Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1230/KH-UBND 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai tỉnh Tây Ninh

Số hiệu: 1230/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Trần Văn Chiến
Ngày ban hành: 27/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1230/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 27 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch trin khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tnh Tây Ninh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của Nhân dân, Nhà nước; từng bước quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vng kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quc phòng; phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu sau:

- Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho Nhân dân khi có bão xảy ra; thiệt hại vsản xuất nông nghiệp thp hơn giai đoạn 2011-2020.

- Tổ chức, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo, hiện đại, đy đủ; công tác dự báo, cảnh báo kịp thời.

- Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Cơ s dliệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai được hình thành theo hướng đồng bộ; 100% cơ quan chỉ đạo điều hành phòng, chng thiên tai các cấp hoàn thiện về cơ sdữ liệu phòng chống thiên tai; 100% khu vực có nguy cơ cao về thiên tai được lắp đặt hệ thống cảnh báo, giám sát.

- Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chng thiên tai, công trình thủy lợi được đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

2. Yêu cầu

- Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng hỗ trợ, giúp nhau. Thực hiện phương châm "bn tại chỗ", đề cao vai trò chđộng tại cơ svà trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

- Phòng, chống thiên tai gồm 3 giai đoạn; phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu qu, trong đó lấy chủ động phòng ngừa là chính. Nội dung phòng, chng thiên tai phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đm bảo không làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Phòng, chống thiên tai phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng cộng đồng trách nhiệm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, phát huy mọi nguồn lực và trách nhiệm của Nhân dân.

- Phòng, chống thiên tai trên cơ sở ứng dụng công nghệ, công nghệ; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Rà soát, ban hành kịp thời, đồng bộ, thống nhất chính sách về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Rà soát điều chỉnh, ban hành và triển khai các chính sách, văn bản về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh

- Rà soát, điều chỉnh Quyết định quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chng thiên tai tnh Tây Ninh phù hợp với các quy định mới ban hành của Trung ương.

- Triển khai hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, nhất là tiêu chun tiêu thoát nước các khu dân cư, khu đô thị; phòng, chng bão, ngập lụt đối với cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, cũng như nhà của Nhân dân.

- Huy động nguồn lực từ ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác cho công tác phòng, chống thiên tai, khuyến khích doanh nghiệp, tchức, cá nhân nghiên cứu, đu tư công trình phòng, chng thiên tai; sdụng Qu phòng, chng thiên tai hiệu quả; thực hiện kịp thời các chính sách htrợ n định đời sng và sản xuất đối với cá nhân và tổ chức bị thiệt hại.

2. Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và văn bản liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại.

- Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng, chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyn thông với ứng dụng công nghệ, phù hợp với từng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.

- Xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên htrợ người dân phòng, chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp.

- Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và Nhân dân; đưa kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một s cp học, bậc học; lng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn

- Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai; phân công, phân cp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai: tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai. Nâng cp trang thiết bị, công nghệ theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai; đy mạnh xã hội hóa một shoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là hệ thng đo mưa tự động.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng, chng thiên tai: xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý thiên tai gắn với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; tchức đào tạo, tập huấn, diễn tập nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, chú trọng tập hun, hướng dn kỹ năng xử lý các tình huống cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cp xã, gn với việc nâng cao năng lực qun lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đng; ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Ứng dụng, thực hiện cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai, cập nhật số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai.

4. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch của tỉnh. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy định về bảo đảm yêu cu phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm, 5 năm; phương án ứng phó tương ứng với từng loại hình thiên tai, các cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với diễn biến thiên tai trong thời gian gần đây, đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của từng địa phương. Chđộng chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương châm "04 tại chỗ". Tổ chức diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó sự cố, thiên tai; phối hợp, hiệp đồng các lực lượng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ cho doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng, Nhân dân, đặc biệt là xã biên giới, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưng của thiên tai.

5. Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai

- Đầu tư củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, trong đó sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước, hoàn thiện hệ thống kênh dẫn nước; vận hành an toàn, hiệu quả các hchứa nước đặc biệt là h Du Tiếng, h Tha La đchủ động phòng chống lũ, hạn, thiếu nước, đảm bảo an toàn vùng hạ du; kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà , công trình ven sông phải trên nguyên tc tuân ththeo quy hoạch và chủ động ứng phó với thiên tai theo phân vùng rủi ro thiên tai, không làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao; tăng cường trng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ nước Dầu Tiếng.

- Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai: thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở gắn với xây dựng nông thôn mới.

