|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
247-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Võ Văn Kiệt
|
Ngày ban hành:
|
28/04/1995
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
247-TTg
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 4 năm 1995
|
CHỈ
THỊ
VỀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG GIẢM SÚT DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC
VÀ ĐẤT TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP CÓ GIÁ TRỊ CAO DO VIỆC CHUYỂN QUỸ ĐẤT NÀY SANG SỬ
DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
Lúa là cây trồng chủ yếu cung cấp
lương thực cho mỗi gia đình Việt Nam và lương thực là nhu cầu hàng đầu của sự sống
con người. Có bảo vệ và phát triển được diện tích đất trồng lúa mới đảm bảo được
an toàn lương thực bền vững để thực hiện các mục tiêu xây dựng đất nước.
Trong nhiều năm qua, nhận thức
được tầm quan trọng này, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để khai hoang, lấn
biển, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa ở những nơi có
điều kiện như các vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên v.v... Nhân dân ta ở
nhiều địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng
năng suất lúa, tăng sản lượng lương thực.
Từ khi có Luật đất đai, một số địa
phương đã quan tâm chỉ đạo, quản lý quỹ đất nông nghiệp có giá trị cao, và đặc
biệt là diện tích đất trồng lúa nước, hạn chế việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng
vào các mục đích khác không đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, cùng với những
đổi mới về cơ chế quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
đã góp phần ổn định và phát triển sản lượng lương thực bảo đảm nhu cầu tiêu
dùng trong nước và có phần xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung đến nay vẫn còn nhiều
ngành, nhiều cấp chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ
quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, việc quản lý quỹ đất này đang
có chiều hướng ngày càng bị buông lỏng, nhiều cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân tự ý, tuỳ tiện chuyển diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích
khác một cách trái pháp luật như làm trụ sở, cơ sở kinh doanh, nhà ở, sản xuất
gạch ngói, trồng cây ăn quả v.v... Trong khi mỗi năm dân số nước ta tăng trên 1
triệu người, thiên tai thường xảy ra, vấn đề an toàn lương thực chưa thật vững
chắc, nhưng lại để giảm đi hàng vạn héc ta đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng
lúa, đây là việc làm rất nguy hại, phải sớm ngăn chặn, để bảo đảm lương thực và
thực phẩm cho toàn dân ta hiện nay cũng như cho các thế hệ tiếp sau.
Trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, đô
thị hoá nông thôn, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình, nhà cửa ngày
càng lớn, nếu không có quy hoạch thật cụ thể, xác định rõ ràng từng loại đất,
thiếu sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ thì không thể tránh khỏi việc giảm diện
tích đất nông nghiệp có giá trị cao, đặc biệt là đất trồng lúa, mà nhân dân ta
đã phải trải qua nhiều thế hệ và tốn nhiều công sức mới khai pha, tạo lập được.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Thủ
trưởng các Bộ, ngành hữu quan, những người đứng đầu các tổ chức chính trị, kinh
tế, xã hội, thực hiện ngay các việc sau đây:
1/ Các địa
phương trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, đô thi hoá, cần có quy hoạch
cụ thể nhằm duy trì, bảo vệ diện tích đất trồng cây lương thực đặc biệt là đất
trồng lúa nước hiện có. Đi đôi với các biện pháp thâm canh tăng năng suất, cần
có chính sách và kế hoạch cụ thể để khuyến kích việc mở rộng diện tích đất trồng
lúa nước, như khai hoang, phục hoá, cải tạo diện tích lúa 1 vụ, năng suất thấp
thành 2-3 vụ có năng suất cao, duy trì và xây dựng thêm ruộng bậc thang ở miền
núi và trung du nhằm bảo đảm nhu cầu lương thực của từng địa phương và an toàn
lương thực quốc gia.
Cùng với các biện pháp trên, đối
với các tỉnh có đồng bằng, đặc biệt là các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long, trước hết, phải khai thác và tận dụng triệt để các loại đất
trồng lúa đã chuyển sang xây dựng cơ bản mà lâu nay để lãng phí hoặc chưa sử dụng,
các loại đất nông nghiệp, các diện tích đất trồng lúa nhưng năng suất thấp, bấp
bênh (bạc mầu, chua phèn) để phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản.
