PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
225-TTg
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1961
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA NGÀNH KHAI THÁC GỖ NĂM 1961
Kính gửi:
|
- Tổng cục Lâm nghiệp,
- Tổng cục Thống kê,
- Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh
|
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội
đồng Chính phủ ngày 09-3-1960 và Thông tư số 089-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 04-4-1960;
Xét đề nghị của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc tiến hành điều
tra ngành khai thác gỗ năm 1961;
Thủ tướng Chính phủ ban hành bản phương án điều tra ngành khai thác gỗ năm
1961 kèm theo chỉ thị này và quyết định:
- Giao cho Tổng cục Thống kê lập
bản kế hoạch điều tra, ban hành các biểu mẫu và giải thích cách ghi biểu, quy định
thống nhất các phương pháp tính toán.
- Giao cho Văn phòng công nghiệp
và Văn phòng nông nghiệp Phủ Thủ tướng, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục thống kê
tổ chức và chỉ đạo cuộc điều tra này, do Tổng cục lâm nghiệp làm trưởng ban và
dưới sự chỉ đạo thống nhất của Văn phòng công nghiệp Phủ Thủ tướng.
- Giao cho Ủy ban hành chính các
khu và tỉnh tổ chức và chỉ đạo các ngành, các đơn vị trong địa phương mình tiến
hành điều tra theo phương án và kế hoạch chung, tổng hợp số liệu và tình hình báo
cáo lên trên.
Cuộc điều tra ngành khai thác gỗ
lần này nhằm mục đích nắm cho được lực lượng của ngành khai thác gỗ và phát hiện
ra những khả năng tiềm tàng, do đó có cơ sở xây dựng kế hoạch để đẩy mạnh hơn nữa
ngành khai thác gỗ.
Yêu cầu các cấp, các ngành chấp
hành đúng phương án và kế hoạch điều tra cho cuộc điều tra tiến hành được
nhanh, gọn và thu được kết quả tốt.
|
K.T.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA NGÀNH KHAI THÁC GỖ NĂM 1961
I. MỤC ĐÍCH Ý
NGHĨA CỦA CUỘC ĐIỀU TRA
Ngành khai thác gỗ là một ngành
sản xuất công nghiệp rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Miền Bắc nước
ta có nguồn dự trữ khá lớn về gỗ. Nhưng mấy năm qua, do có thiếu sót trong việc
chỉ đạo sản xuất, bố trí nhân lực, nên việc khai thác gỗ thường xuyên không đáp
ứng được yêu cầu chung của Nhà nước và nhân dân. Năm 1960 và đầu năm 1961 do
thiếu gỗ mà một số công trường, xí nghiệp phải ngừng sản xuất, không hoàn thành
được kế hoạch.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, yêu cầu về gỗ sẽ tăng lên rất lớn, do đó nhiệm vụ của ngành
khai thác gỗ rất nặng nề. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, ngoài việc nâng cao
trình độ kỹ thuật khai thác, tăng thêm thiết bị dụng cụ, chủ yếu trước mắt là
phải tổ chức, động viên và sắp xếp lực lượng khai thác gỗ cho tốt. Vì vậy cuộc
điều tra ngành khai thác gỗ lần này nhằm mục đích nắm được lực lượng và khả
năng của ngành khai thác gỗ một cách toàn diện, để sắp xếp và phân phối lực lượng
khai thác gỗ thích đáng và hợp lý.
II. NỘI DUNG
CÁC CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA
1. Tình hình nhân lực khai thác
và vận chuyển gỗ.
2. Tình hình sản xuất gỗ.
3. Phương tiện dụng cụ dùng cho
khai thác và vận chuyển gỗ.
III. PHẠM VI
VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
Cuộc điều tra này sẽ tiến hành ở
tất cả các tỉnh có khai thác gỗ và các tỉnh không có nơi khai thác gỗ nhưng có
đông người làm nghề khai thác và vận chuyển gỗ, cụ thể là:
- Các lâm trường khai thác gỗ.
- Các hợp tác xã lâm nghiệp và hợp
tác xã nông, lâm nghiệp.
- Các tổ sơn tràng.
- Các cơ quan, các đơn vị bộ đội,
nông trường, công trường có tổ chức khai thác gỗ.
- Các người làm nghề khai thác gỗ
và vận chuyển gỗ chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp ở miền núi và miền xuôi.
- Các tổ chức làm công tác vận
chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ tiêu thụ.
IV. THỜI GIAN
TIẾN HÀNH
Cuộc điều tra này sẽ tiến hành
trong thời gian hai tháng, từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 7 năm 1961, chia
làm hai thời kỳ như sau:
- Từ 25-5 đến 15-6-1961
là bước chuẩn bị.
- Từ 16-6 đến 30-6-1961
tiến hành điều tra tại cơ sở.
- Từ 01-7 đến 20-7-1961 huyện và
tỉnh tổng hợp, chỉnh lý số liệu gửi lên trung ương.
Thời điểm điều tra là ngày 30
tháng 6 năm 1961.
