ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 122/KH-UBND
|
Bình Định, ngày
14 tháng 6 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-CP NGÀY 22/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ KẾ HOẠCH CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ
32- CT/TW NGÀY 10/4/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ CÔNG TÁC CHỐNG KHAI THÁC IUU VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo
quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản;
Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP
ngày 22/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính Phủ
triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
Căn cứ Kế hoạch số 98-KH/TU
ngày 04/6/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và
phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ trên địa
bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác
chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản phù hợp với điều kiện
tỉnh Bình Định; khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản
lý, phát triển ngành thủy sản và chống khai thác IUU thời gian qua, đảm bảo thực
hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch,
chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế ngành thủy sản.
b) Xác định công tác chống khai
thác IUU là nhiệm vụ chính trị ưu tiên, cấp bách, tập trung nguồn lực thực hiện,
quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu và có ý nghƿa lâu dài đối với
phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh; là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu ở các sở, ngành, cán bộ, đảng
viên và nhân dân, nhất là những cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ làm công tác
phòng, chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh.
c) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận
thức về vai trò, tầm quan trọng của chống khai thác IUU và từ đó thay đổi hành
động của các cấp, các ngành đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp
pháp, không báo cáo và không theo quy định; nâng cao năng lực quản lý nhà nước
và các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác chống khai thác IUU, khẩn
trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU.
d) Tiếp tục thực hiện quyết liệt,
đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định
vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.
đ) Xác định các nội dung công
việc trọng tâm, thời hạn, tiến độ hoàn thành, cơ chế phối hợp, bố trí nguồn lực
và trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương liên quan trong việc triển
khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.
e) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và
ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo
hoạt động khai thác thủy sản tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam và các quy định
của Luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi
thủy sản vì lợi ích của người dân, của tỉnh, quốc gia.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ vai trò, trách
nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các Sở, ban ngành, Chỉ huy trưởng BCH
Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU
và phát triển bền vững ngành thủy sản.
b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt
các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp
cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, người lao động và cộng đồng ngư
dân ven biển, hải đảo nắm vững, hiểu rõ nội dung cơ bản của Chỉ thị số 32-CT/TW
ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính
phủ triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản. Việc tổ
chức, nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình
thức.
c) Cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hàng
tháng, quý, năm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền để triển khai thực hiện
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
d) Việc triển khai, tổ chức thực
hiện kế hoạch này phải đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả, sự phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ, thống nhất, thường xuyên và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống
chính trị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai
thác IUU trên địa bàn tỉnh.
đ) Các Sở, ban, ngành tỉnh, BCH
Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập
trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm túc, phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Thống nhất nhận thức, hành động
và vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống khai thác
IUU. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp của các sở,
ngành, địa phương có liên quan trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm
trong công tác phòng, chống khai thác IUU, coi đây là nhiệm vụ chính trị, ưu
tiên, cấp bách, tập trung nguồn lực thực hiện, quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ
vàng”.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ,
giải pháp đến tháng 9
năm 2024
a)
Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận
động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác
IUU.
- Tổ
chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày
10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của
Chính phủ, Kế hoạch số 98-KH/TU ngày 04/6/2024 của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh
về thực hiện Nghị quyết 52/NQ-CP.
- Đa
dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến cho cộng đồng ngư dân
ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan các quy định pháp luật chống khai
thác IUU; tích cực tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa,
ngăn chặn ngay trong bờ tàu cá và ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là khai
thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Tiếp
tục tổ chức các Đoàn công tác gặp gỡ ngư dân, giám sát chặt chẽ các ngư dân, chủ
tàu tại các xã, phường, thị trấn: Cát Khánh, Cát Tiến, Cát Minh (huyện Phù
Cát); Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Thanh, Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn); Mỹ
Cát, Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ)... có tàu cá thường xuyên di chuyển ngư trường hoạt
động ở các tỉnh phía Nam hàng năm không đưa tàu về địa phương để tuyên truyền,
vận động, kiểm tra, ngăn chặn các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước
ngoài xuất bến đi đánh bắt thủy sản, yêu cầu chủ tàu, ngư dân ký cam kết không
vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Các
cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh (Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định,
Báo Bình Định, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Đài truyền thanh các cấp,….) tăng
thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về chống khai thác IUU,
gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, các tấm gương điển hình, tiêu biểu, phê phán các hành
vi vi phạm quy định chống khai thác IUU, các vụ việc vi phạm bị truy tố, xét xử,
xử phạt vi phạm hành chính.