Trên cơ sở đó, mỗi tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương phải khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội
của địa phương, xác định thật cụ thể, rõ ràng các vùng đất sử dụng lâu dài theo
hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá; hàng năm phải lập kế hoạch sử dụng đất của địa
phương mình khớp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần hạn chế
đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp như đã nói trên sang sử dụng vào
mục đích khác để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Uỷ ban Nhân dân các địa
phương chỉ được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác
theo thẩm quyền được quy định tại các Điều 23, 24, 25 của Luật Đất đai. Địa
phương nào không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt thì nhất thiết không được chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng
vào mục đích khác.
Giao cho Tổng cục Địa chính chủ
trì, cùng các Bộ, ngành có liên quan như Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư,
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Xây dựng thẩm định kế
hoạch trên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8 hàng năm để Chính
phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.
Giao cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có nhiệm vụ cân đối nhu cầu lương thực
trên phạm vi cả nước (cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu), xác định rõ
nhiệm vụ sản xuất lương thực, kế hoạch sử dụng đất trồng cây lương thực và thực
hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất trong kế hoạch 5 năm và hàng năm của
mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc bảo vệ diện tích đất trồng
cây lương thực, đặc biệt là đất trồng lúa nước ở từng địa phương là trách nhiệm
của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa
chính.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm và Tổng cục Địa chính, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phải báo cáo Chính phủ tình hình biến động diện tích đất trồng
lúa nước của địa phương mình cũng như trong cả nước cùng thời gian trình kế hoạch
sử dụng đất đã nêu trên.
2/ Việc chuyển
dịch cơ cấu diện tích cây trồng ở các địa phương nhất thiết phải được tính toán
chặt chẽ, lập nhiều phương án để so sánh, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội cao
nhất. Các địa phương có nhu cầu chuyển dịch cơ câu cây trồng, nếu thật cần thiết
phải chuyển một số diện tích lúa nước có năng suất thấp, kém hiệu quả sang cơ cấu
mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, để tăng giá trị thu nhập, thu hút thêm lao động,
tạo việc làm,... thì cần được xem xét, tính toán kỹ, cân đối toàn diện cả về lợi
ích trước mắt và lâu dài, có sự tham gia ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm và Tổng cục Địa chính, nhưng phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch được
duyệt.
3/ Để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hoá, phát
triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm diện tích nhà ở cho dân, xây dựng
các cơ sở liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài v.v... khi xây dựng quy hoạch,
xem xét, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan cần cân nhắc kỹ việc sử dụng
đất, nên hướng vào các vùng gò, đồi, vùng đất quá xấu mà việc trồng lúa không
có hiệu quả. Việc kiến trúc công trình và xây dựng công trình và nhà ở cũng cần
được tận dụng tối đa về chiều cao, không gian để hạn chế đến mức thấp nhất việc
sử dụng đất trồng lúa nước mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát triển công nghiệp,
phát triển ngành nghề, tăng cường phúc lợi xã hội cũng như đáp ứng các yêu cầu
đô thị hoá của địa phương. Trường hợp đặc biệt, buộc phải dùng đến đất trồng
lúa nước đã có hệ thống thuỷ nông bảo đảm tưới, tiêu chủ động có năng suất cao
và ổn định thì phải thuyết minh thật cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định từng dự án mới được thực hiện.
4/ Giao cho Uỷ
ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ,
ngành chức năng tổ chức kiểm tra và đình chỉ ngay việc các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân tự tiện chuyển đất trồng lúa nước sang làm trụ sở, cơ sở kinh
doanh, làm nhà, sản xuất gạch ngói và các mục đích xây dựng khác dưới bất cứ
hình thức nào; xử lý thật nghiêm minh, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự các
trường hợp vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai.
5/ Giao Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chủ trì, cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước, Tổng cục Địa chính nghiên cứu chính sách khuyến khích người trồng lúa, bảo
đảm cho họ có thu nhập ổn định, bền vững và không thấp hơn so với các loại cây
trồng khác. Đề án này phải hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 1995 để trình Thủ tướng
Chính phủ.
