hệ
thống sông địa phương gồm sông Phó Đáy và sông Cà Lồ chỉ thông thuyền vào mùa
mưa với tàu có tổng tải trọng khoảng 50 tấn.
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồng
bằng và đồi núi thấp và lưu lượng các con sông lớn nên khi xảy ra sự cố tràn dầu;
lượng dầu tràn sẽ phân tán nhanh và ngấm vào lòng đất gây ảnh hưởng tác động lớn
đến môi trường và đời sống dân cư.
3. Đặc điểm khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt đô ̣ trung bình
năm là 23,5 - 250C, nhiệt đô ̣ cao nhất là 38,50C, thấp
nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố đia hình
nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt đô ̣ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng
Tam Đảo, có đô ̣ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt đô ̣ trung bình
năm là 18,40C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình
hàng năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm
của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8mm, vùng
núi tại trạm Tam Đào là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tâp
trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô
(từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong
năm.
- Số giờ nắng: tổng số giờ nắng bình
quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ. Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6
và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.
- Chế độ gió: Trong năm có hai loại
gió chính là gió đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9; và gió đông bắc, thổi
từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả
năm là 83%. Nhìn chung, đô ̣ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa
vùng núi với vùng trung du và đồng bằng.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình
quân trong năm là 1.040 mm. Từ tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình
quân trong một tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là
71,72 mm.
Dưới tác động của điều kiện nhiệt
độ khí hậu, xăng dầu sẽ bay hơi các thành phần nhẹ làm giảm chất lượng của dầu
mỏ, gây thiệt hại về kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Dầu tràn có thể bay hơi làm ảnh
hưởng đến chất lượng không khí bởi hàm lượng hydrocacbon tăng cao hơn giới hạn
cho phép sẽ tác động lớn đến môi trường xung quanh. Hơi xăng dầu tác động trực
tiếp đến môi trường không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố tràn dầu làm ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân; gây các biểu hiện: cay mắt, chảy nước mắt và đau
đầu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi của những người sống và làm việc trong khu vực.
B. ĐẶC ĐIỂM
KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Tình hình phát triển kinh tế -
xã hội năm 2019
- Năm 2019, mặc dù còn nhiều khó
khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền
các cấp, sự nỗ lực vượt khó của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình
hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi
bật là cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường đều đạt và vượt mức kế hoạch
đã đề ra, trong đó: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,05%, cao hơn so với
mức tăng của cả nước. Quy mô giá trị GRDP của tỉnh đã vượt qua mốc 100 nghìn tỷ
và đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2018, đưa giá trị GRDP bình
quân đầu người đạt 102,5 triệu đồng/người/năm, tương đương khoảng 5000 USD/người/năm.
Thu hút vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài đạt gần 1 tỷ USD gấp 2 lần và vốn đầu
tư trực tiếp trong nước (DDI) đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm
2018. Thu ngân sách của tỉnh đạt 35.070 tỷ đồng, tăng 26% so với dự toán, trong
đó thu nội địa đạt 30.962 tỷ đồng, tăng 27,7% so với dự toán. Trên địa bàn tỉnh
có 100% xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; chất lượng các dịch vụ y tế tiếp tục được
nâng lên; chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh
đã giải quyết việc làm cho hơn 24,4 nghìn lao động, trong đó đưa 2 nghìn lao động
làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Các cuộc vận động, phong trào toàn dân xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh và đời sống văn hóa được chú trọng. Quốc phòng,
an ninh được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
bảo đảm.
2. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
- Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông
khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống
giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao,
100% đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa. Nhiều tuyến được đầu tư đã
mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.
- Giao thông đường bộ: Tổng chiều dài
đường bộ là 6.892 km trong đó: Quốc lộ (Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL2, QL2B,
QL2C, QL23): 151,75 km; đường tỉnh: 298,75km; đường chính các khu công nghiệp
và vành đai: 137,1 km; đường vành đai và bán vành đai: 200 km, đường huyện
493km, đường giao thông nông thôn 4.199km. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn
qua Vĩnh Phúc dài 40km nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc
và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành
lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
- Giao thông đường sắt: Trên địa bàn
tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành chính (bao gồm
thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương
và Vĩnh Tường) với 35 km và 05 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và
Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các Tỉnh
trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.
- Giao thông đường thủy: Tỉnh có hai tuyến
sông chính cấp II do Trung ương quản lý là sông Hồng (30km) và sông Lô (34km).
Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300
tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ
thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không
quá 50 tấn.
- Hệ thống cảng trên các sông: hiện
có 2 cảng là Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên
Sông Lô (huyện Sông Lô).
b) Mạng lưới cấp điện
- Mạng lưới cấp điện: Vĩnh Phúc là một
trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc
gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ
đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có: Đường dây 220kV và các đường
dây 110kV vận hành tốt, ổn định và vừa tải.
c) Hệ thống cấp thoát, nước
- Mạng lưới cấp, thoát nước, xử lý nước
thải và rác thải: Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho
hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn.
- Nguồn cấp nước: Được cấp từ các nhà
máy nước của tỉnh với tổng công suất hiện tại là 56.000 m3/ngày -
đêm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng một nhà máy nước bằng vốn vay ODA
Nhật Bản tại huyện Sông Lô với công suất 50.000 m3/ngày-đêm để phục
vụ cho các khu công nghiệp.
- Thoát nước: Hiện tại có 03 dự án
thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh Yên: Dự án thoát nước mưa
khu vực phía Nam Vĩnh Yên; Dự án chống úng, ngập tại huyện Bình Xuyên và Nhà
máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên; các khu công
nghiệp đã có hệ thống nước thải tập tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
d) Mạng lưới thông tin và truyền
thông
- Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã
được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính.
- Mạng viễn thông phát triển mạnh với
các công nghệ hiện đại tương đương trong khu vực. Tất cả các xã đều có truyền dẫn
quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà
Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì. Trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện
có trong nước như: Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, E- Telecom,
Vietnamobile, G-Tel…. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Mạng
Internet và VoIP ở Vĩnh Phúc sử dụng đường truyền cáp quang, băng thông rộng, tốc
độ cao.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển
nhanh của mạng lưới thông tin trong cả nước, mạng lưới bưu chính, viễn thông,
thông tin trong tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh
doanh và nhu cầu của người dân. Mạng thông tin phục vụ công tác quản lý ngày
càng hiện đại đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tác thông tin phục vụ yêu
cầu chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo trong xử lý các tình huống
xảy ra.