b)
Triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm
soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ
theo quy định pháp luật.
- Tổng
kiểm tra, rà soát toàn bộ các tàu cá trên địa bàn tỉnh đảm bảo nắm chắc thực trạng
(số lượng tàu, tàu cá đã hoặc chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép;
tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá hoạt động trên địa bàn
ngoài tỉnh, tàu cá chưa lắp thiết bị VMS...); xử lý nghiêm, triệt để theo quy định
của pháp luật tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản.
- Tổ
chức làm việc, trực tiếp hướng dẫn từng chủ tàu thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp
giấy phép và cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia
(VNFishbase).
- Tổ
chức trực hệ thống Trạm bờ 24/24 để kịp thời theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt
động trên biển qua Hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường
hợp vi phạm quy định mất kết nối VMS (không báo cáo vị trí 6 giờ một lần, mất kết
nối quá 10 ngày không đưa tàu về bờ, mất kết nối trên 6 tháng, 01 năm; lập danh
sách theo dõi, xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm).
- Đảm
bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên ra vào cảng (kể cả cảng cá, bến
cá tư nhân), xuất nhập bến phải có đầy đủ giấy tờ (đăng ký, đăng kiểm, giấy
phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, sơn kẻ biển số đăng ký), có lắp thiết
bị VMS, đặc biệt là thiết vị VMS trên tàu phải đảm bảo hoạt động bình thường
theo quy định khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản từ lúc rời cảng, xuất bến
qua các Đồn/Trạm biên phòng đến khi nhập bến, cập cảng.
- Quản
lý, kiểm soát 100% tàu cá tỉnh Bình Định hoạt động ngoài tỉnh và tàu cá của tỉnh
khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định; thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi
thông tin giữa các địa phương có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường
hợp vi phạm khai thác IUU.
- Thực
hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản
trên biển và tại các cảng cá, bến cá… trên địa bàn tỉnh. Phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định.
c) Thực
hiện các quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai
thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
- Thực
hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước
theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT , Thông tư số
01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đảm bảo
100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác tại
cảng cá chỉ định. Phải được giám sát và truy xuất nguồn gốc (đảm bảo về nhật ký
khai thác, dữ liệu VMS, sản lượng và thành phần loài phù hợp với nghề khai
thác, đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp chuyển tải trên biển, sản lượng đối
với loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm,... cần phải theo dõi, kiểm soát
chặt chẽ);
- Hồ
sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản đầy đủ, lưu trữ có hệ thống,
dễ truy cập, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ khâu kiểm
soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng qua cảng, thẩm định dữ liệu với cơ
sở dữ liệu tàu cá, dữ liệu giám sát hành trình, danh sách tàu cá IUU, đến hồ sơ
kiểm soát tại các doanh nghiệp xuất khẩu; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường
hợp hợp thức hóa hồ sơ (nếu đủ căn cứ xử lý hình sự) đặc biệt tập trung vào các
loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm.
- Tổ chức
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao có liên quan đến công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai
thác và các Doanh nghiệp xuất khẩu đi Châu Âu trên địa bàn tỉnh về nguồn gốc
nguyên liệu thủy sản từ khai thác của các doanh nghiệp, yêu cầu đảm bảo hồ sơ đầy
đủ, hợp pháp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt tập trung vào các
lô hàng đối với các loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm. Phối hợp với các
cơ quan liên quan kiểm tra các nguyên liệu thủy sản nhập khẩu. Đảm bảo các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản nhập khẩu và
nguyên liệu thủy sản trong nước để chế biết xuất khẩu.