6/ Giao cho Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước cùng các Bộ, ngành địa phương có liên quan hoàn thành sớm
quy hoạch các vùng kinh tế tập trung, nhất là quy hoạch các khu công nghiệp,
chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước và san ủi mặt
bằng để khai thác các vùng đất xấu (ít có khả năng sản xuất nông nghiệp) thành
các khu công nghiệp và các khu dân cư mới trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
7/ Việc thực hiện
chủ trương bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa nước như đã nói
trên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm thường
xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành và của toàn dân. Chủ trương này phải được
phổ biến, tuyên truyền công khai cho toàn dân biết để thực hiện và giám sát, kiểm
tra việc thi hành. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp, Thủ trưởng các Bộ, ngành
có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
8/ Thủ tướng
Chính phủ giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính theo chức năng và nhiệm vụ
của mình, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành thực hiện Chỉ thị này và định
kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị này thay thế Công điện số
1044/KTN ngày 03 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị 247-TTg năm 1995 khắc phục tình trạng giảm sút diện tích đất trồng lúa nước và đất trồng cây nông nghiệp có giá trị cao do việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào mục đích khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No:
247-TTg
|
Hanoi,
April 28, 1995
|
DIRECTIVE ON
PREVENTING REDUCTION OF THE AREA OF WET RICE AND OTHER FARM PRODUCE OF HIGH
VALUE THROUGH THE TRANSFER OF THE USE OF THIS LAND FUND FOR OTHER PURPOSES Rice is the staple plant
supplying food for each Vietnamese family, and food is a requirement of prime
importance for the life of man. Only by protecting and expanding the area of
rice cultivation can we ensure durable food security to achieve the objectives
of national construction. Aware of this importance, the
State has during the past many years invested hundreds of billions of Vietnam Dong
in reclaiming waste land, expanding to the sea side and broadening the
agricultural land, particularly the area of rice cultivation in those
localities having favorable conditions such as the Plain of Reeds and the Long
Xuyen Quadrangle... Our people in many localities have great efforts in
carrying out measures of intensive cultivation to increase rice yield and food
output. Since the promulgation of the
Land Law, a number of localities have paid attention to directing and managing
the fund of agricultural land of high value, and particularly the area of wet
rice cultivation, and preventing the transfer of the use of this land fund for
other purposes contrary to law. On the other hand, the changes in the mechanism
of management and the application of scientific and technical advances in
agriculture have contributed to stabilizing and increasing food output, thus
meeting the demand for domestic consumption and export. However, so far many
branches and the local administration at various levels have not yet fully
realized the importance of the task of protecting the agricultural land fund,
particularly the land for rice cultivation, and tend to overlook the management
of this land fund. Many public agencies, organizations, households and
individuals have of their own free will transferred illegally the use of
rice-growing land to other purposes, such as constructing office buildings,
business establishments, housing, making bricks and tiles, or planting
fruit-trees, etc. While each year the Vietnamese population increases by more
than one million, natural disasters occur frequently, and food security is not
yet really ensured, agricultural land, mainly rice growing land, has been
reduced by tens of thousands of hectares yearly. This is a dangerous situation
which must be immediately prevented in order to ensure adequate supply of food
and foodstuffs for our entire people at present as well as for the generations
to come. In the process of socio-economic
development, restructuring of the economy, gradual industrialization and
urbanization, the demand for land to build projects and housing keeps growing.
If we fail to work out a concrete plan to define clearly each kind of land and
to exercise good direction and management, the area of agricultural land of
high value, particularly rice growing land, cannot help shrinking. This land
fund has been created by the great efforts of our people through many
generations. The Prime Minister requests the
Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly
under the Central Government, the Minister of Agriculture and Food Industry,
the General Director of the General Land Administration, the other Ministers,
the Heads of the branches concerned, and the Heads of political, economic and
social organizations, to immediately do the following : 1. In the process of
industrialization and urbanization, the localities should draw up a concrete
plan to maintain and protect the area of food plant cultivation, particularly
the present area of wet rice. Along with the measures of intensive cultivation
for higher yield, they should adopt practical policies and plans to encourage
the expansion of the wet rice area, by reclaiming waste land, transforming the
area cultivated with one low-yield rice crop a year into an area cultivated
with 2-3 high-yield rice crops a year, maintaining and expanding the terraced
ricefields in mountain areas and in the mid-land, in order to meet the food
demand of each locality and ensure national food security. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. On this basis, each province and
city under the Central Government must urgently complete its economic-social
plan, and define very concretely and clearly the long-term use of various kinds
of land along the line of industrialization and urbanization. Every year, they
must make a plan on the use of land in their locality to match the
economic-social development plan, with the aim of minimizing the transfer of
the use of agricultural land as mentioned above to other purposes, and submit
the plan to the Prime Minister for ratification. The People's Committees of
various localities can allot land or rent agricultural land for other uses only
within the powers stipulated in Articles 23, 24 and 25 of the Land Law. Any
locality, which does not make a plan on the use of agricultural land and does
not submit it to the Prime Minister for ratification, shall not have the right
