Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1299/KH-UBND 2023 giải pháp cấp bách tăng cường quản lý khu bảo tồn biển Quảng Nam

Số hiệu: 1299/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Hồ Quang Bửu
Ngày ban hành: 10/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1299/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 10 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Khu Bảo tồn biển Việt Nam; Công văn số 5735/BNN-TCTS ngày 31/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, thực thi pháp luật tại các khu bảo tồn biển; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển; nâng cao tính bền vững và toàn vẹn của hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

- Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý khu bảo tồn biển hiện nay, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển, đảo.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Khu Bảo tồn biển Việt Nam.

- Tập trung chỉ đạo, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc quản lý khu bảo tồn biển.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tầm quan trọng của đa dạng sinh học biển, bảo tồn biển đối với sự phát triển bền vững ngành kinh tế biển; các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển, bảo tồn biển; gương tốt việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; giáo dục, phòng ngừa các vi phạm liên quan đến khu bảo tồn biển.

- Đẩy mạnh tuyên truyền tới các ngư dân về việc không sử dụng hóa chất độc, chất nổ, xung điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt trong khai thác hải sản.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng kiến có giá trị trong việc bảo tồn hệ sinh thái biển, ven biển, đảo.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án truyền thông nâng cao năng lực cộng đồng về bảo tồn biển đến năm 2030 theo Quyết định số 1133/BNN-TCTS ngày 29/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

2. Rà soát, đánh giá tác động của các dự án có liên quan đến khu bảo tồn biển, các khu vực ven biển, đảo

- Tổ chức rà soát, đánh giá tác động của các dự án có liên quan đến khu bảo tồn biển, đặc biệt là các dự án phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị lấn biển, dự án nuôi trồng hải sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hoạt động không đúng theo quy hoạch từ trước đến nay. Thu hồi các diện tích biển, đảo, ven đảo thuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng nội dung được phê duyệt.

- Không cấp phép các dự án đầu tư phát triển trên phần diện tích quy hoạch thành lập khu bảo tồn biển, khu vực có phân bố các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Thẩm định chặt chẽ, đánh giá kỹ năng lực, điều kiện và tính khả thi đối với các dự án đầu tư, giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm ở biển, các dự án cảng neo đậu tàu hàng hải, xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái tại các khu vực ven biển, đảo ... phù hợp với quy hoạch ngành, không gây tổn hại đến sinh thái, môi trường tại khu vực biển, đảo, khu bảo tồn biển, đảm bảo quy định pháp luật, lợi ích kinh tế và quốc phòng an ninh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, tăng cường giám sát các dự án, đánh giá tác động môi trường của các dự án đang triển khai, xây dựng tại khu bảo tồn biển để có những giải pháp sớm khắc phục, hạn chế, giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái biển.

3. Tăng cường công tác quản lý Khu Bảo tồn biển, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển, suy thoái đa dạng sinh học biển

- Thực hiện tốt Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan (Thanh tra thủy sản, Biên phòng, Kiểm ngư) và các địa phương phối hợp với Ban Quản lý khu bảo tồn biển tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn biển, khai thác hải sản tại khu bảo tồn biển và trên các vùng biển, đảo.

- Kiện toàn bộ máy nhân sự Ban Quản lý khu bảo tồn biển để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm quy định tại Điều 11 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

4. Xây dựng và phê duyệt các kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm làm cơ sở bố trí chi ngân sách nhà nước cho việc quản lý khu bảo tồn biển theo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

- Xây dựng, phê duyệt đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển để chủ động quản lý tốt các hoạt động du lịch, tránh tác động xấu đến khu bảo tồn biển.

5. Phát triển mô hình bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tổ chức triển khai Dự án điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên vùng biển của tỉnh theo Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 Phê duyệt Chương trình Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030; tổng hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản trong các hệ sinh thái biển, ven biển, ven đảo phục vụ việc thành lập, mở rộng và quản lý hiệu quả hệ thống trong khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực khai thác thủy sản có thời hạn, khu cư trú nhân tạo của loài thủy sản và đề xuất các biện pháp, kế hoạch quản lý phù hợp.

- Triển khai thực hiện xây dựng các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trước mắt tập trung thực hiện có hiệu quả đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn nguồn giống thủy sản tại hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh, thành phố Hội An, hệ sinh thái rạn san hô Tam Hải, huyện Núi Thành...

6. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn biển, chuyển đổi nghề cho người dân

- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy việc thành lập mới các khu bảo tồn biển; tuyên truyền nâng cao năng lực, nhận thức và hướng dẫn, hỗ trợ người dân tại khu bảo tồn biển và ngư dân các khu vực vùng đệm khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế, phát triển sinh kế bền vững; hỗ trợ các công nghệ, kỹ thuật nghiên cứu biển, phục hồi các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản, trong đó chú trọng mô hình phát triển rạn nhân tạo tại các khu vực có điều kiện phù hợp.