C. TÌNH HÌNH
LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ TRÀN DẦU
1. Sự cố tràn dầu trên đất liền
a) Tổng hợp dữ liệu hoạt động, sản xuất,
kinh doanh, sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh
- Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay có 04 doanh nghiệp phân phối xăng dầu có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại
diện gồm: Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc, công ty TNHH Anh Long, công ty Cổ phần
Vật tư thương mại Vĩnh Phúc và công ty TNHH xăng dầu Vạn Cường; có 09 đại lý tư
nhân bán lẻ xăng dầu, 144 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 01 tàu dầu thuộc sở hữu của
tư nhân kinh doanh xăng dầu. Danh sách các cơ sở hoạt động xăng dầu trên địa
bàn tỉnh (có phụ lục kèm theo).
- Trên địa bàn tỉnh không có kho xăng
dầu đầu mối và không có nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm xăng dầu.
- Hoạt động kinh doanh xăng dầu theo
thống kê, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở có trữ lượng tại các kho, bể
chứa không lớn (ở cấp độ cơ sở dưới 20 tấn). Việc phân cấp quy mô theo Quyết định
số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy chế hoạt động ƯPSCTD, theo đó sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu
tràn ở 3 mức từ nhỏ đến lớn:
Mức nhỏ : Dưới 20 tấn.
Mức trung bình : Từ 20 tấn đến 500 tấn.
Mức lớn : Trên 500 tấn.
Theo tính toán mức độ tràn dầu có thể
xảy ra do các sự cố tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu số dựa trên quá trình khảo
sát thực tế hoạt động xuất nhập xăng dầu. Nguyên nhân dẫn đến sự cố tràn dầu tại
các cơ sở bao gồm: Tràn dầu xảy ra do bơm rót xăng dầu cho khách hàng; Tràn dầu
xảy ra khi nhập xăng dầu vào bể chứa; các sự cố tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu được
xác định như rò rỉ đường ống, vỡ ống nhập dầu. Khi xảy ra sự cố lập tức dừng
ngay hoạt động nhập vào bể nên lượng dầu tràn ra là không nhiều, ước tính dưới 1
tấn xăng dầu.
- Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên
địa bàn chủ yếu qua các phương tiện giao thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai; các
tuyến đường bộ: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Quốc lộ 2A, 2B, 2C; các tuyến
đường vành đai liên huyện trên địa bàn. Qua hoạt động vận chuyển trên địa bàn
chưa có vụ việc tràn dầu nào xảy ra.
b) Nguy cơ có thể dẫn đến tràn dầu
trên đất liền
- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu
thường có quy mô nhỏ, các sự cố xảy ra có thể do các nguyên nhân:
+ Sự cố trong quá trình xuất, nhập dầu
từ xe bồn vào bể chứa do sự cố vỡ đường ống hoặc sơ suất của nhân viên trong
quá trình vận hành.
+ Các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò
rỉ, bị thủng, vỡ do không được bảo dưỡng thường xuyên, thiên tai gây sạt lở các
tường bao, bồn chứa.
+ Khi sự cố xảy ra, xăng dầu có thể
theo hệ thống thoát nước thoát ra môi trường hoặc ngấm xuống đất, tuy lượng dầu
tràn ra môi trường thường không nhiều, khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường
không cao nhưng sự cố tràn dầu từ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có nguy cơ
gây cháy nổ cao.
- Các phương tiện vận chuyển xăng dầu
trên các tuyến đường giao thông xảy ra va chạm, tai nạn giao thông... dẫn đến
tràn xăng dầu.
2. Sự cố tràn dầu trên sông
- Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông
chính cấp II do Trung ương quản lý là sông Hồng (30km) và sông Lô (34km). Hai
sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn.
Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông
thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.
Có 2 cảng là Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên
Sông Lô (huyện Sông Lô).
- Các tàu, thuyền hoạt động trên các
tuyến sông này chủ yếu là khai thác cát, sỏi, vận chuyển hàng hóa; lưu lượng
các tàu, thuyền hoạt động lớn; hoạt động; dễ có nguy cơ dẫn đến xảy ra sự cố
tràn dầu: Do thiên tai thời tiết, bão, tố lốc; tai nạn do va chạm tàu thuyền với
nhau, tàu thuyền va chạm đá ngầm làm vỡ, trôi dạt, chìm tàu... dẫn đến tràn dầu
ra môi trường; dầu tràn từ thượng lưu các con sông trôi dạt về địa bàn tỉnh.
- Trong thời gian qua, trên địa bàn
chưa có vụ việc tràn dầu nào trên các tuyến đường thủy nội địa xảy ra.
3. Dự kiến một số tình huống sự cố
tràn dầu có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh
1. Tràn dầu tàu chở dầu, phương tiện
vận tải xăng dầu xảy ra do các sự cố;
2. Tràn dầu kho chứa, bục, hỏng đường
ống dẫn dầu trên đất liền;
3. Dầu tràn từ lưu vực thượng lưu các
con sông trôi dạt về địa bàn tỉnh;
4. Tràn dầu tại các cơ sở kinh doanh,
hoạt động xăng dầu.
III. LỰC LƯỢNG,
PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
1. Lực lượng nòng cốt
- Lực lượng quân đội (kiêm nhiệm): Lực
lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; lực lượng Dân quân tự vệ các huyện, thành phố.
Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh: Trường quân sự Quân khu 2, Trường
Sĩ quan Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Trường Trung cấp kỹ thuật Tăng thiết
Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Lữ đoàn Pháo Binh 204/BTL Pháo Binh, Lữ đoàn Đặc công
113/BTL Đặc Công, Kho KT887/Tổng Cục kỹ thuật, Trung tâm huấn luyện Biên
Phòng/BTL Biên Phòng,...;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải;
Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc...;
- Lực lượng công an: Công an tỉnh và
các huyện, thành phố;
- Công ty cổ phần Môi trường dịch vụ
Đô thị các huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh
xăng, dầu trên địa bàn tỉnh;
- Nhân dân, lực lượng xung kích các địa
phương được huy động tham gia khắc phục hậu quả SCTD khi có tình huống xảy ra;
- Các đội ứng phó sự cố tràn dầu của
các cơ sở kinh doanh xăng dầu;
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó
sự cố tràn dầu;
- Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa
đường bộ Vĩnh Phúc (đang vận hành 2 bến Phà Then và Đức Bác) có khả năng huy động
06 phà tham gia ứng phó, xử lý và khắc phục sự cố tràn dầu trên Sông Lô, Sông Hồng.
2. Các lực lượng có thể huy động
thêm
- Sinh viên tình nguyện từ các trường
đại học, cao đẳng và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội của
các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn: Đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ…
- Cộng đồng dân cư nơi xảy ra sự cố
tràn dầu.
3. Nguồn lực bên ngoài
Trong trường hợp xảy ra sự cố vượt
quá khả năng ứng phó của tỉnh, báo cáo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn huy động
thêm lực lượng từ các bộ ngành chức năng, UBND các tỉnh thành lân cận. Các lực
lượng thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tăng cường.
4. Phương tiện, trang bị ứng phó sự
cố tràn dầu
- Trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có
đơn vị chuyên trách về ƯPSCTD; chủ yếu là lực lượng kiêm nhiệm và đơn vị hiệp đồng
đó là các đơn vị quân đội, công an.
- Các trang thiết bị ƯPSCTD có thể
huy động được trên địa bàn tỉnh, bao gồm: bơm dầu chuyên dụng, thiết bị phân ly
dầu nước, thiết bị làm sạch đường bờ đến phao vây dầu, thiết bị kéo phao cho đến
những thiết bị thô sơ như giấy thấm dầu, chất phân tán dầu, gối thấm dầu, măng
ca, bạc làm hố tập kết dầu tạm thời; thiết bị bảo hộ lao động cho lực lượng trực
tiếp thu gom dầu. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng được quan tâm đầu tư từ
các cơ sở cũng như lực lượng phòng cháy chữa cháy, đơn vị cung cấp dịch vụ ứng
phó.
- Ngoài các trang thiết bị chuyên dụng,
trên địa bàn tỉnh còn có nhiều trang thiết bị phụ trợ khác có thể huy động phục
vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các kho xăng dầu trên địa bàn.
- Hàng năm UBND tỉnh đều có Kế hoạch
đầu tư, mua sắm trang, thiết bị mới như: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ
cho công tác thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; các thiết bị quan
trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa
cháy; Phần mềm mô phỏng hướng di chuyển của vệt dầu...
Nhìn chung, về phương tiện, trang bị
phục vụ ƯPSCTD tỉnh Vĩnh Phúc có thể đảm bảo ứng phó sự cố tràn dầu quy mô cấp
tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ ỨNG
PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
A. CÔNG TÁC PHÒNG
NGỪA SỰ CỐ TRÀN DẦU
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục về sự cố tràn dầu
a) Bộ CHQS tỉnh
- Là cơ quan thường trực công tác ứng
phó sự cố tràn dầu, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa
phương, các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng, dầu hoàn thiện hệ thống tổ chức ứng
phó sự cố tràn dầu các cấp;
- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở hoạt
động xăng dầu thuộc phạm vi quản lý về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các
nội dung biện pháp phòng ngừa sự cố tràn dầu;
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để
mọi người dân nắm được các quy định về xăng dầu, môi trường; trách nhiệm cung cấp,
phản ánh kịp thời thông tin khi phát hiện SCTD trên địa bàn;
- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho LLVT và nhân dân, phổ biến kiến thức về nguy cơ hiểm họa của sự cố
tràn dầu để bảo vệ môi trường chủ động phòng, tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại
địa phương.
b) Sở Công thương
- Chỉ đạo, phối hợp với các địa
phương kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cơ sở, dự án để ngăn ngừa,
hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu;
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn
nội dung xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên toàn tỉnh;
- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở hoạt
động xăng dầu thuộc phạm vi quản lý về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các
nội dung biện pháp phòng ngừa sự cố tràn dầu;
- Phối hợp và làm tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố, khắc
phục hậu quả sự cố tràn dầu.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì hướng dẫn các địa phương
xây dựng, thiết kế hệ thống phần mềm quản lý số hóa bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng,
phân bố lực lượng tham gia ứng phó SCTD và mô tả phạm vi ảnh hưởng và bố trí
trang thiết bị, nguồn lực khác ứng cứu khi xảy ra sự cố để thuận lợi cho công tác
chỉ đạo;
- Tham mưu với UBND tỉnh ban hành các
văn bản thực hiện về việc giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu
quả, việc sử dụng Danh mục chất phân tán, chất hấp thụ dầu được phép sử dụng
theo quy định;
- Hướng dẫn việc khắc phục sự cố môi
trường do tràn dầu; quy định hướng dẫn việc lập hồ sơ, yêu cầu bồi thường thiệt
hại do tràn dầu gây ra;
- Phối hợp với các cơ quan, địa
phương có liên quan hợp tác với các tỉnh, thành lân cận trong khu vực xác định
sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân trên các sông qua địa bàn; làm cơ sở truy cứu
trách nhiệm và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để
mọi người dân nắm được các quy định về xăng dầu, môi trường; trách nhiệm cung cấp,
phản ánh kịp thời thông tin khi phát hiện SCTD trên địa bàn;
- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ hiểm họa của sự cố tràn dầu
để bảo vệ môi trường chủ động phòng, tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa
phương.
d) Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn
xây dựng và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các tàu chở dầu
và hóa chất độc hại và kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu trên các cảng
sông trên địa bàn theo quy định;
- Tham mưu với UBND tỉnh rà soát, ban
hành các văn bản có liên quan về ngăn ngừa ô nhiễm do các phương tiện thủy nội
địa;
- Phối hợp với các lực lượng chức
năng, chính quyền địa phương kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các
tàu chở dầu, hóa chất độc hại, các cảng đường sông để ngăn ngừa, hạn chế tối đa
khả năng xảy ra sự cố tràn dầu;
- Phối hợp và làm tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố, khắc
phục hậu quả sự cố tràn dầu.