- Chỉ
đạo Chi cục Thủy sản, các Ban Quản lý cảng cá phối hợp với các Đồn/Trạm Biên phòng
ven biển, triển khai và hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thực hiện truy xuất thủy
sản khai thác điện tử (eCDT), đảm bảo phê duyệt tất cả tàu cá ra, vào cảng, nộp
nhật ký khai thác, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng, cấp giấy biên nhận thủy sản
bốc dỡ, cấp giấy xác nhận nguyên liệu và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản được
thực hiện qua hệ thống eCDT. Trang bị thiết bị di động sử dụng hệ điều hành
tương thích cho các cảng cá và Đồn/Trạm Biên phòng để hỗ trợ ngư dân và doanh
nghiệp truy cập, sử dụng hệ thống eCDT.
d) Điều
tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp
ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất
hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
- Chỉ
đạo các lực lượng chức năng liên quan khẩn trương điều tra, xác minh thông tin,
củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm minh theo quy định 100% các trường hợp vi phạm
vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đồng
bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp vừa tuyên truyền, vận động, vừa
theo dõi, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ trong bờ và trên biển,
kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở
vùng biển nước ngoài.
- Bảo
đảm công cụ, phương tiện, bố trí đủ lực lượng (Kiểm ngư - Thanh tra, Biên
phòng, Công an,...) phối hợp với chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tích cực
tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn ngay từ
trong bờ tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước
ngoài.
- Xác
minh, xử phạt 100% các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS theo quy
định, vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá mua bán, chuyển nhượng không thực
hiện sang tên, đổi chủ theo quy định.
- Điều
tra, xử lý triệt để các trường hợp tàu cá gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác,
tàu cá tiếp tay, vận chuyển thiết bị VMS của tàu cá khác.
- Tập
trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu
cá, ngư dân Bình Định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hợp thức
hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu.
đ) Bố
trí nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Bố
trí đủ nguồn lực (nhân lực, lực lượng, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện)
cho các cơ quan, lực lượng chức năng; tăng cường lực lượng, phương tiện để thực
hiện cao điểm thực thi pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát thực
hiện các quy định chống khai thác IUU.
- Thường
xuyên thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
(Kế
hoạch triển khai thực hiện chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)
2. Nhiệm vụ, giải pháp dài hạn
a)
Triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển thủy sản bền
vững đã được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Đầu
tư thỏa đáng để bảo đảm công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái biển, tái
cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giảm khai thác thủy sản tăng nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là nuôi biển. Tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
khu vực cấm khai thác có thời hạn.
c) Thực
hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh
nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư
dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn
lợi thủy sản trên các vùng biển.
d) Đầu
tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền đáp
ứng tiêu chí phân loại cảng cá theo quy định của Luật Thủy sản, đảm bảo khả
năng tiếp nhận tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng chỉ định, đáp ứng
các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
e) Tổ
chức, hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề trong lƿnh vực khai thác; đào tạo các
chức danh thuyền viên tàu cá cho ngư dân nhằm đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định.
f) Rà
soát, bổ sung biên chế, nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư, đảm bảo công
cụ, phương tiện cho lực lượng chấp pháp trên biển thực hiện công tác chống khai
thác IUU, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
(Kế
hoạch triển khai thực hiện chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Các sở, ban ngành, địa phương: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Nội
vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh,
Công an tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển và các cơ quan, đơn vị
có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao
a) Tổ
chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 32-CT/TW
tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên và mọi tầng lớp
nhân dân có liên quan.
b)
Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 32- CT/TW
và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp
được giao tại Kế hoạch này; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện,
trước ngày 15 tháng 11 hàng năm và đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo
kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Bố
trí đủ nguồn lực và chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực
hiện công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.