to transfer the use of agricultural land to other purposes. The General Land Administration
shall have to discuss with the other Ministries and branches concerned, such as
the State Committee for Cooperation and Investment, the Ministry of Agriculture
and Food Industry, the Ministry of Forestry, and the Ministry of Construction
to examine the above-mentioned plan, and submit it to the Prime Minister for
ratification in August of each year, so that the Government can present it to
the National Assembly at its year-end session. The State Planning Committee and
the Ministry of Agriculture and Food Industry shall have to balance the food
demand on a national scale (including both domestic consumption and export), clearly
define the task of food production and the plan on the use of land for food
crop cultivation, and carry out the measures of intensive cultivation to
increase rice yield in the five-year plan and the annual plan of each province
and city under the Central Government. Protecting the areas of food
plant cultivation, particularly the wet rice growing land in each locality, is
the responsibility of the President of the People's Committee of each province
or city directly under the Central Government, of the Minister of Agriculture
and Food Industry, and the General Director of the General Land Administration. Every year, the Ministry of
Agriculture and Food Industry and the General Land Administration, the People's
Committees of the provinces and cities directly under the Central Government
must report to the Government the change in the area of wet rice cultivation in
their localities as well as in the whole country, and at the same time, submit
the plan on the use of land as mentioned above to the Government. 2. The restructuring of the crop
land in the localities must be necessarily closely calculated and based on
different plans for comparison in order to ensure the highest socio-economic
efficiency. In the localities which have the need to restructure the crops, if
they have the real need to change some area of wet rice cultivation with low
productivity and low efficiency into new cultivations in order to meet the
needs of society, increase the value of the crops, involve more labor force and
create more jobs..., they must make careful consideration and calculations and
weigh the benefits in the short as well as long terms. They must consult the
Ministry of Agriculture and Food Industry and the General Land Administration,
and in any case must comply with the general planning and the concrete plans
already approved. 3. In order to meet the needs of
socio-economic development especially in the period of industrialization, and
to urban development and the construction of the infrastructure, and to ensure
the necessary land area for housing for the population and the construction of
enterprises in joint venture or in cooperation with foreign countries..., when
making the general planning and considering and examining the development
investment projects, the People's Committees of the provinces and cities
directly under the Central Government and the concerned ministries and branches
must carefully weigh the use of land. They should aim primarily at the hilly
areas and areas of very arid land, where rice cultivation is not effective. In
the designing and construction of projects and dwelling houses, maximal use of
the aerial space must be taken into consideration, in order to limit to the
minimum the use of the rice land while continuing to ensure the need of industrial
development as well as the development of the crafts and occupations,
increasing social welfare, and meeting the conditions of urbanization of the
localities. In special cases, when it is necessary to use the wet rice land
where irrigation and drainage facilities have been secured and which gives high
and stable productivity, there must be very concrete explanation, and the plan
must be reported to the Prime Minister for consideration and decision before a
project can be started. 4. The People's Committees of
the provinces and cities directly under the Central Government are entrusted
with coordinating with the specialized ministries and branches to organize the
inspection, and they are empowered to order an immediate stop to any act of any
organization, household or individual that arbitrarily changes the rice land
into land for the building of offices, business centers or dwelling houses, or
for the making of bricks and tiles and other construction purposes in whatever
form. They must mete out very strict punishment including the examination for
penal liability with regard to the cases of serious violation of the Land Law. 5. The Ministry of Agriculture
and Food Industry shall preside over and, together with the Ministry of
Finance, the State Planning Committee and the General Land Administration,
shall study the policy of encouraging rice growers and ensure for them a stable
and durable income not lower than the growers of other plants. This project
must be completed before the 30th of June 1995 and submitted to the Prime
Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 7. The implementation of the
policy of preserving the agricultural land fund, especially the land reserved
for wet rice cultivation as mentioned above in the process of industrialization
and modernization, is the permanent and long-term responsibility of all
echelons, branches and of the entire people. This policy must be popularized
widely for implementation, supervision and inspection by the entire people. The
Presidents of the People's Committees at all levels, and the heads of the
ministries and branches shall have to ensure strict implementation of this
Directive. 8. The Prime Minister assigns
the General State Inspector, the Minister of Agriculture and Food Industry and
the General Director of the General Land Administration to organize, within
their functions and responsibilities, the control and inspection of the
observance of this Directive, and report periodically every quarter to the
Prime Minister. This Directive replaces the
Official Message No.1044-KTN on the 3rd of March 1995 of the Prime Minister. THE
PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
Chỉ thị 247-TTg ngày 28/04/1995 khắc phục tình trạng giảm sút diện tích đất trồng lúa nước và đất trồng cây nông nghiệp có giá trị cao do việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào mục đích khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.617
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|