6. Ứng dụng khoa học, công nghệ

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung nghiên cứu, ứng dụng công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, quản , vận hành công trình phòng, chng thiên tai và chđạo điều hành phòng, chống thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chuyn đổi cơ cấu sn xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Về nguồn lực thực hiện

Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, sử dụng hiệu quả Quỹ phòng, chống thiên tai và huy động nguồn lực từ xã hội hóa cho hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tnh ban hành, triển khai thực hiện chính sách về phòng, chống thiên tai; kế hoạch và phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Chđạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai: tổ chức truyền thông, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; hướng dẫn khuyến nghị sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng hệ thống công trình phòng, chng thiên tai, công trình thủy lợi, dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ nước Dầu Tiếng; thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Ứng dụng, thực hiện cơ sở dữ liệu phòng chng thiên tai, cập nhật số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm từng địa phương; nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai theo phương châm "04 tại ch"; hiệp đng các lực lượng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ trì, phi hợp diễn tập, tập huấn theo từng phương án ứng phó sự cố, thiên tai.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Thực hiện lồng ghép nội dung bảo đảm an toàn phòng, chng thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ động chuyn đổi cơ cấu sản xuất thích ứng với biến đi khí hậu, thiên tai.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm, 5 năm, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.

- Rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đng; phổ biến, hướng dn kỹ năng cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cộng đồng và người dân.

- Chủ động bố trí kinh phí, rà soát đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, vận hành hiệu quả công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư, di dời dân theo kế hoạch; lp đặt hệ thng dự báo, cnh báo, giám sát tại các điểm có nguy cơ cao về thiên tai.

- Ứng dụng, thực hiện cơ sở dữ liệu phòng, chng thiên tai, cập nhật shóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai.

4. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quc Việt Nam tỉnh và các Tchức Chính trị - Xã hội tnh, đơn vị liên quan, tchức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo nội dung kế hoạch này; đng thời tuyên truyn, phổ biến nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai tại cơ quan, đơn vị mình (Phụ lục kèm theo).

Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh bsung, báo cáo về SNông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
-
Tổng cục PCTT;
- Chi cục PCTT miền Nam;
- TT: TU; HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- S
, ban, ngành tnh;
- UBMTTQ Việt Nam t
nh;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội t
nh;
- Công ty TNHH MTV KTTL TN;
- Công t
y TNHH MTV KTTL DT-PH;
- UBND các huyện, thị xã, thành ph
;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP UBND t
nh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG ĐIỂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Kèm theo Kế hoạch số 1230/KH-UBND ngày 27/4/2021 của UBND tnh)

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Rà soát, điều chỉnh ban hành và triển khai các chính sách, văn bản về phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh

 

-

Quyết định quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên địa bàn tnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan; VP UBND tỉnh

Giai đoạn 2021-2025

-

Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Tây Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan; VP UBND tỉnh

Giai đoạn 2021-2025

-

Triển khai hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kthuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai

Sở, ban, ngành tnh; UBND cấp huyện; cơ quan, đơn vị liên quan

 

Thường xuyên

2

Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

 

-

Triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2030

-

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến phòng, chống thiên tai

S Nông nghiệp và PTNT; UBND cp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn v liên quan

Thường xuyên

-

Rà soát, cng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Thường xuyên

-

Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa

S Giáo dục và Đào tạo

S, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

3

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn

 

-

Hoàn thiện tổ chức, bộ máy Ban Chhuy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn theo hướng chuyên nghiệp; nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Diễn tập công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án được duyệt; diễn tập sự cố do thiên tai.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; các Sở liên quan; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Sở Tài nguyên và Môi trường; Đài khí tượng Thủy văn tỉnh

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Xây dựng công cụ hỗ trợ công tác điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT; Bộ Chỉ huy Quân sự tnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND cấp

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sở Nông nghiệp và PTNT; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Ứng dụng, thực hiện cơ sở dữ liệu phòng chng thiên tai, cập nhật số hóa dữ liệu về thiên tai, thiệt hại do thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

4

Quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai

 

-

Tổ chức thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý, vận hành sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai

UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 05 năm trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Đnh kỳ 5 năm lần

-

Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tnh

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh

năm 2021, rà soát điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

-

Lồng ghép nội dung phòng, chng thiên tai vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

5

Nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng vi thiên tai

 

-

Thực hiện Tiểu dự án sa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh thuộc dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập

Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng-Phước Hòa

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Làm mới đập bê tông hồ chứa nước Tha La, huyện Tân Châu

Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV KTTL Tây Ninh

S, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Tăng cường trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ nước Dầu Tiếng

SNông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện

Thường xuyên

-

Bố trí, sắp xếp lại dân cư tỉnh Tây Ninh đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai

UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Giai đoạn 2021-2025

-

Rà soát, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc

Sở Thông tin và truyền thông

S, ban, ngành tnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

6

Khoa học và công nghệ

 

-

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai

Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

-

Ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình phòng, chng thiên tai đảm bảo bền vững, thân thiện với môi trường

Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; cơ quan, đơn vị liên quan

 

Thường xuyên

-

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện

Sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan, đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1230/KH-UBND ngày 27/04/2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


626

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.38.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!