d) Kịp
thời khen thưởng, biểu dương đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc;
xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ được giao, nhất là người đứng đầu để xảy ra vi phạm trong thực
hiện quy định chống khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”
của cả nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn
lực, nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho các cơ quan quản lý thủy sản, các lực
lượng chức năng có liên quan tại địa phương để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong
việc triển khai thực hiện chống khai thác IUU.
b) Tự
điều tiết, cân đối, bổ sung nguồn nhân lực cho Chi cục Thủy sản để đảm bảo thực
hiện tốt các nhiệm vụ mới theo quy định của Luật Thủy sản (vận hành Hệ thống giám
sát tàu cá, kiểm tra tàu cá tại Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng
cá,…).
c) Tiếp
tục triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương và tỉnh về hỗ trợ phát
triển thủy sản; tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ ngư dân
phát triển thủy sản của tỉnh.
d)
Tham mưu đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp Cảng cá Tam Quan và Đề Gi, cơ sở hạ
tầng nghề cá; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư, quản lý hạ
tầng nghề cá tại địa phương.
đ) Rà
soát về nhân lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bố trí tại
các cảng cá trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tàu cá và
truy xuất nguồn gốc hải sản từ khai thác; xử lý vi phạm khai thác IUU.
g)
Hàng năm xây dựng Kế hoạch của Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống
khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên
địa bàn tỉnh Bình Định đi kiểm tra thực tế công tác triển khai thực hiện nhiệm
vụ về chống khai thác IUU.
3.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan và UBND các huyện, thị xã ven biển kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập tại
các cửa sông, cửa biển và các bãi ngang. Điều tra, xử lý tàu cá vi phạm khai
thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá
mất kết nối trên biển trên 6 giờ, trên 10 ngày.
b) Chỉ
đạo các Đồn/Trạm Biên phòng thực hiện ngay các biện pháp phù hợp theo quy định,
quản lý chặt chẽ, lập danh sách theo dõi, giám sát (vị trí neo đậu, số điện thoại
của thuyền trưởng/chủ tàu, người nhà) các tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt
động khai thác thủy sản, tàu cá thuộc diện “03 không” trên địa bàn quản lý, để
kịp thời báo cáo khi có yêu cầu; phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng
chức năng tuyên truyền, vận động và yêu cầu các chủ tàu cá không để ngư lưới cụ
trên tàu, thường xuyên liên lạc thông báo vị trí neo đậu.
c) Chủ
trì, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động ngư dân bằng nhiều hình thức và đối tượng tuyên truyền để nâng cao hơn nữa
ý thức chấp hành pháp luật của người dân; kiên quyết đấu tranh, xử lý triệt để
các trường hợp vi phạm.
4.
Công an tỉnh
Tăng
cường công tác nắm tình hình, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân môi giới, tổ chức đưa ngư dân, tàu cá Bình Định đi khai thác thủy sản trái
phép ở vùng biển nước, các hành vi lợi dụng tàu cá, khai thác hải sản để buôn lậu,
tổ chức vượt biên trái phép và khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật
Hình sự đối với các hành vi này.
5.
Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh
tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017, Chỉ thị số
32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và
phát triển bền vững ngành thủy sản, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của
Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định liên quan đến chống
khai thác IUU tại các cảng cá, địa bàn trọng điểm nghề cá, đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin về chống khai thác IUU đến cộng đồng ngư dân, các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến hoạt động thủy sản.
6.
Sở Ngoại vụ
a) Kịp
thời báo cáo và đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao trao đổi thông tin với
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để có biện pháp can thiệp, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ trên
vùng biển Việt Nam hoặc khu vực vùng biển chồng lấn, chưa phân định; phối hợp với
các cơ quan liên quan triển khai kịp thời công tác bảo hộ công dân đối với các
ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; đề nghị Bộ Ngoại giao cung cấp hồ sơ bản
án, phán quyết đối với tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ, xử lý để có cơ sở
cung cấp cho các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
b) Phối
hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, trang bị kiến thức cho ngư dân về các
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên,
liên quan đến lƿnh vực khai thác hải sản nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
trên biển, góp phần ngăn chặn tình trạng tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ
do đánh bắt vi phạm chủ quyền các nước.
