ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
29/2006/CT-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2006
|
CHỈ THỊ
VỀ
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN VÀ BỆNH
LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ vụ đông xuân 2005 - 2006, rầy
nâu đã bộc phát gây hại trên lúa tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và
tiếp tục phát sinh gây hại lúa trong vụ hè thu 2006. Đặc biệt, các bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá trên lúa do rầy nâu lan truyền đã gia tăng gây hại nặng trong
vụ hè thu năm nay. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống rầy nâu các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các tỉnh miền Tây hiện nay tổng diện tích lúa
hè thu và lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (loại bệnh do
rầy nâu truyền bệnh và hiện chưa có thuốc trị) phát triển trên đồng ruộng khá
lớn khoảng 60.000 ha (vàng lùn, lùn xoắn lá). Rầy nâu vẫn còn đang tiếp tục nở
rộ vào khoảng giữa tháng 8 sẽ là nguồn rầy có khả năng mang mầm bệnh rất cao.
Đặc biệt nghiêm trọng là phân bố bệnh không chỉ giới hạn tại đồng bằng sông Cửu
Long mà đã lây lan do rầy theo hướng gió Tây Nam gây hại trên vụ lúa hè thu tại
một số tỉnh miền Đông Nam bộ: Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Thực hiện Chỉ thị số
30/2006/CT-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, trừ rầy nâu, bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và Thông báo số 3590/TB-BNN-VP ngày 23
tháng 8 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg ngày 11
tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị Thủ
trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện,
phường - xã - thị trấn có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị liên quan trên địa
bàn thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các việc sau đây:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống rầy
nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá cấp thành phố và quận - huyện nhanh
chóng hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên
lúa và xây dựng các biện pháp cấp bách nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị số
30/2006/CT-TTg, ngày 11 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân
các quận - huyện:
2.1. Giao Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven ngoại thành trực tiếp chỉ đạo công tác
phòng, chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá nhằm ngăn chặn, xử
lý kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh bộc phát trên địa bàn.
Trường hợp dịch
bệnh xảy ra trên địa bàn, khi được cơ quan chuyên môn phát hiện báo cáo, ủy
quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện có sản xuất lúa ra quyết định
xử lý tiêu hủy các ruộng lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá theo công văn số
1912/BNN-BVTV ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về khung chính sách phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn
lá.
2.2. Chủ trì phối
hợp với ngành nông nghiệp (Bảo vệ thực vật, Khuyến nông), chỉ đạo các phường -
xã và các đơn vị liên quan rà soát toàn bộ tình hình rầy nâu và bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá tại địa phương và thực hiện theo Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành
phố và kế hoạch phòng, chống rầy nâu của Ban Chỉ đạo cấp thành phố.
2.3. Ủy ban nhân
dân các huyện và quận ven ngoại thành có biện pháp tuyên truyền sâu rộng, đưa
nội dung phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa vào sinh hoạt thường xuyên ở
xã, ấp, tổ nhân dân; đảm bảo thông tin đến tận người dân
để nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ sản xuất.
2.4. Chỉ đạo Ủy
ban nhân dân các xã - phường tích cực kiểm tra, vận động tiêu hủy hoặc chuyển
đổi cây trồng khác nhằm hạn chế dịch bệnh hại lúa lây lan, báo cáo về Ban Chỉ
đạo cấp thành phố vào thứ tư hàng tuần.
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
3.1. Thông báo các
địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng để người dân cung cấp thông tin khi phát
hiện những ruộng lúa có mật số rầy nâu - bệnh hại lúa hoặc khai báo khi có dịch
xảy ra.
3.2. Chỉ đạo Chi
cục Bảo vệ thực vật khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ,
chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa như thực
hiện công tác giám sát rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa; hướng dẫn
cho người nông dân thường xuyên thăm đồng phát hiện rầy nâu - bệnh hại lúa và
thực hiện qui trình phòng trừ; chuẩn bị đầy đủ bình bơm dự phòng dập dịch, tiêu
hủy ruộng lúa khi bệnh nặng.
3.3. Đối với các
cơ sở nhân giống lúa tích cực chuẩn bị nguồn giống kháng rầy, phục vụ gieo sạ
bổ sung vụ đông xuân sớm trên những vùng chưa có điều kiện chuyển đổi cây
trồng.
3.4. Chủ trì phối
hợp Sở Tài chính, Hội Nông dân thành phố, các sở - ngành liên quan và các quận
- huyện kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, kinh phí
hoạt động Ban Chỉ đạo huyện - quận, xã - phường và vận động nông dân chuyển đổi
theo Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 và Quyết định số
105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về
chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010.
3.5. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến rầy
nâu - bệnh hại lúa tại thành phố, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam bộ nhằm kịp thời đối phó với tình hình rầy nâu và dịch bệnh.
3.6. Vận động các
đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tham gia công tác phòng, chống dịch rầy
nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên địa bàn thành phố.
4. Sở Văn hóa và Thông tin:
Phối hợp Ban Tư tưởng Văn hóa Thành
ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở -
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng đưa tin, tuyên truyền để nông dân nhận thức đúng về dịch rầy nâu -
bệnh hại lúa, nâng cao tính chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu
quả.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức phổ biến tuyên truyền
đến các học sinh ở khu vực các huyện ngoại thành thông qua các hình thức hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tại lớp học, nhà trường để tăng cường cảnh giác với
rầy nâu và dịch bệnh hại lúa.
6. Sở Tài chính:
6.1. Bố trí đủ kinh phí, kịp
thời để mua trang thiết bị an toàn lao động, bình bơm, dụng cụ và các hoạt động
phòng, chống dịch khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng trừ
rầy nâu - bệnh hại lúa đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
6.2. Hướng dẫn các sở - ngành,
quận - huyện lập dự toán kinh phí phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện cấp
phát, thanh quyết toán và kiểm tra việc thực hiện kinh phí, đảm bảo các yêu cầu
công tác hoạt động phòng, chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa theo kế hoạch đã
được phê duyệt.
7. Sở Thương mại:
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị
trường khẩn trương phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện, lực lượng Công an, tăng cường lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật, xử phạt nghiêm các trường hợp tăng giá thuốc, mua
bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố, các Đoàn thể thành phố tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân quán triệt và thực hiện tốt kế hoạch hành động đối
phó với dịch rầy nâu - bệnh hại lúa theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Ủy
ban nhân dân thành phố. Việc quán triệt và triển khai kế hoạch hành động phòng,
chống dịch rầy nâu - bệnh hại lúa được xác định là một nhiệm vụ cấp bách góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị để thực hiện khi có công bố dịch.
Để ngăn chặn, xử lý kịp thời và
phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá trên địa bàn thành phố,
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các doanh nghiệp khẩn
trương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|