đ) Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng
công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu.
e) Sở Nội vụ
- Phối hợp với các cơ quan, địa phương
liên quan xây dựng đề án hệ thống tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh
đến năm 2030 và những năm tiếp theo;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tiến hành công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể,
cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
f) Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn
dân vè phòng, chống và ứng phó sự cố tràn dầu.
g) Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh
Xây dựng chuyên mục về công tác
phòng, chống ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng tháng, quý.
h) Các cơ sở hoạt động, kinh doanh
xăng dầu
Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và nhân dân về nguy cơ, hiểm họa của
sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự
cố tại địa phương khi được huy động.
2. Công tác xây dựng kế hoạch; tập
huấn, huấn luyện luyện tập, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu các cấp
a) Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch
các cấp
- Cấp tỉnh: Kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu của tỉnh do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
thẩm định và phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu của UBND cấp huyện và cơ sở do tỉnh quản lý.
- Cấp huyện: UBND cấp huyện xây dựng
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND cấp huyện, thông qua Bộ CHQS tỉnh thẩm
định trình UBND tỉnh phê duyệt; UBND cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở do huyện quản lý.
- Các cảng, cơ sở, dự án kinh doanh
xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê
duyệt; Kế hoạch này phải được thông báo đến UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan
biết để phối hợp hiệp đồng trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu (gọi
tắt là cửa hàng xăng dầu): Phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình
Giám đốc công ty thẩm định và phê duyệt; Kế hoạch này phải báo cáo UBND cấp huyện,
tỉnh tổng hợp đưa vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện, tỉnh.
- Các tàu chờ dầu Việt Nam có dung
tích từ 150RT trở lên, các tàu khác có tổng dung tích từ 400RT trở lên phải có
“Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu‟; các tàu chở dầu, chất xô lỏng độc hại
có tổng dung tích từ 150RT trở lên phải có “Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do
chở các chất xô lỏng độc hại. Các kế hoạch này phải được cơ quan có thẩm quyền
của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt theo quy định và thông báo đến UBND tỉnh,
các cơ quan có liên quan biết để phối hợp hiệp đồng trong công tác ứng phó sự cố
tràn dầu.
- Chủ tàu phải có Kế hoạch ứng phó sự
cố tràn dầu để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố và báo cáo UBND cấp huyện, tỉnh tổng hợp đưa vào kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện, tỉnh.
- Kinh phí cho xây dựng Kế hoạch, phí
thẩm định kế hoạch và Kinh phí mua sắm trang bị ứng phó sự cố tràn dầu, của cấp
nào thì do cấp đó tự bảo đảm theo quy định.
- Hàng năm kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu các cấp phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế
và phải báo cáo, thông báo đến UBND cấp tỉnh, huyện theo quy định.
c) Công tác tập huấn, huấn luyện, luyện
tập, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
- Cấp tỉnh: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch
tổ chức tập huấn, huấn luyện hàng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố tràn dầu cho lực lượng kiêm nhiệm của tỉnh quản lý. Chỉ đạo các
đơn vị thuộc quyền tổ chức diễn tập ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố
tràn dầu 3 đến 5 năm một lần.
- Cấp huyện: Ban CHQS huyện là cơ
quan thường trực công tác ứng phó sự cố tràn dầu của cấp huyện. Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu với UBND cấp huyện ban hành kế hoạch
tổ chức tập huấn, huấn luyện hàng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố tràn dầu cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm do đơn vị quản
lý. Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chức diễn tập ứng phó, khắc phục, giải
quyết hậu quả sự cố tràn dầu 3 đến 5 năm một lần.
- Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng
dầu: Hàng năm tổ chức tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu
cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Tổ chức diễn tập một năm một lần theo các
tình huống dự kiến có thể xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở; các kế hoạch này phải
báo cáo UBND cấp huyện, tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
(Căn cứ tình hình thực tế trên địa
bàn tỉnh nhiệm vụ luyện tập, diễn tập UBND tỉnh có chỉ đạo sau).
3. Công tác đầu tư mua sắm trang
thiết bị ứng phó
a) Cấp tỉnh
- Hàng năm Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch
đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu bảo đảm cho
các lực lượng của tỉnh gồm: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác
thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo nồng
độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Phần mềm mô
phỏng hướng di chuyển của vệt dầu; Các trang thiết bị phòng hộ cho lực lượng
tham gia khắc phục sự cố tràn dầu.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.
b) Cấp huyện
Hàng năm có Kế hoạch đầu tư mua sắm
phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu bảo đảm cho các lực lượng của
cấp huyện gồm: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin,
liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp
hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Các trang thiết bị
phòng hộ cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố tràn dầu....
c) Các cơ sở hoạt động, kinh doanh
xăng dầu
Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương
tiện, ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng tại cơ sở gồm: Trang thiết bị phục vụ
cho công tác thông tin, liên lạc, chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo
nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu;
Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
thiết bị phòng hộ cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố tràn dầu....
B. CÔNG TÁC ỨNG
PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông
tin
a) Tổ chức tiếp nhận thông tin về sự
cố tràn dầu Quy trình tiếp nhận thông tin gồm các bước sau:
* Bước 1: Phát hiện sự cố
- Mọi cá nhân, tổ chức khi phát hiện
sự cố tràn dầu hoặc dấu hiệu của sự cố phải báo cáo ngay về các cơ quan chức
năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu gồm:
+ Chính quyền địa phương nơi gần nhất;
+ Bộ CHQS tỉnh; Ban CHQS cấp huyện;
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp;
+ Đồn công an gần nhất;
+ Cảnh sát 113; 114;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;
+ Các cơ quan Trung ương trên địa bàn.
- Hình thức báo cáo: Có thể bằng điện thoại hoặc trực
tiếp đến trụ sở các cơ quan tiếp nhận báo cáo; hình thức báo cáo có thể báo cáo
miệng hoặc văn bản.