V. CÁC BIỂU MẪU
ĐIỀU TRA Ở CƠ SỞ
- Biểu mẫu điều tra ở các lâm
trường:
Biểu 1A - ĐTKTG: tình hình
công nhân viên chức.
Biểu 2A - ĐTKTG: tình hình sản
xuất gỗ.
Biểu 3A - ĐTKTG: thiết bị và
phương tiện sản xuất.
- Biểu điều tra ở xã:
Biểu 1B - ĐTKTG: tình hình nhân
lực khai thác và vận chuyển gỗ.
Biểu 2B - ĐTKTG: tình hình nhân
lực khai thác và vận chuyển gỗ ở các vùng không có nơi khai thác.
Biểu 3B - ĐTKTG: tình hình khai
thác gỗ.
Biểu 4B - ĐTKTG: dụng cụ và
phương tiện sản xuất.
- Biểu điều tra về vận chuyển:
Biểu 1C - ĐTKTG: tình hình nhân
lực vận chuyển.
Biểu 2C - ĐTKTG: tình hình
phương tiện vận chuyển.
VI. PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU TRA VÀ TỔNG HỢP
- Đối với các đơn vị điều tra
theo biểu loại A thì các lâm trường, công trường khai thác gỗ là đơn vị điều
tra, đồng thời là đơn vị tổng hợp báo cáo lên trên.
- Đối với các đơn vị điều tra
theo biểu loại B thì xã là đơn vị điều tra, huyện là đơn vị tổng hợp. Ban điều
tra của xã trực tiếp các cơ sở để điều tra ghi báo, xã ghi báo và chỉnh lý số
liệu, xong rồi gửi về huyện, huyện tổng hợp số liệu xã làm báo cáo tổng kết điều
tra, nhận xét mọi mặt tình hình khai thác và vận chuyển gỗ của địa phương mình
gửi về tỉnh. Tỉnh làm báo cáo cho trung ương.
- Các biểu loại C do các Phân cục
vận chuyển phân phối và các công ty lâm sản ghi báo và tổng hợp báo cáo lên
trên.
VII. TỔ CHỨC
VÀ CHỈ ĐẠO CUỘC ĐIỀU TRA
Ở trung ương, thành lập ban chỉ
đạo điều tra ngành khai thác gỗ gồm có: đại diện Văn phòng công nghiệp và Văn
phòng nông nghiệp Phủ Thủ tướng, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục thống kê do Tổng
cục lâm nghiệp làm trưởng ban và dưới sự chỉ đạo thống nhất của Văn phòng công
nghiệp Phủ Thủ tướng Ban chỉ đạo điều tra có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, tổng kết
cuộc điều tra rồi báo cáo kết quả trình Hội đồng Chính phủ.
Ở địa phương, tại các tỉnh có
khai thác gỗ, thành lập Ban chỉ đạo điều tra của tỉnh và huyện, do đại diện Ủy
ban hành chính (Ủy viên phụ trách nghề khai thác gỗ) làm trưởng ban, đại diện
các ngành Lâm nghiệp, Thống kê, Kế hoạch, Phân cục vận chuyển phân phối, Công
ty lâm sản, Ty lao động tham gia Ban chỉ đạo.
Ở xã do Ủy ban hành chính xã chủ
trì cuộc điều tra và có các ngành liên quan giúp việc. Ban chỉ đạo điều tra chịu
trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo cuộc điều tra và tổng kết báo cáo kết quả lên cấp
trên.
Ở các tỉnh miền xuôi có người
làm nghề khai thác gỗ và vận chuyển gỗ thì Ủy ban hành chính tỉnh, huyện và xã
chịu trách nhiệm tổ chức điều tra. Cơ quan thống kê địa phương trực tiếp giúp
cho Ủy ban trong việc tổ chức điều tra và tổng hợp số liệu.
Các lâm trường và công trường
khai thác gỗ, do Ban quản đốc chịu trách nhiệm tiến hành điều tra và tổng hợp
báo cáo.
Các cơ quan, các đơn vị bộ đội,
nông trường, công trường, xí nghiệp có tổ chức khai thác gỗ, các đơn vị đó ở địa
phương nào, thuộc cấp nào thì Ban chỉ đạo điều tra cấp ấy liên lạc với các đơn
vị đó để bố trí công tác điều tra cho thích hợp.
VIII. ĐIỀU
TRA ĐÔN ĐỐC
Để cho công tác điều tra tến
hành được thuận lợi và bảo đảm mức độ chính xác của số liệu, cần phải có sự kiểm
tra chặt chẽ cuộc điều tra tại các địa phương và các cơ sở, lúc chuẩn bị, lúc
tiến hành cũng như thời kỳ tổng hợp số liệu.
Các đơn vị được kiểm tra có
trách nhiệm cung cấp mọi tình hình, số liệu, biểu báo, giấy tờ có liên quan đến
cuộc điều tra để cho việc kiểm tra được nhanh gọn.
Tổng cục thống kê sẽ căn cứ vào
phương án này để lập kế hoạch tiến hành, biểu mẫu và bản giải thích mẫu, quy định
phương pháp tính toán để ban hành và hướng dẫn cho các đơn vị thi hành.