7.
Sở Tư pháp
a) Hướng
dẫn, kiểm tra tính pháp lý các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lƿnh vực
thủy sản, trọng tâm là các hành vi vi phạm khai thác IUU nhằm đưa công tác này
đạt hiệu quả cao nhất.
b) Phối
hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chống khai thác IUU.
8.
Sở Tài chính
Căn cứ
khả năng cân đối của ngân sách địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các đơn vị, huyện, thị xã, thành phố có liên quan,
trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của
ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành phù hợp với khả
năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước và các văn bản pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch
này.
9.
Sở Nội vụ
Phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ
máy thực hiện nhiệm vụ quản lý về thủy sản ở địa phương theo đúng quy định của
pháp luật hiện hành. Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn nhân lực
trong số biên chế được giao phục vụ cho các cơ quan quản lý thủy sản ở địa
phương để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chống khai
thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
10.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên
cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Kế
hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn đầu tư công
để thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá, hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển để thực hiện chống
khai thác IUU.
11.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển
a) Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng tăng cường, đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các quy định của Luật Thủy sản, Chỉ
thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định
và phát triển bền vững ngành thủy sản, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của
Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản của Trung ương và
địa phương về thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU; triển khai đồng bộ
các giải pháp về dân vận cơ sở để vận động cộng đồng ngư dân và các thành phần
có liên quan không thực hiện hành vi vi phạm khai thác IUU. Thực hiện mục tiêu,
không có tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái
phép.
b) UBND
cấp huyện/thị xã/thành phố là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý, giáo dục,
tuyên truyền người dân đối với công tác chống khai thác IUU. Yêu cầu cấp ủy,
chính quyền huyện/thị xã/thành phố phải: Chịu trách nhiệm chính, sâu sát, trực
tiếp, nắm vững địa bàn quản lý, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp
luật, đảm bảo “Dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm”; Có kế hoạch
theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn
chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
c) Phối
hợp xác minh, xử lý kịp thời các thông tin về tình hình tàu cá của địa phương
vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển hoặc tắt
thiết bị giám sát hành trình tàu cá khi hoạt động trên biển.
d) Chỉ
đạo UBND các xã, phường ven biển tăng cường phối hợp với Chi cục Thủy sản thực
hiện công tác quản lý tàu cá, triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình,
đánh dấu tàu cá, cấp Giấy phép khai thác thủy sản và rà soát hiện trạng hoạt động
đối với tàu cá trên địa bàn quản lý.
e) Tập
trung chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản tại
vùng ven bờ theo phân cấp, không để phát sinh tàu cá không đúng theo quy định;
chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn ven biển phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh
hướng dẫn chủ tàu cá thực hiện việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
f) Chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồn/Trạm Biên phòng
rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá trên địa bàn quản lý. Giao cụ thể cho
Ủy ban nhân dân cấp xã, lực lượng chức năng tại địa phương lập danh sách tàu cá
không tham gia hoạt động khai thác để theo dõi, quản lý (chưa lắp thiết bị
giám sát hành trình, nằm bờ, chuyển nhượng/ bán sang tỉnh khác, hoạt động trên
địa bàn ngoài tỉnh… xác định rõ nguyên nhân, vị trí địa điểm đang neo, đậu, đơn
vị cung cấp).
g) Rà
soát toàn bộ các bến cá, khu neo đậu, các địa điểm tàu cá thường xuyên cập, bốc
dỡ thủy sản khai thác trên địa bàn; hoàn thiện thủ tục công bố mở cảng theo quy
định. Thành lập tổ chức quản lý cảng cá để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát tàu cá ra vào các cảng cá theo quy định. Đảm bảo 100% sản lượng thủy sản
khai thác được bốc dỡ tại địa phương phải được giám sát.
h)
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở đề
xuất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế và các đơn vị,
địa phương có liên quan, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ
nguồn chi thường xuyên của ngân sách cấp mình theo phân cấp ngân sách nhà nước
hiện hành phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để triển khai
thực hiện Kế hoạch này.