- Nội dung thông báo có thể vắn tắt, tuy nhiên để
việc triển khai tổ chức ứng phó hiệu quả, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự
cố cần ghi nhận đầy đủ nhất có thể các thông tin về sự cố gồm:
+ Ngày, giờ quan sát, phát hiện thấy dầu tràn;
+ Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc
tọa độ nếu có);
+ Nguồn và nguyên nhân gây ra tràn dầu (nếu xác định
được);
+ Thông tin về tai nạn do các phương tiện trở xăng
dầu (vị trí bị nạn, thông tin về phương tiện bị nạn, số người, tình trạng
thương vong, lượng dầu trở, lượng dầu tràn ) nếu xảy ra sự cố va chạm, tai nạn;
+ Ước tính lượng dầu tràn;
+ Mô tả vệt dầu: hướng tràn, độ dài, rộng và màu sắc
dầu tràn tại thực địa;
+ Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết);
+ Tên, nghề nghiệp và địa chỉ liên hệ của người
phát hiện sự cố.
- Tùy thuộc vào tình hình sự cố và đối tượng phát
hiện sự cố, nội dung thông báo ban đầu có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ các
thông tin như trên. Tuy nhiên, người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thu thập
đầy đủ các thông tin từ người thông báo và phải đảm bảo thông tin về sự cố tràn
dầu phải được cập nhật liên tục, kịp thời và chính xác.
* Bước 2: Xác minh thông tin
- Cơ quan tiếp nhận thông tin sau khi nhận thông
tin từ người phát hiện sự cố phải tiến hành xác minh tính xác thực của sự cố và
vị trí xảy ra sự cố. Nếu xác minh sự cố là có thật, cơ quan tiếp nhận thông tin
có nhiệm vụ nhanh chóng thông báo đến cơ quan Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS cấp huyện
(cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh, huyện); Sở Tài nguyên và
Môi trường.
* Bước 3: Đánh giá sơ bộ về sự cố và triển khai
phương án ứng phó khẩn cấp
- Sau khi nhận được thông tin, Bộ CHQS tỉnh, phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp cận hiện trường và tiến hành đánh giá sơ bộ
sự cố nhằm xác định các thông tin về vị trí, quy mô, dự kiến phạm vi tác động của
sự cố.
- Sau khi đánh giá sự cố Bộ CHQS tỉnh báo cáo UBND
tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về sự cố, đồng thời tổ chức triển khai một
số phương án ứng phó khẩn cấp.
- UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sau khi
nhận được báo cáo của Bộ CHQS tỉnh, thông báo đến các sở, ban, ngành và các cơ
quan liên quan để chuẩn bị các trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng ứng phó sự
cố khi có lệnh điều động.
- Trong trường hợp xác định lượng dầu tràn vượt quá
khả năng ứng phó của tỉnh, UBND tỉnh báo cáo với các cơ quan Trung ương để được
hỗ trợ khắc phục sự cố.
b) Xử lý thông tin về sự cố tràn dầu Quy trình xử
lý theo các bước sau:
* Bước 1: Thông báo về sự cố
- Sau khi nhận được báo cáo của Bộ CHQS tỉnh, UBND
tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các lực lượng liên quan sẵn sàng lực lượng
tham gia ứng phó khi được yêu cầu đồng thời thông báo đến UBQG Tìm kiếm Cứu nạn.
- Các sở, ban, ngành, các lực lượng sau khi nhận được
chỉ đạo, thông báo đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình chuẩn bị nhân lực và
phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó khi có lệnh điều động.
- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện
pháp phối hợp ứng phó và nhân dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc khả
năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả.
* Bước 2: Thành lập Sở chỉ huy hiện trường và tiến
hành đánh giá sự cố
- UBND tỉnh ra quyết định thành lập Sở chỉ huy hiện
trường thành phần gồm: Ban CHPCTT&TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành trực thuộc
tỉnh, các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn để chỉ huy trực tiếp công tác ứng
phó và tham gia đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu;
- Sở Chỉ huy hiện trường tiến hành họp phân tích,
đánh giá sự cố và đề ra phương án ứng phó; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các
thành viên, thống nhất chỉ huy các lực lượng gồm: chỉ huy lực lượng bảo đảm an
ninh, chỉ huy lực lượng thu gom dầu, chỉ huy lực lượng y tế, chỉ huy lực lượng
bảo đảm hậu cần...
* Bước 3: Điều động lực lượng
- Dựa trên phương án ứng phó đã được lựa chọn, các
thành viên Ban chỉ huy hiện trường trực tiếp điều động lực lượng, trang thiết bị
thuộc đơn vị mình quản lý hoặc được giao quản lý tham gia ứng phó.
- Các lực lượng, thiết bị được điều động nhanh
chóng ra hiện trường để chuẩn bị ứng phó.
2. Tổ chức triển khai lực lượng,
phương tiện và phương án ứng cứu
a) Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện
Hoạt động ứng phó bao gồm ứng phó khẩn cấp, thu gom
dầu tràn, công tác bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo y tế, công
tác hậu cần liên quan, vệ sinh khu vực sự cố. Các lực lượng tham gia ứng phó
tuyệt đối tuân thủ theo sự điều động, chỉ đạo của Ban chỉ huy hiện trường, đồng
thời chủ động triển khai thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ
của đơn vị mình; Trong quá trình tổ chức ứng phó, Sở Chỉ huy hiện trường tỉnh
thường xuyên trao đổi, tham vấn ý kiến của UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về các
phương án ứng phó.
- Ứng phó khẩn cấp: Cơ sở gây ra sự cố phối hợp Bộ
CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các bên liên quan triển khai ứng phó
các tình huống khẩn cấp; Bộ CHQS tỉnh chịu trách nhiệm điều động lực lượng và
phương tiện của cơ sở để triển khai ứng phó khẩn cấp, ưu tiên cho việc đảm bảo
tính mạng, sức khoẻ con người.
- Thu gom dầu tràn: Sự cố dầu tràn dễ gây ra cháy nổ
nên việc thu gom dầu phải do những lực lượng có chuyên môn, đã được huấn luyện
kỹ năng thu gom dầu. Lực lượng trực tiếp thu gom dầu tràn là đội ứng phó sự cố
tràn dầu của tỉnh; các cơ sở, đơn vị cung ứng dịch vụ xăng dầu.
