Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 25/CT-TTg tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển hải đảo

Số hiệu: 25/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 01/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 25/CT-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển là tiền đề quan trọng của kinh tế biển; kết quả điều tra cơ bản là cơ sở xác lập luận cứ khoa học, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc gia, xây dựng thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư triển khai. Ngày 01 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đán tổng thể). Qua gần 10 năm triển khai Đề án tổng thể, đã thu được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Tuy vậy, công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai nhiều dự án thuộc Đề án tng thể còn chậm so với yêu cầu đặt ra; chất lượng điều tra cơ bản ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đáp ứng với các tiêu chuẩn quốc tế; việc đầu tư cho công tác điều tra cơ bản ở các vùng biển sâu, biển xa và vùng biển quốc tế liền kề để phát hiện các nguồn tài nguyên mới và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo các tai biến tự nhiên, tác động của biến đổi khí hậu trên các vùng biển chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên biển, đảo và yêu cầu, mục tiêu của Đề án tổng thể; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ điều tra cơ bản chưa được đầu tư đồng bộ; chưa xây dựng được đội tàu điều tra, khảo sát biển; việc chia sẻ, sử dụng thông tin dữ liệu điều tra còn nhiều bất cập, gây lãng phí; đội ngũ cán bộ điều tra biển còn thiếu ở nhiều lĩnh vực, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế; chưa xây dựng được những đơn vị đủ mạnh vđiều tra biển để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

Những tồn tại, hạn chế trên do những nguyên nhân chủ yếu như sau: Lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển là lĩnh vực mới, môi trường điều tra khắc nghiệt, nguy hiểm; nhiều khu vực điều tra có tình hình an ninh phức tạp, công tác khảo sát thực địa trên biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thi tiết; nhiều đơn vị được giao điều tra, khảo sát về biển chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm, trang thiết bị và phương tiện khảo sát; hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình công nghệ còn rt thiếu gây khó khăn cho công tác quản lý và tchức điều tra cơ bản, làm giảm chất lượng kết quả điều tra; công tác giám sát, kiểm tra và nghiệm thu các dự án còn thiếu sát sao, chưa kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án tổng thể.

Để tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn phát triển mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cu các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các địa phương có biển tập trung thực hiện tốt các vấn đ sau:

1. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Quán triệt quan điểm tài nguyên, môi trường bin và hải đảo có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. Công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển phải đi trước một bước để bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Khẩn trương đưa các kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển quốc gia.

b) Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình công nghệ về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ quản lý chất lượng, kỹ thuật công tác điều tra.

c) Chú trọng đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng khả năng điều tra, nghiên cứu và phát hiện các tài nguyên mới ở các vùng biển sâu, biển xa, các đảo xa bờ và vùng biển quốc tế liền kề.

d) Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra cơ bản thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển và hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ biển hiện đại để tiếp cận, chuyển giao và sử dụng các thiết bị công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới.

đ) Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án, nhằm bảo đảm chất lượng điều tra; có các biện pháp xử lý như tạm dừng, điều chỉnh nội dung, kinh phí hoặc thay đi đơn vị thực hiện đối vi các dự án được cấp đủ kinh phí song thực hiện quá chậm, cht lượng sản phm kém hoặc thực hiện sai các quy định hiện hành; có thmời chuyên gia nước ngoài tham gia kiểm tra đối với các đối tượng điều tra mới.

e) Việc đề xuất các dự án điều tra cơ bản phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Phù hợp với chủ trương, định hướng điều tra trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; dự án phải có tính tổng hợp, liên vùng, liên ngành, đa lĩnh vực nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình tổ chức điều tra, khảo sát; ưu tiên đối với các dự án điều tra cơ bản ở vùng biển sâu, biển xa, tìm kiếm, phát hiện các nguồn tài nguyên mới.

Các đơn vị đề xuất dự án phải bảo đảm tính khả thi của dự án. Chậm nhất 18 tháng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục, dự án phải được triển khai. Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển cần lựa chọn những đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm, trang thiết bị, nhân lực để chủ trì thực hiện dự án; thực hiện lồng ghép hoạt động điều tra của các ngành trên cùng một vùng biển để tiết kiệm nguồn tài chính kết hợp với bảo vệ an ninh, quốc phòng.

g) Triển khai đánh giá, tổng kết Đề án tổng thể, xây dựng Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

2. Tổ chức thực hiện

a) Tài nguyên và Môi trường

Tăng cường vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, cụ thể là:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan và địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thành việc thẩm định, xét duyt thuyết minh và triển khai các dự án thuộc Quyết định s1876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2013 vviệc phê duyệt danh mục các nhiệm vụ, dự án giai đoạn 2013 - 2020 thực hiện Đề án tổng thể;

- Chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình công nghệ vđiều tra cơ bản phục vụ quản lý cht lượng, kỹ thuật công tác điều tra biển và hải đảo;

- Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu hàng năm các dự án đã được phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù đối vi lực lượng làm công tác điều tra khảo sát tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Khẩn trương xây dựng lộ trình cụ thể để hợp tác với các nước có kinh nghiệm trên thế giới về điều tra, nghiên cứu tài nguyên bin sâu, tiến tới xây dựng và triển khai các dự án điều tra, nghiên cứu tìm kiếm tài nguyên ở vùng biển quốc tế liền kề;

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tham gia thực hiện các dự án thuộc Đề án tng thể để đánh giá kết quả công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, làm cơ sở đê xây dựng Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng quy chế khai thác, sử dụng các kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này.

b) Bộ Tài chính:

- Phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lựa chọn các dự án thuộc Đề án tổng thể cần ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện theo đúng dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt;

- Giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí đối với các dự án, đề án, nhiệm vụ; đảm bảo việc sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Ưu tiên bố trí các dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc Đề án tổng thể vào kế hoạch thực hiện hàng năm.

d) Bộ Quốc phòng:

Chịu trách nhiệm hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương thực hiện dự án khi có yêu cầu nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình điều tra, khảo sát trên biển, đặc biệt là các vùng biển có tình hình an ninh phức tạp.

đ) Các địa phương có biển:

Chú trọng đầu tư thỏa đáng cho công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển và phải đưa nhiệm vụ này vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ công tác 2015 - 2020.

e) Các Bộ, ngành, địa phương ven biển chủ trì, thực hiện các dự án điều tra cơ bản:

- Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình công nghệ về điều tra cơ bản theo lĩnh vực Bộ, ngành được giao quản lý;

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đu tư, các Bộ, cơ quan liên quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- V
ăn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 01/10/2015 về tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.442

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.166.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!