12.
Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hiệp hội Thủy sản tỉnh
Phối
hợp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành các quy định của pháp luật về quản
lý hoạt động khai thác hải sản và hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý hành vi tiếp
tay, dung túng, cố tình vi phạm các quy định về chống khai thác IUU; vận động
các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục chung tay, tích cực tuân thủ nghiêm các quy
định về chống khai thác IUU.
Trong
quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các sở, ban,
ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết
./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Cục Thủy sản;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Bộ CH BĐBP tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Bình Định;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, K13 (25b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
PHỤ LỤC I
NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2024 VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
52/NQ-CP NGÀY 22/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ KẾ
HOẠCH CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 10/4/2024 CỦA BAN BÍ
THƯ VỀ CÔNG TÁC CHỐNG KHAI THÁC IUU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN
(Kèm theo Kế hoạch số: 122/KH-UBND ngày
14/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị chù trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian hoàn thành
|
Sản phẩm
|
Ghi chú
|
I
|
NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN, VẬN ĐỘNG, NÂNG
CAO NHẬN THỨC, TRÁCH NHIỆM VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU
|
1
|
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt
và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
22/4/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW
|
Các Sở, ngành, UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định
|
Thường xuyên
|
Hội nghị triển khai
|
|
2
|
Triển khai chiến dịch cao điểm
thông tin truyền thông trong tỉnh đảm bảo minh bạch, trung thực về nỗ lực chống
khai thác IUU của tỉnh Bình Định.
|
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Thông tin và Truyền
thông.
|
- Các Sở, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị ven biển;
- Đài Phát thanh và Truyền
hình Bình Định, Báo Bình Định
|
Thường xuyên
|
Phóng sự, chuyên đề, diễn đàn, đối thoại, bài viết trên báo giấy, báo
điện tử, pa nô, áp phích.
|
|
3
|
Đa dạng các hình thức tuyên
truyền, phổ biến cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan về
chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, các tấm gương điển hình, tiêu biểu,
phê phán các hành vi vi phạm chống khai thác IUU; tích cực tuyên truyền, vận
động kịp thời phát hiện từ sớm từ xa, ngăn chặn từ trong bờ tàu cá và ngư dân
có ý định vi phạm, đặc biệt là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
|
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Thông tin và Truyền
thông.
|
- Các Sở, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị ven biển;
- Đài Phát thanh và Truyền
hình Bình Định, Báo Bình Định
|
Thường xuyên
|
- Các lớp tuyên truyền,
tập huấn, phát tờ rơi; các bản tin tuyên truyền trên phát thanh, truyền
hình, báo giấy, báo điện tử, đài thông tin duyên hải Bình Định
|
|
II
|
TRIỂN
KHAI ĐỒNG BỘ, QUYẾT LIỆT PHÁP LUẬT THỦY SẢN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI TÀU, KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG TÀU CÁ TRÊN BIỂN, TẠI CẢNG CÁ, XUẤT, NHẬP BẾN
|
1
|
Về quản lý đội tàu
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổng kiểm tra, rà soát, đưa
vào quản lý toàn bộ tàu cá trên địa bàn, đảm bảo nắm chắc thực trạng (số lượng
tàu, tàu cá đã hoặc chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép; tàu cá đã
chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh,
tàu cá chưa lắp thiết bị VMS…); xử lý nghiêm, triệt để tàu cá không đăng ký,
không đăng kiểm, không có giấy phép khai thác thủy sản theo quy định
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện/thị xã/
thành phố ven biển
|
30/9/2024
|
- Thống kê được số lượng tàu
cá của địa phương
- 100% tàu cá được đăng ký,
đăng kiểm, đánh dấu, cấp phép, lắp đặt VMS theo quy định