- Công tác bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy:
Công an tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh và
thành lập hành lang an toàn tại khu vực xảy ra sự cố, tiến hành sơ tán phương
tiện và người dân không có trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố. Chủ trì và phối hợp
với các bên liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại khu vực xảy
ra sự cố; quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của
các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng
cháy chữa cháy của các cơ sở.
- Công tác y tế: Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí
phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng cấp cứu, chăm sóc người bị thương, tư vấn
cho Sở chỉ huy hiện trường về những ảnh hưởng của xăng dầu đối với sức khoẻ con
người, các phương án đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng tham gia ứng cứu.
- Công tác hậu cần: Bộ CHQS tỉnh phối hợp với chính
quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần cho
các lực lượng tham gia khắc phục sự cố.
- Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Công tác vệ sinh
khu vực xảy ra sự cố có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều tháng và cần
rất nhiều nhân lực và trang thiết bị. Lực lượng tham gia vệ sinh có thể huy động
từ các lực lượng quân đội, sinh viên, học sinh và các lực lượng tình nguyện
khác.
b) Phương án xử lý sự cố tràn dầu khi có tình huống
Sự cố có thể xảy ra: Tràn dầu tàu chở dầu, phương tiện
vận tải xăng dầu xảy ra do các sự cố; tràn dầu kho chứa, bục, hỏng đường ống dẫn
dầu tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu; dầu tràn trôi dạt từ thượng lưu các con
sông vào địa bàn tỉnh.
- Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng ứng phó tại
cơ sở tiến hành ngay các biện pháp ứng phó như trong kịch bản trong Kế hoạch ứng
phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã được UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt. Trường
hợp ngoài khả năng xử lý của cơ sở, lãnh đạo cơ sở báo cáo Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Sau khi nhận được báo cáo Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời thông báo cho các đơn vị chức
năng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó sự cố.
- UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức ứng phó sự cố: Thành lập
Sở Chỉ huy hiện trường; Sở Chỉ huy hiện trường ra thực địa tiến hành đánh giá sự
cố, xác định phương án ứng phó.
- Sở Chỉ huy hiện trường tiến hành đánh giá loại dầu,
lượng dầu tràn và lượng dầu còn trong các bồn, bể chứ để tiến hành ứng phó:
+ Chủ tịch UBND tỉnh ra lệnh điều và huy động
phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện việc cứu hộ cứu nạn;
+ Điều động các loại phương tiện (máy bơm, xe bồn
chuyên chở…) để di dời toàn bộ lượng dầu còn trong các bồn, bể chứa đến các các
khu vực khác;
+ Điều động lực lượng công an, các đội chữa cháy và
cứu nạn cứu hộ công an tỉnh đến khu vực hiện trường; phân luồng giao thông, bảo
đảm an ninh trật tự, sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; bảo vệ hiện trường;
sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy nổ;
+ Điều động lực lượng tiến hành quây bờ bao, ngăn
không cho dầu tràn xuống các nguồn nước xung quanh và tiến hành thu gom các dầu
đã tràn ra môi trường;
+ Khi có dầu tràn qua bờ bao sông, suối, tiến hành
tổ chức quây phao để khống chế, cố định không cho dầu phát tán rộng.
+ Điều động lực lượng y tế sẵn sàng tiếp nhận, vận
chuyển, cứu chữa người bị nạn.
+ Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và các cơ
quan thông tấn, báo chí để liên tục thông báo, cập nhật tình hình sự cố;
- Tổ chức khắc phục hậu quả theo quy trình sau:
+ UBND tỉnh giao Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với các bên liên quan khắc phục sự cố. Công tác khắc phục sự cố
bao gồm việc xác định nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố, thiệt hại, công tác
bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
công an tỉnh và các đơn vị liên quan điều tra, nghiên cứu xác định cơ sở gây ra
sự cố.
+ Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị
tham gia ứng phó xác định kinh phí ứng phó sự cố, lập hồ sơ và yêu cầu cơ sở
gây ra sự cố thanh toán theo quy định.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở
Tài chính và các đơn vị liên quan xác định các thiệt hại do sự cố gây ra, định
giá thiệt hại và thoả thuận với bên gây ra sự cố về công tác bồi thường. Nếu
quá trình thoả thuận không đạt, Sở Tài nguyên và Môi trường tham vấn Sở Tư pháp
tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan theo quy định của Pháp luật.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan tiến hành phục hồi môi trường.
C. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
1. Phương pháp ứng phó sự cố tràn
dầu
a) Ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền
Phát huy hiệu quả phương châm 4 tại chỗ; tích cực,
chủ động huy động tổng lực về người, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị;
tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm; tiến hành các biện pháp
thu gom xử lý sự cố; bảo đảm vệ sinh môi trường.
b) Ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tàu
thuyền ngư dân khu vực xảy ra sự cố tham gia công tác TKCN và phối hợp với các
đơn vị quân đội sử dụng phương tiện, các trang thiết bị ứng phó SCTD để khống
chế, thu gom xử lý sự cố tràn dầu trên sông.
2. Khu vực ứng phó sự cố tràn dầu
a) Trên đất liền: Tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh; các phương tiện trở xăng dầu trên các tuyến giao thông: Đường
sắt, đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
b) Trên sông: Các phương tiện tàu thuyền vận chuyển
hàng hóa, khai thác khoáng sản trên các con sông qua địa bàn tỉnh như: Sông Hồng,
Sông Lô, Sông Phó Đáy.
3. Tổ chức sử dụng lực lượng
- Lực lượng thông báo, báo động: Bộ CHQS tỉnh;
- Lực lượng sơ tán nhân dân: UBND các cấp;
- Lực lượng chốt chặn tuần tra bảo vệ hiện trường:
Công an các huyện, thành phố nơi xảy ra sự cố; công an tỉnh; lực lượng quân đội;
- Lực lượng khắc phục hậu quả, thu gom và vận
chuyển: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Giao thông, Sở Tài
Nguyên và Môi trường; các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, các lực lượng
khác (khi được huy động);
- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy: Các đội chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh.
- Lực lượng bảo đảm y tế: Sở y tế, Trung tâm y tế,
cơ sở y tế các địa phương nơi xảy ra sự cố.
D. NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
KHI XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh về tất cả các
lĩnh vực liên quan trong quá trình phòng ngừa và ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy
ra.
