Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 199-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Khánh
Ngày ban hành: 03/04/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 199-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là chất thải) còn rất yếu kém, thể hiện ở các mặt sau đây:

- Hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải trong cả nước mới đạt khoảng 50% tổng lượng chất thải.

- Đa số các tỉnh và thành phố chưa có quy hoạch xử lý chất thải; các bãi chôn chất thải chưa theo đúng quy cách bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Các chất thải chưa được phân loại; chất độc hại và chất thải sinh hoạt vẫn được tập trung và chôn tại cùng một điểm.

- Chưa có các biện pháp công nghệ và thiết bị phù hợp để xử lý các chất thải độc hại do các xí nghiệp và bệnh viện thải ra.

Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, các Ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các công việc sau đây:

1. Các Bộ, ngành, địa phương có chức năng quản lý liên quan đến chất thải cần kiểm điểm trách nhiệm của mình trong sự chỉ đạo về quản lý và đề ra các chương trình, các biện pháp thiết thực đối với công tác quản lý chất thải, giữ gìn môi trường đô thị trong sạch. Trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

a. Quản lý việc phát sinh, thu gom vận chuyển chất thải

- Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện... cũng như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo đúng các quy định vệ sinh môi trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định có liên quan của Việt Nam.

- Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu huỷ. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

- Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xoá bỏ các thói quen xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi... ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường đô thị.

b. Quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải

- Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương.

- Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu huỷ chất thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

- Tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra.

2. Tổ chức thực hiện

a. Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị của các địa phương theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, có văn bản hướng dẫn, lập dự án quy hoạch các bãi chôn chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp.

b. Bộ Công nghiệp chỉ đạo kiểm tra, giám sát và thực hiện các biện pháp để các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện nhiêm túc các quy định về quản lý chất thải công nghiệp, buộc phải có các phương tiện và hợp đồng xử lý đối với các đơn vị có chức năng xử lý chất thải để xử lý một cách hợp lý lượng chất thải phát sinh trong sản xuất; tổ chức thống kê và đánh giá các loại chất thải của ngành công nghiệp, đặc biệt là chất thải độc hại.

c. Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp buộc các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở dịch vụ y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải bệnh viện. Đặc biệt chú trọng xử lý các chất thải có thể gây nguy hại tới sức khoẻ con người như các bệnh phẩm, băng gạc, kim tiêm...

d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: Căn cứ vào kế hoạch hàng năm và dài hạn của các Bộ, ngành và các địa phương về quản lý chất thải, cân đối các nguồn vốn và bảo đảm các điều kiện cần thiết, kể cả các nguồn vốn từ nước ngoài, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý chất thải.

đ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi về vốn để các cơ sở sản xuất đầu tư cho các công trình xử lý chất thải, về chế độ thuế nhập khẩu và thủ tục giám định công nghệ cho các máy móc, trang thiết bị xử lý chất thải.

e. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về quản lý chất thải đô thị và thực hiện các biện pháp để các thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ về vệ sinh môi trường.

g. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý vệ sinh môi trường qua các chương trình phát thanh, truyền hình và trên báo chí, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người dân về vấn đề quản lý chất thải.

h. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:

- Ban hành trong quý II năm 1997 các thông tư hướng dẫn, quy chế về quản lý chất thải, bảo quản và sử dụng các chất độc hại. Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy cách thiết kế cho các loại bãi chứa, nơi chôn rác thải.

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn về quản lý chất thải ở đô thị và khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lựa chọn các công nghệ xử lý các loại chất thải khác nhau.

- Tổng hợp và báo cáo Chính phủ tình hình quản lý chất thải hàng năm trong phạm vi cả nước.

 

 

Nguyễn Khánh

(Đã ký)

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 199-TTg

Hanoi, April 03, 1997

 

DIRECTIVE

ON URGENT MEASURES TO MANAGE SOLID WASTE IN URBAN AREAS AND INDUSTRIAL ZONES

Over the recent years, together with the socio-economic development of the country, the production, business and service activities in urban areas and industrial zones have been rapidly expanded and developed, thus on one hand actively contributing to the national development, but on the other hand discharging a large volume of solid waste including home waste, industrial waste and hospital waste. The indiscriminate discharge of waste in urban areas and industrial zones is the main cause of the environmental pollution and various diseases, thus adversely affecting people’s health and life.