|
|
1.2
|
Tổ chức làm việc, trực tiếp
hướng dẫn chủ tàu thủ tục đăng ký, đăng kiểm cấp giấy phép khai thác và cập
nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase)
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện/thị xã/
thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
- 100% dữ liệu tàu cá được cập nhật, theo dõi, quản lý
|
|
2
|
Về theo dõi, kiểm tra, kiểm
soát hoạt động tàu cá
|
|
|
|
|
|
2.1
|
100% tàu cá có chiều dài lớn
nhất từ 15m trở lên ra vào cảng (kể cả cảng cá tư nhân), xuất nhập bến đảm bảo
đầy đủ giấy tờ, đặc biệt là thiết bị VMS trên tàu phải được hoạt động theo
quy định
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện/thị xã/ thành phố
ven biển
|
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh
|
Thường xuyên
|
100% tàu cá đủ điều kiện (đăng kiểm, đánh dấu, giấy phép, thiết bị VMS
hoạt động) mới cho phép hoạt động khai thác
|
|
2.2
|
Quản lý, kiểm soát 100% tàu cá
tỉnh khác hoạt động trên địa bàn tỉnh, thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi
thông tin giữa các địa phương có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các
trường hợp vi phạm IUU
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
Công An tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Nắm được thực trạng tàu cá đang hoạt động tại địa phương, thường xuyên
chia sẻ thông tin và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm
|
|
2.3
|
Theo dõi, giám sát 100% tàu
cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng
trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS (không báo cáo vị trí 6 tiếng
một lần, mất kết nối quá 10 ngày không đưa tàu về bờ, mất kết nối trên 6
tháng, 01 năm); lập danh sách theo dõi, xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công An tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành
phố ven biển
|
Thường xuyên
|
- Thông báo yêu cầu tàu vượt
ranh giới trên biển quay về vùng biển Việt Nam, thiết bị VMS hư hỏng duy trì
liên lạc và quay về bờ sửa chữa theo quy định
- Lập danh sách theo dõi, xử
lý đến cùng các vụ việc vi phạm
|
|
2.4
|
Thực hiện cao điểm tuần tra,
kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật thủy sản tại các cửa sông, cửa biển
và các bãi ngang
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
Công an tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Tuyên truyền, ngăn chặn không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm IUU
|
|
III
|
THỰC
HIỆN NGHIÊM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ XÁC NHẬN, CHỨNG NHẬN VÀ
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC, ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ SẢN PHẨM THỦY SẢN
BẤT HỢP PHÁP XUẤT KHẨU RA NƯỚC NGOÀI
|
1
|
100% tàu cá có chiều dài từ
15m trở lên bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác tại cảng cá phải được giám sát
và truy xuất nguồn gốc (đảm bảo về nhật ký khai thác, dữ liệu VMS, sản lượng
và thành phần loài phù hợp với nghề khai thác, đặc biệt lưu ý đối với các trường
hợp chuyển tải trên biển, sản lượng đối với loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá
cờ kiếm ... cần phải theo dõi, kiểm soát chặt chẽ).
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện/thị xã/
thành phố ven biển;
- Các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản, các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
- Sản phẩm thủy sản khai thác
không vi phạm khai thác IUU;
- Từ chối cho bốc dỡ sản phẩm
thủy sản khai thác và xử lý nếu vi phạm khai thác IUU
|
|
2
|
Rà soát hồ sơ cấp xác nhận, chứng
nhận của cơ quan thủy sản với hồ sơ tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các Doanh nghiệp xuất khẩu Thủy sản
|
Thường xuyên
|
Đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU và các thị
trường khác có yêu cầu đảm bảo đúng quy định
|
|
3
|
Tổ chức Đoàn công tác liên
ngành kiểm tra, đánh giá công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc khai thác tại
các Ban quản lý cảng cá, các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT;
|
Công an tỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các đơn vị có liên
quan
|
Thường xuyên
|
Đảm bảo 100% hồ sơ xác nhận, chứng nhận đúng theo quy định của pháp luật.