- Huy động lực lượng vũ trang của tỉnh, phối hợp với
các đơn vị quân đội trên địa bàn, Công an tỉnh và các lực lượng khác; sử dụng lực
lượng và các trang thiết bị hiện có tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực
xảy ra sự cố.
- Phối hợp với các lực lượng của địa phương nhanh
chóng sơ tán người dân ra khỏi khu vực kho để bảo đảm an toàn cho người và tài
sản của nhân dân.
- Phối hợp với Công an tổ chức chốt chặn trên các
trục đường giao thông ngăn chặn không cho người, phương tiện, tàu, thuyền vào
khu vực ứng phó; đồng thời tổ chức hướng dẫn các loại tàu thuyền đang ở trong
khu vực bị cháy, tràn dầu nhanh chóng cơ động ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức
lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ khi có tàu bị
cháy và người gặp nạn; tổ chức chốt chặn, bảo vệ hiện trường.
- Chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với các
lực lượng, tổ chức thu gom dầu tràn và rác thải nhiễm dầu ở khu vực xảy ra sự cố
đưa về khu vực tập kết theo quy định.
- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, hợp đồng chặt chẽ
với công an sẵn sàng tham gia chữa cháy ở khu vực xảy ra sự cố.
- Phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác dân vận
không để người dân tụ tập khiếu kiện gây mất trật tự an ninh trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở y tế thành lập tổ quân y tại hiện
trường kịp thời cứu chữa người bị nạn.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các sở,
ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần cho các lực lượng tham gia khắc
phục sự cố.
2. Sở Công thương
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Giao thông vận tải
và các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng
phó sự cố môi trường và khắc phục hậu quả môi trường.
- Chuẩn bị các phương tiện giao thông (Xe bồn chở
xăng dầu, xe chở máy móc, thiết bị…) phục vụ công tác khắc phục sự cố.
3. Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, công an tỉnh, các địa
phương chỉ dẫn, phân luồng giao thông đi qua các khu vực xảy ra sự cố bảo đảm
an toàn và cứu hộ trên các tuyến sông, ứng phó sự cố tràn dầu;
- Huy động lực lượng, phương tiện, nhân lực tham
gia khơi thông dòng chảy để điều tiết bảo đảm giao thông và chống trôi, va đập
tại các vị trí trọng yếu trên các tuyến giao thông đường thủy bảo đảm giao
thông thông suốt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh
về các lĩnh vực liên quan trong quá trình phòng ngừa và ứng phó khi sự cố tràn
dầu xảy ra;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa
phương có liên quan điều tra, đánh giá xác định thiệt hại do sự cố tràn dầu gây
ra; xây dựng kế hoạch phục hồi môi trường do dầu và lập hồ sơ yêu cầu bồi thường
thiệt hại về môi trường.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương sử dụng
danh mục chất phân tán, chất hấp thụ dầu được phép sử dụng để ứng phó sự cố
tràn dầu theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để khắc
phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và yêu cầu bồi thường thiệt hại của
các cơ sở gây ra sự cố.
5. Công an tỉnh
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh triển khai lực lượng bảo
đảm an ninh, an toàn khu vực xảy ra sự cố, tổ chức chốt chặn không cho người
không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố, ngăn chặn các phần tử xấu gây mất an ninh
trật tự; triển khai lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy dập tắt đám
cháy và tìm kiếm cứu nạn;
- Tổ chức lực lượng ngăn chặn, bảo vệ hiện trường
không cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp
với địa phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố;
- Chỉ đạo nắm chắc tình hình bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố;
- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông hướng dẫn,
phân luồng giao thông bảo đảm an toàn;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có
liên quan điều tra làm rõ nguyên nhân tràn dầu và cháy, nổ; khởi tố các tổ chức,
cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
6. Sở Y tế
- Chủ động tham mưu cho UBND thành phố công tác y tế
trong quá trình khắc phục sự cố;
- Thông báo cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và
các bệnh viện tuyến huyện nơi gần nhất để sẵn sàng tiếp nhận và chữa trị cho
các nạn nhân.
- Triển khai lực lượng y tế kịp thời tiếp nhận và cứu
chữa các nạn nhân bị nạn và các lực lượng tham gia ứng phó.
7. Sở Tài chính: Phối hợp với các cơ quan
liên quan bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho các lực lượng tham gia ứng phó.
8. Sở Thông tin truyền thông
- Bảo đảm thông tin liên lạc cho Sở chỉ huy hiện
trường ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh và các lực lượng làm nhiệm vụ ứng phó;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo
thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình khắc phục sự cố.
9. Các sở, ban ngành, đơn vị khác có liên quan
- Thực hiện nghiêm các công điện của UBND tỉnh, Ban
Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về công tác phối hợp trong công tác ứng phó sự cố
tràn dầu;
- Khi xảy ra sự cố tràn dầu các cơ quan, đơn vị phối
hợp với địa phương có hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan đến trong công
tác ứng phó sự cố tràn dầu và khắc phục hậu quả môi trường;
- Huy động lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục
sự cố khi có lệnh của UBND tỉnh.