The danger of environmental pollution caused by waste is becoming a question of great urgency for almost all cities throughout the country, while the management of solid waste in urban areas and industrial zones (hereinafter referred to as the waste) is extremely poor as manifest in the following aspects:

- At present, only a half of the total waste volume throughout the country is collected.

- Most provinces and cities have so far had no plan for waste treatment; the waste burying sites are not up to the environmental hygiene standards.

- Waste has not yet been classified; noxious waste matters and home waste are gathered and buried in the same place.

- There have been no technological solutions and proper equipment for treating noxious waste discharged from enterprises and hospitals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The ministries, branches and localities having the function to manage waste shall have to review their responsibilities in directing the management and working out programs and practical measures for the waste management and keeping the urban environment clean. In the immediate future, efforts should be concentrated on settling the following issues:

a) Management of the waste discharge, collection and transport:

- To restrict then proceed to prohibit the production, business and service establishments and hospitals...as well as households from discharging their waste to rivers, lakes or streets. To tightly control the waste discharge and transport so as to ensure that they are done in accordance with regulations on environmental hygiene. All violations shall be handled in accordance with the Law on Environment Protection and other relevant regulations of Vietnam.

- To promptly and thoroughly collect waste, classify waste at its very sources so as to facilitate its reuse, recycling and destruction. To encourage the application of new technologies in waste collection, transport and treatment. To encourage private organizations engaged in the collection, transport and disposal of waste.

- To mobilize people to practice the hygienic and civilized way of living, to abolish bad habits of indiscriminately throwing away rubbish and waste matters...in urban areas; to abide by specific regulations on environmental hygiene in urban areas.

b) Management of the waste treatment and destruction:

- To proceed with the planning on the construction of waste burying sites up to the environmental hygiene standards and meeting the local requirement for waste burial.

- To apply proper technologies in treating and destroying waste in conformity with the environment standards, first of all the noxious industrial waste and hospital waste, so as to ensure that the environment is not polluted and the human health is not adversely affected.

- To take measures to deal with the environmental pollution caused by the old waste burying sites.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The Ministry of Construction shall direct the inspection and supervision of the drawing up and implementation of the urban planning and development of localities under the environment protection standards, issue guiding documents, draw up plans for the arrangement of sites for burying solid waste in urban areas and industrial zones.

b) The Ministry of Industry shall direct, inspect, supervise and take measures so that the production, business and service establishments shall strictly comply with regulations on the management of industrial waste, shall have to acquire means and sign contracts with waste disposal units for rationally disposing the volume of waste from their production; make an inventory and evaluation of various kinds of industrial waste, especially noxious waste.

c) The Ministry of Health shall intensify the inspection and supervision and take measures to force hospitals, medical stations and medical service establishments to strictly comply with regulations on the management of hospital waste. Special attention must be paid to the disposal of waste which may cause harm to the human health such as diseased objects, bandages and gauzes, injection needles, etc.

d) The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall base themselves on annual and long-term plans of other ministries, branches and localities on management of waste to provide sources of funding and necessary conditions, including foreign capital resources, for the ministries, branches and localities to implement the plans on management of waste.

e) The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade and the Ministry of Science, Technology and Environment shall work out and propose to the Prime Minister measures to create favorable conditions in term of capital for production establishments to invest in waste treating projects, and in term of import duties and procedures for technological examination of waste-treating machinery and equipment.

f) The People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement State management regulations on environmental protection in their respective localities, direct their functional agencies in organizing, coordinating with the functional agencies of the central level in working out annual and long-term plans for the management of urban waste and taking measures to help cities, provincial towns and townships well perform their tasks for environmental hygiene.

g) The Ministry of Culture and Information shall direct the dissemination and popularization of legal documents on environmental hygiene control on radio and television programs and newspapers, in order to raise the awareness and sense of responsibility of every citizen about the management of waste.

h) The Ministry of Science, Technology and Environment shall:

- Issue in the second quarter of 1997 guiding circulars and the regulation on the management of waste, the storing and use of noxious matters. Coordinate with the Ministry of Construction in issuing designing norms and standards for waste dumping sites and burying grounds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Annually review and report to the Government the situation of waste management throughout the country.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Khanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 199-TTg ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.526

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.41.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!