|
|
IV
|
XỬ
LÝ TRIỆT ĐỂ CÁC HÀNH VI KHAI THÁC IUU, KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ; KIÊN QUYẾT
NGĂN CHẶN, CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG TÀU CÁ, NGƯ DÂN KHAI THÁC BẤT HỢP PHÁP Ở VÙNG
BIỂN NƯỚC NGOÀI
|
1
|
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt,
toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư
dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Điều tra, xử lý
100% các trường hợp vi phạm được phát hiện
|
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công An tỉnh, UBND các huyện/thị
xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm. Xử phạt 100% các trường hợp
vi phạm
|
|
2
|
Xác minh, xử phạt 100% các
trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS theo quy định, vượt ranh giới
cho phép trên biển, tàu cá mua bán, chuyển nhượng không thực hiện sang tên, đổi
chủ theo quy định
|
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
Công An tỉnh, UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Xử phạt 100% trường hợp vi phạm
|
|
3
|
Điểu tra, xử lý triệt để các
trường hợp tàu cá gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác, tàu cá vận chuyển thiết
bị VMS của tàu cá khác
|
- Công An tỉnh;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
- UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Xử phạt 100% trường hợp vi phạm
|
|
4
|
Tập trung điều tra, truy tố,
xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi
khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hợp thức hóa hồ sơ cho các lô
hàng xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về khai thác IUU theo quy định của pháp luật
|
Công An tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh,
UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Thường xuyên
|
Truy tố, xét xử 100% các trường hợp vi phạm
|
|
5
|
Tích cực nắm thông tin tàu cá
bị nước ngoài bắt giữ, thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan tại các nước
để cung cấp cho lực lượng chức năng trong nước điều tra xử lý dứt điểm các
trường hợp vi phạm.
|
Sở Ngoại Vụ
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn,
- UBND các huyện/ thị xã/
thành phố ven biển;
- Công an tỉnh,
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh.
|
Thường xuyên
|
Xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm
|
|
V
|
VỀ
BỐ TRÍ NGUỒN LỰC VÀ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
|
1
|
Thường xuyên tổ chức các Đoàn
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chống khai thác
IUU tại các địa phương, các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan thực hiện
nhiệm vụ chống khai thác IUU.
|
Ban Chỉ đạo IUU tỉnh
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh,
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện/thị xã/
thành phố ven biển.
|
Thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo yêu cầu
|
Đôn đốc, hướng dẫn, đề xuất xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức,
cá nhân vi phạm
|
|
2
|
Bố trí đủ nguồn lực (nhân lực,
lực lượng, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) cho các cơ quan, lực lượng
chức năng; tăng cường lực lượng, phương tiện để thực hiện cao điểm thực thi
pháp luật, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát thực hiện các quy định chống
khai thác IUU
|
Sở Tài chính;
Sở Nội vụ;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố ven biển
|
Trong năm 2024
|
Đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ được giao thường xuyên và đột
xuất
|
|
PHỤ LỤC II
KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP DÀI
HẠN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-CP NGÀY 22/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch số: 122/KH-UBND ngày 14/6/2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị chù trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
Đề án Di dời tàu thuyền neo đậu
tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan.
|
2024-2025
|
2
|
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả
Chương trình quốc gia Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững giai đoạn
2021-2025, định hướng đến 2030
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
3
|
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả
Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
4
|
Thực hiện Chương trình điều
tra tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản tại vùng
ven bờ và vùng lộng trên địa bàn tỉnh định kỳ 5 năm đến năm 2030
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
5
|
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề
án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
6
|
Thực hiện Đề án chuyển đổi
nghề khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
7
|
Thực hiện Đề án phòng, chống
khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU đến
năm 2025
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
2024 - 2030
|
8
|
Thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện/thị xã/thành phố
ven biển
|
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
9
|
Thực hiện Quy hoạch Hệ thống
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện
|
2024 - 2030
|