10. Các huyện, thành phố nơi xảy ra sự cố
- Chấp hành nghiêm công điện của UBND tỉnh, Ban Chỉ
huy PCTT&TKCN tỉnh; chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể địa phương và
nhân dân, các tổ chức, cá nhân phối hợp triển khai thực hiện công tác ứng phó sự
cố tràn dầu;
- Thành lập Sở chỉ huy hiện trường thành phần gồm:
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, các phòng, ban, ngành trực thuộc; các cơ quan, đơn vị
đứng chân trên địa bàn có liên quan để chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó và
tham gia khắc phục sự cố;
- Chỉ đạo chủ cơ sở, chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu
liên hệ với các phòng, ban, ngành liên quan của địa phương nhanh chóng triển
khai lực lượng và phương tiện, trang bị dùng mọi biện pháp ngăn chặn và thu dầu
không cho tràn ra ngoài môi trường;
- Huy động lực lượng, phương tiện của nhân dân phối
hợp với các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn ở khu vực xảy ra sự cố; đồng thời
tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo đảm an toàn tính mạng,
tài sản của Nhà nước và nhân dân;
- Triển khai lực lượng quân sự, công an phối hợp với
các đơn vị đứng chân trên địa bàn tổ chức chốt chặn, bảo vệ hiện trường không
cho người và phương tiện vào khu vực xảy ra sự cố; phối hợp với các lực lượng
triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ an
toàn khu vực sơ tán, giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn; điều tiết giao thông bảo đảm giao thông thông suốt;
- Chỉ đạo cơ quan chức năng bảo đảm thông tin liên
lạc cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị tham gia ứng phó;
- Tổ chức triển khai tổ y tế cơ động đến hiện trường
để sơ cấp cứu cho những người bị nạn và chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên;
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu
xét nghiệm đánh giá mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí xung quanh khu vực xảy
ra sự cố; khuyến cáo người dân xung quanh có biện pháp ứng phó kịp thời bảo đảm
sức khỏe của người dân, tài sản và lực lượng tham gia ứng phó sự cố có hiệu quả;
triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu và khu vực tập kết và xử lý theo quy định;
- Chỉ đạo các cơ sở, chủ tàu phối hợp với các lực
lượng trục vớt tàu, di chuyển hàng hóa, giải phóng giao thông đường thủy cho
các phương tiện qua lại bảo đảm an toàn; bảo đảm kinh phí chi trả, bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, đánh
giá xác định thiệt hại và lập hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường;
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để truy tìm, xác minh nguyên nhân dầu
tràn không rõ nguồn gốc tỏ chức ứng phó kịp thời giảm thiểu thiệt hại về môi
trường.
- Tổng hợp kết quả báo cáo sự cố về UBND tỉnh, Ban
Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các cơ quan chức năng theo quy định.
11. Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Khi có tình huống tràn dầu xảy ra dẫn đến cháy, nổ
tại cơ sở phải nhanh chóng tổ chức lực lượng, phương tiện tại chỗ triển khai
các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, chữa cháy kịp thời;
- Thông báo, báo cáo đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN
các cấp và cơ quan chức năng có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
- Hiệp đồng với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố
tràn dầu phối hợp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn;
- Bảo đảm kinh phí chi trả cho lực lượng tham gia ứng
phó sự cố tràn dầu, đồng thời bồi thường thiệt hại về môi trường, tài sản của
Nhà nước và nhân dân do cơ sở, chủ ràu gây ra theo quy định của pháp luật.
V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Công tác bảo đảm thông tin liên lạc
- Thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường
để tiếp nhận và xử lý thông tin;
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị
liên quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hơp với các phương tiện
thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động
để nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng
phó sự cố.
2. Công tác bảo đảm phương tiện, trang thiết bị,
nhân lực và các thiết bị vật tư khác
Các đơn vị có liên quan khi được huy động, tự bảo đảm
phương tiện cơ động trong thời gian sớm nhất phải tập kết các phương tiện,
trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư cần thiết đến khu vực làm nhiệm
vụ và tham gia trực tiếp ứng cứu sự cố; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa
phương, cơ sở xăng dầu bảo đảm khắc phục sự cố.
3. Công tác bảo đảm lương thực, thực phẩm
- Bộ CHQS tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương
và các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần lương thực, thực phẩm
cho các lực lượng tham gia khắc phục sự cố;
- Các đơn vị tự bảo đảm lương thực, thực phẩm cho lực
lượng của mình tham gia khắc phục sự cố; khi đến địa phương thực hiện nhiệm vụ
phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm.
4. Công tác Y tế
- Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí phương tiện và
trang thiết bị y tế sẵn sàng cấp cứu, chăm sóc người bị thương; vận chuyển người
bị thương nặng lên tuyến trên.
- Chỉ đạo các Trung tâm y tế các huyện, thành phố,
các cơ sở y tế tại chỗ phối hợp với các lực lượng tham gia cứu chữa, cấp cứu
người bị nạn.
- Tổ chức đội y tế lưu động cùng với lực lượng Quân
y các đơn vị quân đội tham gia khắc phục sự cố.
5. Công tác bảo đảm an ninh - trật tự (tuần tra
canh gác)
- Công an tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị
liên quan đảm bảo an ninh và thành lập hành lang an toàn tại khu vực xảy ra sự
cố, tiến hành sơ tán phương tiện và người dân không có trách nhiệm ra khỏi khu
vực sự cố.
- Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan thực hiện
công tác phòng cháy chữa cháy tại khu vực xảy ra sự cố; quản lý các nguồn nhiệt,
nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham
gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở.
VI. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
1. Cấp tỉnh
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu;
- Bộ CHQS tỉnh là cơ quan thường trực ứng phó sự cố
tràn dầu cấp tỉnh.
2. Cấp huyện
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn cấp huyện trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu;
- Ban CHQS cấp huyện là cơ quan thường trực ứng phó
sự cố tràn dầu cấp huyện.
VII. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1. Thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch
a) Cấp tỉnh
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn thẩm định, phê duyệt kế hoạch của UBND tỉnh xong trong tháng 8 năm
2020;
- UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
của UBND các huyện, thành phố; thời gian trong Quý 3 năm 2020.
b) Cấp huyện
- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc của
UBND cấp mình gửi về Bộ CHQS tỉnh rà soát, thẩm định trước khi trình UBND tỉnh
phê duyệt; thời gian trước ngày 30/7/2020;
- Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với
các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc quyền quản lý các cấp, thời gian
xong trước ngày 30/8/2020.
2. Thời gian sơ, tổng kết; báo cáo
a) Cấp tỉnh: Sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc phục,
ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép trong Hội tổng kết công tác phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm và có tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy
ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
b) Cấp huyện: Sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc
phục, ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép trong Hội tổng kết công tác phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm của cấp huyện và có tổng hợp báo cáo kết
quả thực hiện về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
c) Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu: Hàng
năm sơ tổng kết đánh giá kết quả khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu có tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn.
Căn cứ vào kế hoạch này cơ quan, đơn vị xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp mình thông qua UBND tỉnh phê duyệt và triển
khai thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- UBQG Ứng phó SCPTT&TKCN;
- Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc;
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP các PCVP UBND tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, NN3.
(TAT- b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|