- Có chính sách tăng cường, hỗ trợ công tác nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học, giám sát chất lượng môi trường nước, phục hồi nguồn lợi hải sản tại các khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển, rong biển...); nghiên cứu các khu vực nguồn giống, bãi giống hải sản nhất là các loài hải sản quý hiếm.

- Triển khai chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển chuyển đổi nghề từ đánh bắt, khai thác nguồn lợi hải sản gần bờ sang các nghề khác, nhằm giảm áp lực lên khu bảo tồn biển, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị; vốn đầu tư theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và phân bổ hàng năm; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển, đảo, bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan), nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, nguồn viện trợ, hợp tác điều tra nghiên cứu từ nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về quản lý và thành lập khu bảo tồn biển tại Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và các quy định pháp luật khác liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt đối với người dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển bằng các hình thức đa dạng nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo tồn biển; triển khai xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, thực hiện nhiệm vụ điều tra, thu thập số liệu về nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái biển làm cơ sở đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Chỉ đạo lực lượng thanh tra thủy sản tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản, xử lý các hành vi vi phạm tại các khu bảo tồn biển và trên các vùng biển.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu tỉnh về khu bảo tồn biển; cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học biển; phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho khu bảo tồn biển; phối hợp nghiên cứu lượng giá giá trị các hệ sinh thái biển, hướng dẫn triển khai phương án thu chi phí dịch vụ hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển; kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ nguồn lực phát triển hệ thống khu bảo tồn biển; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu bảo tồn biển, các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học biển.

- Thực hiện chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư nghề khai thác thủy sản sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển.

- Đề xuất khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng kiến góp phần giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn biển.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này của các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan; định kỳ hằng năm (trước ngày 15/11) tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Tài nguyên và Môi Trường

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá tác động của các dự án đến khu bảo tồn biển và các khu đất ngập nước quan trọng ven biển; đặc biệt là các dự án phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị lấn biển, dự án nuôi trồng thủy sản; tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích biển, đảo bị các dự án lấn chiếm trái pháp luật.

- Thẩm định chặt chẽ, đánh giá kỹ năng lực, điều kiện và tính khả thi đối với các dự án đầu tư, giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm ở biển, xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái tại các khu vực ven biển, đảo... phù hợp với quy hoạch ngành, không gây tổn hại đến sinh thái, môi trường tại khu vực biển, đảo, khu bảo tồn biển, đảm bảo quy định pháp luật, lợi ích kinh tế và quốc phòng an ninh.

- Nâng cao hiệu quả công tác giao khu vực biển.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác điều tra tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo làm cơ sở trong công tác đề xuất thành lập mới, mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động nhận chìm ở biển, hoạt động lấn biển, hoạt động khai thác khoáng sản trên biển để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát, cân đối bố trí vốn đầu tư phát triển để đầu tư theo kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm được UBND tỉnh phê duyệt triển khai đầu tư cho khu bảo tồn biển theo quy định của Luật Đầu tư công.

- Không cấp phép các dự án đầu tư phát triển trên phần diện tích đã quy hoạch thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực phân bố của các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền cân đối bố trí kinh phí hằng năm cho các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý khu bảo tồn biển theo quy định.

5. Sở Ngoại vụ

Tăng cường triển khai các hoạt động đối ngoại để thu hút các nguồn vốn tài trợ, đầu tư từ nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn biển; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin các gương người tốt, việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân; phản ánh trung thực, tạo nhận thức và hành động thống nhất trong đấu tranh, phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đa dạng sinh học biển.

8. Công an tỉnh

Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; phối hợp rà soát, thẩm định các dự án tại các khu vực biển, đảo, tránh tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái, khu bảo tồn biển và an ninh quốc phòng.

9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn biển trên các vùng biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển

- Tăng cường tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo, bảo tồn biển, đa dạng sinh học biển.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng tại địa phương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học biển các khu vực ven biển, đảo, khu bảo tồn biển.

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện việc thành lập khu bảo tồn biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển.

- Phối hợp rà soát, đánh giá tác động của các dự án có liên quan đến khu bảo tồn biển, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặc biệt là các dự án phát triển du lịch, khu nghỉ dưỡng, dự án nuôi trồng hải sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc hoạt động không đúng theo quy hoạch.

- UBND thành phố Hội An chỉ đạo Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm tham mưu:

+ Thực hiện, giám sát thực hiện tốt Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

+ Xây dựng, trình phê duyệt Đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đến năm 2030 để quản lý tốt các hoạt động du lịch, tránh tác động xấu đến Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

+ Xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm định kỳ hàng năm, 05 năm, 10 năm; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kịp thời thông tin, phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết hoặc tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP ven biển;
- Báo, Đài PTTH Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1299/KH-UBND ngày 10/03/2023 thực hiện giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.375

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!